Thiên địch trên cây lúa

Côn trùng lấy sâu rầy làm thức ăn nhưng chúng lại trở thành thức ăn của những loài côn trùng khác. Người ta gọi những kẻ tấn công những loài gây hại cho cây lúa là thiên địch. Giữa thiên địch, dịch hại và cây lúa có mối quan hệ mật thiết với nhau Quá trình đấu tranh cùng tồn tại của những sinh vật này thiết lập nên quy luật cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái ruộng lúa.

pptx60 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4562 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiên địch trên cây lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔN TRÙNG CHUYÊN KHOA GVHD: ThS. Lê Cao LượngNhóm 2 Đề tài: THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY LÚATrường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí MinhKhoa Nông HọcThành viên nhómBùi Thị Hoa 12145115 DH12BVBNguyễn Thị Thu Diễm 12145280 DH12BVANguyễn Duy Phương 12145062 DH12BVADương Bảo Toàn 12145038 DH12BVBTrần Trường Cửu 12145233 DH12BVACôn trùng lấy sâu rầy làm thức ăn nhưng chúng lại trở thành thức ăn của những loài côn trùng khác. Người ta gọi những kẻ tấn công những loài gây hại cho cây lúa là thiên địch.Giữa thiên địch, dịch hại và cây lúa có mối quan hệ mật thiết với nhauQuá trình đấu tranh cùng tồn tại của những sinh vật này thiết lập nên quy luật cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái ruộng lúa.Trong hệ sinh thái ruộng lúa có 2 nhóm thành phần chính nhóm sinh vật và không phải sinh vật 2 nhóm đều có vai trò nhất định nhưng đáng chú ý là mối quan hệ giữa cây lúa,dịch hại và thiên địch. Mối quan hệ này được hình thành từ nhu cầu về thức ăn mà khởi điểm là cây lúa.Con người trồng lúa có cây lúa thì có dịch hại, thiên địch xuất hiện để ăn các đối tượng dịch hại.đây là quy luật tự nhiên khi 1 trong 3 nhóm thành phần thay đổi thì sẽ kéo theo sự biến động của 2 nhóm còn lại..Thiên địch là những sinh vật có ích, chúng ăn hoặc gây bệnh cho những sinh vật gây hại cho sản xuất nông nghiệp.Thiên địch được chia ra làm 3 nhóm:-Nhóm thiên địch bắt mồi ăn thịt. Ví dụ: dế nhảy ăn trứng sâu, bọ cánh cứng ăn sâu, bọ rùa ăn rệp, bọ ngựa bắt sâu. - Nhóm thiên địch ký sinh. Ví dụ: ong ký sinh nhộng, ong ký sinh sâu cuốn lá, ong ký sinh sâu đục quả, ong ký sinh sâu đo...- Nhóm vi sinh vật gây bệnh hại côn trùng, làm sâu bị bệnh và chết. Ví dụ: nấm gây bệnh cho sâu cuốn lá, nấm gây bệnh cho rệp,virus nhân đa diện(NPV).NHÓM THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI ĂN THỊTBọ rùa đỏBọ rùa 8 chấmMuồm muỗmChuồn chuồn kimCon đuôi kìmKiến ăn thịt OngNhện ăn thịt Ly-Co-SaDế nhảyNhện chân dàiNhện lướiNhện linh miêuNhện nhảy Bọ cánh cứng 3 khoangBọ xít mù xanhBọ xít nước ăn thịtTên khoa học: Micraspis sp.Bộ: Coleoptera( bộ cánh cứng)Họ: Cocconellidae( họ bọ rùa)Micraspis sp. Là một