- Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ(tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành)
- Mục đích : Để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước
Là một công cụ trong những côn g cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ.
- Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá. Mệnh giá thường lớn.
- Tín phiếu kho bạc có mức rủi ro thấp nhất trong tất các công cụ trên TTTT, thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản), vì nó được NN đảm bảo thanh toán, và thời hạn ngắn nên tác động của biến động lãi suất trên thị trường không đáng kể.
- Tính thanh khoản cao nhất, dễ chuyển nhượng, lãi suất thấp.
- Thu nhập từ TPKB không bị đánh thuế do chúng không được coi là tài sản vốn, do lãi suất thấp, mục đích chủ yếu khi nắm giữ là an toàn chứ ko phải sinh lợi, chủ yếu làm nghĩa vụ tài chính với chính phủ.
=> Vì tín phiếu kho bạc có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn các loại CK khác, chẳng hạn như: công cụ có tính thanh khoản cao nhất, rủi ro vỡ nợ thấp nhất. Do đó, đây là kênh các Tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian tài chính khác đầu tư vốn khả dụng của mình, hưởng lãi, khi cần đem giao dịch trên thị trường mở đáp ứng nhu cầu vốn của mình.Điều đó đã cho ta thấy được tính hấp dẫn của nó trong việc đầu tư kiếm lợi. Chính vì vậy mà tín phiếu KB chủ yếu do các ngân hang thương mại nắm giữ.
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I : Hàng hóa thị trường tiền tệ
GTCG ngắn hạn
I. TÍN PHIẾU KHO BẠC
1. Định nghĩa
- Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ(tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành)
- Mục đích : Để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước
Là một công cụ trong những côn g cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ.
- Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá. Mệnh giá thường lớn.
- Tín phiếu kho bạc có mức rủi ro thấp nhất trong tất các công cụ trên TTTT, thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản), vì nó được NN đảm bảo thanh toán, và thời hạn ngắn nên tác động của biến động lãi suất trên thị trường không đáng kể.
- Tính thanh khoản cao nhất, dễ chuyển nhượng, lãi suất thấp.
- Thu nhập từ TPKB không bị đánh thuế do chúng không được coi là tài sản vốn, do lãi suất thấp, mục đích chủ yếu khi nắm giữ là an toàn chứ ko phải sinh lợi, chủ yếu làm nghĩa vụ tài chính với chính phủ.
=> Vì tín phiếu kho bạc có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn các loại CK khác, chẳng hạn như: công cụ có tính thanh khoản cao nhất, rủi ro vỡ nợ thấp nhất. Do đó, đây là kênh các Tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian tài chính khác đầu tư vốn khả dụng của mình, hưởng lãi, khi cần đem giao dịch trên thị trường mở đáp ứng nhu cầu vốn của mình.Điều đó đã cho ta thấy được tính hấp dẫn của nó trong việc đầu tư kiếm lợi. Chính vì vậy mà tín phiếu KB chủ yếu do các ngân hang thương mại nắm giữ.
Tín phiếu Kho bạc không những quan trọng do ý nghĩa về số lượng mà còn vì nó được NHTW cũng như nhiều tổ chức tài chính và phi tài chính sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ. Tín phiếu Kho bạc là công cụ truyền thống để điều chỉnh thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, Tín phiếu Kho bạc còn có tầm quan trọng khác, và là hàng hóa chủ yếu của thị trường mở.
- Hình thức phát hành: đấu thầu, phát hành trực tiếp qua kho bạc, phát hành qua đại lý trên thị trường thứ cấp.
2. Quá trình phát hành tín phiếu
Tín phiếu kho bạc được phát hành trên thị trường sơ cấp trên cơ sở đấu thầu.
