Thiết kế mạng máy tính lan cục bộ

Bước vào thế kỷ 21 thời đại lấy công nghệ thông tin làm nòng cốt phát triển các ngành kinh tế khác. Sự bùng nổ thông tin toàn cầu và kỹ thuật mạng INTERNET phát triễn như vũ bão đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều nhà làm tin học ở nước ta nói riêng và toàn cầu nói chung. Từ thuở sơ khai con người thấy việc kết hợp một nhóm người lại thì làm việc có hiệu quả hơn rất nhiêù so với việc phân tán và lẻ tẻ trong công việc , chính vì lẻ thiết thực đó mà mạng máy tính ra đời. Sù ra đời của mạng máy tính đã mang lại giá trị thực tiễn vô cùng to lớn cho nhân loại thông qua việc giúp cho con người như được xích lại gần nhau hơn, các thông tin quan trọng chuyển tải khai thác, xử lý kịp thời, trung thực và chính xác. Với sự xuất hiện của mạng máy tính khoảng cách về địa lý, không gian và thời gian nh­ được thu hẹp lại. Việt Nam chính thức tham gia vào mạng máy tính INTERNET từ tháng 12 năm 1997 với tổng số 4 triệu máy điện thoại và 30 nghìn thuê bao INTERNET, đã tạo điều kiện cho mạng máy tính phát triển mạnh mẻ hơn bao giờ hết. Nhận thấy nhu cầu làm việc nhóm chia sẻ thông tin trong các cơ quan, nên em tập chung nghiên cứu về đề tài này.

doc91 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2576 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế mạng máy tính lan cục bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Bước vào thế kỷ 21 thời đại lấy công nghệ thông tin làm nòng cốt phát triển các ngành kinh tế khác. Sự bùng nổ thông tin toàn cầu và kỹ thuật mạng INTERNET phát triễn như vũ bão đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều nhà làm tin học ở nước ta nói riêng và toàn cầu nói chung. Từ thuở sơ khai con người thấy việc kết hợp một nhóm người lại thì làm việc có hiệu quả hơn rất nhiêù so với việc phân tán và lẻ tẻ trong công việc , chính vì lẻ thiết thực đó mà mạng máy tính ra đời. Sù ra đời của mạng máy tính đã mang lại giá trị thực tiễn vô cùng to lớn cho nhân loại thông qua việc giúp cho con người như được xích lại gần nhau hơn, các thông tin quan trọng chuyển tải khai thác, xử lý kịp thời, trung thực và chính xác. Với sự xuất hiện của mạng máy tính khoảng cách về địa lý, không gian và thời gian nh­ được thu hẹp lại. Việt Nam chính thức tham gia vào mạng máy tính INTERNET từ tháng 12 năm 1997 với tổng số 4 triệu máy điện thoại và 30 nghìn thuê bao INTERNET, đã tạo điều kiện cho mạng máy tính phát triển mạnh mẻ hơn bao giờ hết. Nhận thấy nhu cầu làm việc nhóm chia sẻ thông tin trong các cơ quan, nên em tập chung nghiên cứu về đề tài này. Do thời gian có hạn nên em không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô. Em xin cảm ơn khoa Điện tử_ viễn thông, đặc biệt là thầy giáo: Thái vinh Hiển , người đã giúp em hoàn thành cuấn đồ án tốt nghiệp này. Hà nội, tháng 05 năm 2003. Sinh viên Trần văn Dũng Phần I TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH CHƯƠNG 1 MẠNG MÁY TÍNH 1.1 Mạng máy tính là gì. Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được kết nối với nhau bằng đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó, nhằm mục đích trao đổi thông tin giữa các máy tính. Mạng máy tính sử dụng một số nguyên tắc căn bản để truyền. - Đảm bảo không bị mất mát khi truyền. - Thông tin phải được truyền nhanh chóng, kịp thời, chính xác. - Các máy tính trong một mạng phải nhận biết được nhau. - Cách đặt tên trong mạng, cũng nh­ cách thức xác định đường truyền trên mạng phải tuân theo một chuẩn nhất định. 1.2 Phân loại mạng máy tính. Người ta phân loại mạng khác nhau dựa trên các yếu tố sau. Nguyên tắc phân chia tài nguyên trên mạng, khoảng cách về địa lý, kỹ thuật chuyển mạch. Nhìn chung tất cả các mạng máy tính đều có thành phần chức năng và đặc tính nhất định đó là. - Máy phục vụ (Server) cung cấp tài nguyên cho người sử dụng mạng. - Máy khách (Client) truy cập tài nguyên dùng chung do máy phục vụ cung cấp. - Phương tiện truyền dẫn. - Dữ liệu dùng chung. - Máy in và các thiết bị dùng chung khác. Bất chấp những điểm tương đồng trên căn cứ vào nguyên tắc phân chia tài nguyên mạng máy tính được chia thành hai mạng rõ rệt- mạng ngang hàng (pear – to - pear) và mạng dựa trên máy phục vụ. 1.2.1.1 Mạng ngang hàng. Ở mạng này mỗi máy tính có thể kiêm các vai trò máy phục vụ và máy khách. Mạng ngang hàng cho phép các nhóm nhỏ người dùng dễ ràng dùng chung dữ liệu, thiết bị ngoại vi và dễ cài đặt thiết bị rẻ tiền. 1.2.1.2 Mạng dựa trên máy phục vụ. Mạng này lý tưởng nhất đối với các mạng dùng chung nhiều tài nguyên và dữ liệu. Người quản trị mạng có nhiệm vụ giám sát hoạt động trên mạng và đảm bảo sự duy trì an toàn trên mạng. Loại mạng này có thể có từ một máy phục vụ trở lên, tuỳ thuộc vào lưu lượng và số lượng thiết bị ngoại vi. Ngoài ra còn có loại mạng kết hợp các đặc tính ưu việt của cả hai loại mạng trên. Loại mạng này thông dụng nhất nhưng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hoạch định. 1.2.2 Phân loại theo khoảng cách địa lý. Nếu lấy khoảng cách địa lý làm yếu tố chính thì ta có mạng cục bộ, mạng đô thị, mạng diện rộng, mạng toàn cầu. - Mạng cục bộ gọi tắt là LAN (Local Area Network)- mạng này được cài đặt trong phạm vi nhỏ với khoảng cách lớn nhất giữa các nút mạng là vài chục km. - Mạng đô thị gọi tắt là MAN (Metropolitan Area Network)- mạng này được cài đặt trong phạm vi đô thị hoặc một trung tâm kinh tế xã hội có bán kính khoảng 100 km trở lại. - Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) – mạng này có phạm vi có thể vượt qua biên giới, quốc gia và thậm chí cả lục địa. - Mạng toàn cầu GAN. 1.2.3 Phân loại theo kỷ thuật chuyển mạch. Nếu lấy kỷ thuật chuyển mạch làm yếu tố chính thì ta sẽ có mạng chuyển mạch kênh, mạng chuyển mạch gói, mạng chuyển mạch thông báo. 1.2.3.1. Mạng chuyển mạch kênh. Đây là mạng mà giữa hai thực thễ muốn liên lạc với nhau, thì giữa chúng sẽ gây ra một kênh cố định và dữ liệu được truyền đi qua kênh đó, kênh đó được duy trì đến khi mét trong hai thực thể không liên lạc tiếp quá trình truyền dữ liệu của chuyển mạch kênh gồm ba giai đoạn : * Thiết lập đường truyền. A S2 S1 S3 S4 S5 S6 B DATA DATA3 * Truyền dữ liệu. * Huỷ bỏ kênh. Hình 1.1 Mạng chuyển mạch kênh Phương pháp này có nhược 2 điểm