loài bọ rùa đỏ, hình ovan, màu đỏ chói đậm hoặc nhạt. Bọ rùa hoạt động vào ban ngày trên ngọn cây lúa ở môi trường đất cạn cũng như đất ẩm ướt.Cả trưởng thành (ảnh 2) và sâu non màu tối (ảnh 3) của Micraspis crocea ăn bọ rầy cũng như sâu non và trứng. Con trưởng thành của M.Crocea màu vàng, có chấm sau cổ ( ảnh 4).234Tên khoa học: Harmonia octomaculata Bọ rùa 8 chấm (Fabricius)Bộ: Coleoptera (bộ cánh cứng)Họ: Coccinellidae (họ bọ rùa)Có lốm đốm trên lưng và bắt những con mồi di chuyển chậm. Khi bị đụng đến các con trưởng thành sẽ nhanh chóng rụng khỏi cây hoặc bay đi.Sâu non của bọ rùa phàm ăn hơn con trưởng thành và mỗi ngày chúng ăn 5-10 con mồi (trứng, sâu non, trưởng thành). Ảnh bên cho ta thấy 1 con sâu non của H.octomaculata đang ăn 1 con rầy non.Tên khoa học: Conocephalus longgipennisHọ: Tethigoniidae (họ sát sành)Bộ: Orthoptera (bộ cánh thẳng)Muồm muỗm là một loại côn trùng to, mặt nghiêng, có râu rất dài, thường dài gấp đôi thân do đó dễ phân biệt với các loài châu chấu thông thường. Muồm muỗm có màu xanh, con trưởng thành có màu xanh và vàng. Chúng thường hoạt động mạnh về đêm và có nhiều ở ruộngThiên địch của bọ xít, sâu đục thân, bọ rầy lá và bọ rầy thân. Mỗi ngày 1 con thiên địch có thể ăn 3-4 trứng sâu đục thân 2 chấm.Tên khoa học: Agriocnemis pymaea; Agriocnemis feminaHọ: Coenagrionidae (họ chuồn chuồn kim)Bộ: Odonata (bộ chuồn chuồn)Đây là loại chuồn chuồn cánh hẹp, yếu hơn các loại chuồn chuồn cùng họ với nó Con trưởng thành màu xanh và đen, có bụng nhỏ dài. Con đực màu sắc đẹp hơn con cái. Phần đuôi bụng của con đực màu vàng cam (màu xanh lam). Con cái thân có màu xanh lục. Thiên địch của bọ rầy, sâu cuốn láảnh bên cho ta thấy 1 đôi A.F.Femina đang giao cấu, con cái đang ăn bướm sâu cuốn lá.Tên khoa học: Euborellia staliHọ: Carcinophoridae (họ đuôi kìm)Bộ: Dermaptera (bộ cánh da)Đặc điểm của con đuôi kìm là có một đôi càng sau như hình cái kẹp dùng để tự vệ. Bọ đuôi kìm có màu đen bóng, giữa cái đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râuChúng thường sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá.Tên khoa học: Solenopsis geminataHọ: Formicidae (họ kiến)Bộ: Hymenoptera (bộ cánh màng)Kiến ăn thịt là các loài kiến lửa và chúng đốt rất đau. Kiến có màu nâu đỏ, làm tổ trên ruộng khô hoặc trên các bờ ruộng lúa ướtNhững kiến thợ đã được chuyên môn hóa cắn gẫy hạt thóc để làm thức ăn cho kiến non. Solenopsis ăn bất cứ côn trùng nào mà chúng kiếm được. Trứng của bọ xít đen (hình 1) cũng có thể bị tấn công. Cả đến bọ xít đen trưởng thành (ảnh 2) cũng là đối tượng của chúng.12Tên khoa học: Panstenon nr. Collavis BoucekBộ: Hymenoptera (bộ cánh màng)Họ: PteromalidaeLà các loại ong nhỏ màu xanh lam thép, gân cách thoái hóa, râu có 13 đốt.Thích sống ở lúa nước hơnLà thiên địch của trứng rầy.Con