Thiết kế hệ thống cấp đông thủy hải sản năng suất 1000Kg/Mẻ

Kỹ thuật lạnh là một ngành quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế của một quốc gia.Từ phục vụ sự tiện nghi cho cuộc sống của con người, cho dến các nghành công nghiệp hiện đại đều cần đến kỹ thuật lạnh. Trong những năm gần đây, thì ngành kỹ thuật lạnh nước ta đã phát triển rất mạnh mẽ,đặc biệt là trong ngành chế biến và bảo quản thủy hải sản. Việt Nam ta có nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú, trữ lượng lớn ,theo số liệu Liên Hiệp Quốc thì trữ lượng hải sản của nước ta đạt tới 10 triệu tấn gồm cá, tôm, mực, cua Mỗi năm chúng ta đã khai thác trên 1 triệu tấn, do đó việc chế biến và bảo quản thủy hải sản là khâu cực kì quan trọng. Nước ta đã xuất khẩu thủy sản đông lạnh từ những năm đầu của thập kỷ 60.Năm 1990 doanh thu xuất khẩu thủy sản đạt 205 triệu USD, năm 2005 đạt 4 tỉ USD và phấn đấu năm 2010 đạt kinh nghạch xuất khẩu thủy sản 5 tỉ USD. Với tầm quang trọng như vậy, là sinh viên ngành nhiệt lạnh, trong phần đề tài tốt nghiệp của mình, chúng em đã chọn đề tài “Thiết kế hệ thống cấp đông thủy hải sản năng suất 1000Kg/mẻ”. Với mong muốn là củng cố và hoàn thiện kiến thức trong quá trình thực hiện đề tài, đồng thời sau khi hoàn thành sẽ ứng dụng được trong thực tế để đóng góp một phần nhỏ của mình vào sự phát triển của ngành chế biến và bảo quản thủy hải sản. Mặc dầu quá trình thực hiện đề tài chúng em đã rất cố gắng, đồng thời củng đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy hướng dẫn Trần Đình Thảo, nhưng nhóm chúng em vẫn còn những thiếu sót.Vì vậy nhóm chúng em rát mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý thêm nữa của các thầy cô trong khoa để nhóm chúng em hoàn thành đề tài của mình một cách tốt nhất.

doc70 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế hệ thống cấp đông thủy hải sản năng suất 1000Kg/Mẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh LỜI CẢM ƠN   Trường ĐHCN TP.HCM Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM nói chung và các thầy cô ở KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH nói riêng đã hết lòng dìu dắt, truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tại trường. Thầy cô đã tận tình chỉ bảo và đã truyền cho em nhiều kiến thức củng như kinh nghiệm thực tiễn, đó là hành trang quý báu cho em bước vào đời, trở thành người công dân có ích cho xã hội. Và chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Đình Thảo đã hướng dẫn tận tình cho chúng em trong qua trình thực hiện đề tài. Xin chúc cho quý thầy cô của trường,cùng các thầy cô ở khoa công nghệ nhiệt lạnh luôn luôn dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công tác và nhiệm vụ của mình. Nhóm sinh viên thực hiện đề tài! GVHD:TRẦN ĐÌNH THẢO Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh  Trường ĐHCN TP.HCM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Tp.HCM, Ngày tháng năm 2010 GVHD:TRẦN ĐÌNH THẢO Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh  Trường ĐHCN TP.HCM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Tp.HCM, Ngày tháng năm 2010 GVHD:TRẦN ĐÌNH THẢO Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh ĐIỂM ĐỀ TÀI  Trường ĐHCN TP.HCM ĐIỂM BẮNG SỐ  ĐIỂM BẰNG CHỮ GVHD:TRẦN ĐÌNH THẢO Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh LỜI MỞ ĐẦU   Trường ĐHCN