sau : - Tiêu tốn thời gian để thiết lập kênh cố định giửa hai thực thễ. - Hiệu suất sử dụng đường truyền không cao.Vì có lúc kênh bị huỷ bỏ không do cả hai bên đều hết thông tin cần truyền này.Mạng điện thoại là một ví dụ điển hình của mạng chuyển mạch kênh. 1.2.3.2 Mạng chuyển mạch thông báo. Thông báo (Message)- là một đơn vị thông tin của người sử dụng, có khuôn dạng được quy định trước. Mỗi thông báo đều có chứa vùng thông tin điều khiển trong đó chỉ định rõ đích của thông báo. Căn cứ vào thông tin mà mỗi nút trung gian có thể chuyển thông báo tới nút kế tiếp theo đường dẩn tới đích của nó. Mỗi nút cần phải lưu trữ tạm thời để đọc thông tin điều khiển trên thông báo để rồi sau đó chuyển tiếp thông báo đi. Tuỳ thuộc vào điều kiện của mạng, các thông báo khác nhau có thể gửi đi bằng các con đường khác nhau. A S2 S1 S3 S4 S5 B MASSAGE Hình 1.2 Mạng chuyển mạch thông báo Mạng chuyển mạch thông báo thích hợp với dịch vụ thư điện tử (Electronic Mail) hơn là áp dụng có tính thời gian thực, vì tồn tại độ trễ nhất định do lưu trữ và xử lý thông tin điều khiển tại mỗi nút. Phương pháp chuyển mạch thông báo có những ưu điểm sau: _ Hiệu xuất sử dụng đường truyền cao vì không chiếm dụng độc quyền mà được phân chia giữa nhiều thực thể. _ Mỗi nút mạng có thể lưu trữ thông báo cho tới khi kênh truyền rỗi mới gửi thông báo đi. Do đó giảm được tình trạng tắc nghẽn của mạng. _ Có thể điều khiển việc truyền tin bằng cách sắp xếp độ ưu tiên cho các thông báo. _ Có thể tăng hiệu suất sử dụng giải thông của mạng bằng cách gán địa chỉ quảng bá (Broad Cast addressing) để gửi thông báo đồng thời tới nhiều mục đích. Bên cạnh những ưu điểm còn sự hạn chế về kích thước của thông báo, có thể dẫn đến phí tổn lưu trữ tạm thời cao và ảnh hưởng đến thời gian đáp và chất lượng truyền đi 1.3.3.3 Mạng chuyển mạch gói . s1 s2 s4 s5 s3 s6 b a 1 2 3 4 4 1 4 2 1 1 2 2 4 3 3 4 2 3 1 2 3 4 M¹ng chuyÓn m¹ch gãi Về cơ bản mạng chuyễn mạch gói và mạng chuyển mạch thông báo là gần giống nhau. Điểm khác biệt là các gói được giới hạn kích thước tối đa sao cho các nút mạng có thể xử lý toàn bộ gói tin trong bộ nhớ mà không cần lưu trữ tạm thời trên đĩa (hình 1.3). Do đó mạng chuyển mạch gói chuyển các gói tin đi rất nhanh, bằng nhiều con đường khác nhau và hiệu quả cao hơn mạng chuyển mạch thông báo. Hình 1.3 Mạng chuyển mạch gói Vấn đề khó khăn nhất của mạng loại này là việc tập hợp các gói tin để tạo lại thông báo ban đầu của người sử dụng, đặc biệt biệt trong trường hợp các gói tin truyền theo nhiều đường khác nhau. CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC MẠNG 2.1 Điểm - Điểm. Kiểu cấu trúc điểm - điểm trong đó có các đường truyền nối từng cặp nút với nhau. Khi mét tin báo được truyền từ một nút nguồn nào đấy tới sẽ được tiếp nhận và lưu trữ đầy đủ ở các nút mạng trung gian cho đến khi đường truyền rỗi thì nó được gửi tiếp đi. Cứ nh­ thế cho đến tận nút đích của tin báo đó. Do cách thức làm việc này người ta gọi mạng này là mạng lưu–gửi tiếp ở (hình 2.1 ) dưới đây cho ta thấy một số ví dụ về kiểu mạng điểm - điểm. Hình 2.1 Một số kiểu dạng mạng điểm-điểm (A) Hình sao (B) Chu trình (C) Hình cây (D) Đầy đủ 2.2 Kiểu Khuếch tán. Đối với kiểu này tất cả các nút phân chia chung một đường truyền vật lý. Dữ liệu được gửi đi từ một nút nào đó sẻ có thể được tiếp nhận bởi các nút còn lại, bởi vậy cần chỉ ra địa chỉ đích của dữ liệu đến mỗi nút căn cứ vào đó để kiểm tra thêm dử liệu có phải dành cho mình không. Hình 2.2 Một số dạng mạng kiểu quảng bá Trong cấu trúc mạng BUS và vòng, cần một cơ chế trọng tài để giãi quyết các đụng độ khi có nhiều nút muốn truyền thông tin đồng thời Các mạng khuyếch tán có thể được chia ra làm hai loại (Tỉnh và động) tuỳ thuộc vào việc cấp phát đường truyền Một kiểu cấp phát tỉnh điển hình là chia thời gian thành các khoảng rời rạc, mà dùng cơ chế tỉnh điển hình là chia thời gian thành các khoảng rời rạc, và dùng cơ chế quay vòng để cấp phát đường truyền. Mỗi nút chỉ được phát tin đi tới cửa của thời gian của nó. Tuy nhiên nếu nút được cấp phát đường truyền mà không có gì để truyền thì sẽ gây ra lãng phí vô Ých. Vì thế trong một số hệ thống người ta cố gắng cung cấp phát động (cấp đường truyền theo yêu cầu) của kênh truyền cho các nút, các phương pháp cấp phát động có thể tập trung hay phân tán. Theo kiểu tập trung thì chỉ có một bộ phận duy nhất (nh­ trọng tài BUS chẳng hạn) có quyền xác định ai được cấp phát bằng cách nhận các yêu cầu và quyết định theo một giải pháp nào đấy. Còn kiểu phân tán thì không có bộ phận tập trung. Nh­ thế mỗi nút sẽ tự quyết định quyền được truyền hay không và người ta đã thiết kế được giải thuật để khắc phục những tình trạng hổn loạn tiềm năng khi trong một khoảng thời gian một số nút yêu cầu truyền. 2.3 Kiến trúc mạng phân tầng và mô hình OSI. 2.3.1. Kiến trúc mạng phân tầng. H×nh 2.3 Minh ho¹ kiÕn tróc ph©n tÇng Phần lớn các loại máy hiện nay đều được phân tích thiết kế theo quan điểm phân tầng. Mỗi hệ thống thành phần của mạng được xem nh­ là một cấu trúc đa tầng trong đó mỗi tầng được xây dựng trên tầng trước nó, số lượng các tầng cũng nh­ trên và chức năng của mỗi tầng tuỳ thuộc vào nhà thiết kế. Tuy nhiên trong hầu hết các mạng mục đích các tầng là để cung cấp một số dịch vụ nhất định cho tầng cao hơn jjjjjjjj. 2.3.2 Mô hình OSI. Để xây dựng mô hình OSI, OSI cũng xuất phát từ kiến trúc phân tầng trình bầy ở mục trên dựa trên nguyên tắc sau đây. - Đễ đơn giản cần hạn chế số tầng. - Tạo tương tác giữa các tầng sao cho các tương tác và mô tả các dịch vụ tối thiểu. - Chia các tầng sao cho các chức năng khác nhau được tách biệt với nhau, và các tầng ứng dụng các loại công nghệ khác nhau cũng được khác biệt. - Chọn danh giới các tầng theo kinh nghiệm đã được chứng tỏ là thành công. - Các chức năng được định vị sao cho có thể thiết kế lại tầng mà ảnh hưởng Ýt nhất tới các tầng kế nó. - Tạo danh giới các tầng sao cho có thể chuẩn hoá giao diện tương ứng. - Tạo một tầng dữ liệu được xử lý một cách khác biệt. - Cho phép thay đổi chức năng hoặc giao thức trong một tầng không làm ảnh hưởng đến tầng khác. - Mỗi tầng chỉ có các danh giới với các tầng kế trên hoặc dưới nó, các nguyên tắc tương tự khi chia các tầng con. - Có thể