cái để 1-2 trứng trên 1 nhánh lúa. Sau khi nở, sâu non hình chữ C của loài ký sinh nhỏ bé này đã tìm trứng của bọ rầy.Tên khoa học: Lycosa Pseudoannulata Bộ: Araneae (bộ nhện lớn)Họ: Lycosidae (họ nhện lycôsa)Nhện Lycosa Pseudoannulata có vạch hình nĩa trên lưng và bụng có những điểm trắng. Chúng rất nhanh và đến định cư trên ruộng lúa nước hoặc lúa cạn vừa mới chuẩn bị xong.Lycosa là loại nhện phổ biến nhất trên cây trồng và khi bị động chúng bò rất nhanh trên mặt nước. Chúng không kéo màng mà tấn công con mồi trực tiếp. Nhện trưởng thành ăn rất nhiều loại côn trùng có hại, kể cả bướm sâu đục thân (hình 1) nhện đực tấn công bọ rầy non (hình 2)12Tên khoa học: Metioche vittaticollis AnaxiphalongipennisBộ: Orthoptera (bộ cánh thẳng)Họ: Gryllidae (họ dế mèn)Dế có đuôi nhọn xuất hiện ở môi trường đất ẩm và đất khô. Hầu hết các con trưởng thành bị mất cánh sau khi ở ruộng lúa. Dế non sắp lớn tuổi có cánh cụt.Dế trưởng thành (ảnh 1) có màu đen, và dế non (ảnh 2) có màu nhạt và sọc nâu. Trưởng thành và dế non đều ăn trứng là chủ yếu, nhưng chúng cũng ăn sâu non và bọ rầy.Chúng ăn trứng của sâu đục thân năm vạch đầu đen. Của sâu cuốn lá sâu cắn gié, ruồi đục lá, sâu non của bọ rầy lá và bọ rầy thân.12Tên khoa học: Atypena FormosanaHọ: LinyphiidaeBộ: Araneae (bộ nhện lớn)Nhện chân dài có thân và chân dài thường nằm trên lá lúa. Nhện chân dài thích ở vùng ẩm, chúng ẩn ở thân cây lúa lúc giữa trưa và rình mồi ở lưới vào buổi sáng. Nhện chân dài chăng lưới loại hình tròn nhưng rất yếu.Khi con mồi bọ rầy (hình bên), ruồi, hoặc bướm đụng vào lưới, lập tức nhện cuốn ngay con mồi. Mỗi ngày 1 con nhện Tetragnatha bắt 2-3 con mồi.Tên khoa học: Argiope catenulataHọ: AraneidaeBộ: Araneae (bộ nhện lớn)Có màu sặc sỡ và chăng màng hình tròn dưới tán cây lúa và bắt các con mồi to như bướm và châu chấu.Con cái có các vạch vàng và xám trắng ở bụng.Con đực nhỏ hơn và có màu nâu đỏ. Ban ngày trời nóng con đực, con cái tìm chỗ trú dưới lá bên cạnh lưới. Khi trời có mây che phủ con cái chờ mồi ở giữa lá và con đực chờ gần đấyCon cái Con đực Tên khoa học: Oxyopes javanusHọ: OxyopidaeBộ: Araneae (bộ nhện lớn)Đây là một loại nhện săn mồi, không làm màng. Con cái có 4 vạch trắng chéo, mỗi bên 2 vạch. Con đực có súc biện to. Loài nhện này sống trong tán lá lúa, thích sống ở ruộng khô và sinh sống trên ruộng lúa sau khi ruộng phát triển tán lá lúa và đã có độ che phủ cao.thiên địch của các loài bướm.Tên khoa học: Phidippus sp.Họ: SalticidaeBộ: Araneae (bộ nhện lớn)Nhện nhảy có mắt lồi, khi bị động chúng di chuyển không nhanh, thân nhện nhảy có lông nâu. Nhện nhảy thích sống ở vùng đất khô và ở trên lá lúa. Chúng thường ẩn trong màng, làm những lá lúa bị cuốn và cuốn những lá khác để chúng nằm và chờ mồi (bọ rầy, rầy xanh và các côn trùng nhỏ).Tên khoa học: Ophionea nigrofassciataBộ: Coleoptera (bộ cánh cứng)Họ: CarabidaeBọ cánh cứng 3 khoang là loài côn trùng có thân cứng hoạt động mạnh. Sâu non có màu đen bóng, trưởng thành có màu nâu đỏ.Bọ cánh cứng thường ở và tấn công ổ sâu cuốn lá. Tên khoa học: Crytohinus lividipennisHọ: Miridae (họ bọ xít mù)Bộ: Hemiptera (bộ cánh nửa)Bọ xít mù xanh là một loài thuộc nhóm ăn thực vật, thứ yếu mới là thiên địch, thích ăn trứng và sâu non của các loài rầy. Con trưởng thành màu xanh và đen, sâu non có thể xuất hiện nhiều trên ruộng có bọ rầy phá hại, cả trên ruộng nước lẫn ruộng khôTên khoa học: Microvelia donglasi atrolineata Họ: VeliidaeBộ: Hemiptera (bộ cánh nửa)Là loài bọ xít nhỏ có vạch trên lưng có nhiều trên ruộng nước. Con trưởng thành vai rộng có thể có cánh hoặc không có cánh. Loại không có cánh không có vạch đen và vạch trắng ở cổ và cánh trước. Thân hình nhỏ và bàn chân trước chỉ có 1 đốt do đó có thể phân biệt được với các loài bọ xít khác. Thiên địch của bọ rầy. Nhóm thiên địch ký sinhKý sinh trứngKý sinh sâu nonKý sinh bọ rầyTên khoa học: Tetrastichus Schoenobii FerriereBộ Hymenoptera (Bộ cánh màng)Họ EulophidaeOng Tetrastichus trưởng thành có màu xanh lục lam kim loại. Bằng mắt thường rất khó nhìn thấy chúng, nhưng chúng có nhiều ở ruộng lúa nước cũng như lúa can. Mỗi con ong cái có thể đẻ 10-60 con non. Trước khi để trứng con cái kiểm tra ổ trứng sâu đục thân( ảnh bên) và tìm chỗ để châm vào trứng qua 1 lớp lông phủ. Khi chúng đã tìm được vị trí của trứng sâu đục thân bụng ong nở to ra vì chúng tạo lực để châm ống dẫn trứng vào trứng sâu. Chúng để vào mỗi trứng sâu đục thân 1 trứng ong. Sau 1-2 ngày sâu non ký sinh nở trong trứng sâu đục thân.Mỗi con ong cần ít nhất 3 trứng sâu đục thân cho quá trình phát triển của nó.Tên khoa học: Psix lacunatus fohnson Bộ: Hymenoptera (Bộ cánh màng)Họ: ScelionidaeOng P.lacunatus là loại ong ký sinh trên trứng của bướm đêm và bọ xít (ảnh bên).Trứng bị ký sinh có màu xám và có những lỗ thoát hình không đều.Trứng không ký sinh có màu trắng và có nắp vít (ảnh trên). Mắt của ong Telenomus có lông ngắn và thân nhẵn (ảnh dưới).Ong ký sinh trứng để lại mùi thơm và các ký sinh khác nhận biết được ngay.Mùi thơm này ngăn chặn các loài ong khác ký sinh tiếp trên cùng 1 quả trứng.Bệnh nấm:Nấm Metarhizium anisopliae (Metchnikoff) Sorokin Nấm Metarhizium flavoviride Gams và RoypalNấm Beauveria basiana (Balsamo) VuilleminNấm Hirsutella citriformis Speare- Nấm Nomuraea rileyi (Farlow) SamsonBệnh virusBệnh virus nhân đa diện (NPV)Bệnh virus viêmTên khoa học: Hirsutella citriformis-SpeareBộ: MonilialesHọ: StilbaceaeHirsutella là một loại nấm gây bệnh trên bọ rầy thân và bọ rầy lá. Sau khi nấm xâm nhập cơ thể ký chủ và tiêu thụ các mô bên trong,chúng mọc ra ngoài tạo thành những sợi dài, lúc đầu màu trắng