TP.HCM Kỹ thuật lạnh là một ngành quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế của một quốc gia.Từ phục vụ sự tiện nghi cho cuộc sống của con người, cho dến các nghành công nghiệp hiện đại đều cần đến kỹ thuật lạnh. Trong những năm gần đây, thì ngành kỹ thuật lạnh nước ta đã phát triển rất mạnh mẽ,đặc biệt là trong ngành chế biến và bảo quản thủy hải sản. Việt Nam ta có nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú, trữ lượng lớn ,theo số liệu Liên Hiệp Quốc thì trữ lượng hải sản của nước ta đạt tới 10 triệu tấn gồm cá, tôm, mực, cua…Mỗi năm chúng ta đã khai thác trên 1 triệu tấn, do đó việc chế biến và bảo quản thủy hải sản là khâu cực kì quan trọng. Nước ta đã xuất khẩu thủy sản đông lạnh từ những năm đầu của thập kỷ 60.Năm 1990 doanh thu xuất khẩu thủy sản đạt 205 triệu USD, năm 2005 đạt 4 tỉ USD và phấn đấu năm 2010 đạt kinh nghạch xuất khẩu thủy sản 5 tỉ USD. Với tầm quang trọng như vậy, là sinh viên ngành nhiệt lạnh, trong phần đề tài tốt nghiệp của mình, chúng em đã chọn đề tài “Thiết kế hệ thống cấp đông thủy hải sản năng suất 1000Kg/mẻ”. Với mong muốn là củng cố và hoàn thiện kiến thức trong quá trình thực hiện đề tài, đồng thời sau khi hoàn thành sẽ ứng dụng được trong thực tế để đóng góp một phần nhỏ của mình vào sự phát triển của ngành chế biến và bảo quản thủy hải sản. Mặc dầu quá trình thực hiện đề tài chúng em đã rất cố gắng, đồng thời củng đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy hướng dẫn Trần Đình Thảo, nhưng nhóm chúng em vẫn còn những thiếu sót.Vì vậy nhóm chúng em rát mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý thêm nữa của các thầy cô trong khoa để nhóm chúng em hoàn thành đề tài của mình một cách tốt nhất. Chúng em xin chân thành cám ơn! Nhóm sinh viên thực hiện đề tài. GVHD:TRẦN ĐÌNH THẢO Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh  Trường ĐHCN TP.HCM CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT LẠNH 1.Khái quát về kỹ thuật lạnh. Lạnh là trạng thái của vật chất khi nhiệt độ của nó thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh mà ta cảm nhận được trong điều kiện bình thường của khí trời.Bằng giác quan, kinh nghiệm và cả những phương tiện khoa học kỹ thuật,con người có thể xác định được thế nào là trạng thái trung bình của vật chất để phân biệt được trạng thái nóng và lạnh.Tuy nhiên,hiện nay vấn đề xác định trạng thái này vẫn chưa đi đến thống nhất trên thế giới.Nhiều nước chọn giới hạn lạnh là trạng thái của vật chất khi nhiệt độ dưới +20oC. Ứng với những khoảng hạ nhiệt, người ta còn phân biệt các trạng thái lạnh như sau: Lạnh thường:Khi nhiệt độ dưới +20oC và trên nhiệt độ đóng băng. tđb < t < +20oC Lạnh đông:Khi nhiệt độ dưới nhệt độ đóng băng và trên -100oC -100 < t < tđb Lạnh thâm độ:Khi nhiệt độ dưới -100oC và trên hoặc bằng -200oC -200 ≤ t <-100oC Lạnh tuệt đối khi nhiệt độ dưới -200oC và tiến đến -273oC -272,99995 ≤ t < -200oC 1.1. Lịch sử phát triển của kỹ thuật lạnh Từ xa xưa, con người đã biết làm lạnh và sử dụng lạnh . Ngành khảo cổ học đã phát hiện ra những hang động có mạch nước ngầm nhiệt độ thấp chảy qua dùng để chứa thực phẩm và lương thực khoảng từ 5000 năm trước. Các ẽ trên tường trong các kim tự tháp Ai Cập cách đây khoảng 2500 năm đã mô tả cảnh các nô lệ quạt các bình gốm xốp cho nước bay hơi làm mát không khí. Cách đây 2000 