Tại Việt Nam, các tổ chức tham gia đấu thầu thường là các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm thỏa mãn một số quy định trong đó quan trọng nhất là phải có vốn pháp định bằng hoặc cao hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (Xem Khung 1). Các phiếu đặt thầu bao gồm thông tin về lãi suất và khối lượng tín phiếu đặt thầu. Việc xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu của tín phiếu kho bạc được dựa vào khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên, và khối lượng tín phiếu kho bạc chính phủ muốn huy động.1
Khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu được tính theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu. Tại mức lãi suất đặt thầu cao nhất, mà khối lượng tín phiếu đặt thầu vượt quá khối lượng dự kiến huy động, thì khối lượng tín phiếu trúng thầu sẽ được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu, tỷ lệ thuận với khối lượng tín phiếu đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó. Lãi suất phát hành tín phiếu là lãi suất trúng thầu cao nhất được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng trúng thầu.
Ở một số quốc gia (trong đó có Việt Nam), chính phủ đưa ra lãi suất chỉ đạo trong quá trình đấu thầu và lãi suất trúng thầu không được vượt quá lãi suất chỉ đạo này. Lãi suất chỉ đạo được áp dụng để giới hạn mức lãi tối
đa mà chính phủ phải trả cho tín phiếu kho bạc huy động, nhưng khi áp dụng biện pháp này thì chính phủ có thể không huy động được đủ khối lượng tín phiếu mong muốn.
Khung 1: Quy chế đấu thầu tín phiếu kho bạc (02 tháng 02 năm 2001)
Các đối tượng được phép tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc tại Ngân hàng Nhà nước phải là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên, có tài khoản tiền đồng mở tại Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng được chỉ định. Ngoài ra, Ngân hang Nhà nước cũng quy định rằng mỗi thành viên tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc phải ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước tối thiểu 5% giá trị đăng ký đấu thầu
3. Định giá tín phiếu kho bạc mua bán trên thị trường thứ cấp
Về cơ bản, công thức 2 vẫn được áp dụng, nhưng lúc này ta phải chiết khấu bằng lãi suất không rủi ro hiện hành trên thị trường là i %/năm.
Giá tín phiếu kho bạc mua bán lại trên thị trường thứ cấp được tính theo công thức sau:
F
P =
1 +i.t / 365
P là giá tín phiếu kho bạc
F là mệnh giá tín phiếu kho bạc
i là lãi suất không rủi ro hiện hành trên thị trường (%/năm)
t số ngày từ thời điểm tính toán đến khi tín phiếu đáo hạn
VD về phát hành tín phiếu kho bạc
*Đấu thầu (qua NHTW): Bộ Tài chính căn cứ vào kế hoạch và tình hình thu chi Ngân sách Nhà nước hàng năm , dự kiến khối lượng tín phiếu phát hành, thời điểm phát hành, kỳ hạn của tín phiếu, mức lãi xuất chỉ đạo (lãi xuất tối đa) của tín phiếu, trao đổi thống nhất với Ngân hàng Nhà nước trước khi tổ chức phát hành tín phiếu Kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở dự thầu của các thành viên, NHNN sẽ xác định giá và khối lượng trúng thầu căn cứ vào khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên, khối lượng tín phiếu kho bạc dự kiến huy động. NHTW có thể thực hiện hai phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất, hoặc kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đầu thầu không cạnh tranh lãi suất. Tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư muốn tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc phải có vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng, có tài khoản tiền đồng mở tại ngân hàng, khối lượng đặt thầu tối thiểu là 100 triệu đồng. Đồng thời, các tổ chức tín dụng tham gia đấu thầu phải ký quỹ tại SBV tối thiểu 5% giá trị đăng ký đấu thầu. =>Uu điểm:
Phương thức phát hành Tín phiếu Kho bạc qua đấu thầu tại NHTW có nhiều ưu điểm:
- Nhà nước tiết kiệm được nhiều chi phí vay nợ do xác định lãi suất một cách khách quan, tận dụng được mạng lưới khách hàng sẵn có, giảm được các chi phí in ấn và bán lẻ, kho bạc nhà nước chủ động kiểm soát được khối lượng phát ra và thu về cho ngân sách.
- NHTW thống nhất chỉ đạo chính sách lãi suất, tạo lập thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thị trường mở.