bẩn (hình trên) rồi chuyển màu ghi (hình dưới).Những sợi nấm này sản xuất ra các bào tử phát tán gây bệnh.Tên khoa học: Nomuraea rileyi (Farlow) SámonBộ: MonilialesHọ: MoniliaceaeNomuraca là loài nấm trắng, bào tử có màu xanh lục nhạt. Chúng gây bệnh cho sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu xanh Rivulaatimeta, sâu keo và sâu phao. Khi mới bị nhiễm nấm sâu bệnh trở nên có màu trắng sau 1 vài ngày bào tử hình thành và sâu chuyển sang màu xanh lục nhạt.Tên khoa học: Nuclear polyhe drosis VirusBộ: BaculovirusHọ: BaculoviridaeVirus NPV thường xuất hiện ở sâu keo và sâu khoang. Sâu non bị bênh do ăn lá bị nhiễm virus. Khi virus đã lan ra trong cơ thể sâu non, ký chủ trở nên chậm chạp và ngừng ăn.Sau đó sâu non chuyển thành màu trắng rồi màu đen, treo ở lá, chỉ còn các chân dính lá (hình bên). Dung dịch mang bệnh của cơ thể con sâu sẽ làm ô nhiễm phần lá chỗ sâu chết và tiếp tục truyền bệnh.Thiên địch có vai trò quan trọng trong việc cân bằng sinh thái nói chung và trên ruộng lúa nói riêng, chúng khống chế sự phát triển của dịch hại trên ruộng lúa tạo thành thế cân bằng sinh học trong tự nhiên. Vì vậy thiên địch cần được bảo vệ góp phần bảo vệ ruộng lúa của nông dân. Bảo vệ thiên địch ngay từ đầu vụ để cho thiên địch phát triển khống chế dịch hạiVí dụ: Không phun thuốc cỏ phổ rộng khi lúa còn nhỏ.Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, thiên địch và sâu hại phát triển song song tỉ lệ thuận với nhau theo đường biểu diễn hình sin.Thiên địch phát triển sau sự phát triển của sâu bệnh do có nhiều thức ăn.Chỉ nên dùng thuốc khi cần thiết và dung thuốc có tính chọn lọc, thuốc sinh học ít hại đến thiên địch.Khi dùng thuốc nên dùng khi sâu bệnh đang phát triển và thiên địch còn ít.Tạo nơi cư trú sinh sống cho thiên địch như trồng xen cây họ đậu, để một lượng cỏ vừa phải trên mương ruộng.Trồng nhiều loài hoa nhiều mật và phấn hoa để thu hút nuôi dưỡng thiên địch trên đồng ruộng.Câu 1: Thiên địch được chia làm mấy nhómA. 2B. 3C. 4 D. 5Câu 2. Đây là thiên địch của bọ rầy, sâu cuốn lá Con đực màu sắc đẹp hơn con cái. Phần đuôi bụng của con đực màu vàng cam (màu xanh lam). Con cái thân có màu xanh lục. A. Chuồn chuồn kimB. Muồm muỗmC. Bọ xít mù xanhD. Con đuôi kìmCâu 3. Đâu là thiên địch của rầy nâu?A. Nhện ăn thịt, bọ xít mù xanhB. Ong ký sinh trứng rầy, bọ rùaC. Cả a,b đều đúngD. Cả a,b đều saiCâu 4. Đặc điểm của Nhện Linh Miêu :A. Thích ở vùng ẩm, ẩn ở thân cây lúa lúc giữa trưa và rình mồi ở lưới vào buổi sángB. Có màu sặc sỡ và chăng màng hình tròn dưới tán cây lúa và bắt các con mồi to như bướm và châu chấu.C. Có mắt lồi, khi bị động chúng di chuyển không nhanh, thân nhện có lông nâu. D. Là một loại nhện săn mồi, không làm màng. CÂU 1CÂU 2CÂU 3CÂU 4CHÍNH XÁCĐÁP ÁNCÂU 1CÂU 2CÂU 3CÂU 4CHƯA CHÍNH XÁCĐÁP ÁN