năm người Ấn Độ và người Trung Quốc đã biết trộn muối vào nước hoặc nước đá để tạo nhiệt độ thấp hơn. Năm 1755,bác người Scotland, William Cullen đã chế tạo được nước đá bằng cách tạo chân không trong bình chứa nước; nước trên bề mặt bốc hơi nhanh làm lạnh,số nước còn lại đông thành nước đá. GVHD:TRẦN ĐÌNH THẢO Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh  Trường ĐHCN TP.HCM Nhưng kĩ thuật lạnh hiện đại bắt đầu phải kể từ giáo sư Black tìm ra nhiệt ẩn hóa hơi và nhiệt ẩn nóng chảy vào năm 1761 – 1764 . Con người đã biết làm lạnh bằng cách cho bay hơi chất lỏng ở áp suất thấp. Tiếp theo phát hiện quan trọng đó, Clouet và Monge lần đầu tiên hóa lỏng được khí SO2 vào năm 1780. Từ năm 1781, Cavallo bắt đầu nghiên cứu hiện tượng bay hơi một cách có hệ thống. Thế kỉ 19 là thế kỉ phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật lạnh. Năm 1823, Faraday bắt đầu công bố những công trình hóa lỏng SO2,H2S, CO2, N2O, C2H2, NH3 và HCl. Đến năm 1845, ông đã hóa lỏng được hầu hết các loại khí kể cả Êtylen nhưng vẫn phải bó tay trước các khí O2, N2, CH4, CO, NO và H2. Người ta cho rằng chúng là các khí không thể hóa lỏng được và luôn luôn chỉ ở thể khí nên gọi là các khí “ vĩnh cửu” – permenant. Lí do là vì Natlerev (Áo) đã nén chúng tới một áp lực cực lớn 3600atm mà vẫn không hóa lỏng được chúng. Mãi tới năm 1869, Andrew (Anh) giả thích được điểm tới hạn của khí hóa lỏng và nhờ đó Cailletet và Pictet (Pháp) hóa lỏng được khí “vĩnh cửu” O2 và N2 năm 1877, Dewar (Anh) hóa lỏng H2 năm 1898, Linde ( Đức) hóa lỏng O2 và N2 và tách bằng chưng cất, k.Onnes (Hà Lan) hóa lỏng được Hêli. Năm 1834, J.Perkins (Anh) đã đăng kí bằng phát minh đầu tiên về máy lạnh nén hơi với đầy đủ các thiết bị như một máy lạnh nén hơi hiện đại. Đến cuối thế kỉ 19, nhờ có một loạt cải tiến của Linde (Đức) với việc sử dụng Amoniac làm môi chất lạnh cho máy lạnh nén hơi, việc chế tạo và sử dụng máy lạnh nén hơi mới thực sự phát triển rộng rãi trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân. Máy lạnh hấp thụ đầu tiên do Leslie (pháp) đưa vào năm 1810 là máy lạnh hấp thụ chu kì với cặp môi chất H2O/H2SO4. Đến giữa thế kỉ 19, nó được phát triển một cách rầm rộ nhờ kĩ sư tài ba Carré (Pháp) với hàng loạt bằng phát minh về máy lạnh chu kì và liên tục với các cặp môi chất khác nhau. Máy lạnh hấp thụ khuếch tán hoàn toàn không có chi tiết chuyển động được Geppert (Đức) đăng kí bằng phát minh năm 1899 và được Platen và Munters ( Thụy Điển) hoàn thiện năm 1922 được nhiều nước trên thế giới sản xuất hàng loạt và nó vẫn có vị trí quan trọng cho đến ngày nay. GVHD:TRẦN ĐÌNH THẢO Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh  Trường ĐHCN TP.HCM Máy lạnh nén khí đầu tiên do bác sĩ người Mĩ Gorrie chế tạo. Dựa vào kết quả nghiên cứu của các nhà lí thuyết, bác sĩ Gorrie đã thiết kế và chế tạo thành công máy lạnh nén khí dùng để điều hòa không khí cho trạm xá chữa bệnh sốt cao của ông. Nhờ thành tích đặc biệt này mà ông và trạm xá của ông trở thành nổi tiếng thế giới. Máy lạnh Ejector hơi nước đầu tiên do Leiblanc chế tạo năm 1910. Đây là một sự kiện có ý nghĩa rất trọng đại vì máy lạnh Ejector hơi nước rất đơn giản: năng lượng tiêu tốn cho nó lại là nhiệt năng, do đó có thể tận dụng được các nguồn năng lượng phế thải để làm lạnh. Một sự kiện quan trọng nữa của lịch sử phát triển