- Sự kết hợp giữa bộ Tài chính và NHTW được thường xuyên, đồng bộ và kịp thời.*Phát hành tín phiều Kho bạc trực tiếp thông qua Kho bạc nhà nước: Các đơn vị kho bạc ở các tỉnh thành phố được trực tiếp tổ chức bán lẻ tín phiếu Kho bạc cho các đối tượng như cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng... Trước mỗi đợt phát hành, Bộ tài chính thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về kế hoạch phát hành như: doanh số, thời hạn, lãi suất, mệnh giá, thời gian, phương thức thanh toán, địa điểm... Vì tín phiếu KB phát hành dưới hình thức ghi sổ, người mua phải mở tài khoản chứng khoán và tiền mặt chỉ định để phản ánh các khoản thanh toán tiền và chứng khoán phát sinh từ việc mua bán tín phiếu. Mọi khoản lãi, gốc được thanh toán trực tiếp vào tài khoản tiền chỉ định của người mua.Phát hành thông qua đại lý:
- Kho bạc nhà nước có thể phát hành tín phiếu Kho bạc thông qua đại lý là các tổ chức tín dụng. Các đại lý này được hưởng một khoản phí do Bộ TC quy định. - Trên thị trường OTC, tín phiếu Kho bạc được mua bán vào bất cứ lúc nào. Các giao dịch này được tiến hành bằng điện thoại, telex, qua các trạm máy giao dịch Các nhà kinh doanh tín phiếu kho bạc chính là các nhà tạo thị trường, còn các nhà môi giới đóng vai trò trung gian cho khách hàng của mình. Các tín phiếu kho bạc thường được trao đổi với khối lượng lớn giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
- Khối lượng phát hành mỗi lần rất lớn, số lần phát hành nhiều và với mạng lưới các nhà giao dịch linh hoạt trên thị trường thứ cấp của các chứng khoán chính phủ đã mang lại khả năng thanh toán rất cao cho thị trường này. Các chứng khoán chính phủ Mĩ hấp dẫn đối với công dân Hoa Kì vì tiền lãi từ các chứng khoán này là đối tượng không phải chịu thuế tiểu bang mà chi phải chịu thuế liên bang.=>Thực trạng: Tuy nhiên, thị trường đấu thầu TPKB qua NHNN vẫn còn một số tồn tại như : thành viên tham gia đấu thầu chủ yếu vẫn là các Ngân hàng thương mại Nhà nước, số lượng các NHTMCP và chi nhánh NH nước ngoài tham gia rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là các NHTMCP chưa thực sự quan tâm tới thị trường này do lãi suất TPKB chưa thực sự hấp dẫn so với các loại trái phiếu phát hành qua Uỷ Ban chứng khoán. Mặt khác, lượng vốn khả dụng dư thừa để đầu tư vào TPKB của các NHTMCP vẫn còn hạn chế. Việc đầu tư vào TPKB của các thành viên chủ yếu nhằm mục đích dự phòng an toàn về khả năng thanh toán vào giai đoạn nhạy cảm ( Tết dương lịch và tết âm lịch) do đó việc giao dịch các loại GTCG giữa các TCTD trên thị trường liên ngân hàng với nhau chưa linh hoạt, một phần nguyên nhân do cơ sở hạ tầng (công nghệ, pháp lý) của thị trường thứ cấp chưa phát triển. Quy chế 935/2004/QĐ-NHNN ngày 23/7/2004 tuy đã cho phép việc tổ chức hình thức đấu thầu kết hợp cả cạnh tranh và không canh tranh lãi suất trong một phiên đấu thầu nhưng đến nay vẫn chưa áp dụng. =>Giải pháp: Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạc Nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm. Có thể tăng tần suất các phiên đấu thầu từ 1 phiên/1tuần hiện nay lên 2 phiên/tuần. Linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến trên thị trường. Thời hạn tín phiếu cũng có thể đa dạng hơn, như kỳ hạn 60 ngày, 90 ngày... thay cho chỉ có loại 360 ngày như hiện nay. Cần có cơ chế để các NHTM cổ phần và Ngân hàng khác có quy mô nhỏ hơn có thể trúng thầu tín phiếu trên thị trường này. Đặc biệt là Bộ Tài chính cần có biện pháp đưa các Công ty bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tham gia đấu thầu tín phiếu, không nên để tình trạng lãng phí vốn hay quan hệ tiền gửi không kỳ hạn trực tiếp với các TCTD như hiện nay.
III. Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit / CDs/ CD)
- Chứng chỉ tiền gửi là văn bản do ngân hàng phát hành để chứng nhận rằng người sở hữu văn bản đã gửi tiền vào ngân hang nhằm huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác.
Đây là công cụ ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường với bản chất tương tự như 1 khoản tiền gửi có kỳ hạn.Theo đó người sở hữu CD được hưởng các khoản lãi suất định kỳ tính toán trên cơ sở 360 ngày và được hoàn trả mệnh giá khi đến hạn.
- Thời hạn của CD thường từ 1-3 tháng, hoặc 6 tháng, có thể là 5-7 năm, nhưng nói chung là ngắn hạn. (Các ngân hàng thường phát hành CD ngắn hạn, hoặc phát hành kỳ phiếu để huy động vốn ngắn hạn. Còn nếu muốn huy động vốn dài hạn thì phát hành trái phiếu, lãi suất dài hạn thường được ấn định dựa vào lãi suất dài hạn hoặc lãi suất của các công cụ tương đương).
- Lãi suất của CD được tổ chức phát hành ấn định dưa trên lãi suất cạnh tranh của thị trường tiền tệ, tình trạng tài chính của người phát hành, và thời hạn của CD.
- CD chủ yếu được phát hành cho các công ty và các ngân hàng khác mua, được nắm giữ như là tài sản thay thế cho tín phiếu kho bạc và các trái khoán ngắn hạn khác.
- CD tương tự như Tiền gửi tiết kiệm nhưng khác ở chỗ:
+ Tiền gửi tiết kiệm có thể được huy động bất kỳ lúc nào, kể cả khi không có kế hoạch sử dụng vốn, vì có thể phát sinh nhu cầu sử dụng vốn bất kỳ lúc nào, hoặc có thể cho vay trên thị trường tt liên ngân hàng. CD thì chỉ phát hành khi đã có ké hoạch sử dụng vốn.
+ Được hưởng lãi suất cao hơn so với 2 loại trên, do uy tín của NHTM thấp hơn so với Chính phủ và NHTƯ.
+ Được phép chuyển nhượng tạo nên nhiều sự hấp dẫn cho chứng chỉ tiền gửi so với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn khác
+ Không được đáo hạn.
+ Mệnh giá được thống nhẩt theo 1 mức giá trị chuẩn. Điều này thể hiện rõ sự phát triển của 1 công cụ đã được chuyên môn hóa nhằm mở rộng nguồn vốn mới.
Việc xuất hiện CD là 1 cuộc cách mạng trong hoạt động ngân hang. Các chủ ngân hang giờ đây có trong tay công cụ huy động vốn chủ động theo nhu cầu sử dụng vốn mà không phụ thuộc hoàn vào nhu cầu gửi tiền của khách hang
Trước đây, các ngân hang thường phải đi vay để cho vay, tức là sau khi nhận được tiền gửi của khách hang mới xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, hoàn toàn bị động về số lượng , thời gian và chi phí sử dụng vốn. Đối với CD, các ngân hang chuyển từ quản lý tài sản nợ sang tài sản có, tức là đi tìm các dự án đầu tư trước, sau đó huy động vốn bằng cách phát hành CD, hoàn toàn chủ động về số lượng, thời hạn và chi phí sử dụng vốn.
Theo trợ lý đầu tư của một ngân hàng thương mại cổ phần, về lý thuyết, người mua chứng chỉ tiền gửi không được thanh toán trước hạn và vì thế, ngân hàng sẽ “yên tâm” hơn trong kế hoạch sử dụng nguồn vốn.
Nếu có nhu cầu về vốn mà giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán, người mua chỉ có thể “cầm cố” giấy tờ có giá này để vay vốn và tất nhiên, lãi suất cho vay lại sẽ cao hơn lãi suất mà ngân hàng trả cho người mua. Như vậy, lợi tức cao của giấy tờ có giá sẽ giảm đi rất nhiều nếu khách hàng thực hiện việc “cầm cố”.