chia một tầng thành các tầng con khi cần thiết. - Tạo các tầng con để cho phép giao diện với các tầng kế cận. Cho phép huỷ bỏ các tầng con khi không cần thiết. Hình 2.4 Mô hình OSI bảy tầng Tầng vật lý. Tầng này có chức năng thực hiện việc kết nối các thành phần của mạng bằng liên kết vật lý, nhằm đảm bảo cho việc truy nhập đường truyền và các chuỗi bit không cấu trúc nên các đường truyền vật lý. Cung cấp các phương tiện điện, cơ, chức năng, thủ tục để kích hoạt, duy trì và đình chỉ liên kết vật lý giữa các hệ thống. Tầng liên kết dữ liệu. Nhiệm vụ của tầng này bao gồm. - Định địa chỉ cho các thiết bị trên mạng. - Điều khiển truy nhập đường truyền. - Tính toán giá trị kiểm tra của từng frame trước khi truyền. - Truyền dữ liệu, truyền lại các frame bị mất và thất lạc. - Khôi phục quá trình xử lý khi lỗi được phát hiện. - Điều khiển lưu lượng để điều chỉnh khung được truyền. Tầng mạng. Tầng mạng cung cấp các phương tiện để truyền các đơn vị dữ liệu qua mạng, thậm chí qua một mạng của các mạng. Bởi vậy nó cần phải đáp ứng nhiều kiểu mạng và nhiều kiểu dịch vụ cung cấp bởi mạng khác nhau. Hai chức năng thông tầng mạng là chọn đường và chuyển tiếp dữ liệu. Tầng giao vận. Tầng này là tầng cao nhất của nhóm các tầng thấp, mục đích của nó là cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu sao cho các chi tiết cụ thể truyền thông ở bên dưới trở nên trong suốt đối với các tầng cao. Nhiệm vụ của tầng giao vận rất phức tạp, nó phải tính đến khả năng thích ứng với một phạm vi rất rộng các đặc trưng của mạng, mạng có thể là có liên kết hoặc không liên kết, có thể có tin cậy hoặc chưa đảm bảo tin cậy... Nó phải biết được yêu cầu và chất lượng dịch vụ của người sử dụng, đồng thời biết được khả năng cung cấp dịch vụ của mạng bên dưới. Tầng phiên. Tầng này là tầng thấp nhất trong nhóm các tầng cao cụ thể là điều phối việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng bằng cách lập và giải phóng các phiên. Cung cấp các điểm đồng bộ hoá đẻ kiểm soát việc trao đổi dữ liệu. Áp đặt các quy tắc cho các tương tác giữa các ứng dụng của người sử dụng. Cung cấp cơ chế lấy lượt trong quá trình trao đổi dữ liệu. Tầng trình diễn. Mục đích của tầng này là đảm bảo các hệ thống cuối có thể truyền thông có kết quả ngay cả khi chúng sử dụng các biểu diễn thông tin khác nhau. - Cấu trúc và mã hoá các đơn vị dữ liệu của giao thức trình diễn dùng để truyền dữ liệu và thông tin điều khiển. - Các thủ tục để truyền dữ liệu và thông tin điều khiển giữa các thực thể trình diễn của hai hệ thống mở. - Liên kết giao thức trình diễn với các dịch vụ trình diễn và dịch vụ phiên. Tầng ứng dụng. Tầng này có một số đặc điểm khác với các hệ thống mở và các tiến trình sử dụng các AP sử dụng môi trường OSI để trao đổi dữ liệu trong quá trình thực hiện của chúng. Tầng ứng dụng là tầng cao nhất trong mô hình OSI 7 tầng. Tầng ứng dụng bao gồm các thực thể ứng dụng, các thực thể này dùng các giao thức ứng dụng và các dịch vụ trình diễn để trao đổi thông tin. Các AE cung cấp cho các AP các phương tiện cần thiết để truy nhập môi trường OSI. Tuy nhiên tầng ứng dụng chủ yếu để giải quyết vấn đề ngữ nghĩa là không giải quyết vấn đề cú pháp nh­ tầng trình diễn. 2.4 Một số phương pháp truy nhập đường truyền. 