của kĩ thuật lạnh là việc sản xuất và ứng dụng các Freon ở Mĩ năm 1930. Đây là những môi chất lạnh có nhiều tính chất quý báu như không cháy, không nổ, không độc hại, phù hợp với chu trình làm việc của máy lạnh nén hơi, do đó nó đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy kĩ thuật lạnh phát triển, nhất là kĩ thuật điều tiết không khí. Ngày nay, kĩ thuật lạnh hiện đại đã tiến những bước rất xa, có trình độ khoa học kĩ thuật ngang với các ngành kĩ thuật tiên tiến khác. Phạm vi nhiệt độ của kĩ thuật lạnh ngày nay được mở rộng rất nhiều. Người ta đang tiến dần đến nhiệt độ 0 tuyệt đối. Phía nhiệt độ cao của thiết bị ngưng tụ nhiệt độ có thể đạt trên 100oC dùng cho các mục đích bơm nhiệt như sưởi ấm, chuẩn bị nước nóng, sấy…. Đây là ứng dụng của bơm nhiệt góp phần thu hồi nhiệt thải, tiết kiệm năng lượng sơ cấp. Công suất lạnh của các tổ hợp máy lạnh cũng mở rộng: từ những máy lạnh sử dụng trong phòng thí nghiệm chỉ có công suất từ vài mW đến tổ hợp có công suất hàng triệu W ở các trung tâm điều tiết không khí. Hiệu suất máy tăng đáng kể, chi phí vật tư và chi phí năng lượng cho một đơn vị lạnh giảm xuống rõ rệt, tuổi thọ và độ tin cậy tăng lên. Mức độ tự động hóa của các hệ thống lạnh và máy lạnh tăng lên rõ rệt. Những thiết bị lạnh tự động hoàn toàn bằng điện tử và vi điện tử đang dần dần thay thế các thiết bị thao tác bằng tay. 1.2.Ứng dụng của kỹ thuật lạnh 1.2.1.Ứng dụng lạnh trong bảo quản thực phẩm. Lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của kĩ thuật lạnh là bảo quản thực phẩm. Theo một số thống kê thì khoảng 80% công suất lạnh được sử dụng trong công nghiệp là để bảo GVHD:TRẦN ĐÌNH THẢO Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh  Trường ĐHCN TP.HCM quản thực phẩm. Thực phẩm như một số loại rau quả, thịt, cá, sữa…là những thức ăn dễ bị ôi thiu do vi khuẩn gây ra. Nước ta là nước nhiệt đới có thời tiết nóng và ẩm nên quá trình ôi thiu xảy ra càng nhanh. Muốn làm chậm quá trình ôi thiu, phương pháp có hiệu quả và kinh tế nhất là bảo quản lạnh. Theo kinh nghiệm, thì thời gian bảo quản là một hàm mũ của nhiệt độ. Sau đây là thời gian bảo quản của một số thực phẩm phụ thuộc vào nhiệt độ. -300C -200C -100C 00C 100C 200C Cá 230 110 40 15 7 3 Thịt bò 2300 1000 100 30 16 8 Gia cầm 800 230 70 7 5 2 ngày Thực ra, thời gian bảo quản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ ẩm, phương pháp bao gói, thành phần không khí nơi bảo quản… nhưng nhiệt độ đóng vai trò quan trọng nhất. Ngày nay, công nghiệp thực phẩm như chế biến thịt cá, rau quả, công nghiệp đánh bắt thủy hải sản dài ngày trên biển không thể phát triển nếu không có sự hỗ trợ tích cực của kĩ thuật lạnh. Các kho lạnh bảo quản, các kho lạnh chế biến phân phối, các máy lạnh thương nghiệp đến các tủ lạnh gia đình; các nhà máy sản xuất nước đá, máy lạnh lắp đặt trên tàu thủy và các phương tiện vận tải, các máy lạnh đông nhanh thực phẩm không còn xa lạ với chúng ta, kể cả các ngành công nghiệp rượu bia, bánh kẹo, kem, nước uống, công nghiệp sữa, nước hoa quả… 1.2.2. Sấy thăng hoa. Vật sấy được làm lạnh đông xuống -200C và được sấy bằng cách hút chân không nên sấy thăng hoa là một phương pháp sấy hiện đại hầu như không làm giảm chất lượng của vật sấy. Nước được rút ra gần như hoàn toàn và sản phẩm trở thành dạng bột, bảo quản và vận chuyển dễ dàng. Giá thành sấy thăng hoa cao nên người ta chỉ ứng dụng cho những sản phẩm quí và hiếm như dược liệu từ hoa, cây, quả…những sản phẩm y dược dễ biến đổi chất lượng do tác động của nhiệt độ như máu, các loại thuốc tiêm, hoocmon hoặc trong công nghệ nuôi cấy vi khuẩn… GVHD:TRẦN ĐÌNH THẢO Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh 1.2.3. Ứng dụng lạnh trong công nghiệp hóa chất.  