Chẳng hạn trong thể lệ của đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi này, Sacombank quy định, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn trước thời gian đáo hạn thì khách hàng có thể chiết khấu hoặc cầm cố chứng chỉ tiền gửi để vay lại.
Khách hàng được chiết khấu khi đã nắm giữ chứng chỉ tiền gửi tối thiểu 1/2 thời gian kể từ ngày phát hành và thời gian chiết khấu là thời hạn còn lại của chứng chỉ tiền gửi được. Trường hợp khách hàng cầm cố chứng chỉ tiền gửi, tỷ lệ cho vay/mệnh giá chứng chỉ tiền gửi sẽ được tính theo quy định của Sacombank về cho vay cầm cố.
Thậm chí, khi ngân hàng “ưu đãi” cho phép khách hàng chủ động nguồn vốn đột xuất bằng cách thanh toán trước hạn thì mức lãi suất mà khách hàng được hưởng cũng không hề hấp dẫn.
Như trong quy định phát hành chứng chỉ tiền gửi của một ngân hàng lớn, lãi suất thanh toán trước hạn được căn cứ vào thời gian thực gửi, cụ thể: dưới 1 tháng hưởng lãi suất không kỳ hạn; từ 1 - 3 tháng lãi suất bằng 45% lãi suất cam kết; từ 3 - 6 tháng bằng 50% lãi suất cam kết; từ 6 - 9 tháng bằng 60% lãi suất cam kết và từ 9-12 tháng bằng 70% lãi suất cam kết.
Bởi vậy, theo bà trợ lý trên, mặc dù có lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn, nhưng người mua cần tính toán kỹ, chỉ nên mua khi đã kế hoạch hóa được việc sử dụng vốn của mình.
Đặc biệt, người mua nên nắm rõ mức lãi suất cho vay nếu ngân hàng quy định chỉ có thể rút vốn bằng cách cầm cố giấy tờ có giá để vay lại tiền hoặc mức lãi suất thanh toán trước hạn nếu được phép thanh toán trước.
Lịch sử ra đời và phổ biến
Chứng chỉ tiền gửi áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ lần đầu tiên vào năm 1961, sau đó được lưu hành ở Anh.Tại Việt Nam, chứng chỉ tiền gửi mới chỉ xuất hiện những năm gần đây và chưa được phổ biến rộng rãi.
Các loại chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi ghi danh;
Chứng chỉ tiền gửi vô danh;
Chứng chỉ tiên gửi ghi sổ.
IV. Thương phiếu
- Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu.
+ Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
+ Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
- Tính chất:
+Tính trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh khoản nợ mà chỉ ghi các thông tin về số tiền phải trả, thời hạn trả tiền và người trả tiền.
+Tính bắt buộc: Qui định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đúng hạn, không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền.
+ Tính lưu thông: Thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ hưởng sang người khác bằng phương pháp ký hậu, nó có thể chuyển hoá ra tiền khi mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố, tính chất này khiến thương phiếu trở thành một loại phương tiện thanh toán thay cho tiền trong thời gian hiệu lực và mệnh giá thương phiếu.
- Đặc điểm :
+ Tính lỏng cao, rủi ro thấp. Cũng giống như Tín phiếu Kho bạc, CP được mua bán dễ dàng trên thị trường trước khi đáo hạn. Các nhà kinh doanh duy trì thị trường CP bằng cách sẵn sàng mua lại CP khi nhà đầu tư muốn bán CP trước hạn. Đến kì thanh toán, CP bị thu hồi bơi ngân hàng thanh toán, tức ngân hàng được người phát hành chỉ định làm cơ quan thanh toán.
+ Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng và thanh toán thương phiếu, các hoạt động về thương phiếu phải được điểu chỉnh bởi các văn bản pháp luật ở từng quốc gia, ở VN là luật các công cụ chuyển nhượng.
-Lãi suất Thương phiếu ko được ghi trên thương phiếu, nó chính là chênh lệch giữa giá trả ngay và giá mua chịu. Lãi suất thương phiếu phụ thuộc vào thời hạn thanh toán, vào số vốn cần vay, mức lãi suất chung của thị trường tiền tệ, sự xếp hạng tín nhiệm của người phát hành. Lãi suất của thương phiếu cao hơn 3 loại trên vì mức rủi ro cao hơn.
-Thương phiếu phát sinh đối với các DN sản xuất và tiêu thụ. Thông thường, để giải quyết những lúc kẹt tiền mặt đột xuất trong thương mại vì hàng hóa của doanh nghiệp chưa bán kịp, vì nhu cầu nhập hàng mới, các công ty có thể ký quĩ và xin phép ngân hàng bảo trợ để phát hành CP vay tiền. Công ty được phép phát hành một số lượng CP nhỏ hơn tái sản ròng của họ (thường nhỏ hơn hoặc bằng 75%) để khi đáo hạn mà công ty không trả được tiền cho người mua CP, NHTM sẽ căn cứ theo luật trả tiền cho dân bằng cách mua lại CP đồng thời phát mại tài sản để thu nợ.Đây được coi như 1 khoản tín dụng của ngân hàng đối với DN. Nó có nhược điểm : bị giới hạn bởi số lượng vốn.
- Hình thức phát hành:
+ Phát hành trực tiếp : CP được chủ thể phát hành bán thẳng cho người đầu tư không qua môi giới và người kinh doanh
+ Phát hành gián tiếp : CP phát hành thông qua người môi giới và người kinh doanh chuyên nghiệp.
- Cũng giống như Tín phiếu Kho bạc, CP được mua bán dễ dàng trên thị trường trước khi đáo hạn. Các nhà kinh doanh duy trì thị trường CP bằng cách sẵn sàng mua lại CP khi nhà đầu tư muốn bán CP trước hạn. Đến kì thanh toán, CP bị thu hồi bơi ngân hàng thanh toán, tức ngân hàng được người phát hành chỉ định làm cơ quan thanh toán. Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng và thanh toán thương phiếu, các hoạt động về thương phiếu phải được điều chỉnh bởi hệ thống các văn bản pháp lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia và thông lệ quốc tế.
V. Chấp phiếu (BA: banker’s acceptance )
- K/n : BA là các hối phiếu do các công ty phát hành, có thời hạn ngắn và được nhân hàng thương mại đảm bảo thanh toán bằng cách đánh dấu chấp nhận lên hối phiếu.
Việc chấp nhận của ngân hàng làm tăng thêm độ tin cậy và tính thanh khoản cho hối phiếu, tuy vậy điều này đặt ngân hàng trước rủi ro tiềm năng trong trường hợp chủ thể phát hành không đảm bảo khả năng thanh toán. Để tránh rủi ro cho mình, ngân hàng yêu cầu công ty phát hành hối phiếu phải ký quỹ 1 phần hoặc toàn bộ số tiền thanh toán. Đối với trường hợp ngân hàng yêu cầu ký quỹ toàn bộ thì thực ra công ty chỉ có 1 phần tiền, còn lại do ngân hàng cho công ty vay để ký quỹ.
- Đặc điểm:
+ NH đứng ra bảo lãnh thanh toán làm tăng độ tin cậy và khả năng thanh khoản cho BA
+ NH có thể sử dụng tiền ký quỹ của công ty, đồng thời thu phí đảm bảo thanh toán.
+ Người sở hữu BA có thể đem bán lại trên thị trường thứ cấp với giá chiết khấu.
+ Độ rỉ ro thấp hơn thương phiếu.
-Vai trò :
+ Là công cụ đảm bảo cung cấp tín dụng ngắn hạn, tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu.
+ BA là 1 công cụ hấp dẫn trong trường hợp uy tín tín dụng của người mua thấp.
+ BA là công cụ tài trợ vốn với chi phí thấp, lãi suất chỉ cao hơn TP kho bạc 1 ít.
VI. Hợp đồng mua lại
- K/n : Là hợp đồng mua (bán) kèm theo cam kết mua (bán) lại.Một hợp đồng mua lại gồm 2 giao dịch sau:
+ Bán chứng khoán kèm theo cam kết mua lại chứng khoán theo cùng mức giá tại thời điểm xác định trong tương lai. Người bán chứng khoán cam kết trả cho người mua 1 lãi suất cố định (phí).
+ Mua chứng khoán kèm