Trường ĐHCN TP.HCM Những ứng dụng quan trọng nhất trong công nghiệp hóa chất là sự hóa lỏng khí bao gồm hoá lỏng các khí là sản phẩm của công nghiệp hóa học như clo, amoniac, cacbonic, sunfurơ, clohydric, các loại khí đốt, các loại khí sinh học… Hóa lỏng và tách khí từ các thành phần của không khí là ngành công nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối với ngành luyện kim, chế tạo máy và các ngành kinh tế khác kể cả y học và sinh học. Oxy và nitơ được sử dụng ở nhiều kĩnh vực khác nhau như hàn cắt kim loại, sản xuất phân đạm, làm chất tải lạnh. Các loại khí trơ như hêli và Argon … được sử dụng trong nghiên cứu vật lí, công nghiệp hóa chất và sản xuất bóng đèn. Việc sản xuất vải, sợi, tơ, cao su nhân tạo, phim ảnh đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực của kĩ thuật lạnh trong qui trình công nghệ. Thí dụ, trong qui trình sản xuất tơ nhân tạo, người ta phải làm lạnh bể quay tơ xuống nhiệt độ thấp đúng yêu cầu công nghệ thì chất lượng tơ mới đảm bảo. Cao su và các loại chất dẻo khi hạ nhiệt độ xuống đủ thấp chúng sẽ trở nên dòn và dễ vỡ như thủy tinh. Nhờ đặc tính này người ta chế tạo bột cao su mịn. khi hòa trộn với bột sắt để tạo cao su từ tính hoặc hòa trộn với phụ gia nào đó có thể đạt được độ đồng đều rất cao. Cácứng hóa học trong công nghiệp hóa học cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Nhờ có kĩ thuật lạnh người ta có thể chủ động điều khiển được tốc độ các phản ứng hóa học. 1.2.4. Ứng dụng lạnh trong điều tiết không khí. Một lĩnh vực có ứng dụng quan trọng của kĩ thuật lạnh là điều tiết không khí. Ngày nay người ta không thể tách rời kĩ thuật điều tiết không khí với các ngành như cơ khí chính xác, kĩ thuật điện tử và vi điện tử, kĩ thuật phim ảnh, máy tính điện tử, kĩ thuật quang học… Để đảm bảo chất lượng cao của các sản phẩm, để đảm bảo máy móc thiết bị làm việc bình thường cần có các yêu cầu nghiêm ngặt về các điều kiện và thông số của không khí như thành phần, độ ẩm, nhiệt độ, độ chứa bụi và các hóa chất độc hại… Kĩ thuật lạnh và đặc biệt là bơm nhiệt có thể khống chế theo các yêu cầu đó. GVHD:TRẦN ĐÌNH THẢO Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh  Trường ĐHCN TP.HCM Điều tiết không khí cũng đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp nhẹ nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm như công nghiệp dệt, vải, sợi, thuốc lá. Ví dụ: ở một nhà máy thuốc lá, nếu độ ẩm quá thấp thì khi quấn sợi thuốc sẽ bị rời và điếu thuốc bị rỗng; ngược lại: nếu độ ẩm quá cao thì điếu thuốc sẽ quá chặt, không cháy và dễ bị mốc… Ở các nước tiên tiến, các chuồng trại chăn nuôi của công nghiệp sản xuất thịt sữa được điều tiết không khí để đạt được độ tăng trưởng nhanh nhất, vì gia súc và gia cầm cần có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp để tăng trọng và phát triển. Một trong những nội dung nâng cao đời sống con người là tạo cho con người điều kiện khí hậu thích hợp để sống và làm việc. Điều tiết không khí dân dụng và công nghiệp đã trở thành quen thuộc với người dân. Nhiệt độ, độ ẩm và các thông số không khí quanh năm trong phòng hoàn toàn phù hợp với cơ thể con người. Cũng chính điều kiện đó, con người mới có khả năng lao động sáng tạo nhất. 1.2.5. Siêu dẫn. Một ứng dụng quan trọng trong kĩ thuật lạnh là ứng dụng hiện tượng siêu dẫn để tạo ra các nam châm cực mạnh trong các máy gia tốc ở các nhà máy điện nguyên tử, nhiệt hạch, trong các phòng thí nghiệm nguyên tử, các đệm từ cho các tàu hỏa cao tốc. Năm 1911, nhà vật lí Hà Lan O.Kamerlingh phát hiện ra rằng: khi giảm nhiệt độ đến một nhiệt độ rất thấp nào đó điện trở biến mất, kim loại trở thành siêu dẫn. Nhiệt độ điện trở biến mất gọi là nhiệt độ nhảy. Do nhiệt độ chảy thường rất thấp, ví dụ đối với chì là 7.2 K, thường là ở khoảng nhiệt độ sôi của Hêli (4K) nên việc ứng dụng rất hạn chế vì Hêli lỏng rất đắt. Để có thể ứng dụng rộng rãi siêu dẫn trong công nghiệp phải tìm được các chất siêu dẫn ở nhiệt độ cao, nên nhiệt độ của Nitơ lỏng (-1960C), nhiệt độ thăng hoa của nước đá( -78.50C) hoặc cao hơn nữa. Nhiệt độ siêu dẫn càng gần nhiệt độ môi trường thì chi phí để làm lạnh dây dẫn càng giảm. Năm 1964, V.Litle (Mĩ) và Ginsbua (Nga) đã đưa ra những cơ chế mới về siêu dẫn ở nhiệt độ cao. Tháng 2 năm 1987, hai nhà bác học ở trường Alabama (Mĩ) đã mở ra bước đột phá đã tìm ra chất siêu dẫn ở -1800C. Sau đó, C.W Chu ở trường Houston (Mĩ) đã tìm ra chất siêu dẫn ở -1750C. Gần đây, ở Hungari các nhà bác học đã chế tạo ra chất siêu dẫn ở -1000C và ở Nga người ta công bố một mẫu gốm có nhiệt độ siêu dẫn ở -230C. GVHD:TRẦN ĐÌNH THẢO Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh  Trường ĐHCN TP.HCM Những thành tựu vừa qua đã làm cho những ước mơ về các đường dây tải điện không hao hụt điện năng, các nam châm cực mạnh, các tàu hỏa cao tốc trên các đệm từ sắp trở thành hiện thực. 1.2.6. Sinh học Cryo. Kĩ thuật lạnh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nông, lâm nghiệp, sinh học, vi sinh….Kĩ thuật lạnh thâm độ còn gọi là kĩ thuật Cryô (-800C đến -1960C) đã hỗ trợ đắc lực cho việc lai tạo giống, bảo quản tinh đông, gây đột biến hoặc cho các quá trình xử lí trong công nghệ sinh học. Nhờ kĩ thuật Cryô mà một con bò đực có thể phối giống cho hàng vạn bò cái, ngay cả khi bò đực đã chết hàng chục năm. Ở Mĩ hiện nay có khoảng 20 bệnh nhân được “ướp sống” ở nhiệt độ rất thấp. Họ bị các loại bệnh y học hiện nay chưa chữa được. Người ta sẽ làm cho họ sống lại khi tìm ra liệu pháp chữa trị thích hợp. Nếu thành công con người có thể ngừng cuộc sống một thời gian nhất định. Ngoài ra, sinh học Cryô, trong các phòng nghiên cứu nông lâm nghiệp người ta còn ứng dụng rộng rãi phòng nhiệt áp để nghiên cứu tạo và lai giống cây trồng. Phòng nhiệt áp có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ, áp suất, điều kiện ánh sáng và khí hậu đúng theo chương trình định sẵn. Thực tế, sinh học Cryô ngày nay đã trở thành một môn khoa học hấp dẫn và lí thú. 1.2.7. Ứng dụng trong kĩ thuật đo và tự động. Áp suất bay hơi của một chất lỏng luôn luôn phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi áp suất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThiet ke he thong cap dong thuy hai san NS 1000kgme.doc
  • pdfThiet ke he thong cap dong thuy hai san NS 1000kgme.pdf
Luận văn liên quan