2.4.1 Phương pháp CSMA/CD. Phương pháp truy nhập ngẫu nhiên này, được sử dụng cho TOPO dạng BUS. Mọi trạm đều có thể truy nhập vào BUS chung (đa truy nhập ) một cách ngẫu nhiên do vậy rất có thể dẫn đến xung đột (Hai hoặc nhiều hơn hai trạm đồng thời cùng truyền dữ liệu ). CSMA/CD là phương pháp cải tiến từ phương pháp CSMA hay còn gọi là LPT. Một trạm cần truyền dữ liệu trước hết phải nghe xem đường truyền đang bận hay rỗi, nếu rỗi thì truyền dữ liệu đi ngược lại, nếu đường truyền bận thì trạm phải thực hiện theo mét trong 3 phương pháp sau. - Trạm rút lui: chờ đợi trong một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi lại bắt đầu nghe đường truyền. - Trạm tiếp tục nghe đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ liệu đi với xác suất bằng 1. - Trạm tiếp tục nghe đến khi đường truyền rỗi thì truyền đi với xác suất P định trước (0<p<1). Rõ ràng là đối với phương pháp 1 có hiệu quả trong việc tránh xung đột vì hai trạm cần truyền khi thấy đường truyền bận cùng rút lui và chờ đợi trong các khoảng thời gian ngẫu nhiên khác nhau. Nhược điểm của nó là có thể sinh ra thời gian “chết” của đường truyền sau mỗi cuộc truyền ngược lại. Phương pháp hai cố gắng giảm thời gian chết bằng cách cho phép một trạm có thể truyền ngay sau khi cuộc truyền kết thúc. Song không may nếu lúc đó có hơn một trạm đang đợi thì khả năng xảy ra xung đột là rất cao. Phương pháp 3 với giá trị phải lựa chọn hợp lý thì có thể tối thiểu hoá được khả năng xung đột lẫn thời gian “chết” của đường truyền. Xảy ra xung đột thường là do trễ truyền dẫn mấu chốt của vấn đề này là ở chỗ-vì các trạm chỉ nghe trước khi nói (mà không nghe trong khi nói) nên thực tế có xung đột nhưng các trạm không hay biết mà vẫn tiếp tục truyền dữ liệu đi, gây ra việc chiếm dụng đường truyền một cách vô Ých. Để có thể phát hiện xung đột CSMA/CD đã bổ xung thêm quy tắc. - Khi một trạm đang truyền nó vẫn tiếp tục nghe đường truyền. Nếu phát hiện thấy xung đột đường truyền thì nó ngưng ngay việc truyền nhưng vẫn tiếp tục gửi tín hiệu sóng mang thêm một thời gian nữa để đảm bảo rằng tất cả các trạm trên mạng đều có thể nghe được sự xung đột đó. Sau đó trạm chờ đợi thêm một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi thử truyền lại theo quy tắc của CSMA. - Các phương pháp truy nhập có điều khiển chủ yếu dùng kỹ thuật chuyển thẻ bài để cấp phát quyền truy nhập đường truyền. 2.4.2 TOKEN BUS. Nguyên lý của phương pháp này là đễ cung cấp phát quyền truy nhập đường truyền cho các trạm đang có nhu cầu truyền dữ liệu. Một thẻ bài được lưu chuyển trên một vòng LOGIC thiết lập bỡi các trạm đó, khi một trạm nhận được thẻ bài thì nó có thễ sử dụng đường truyền trong một thời gian xác định trước trong thời gian đó nó có thể truyền một hoặc nhiều đơn vị dữ liệu. Khi đã hết dữ liệu hoặc hết hạn thời gian cho phép trạm phải chuyển thẻ bài tới trạm tiếp theo trong vòng LOGIC. Hình 2.5 Vòng Logic trong mạnh BUS Việc thiết lập vòng logic cụ thễ là phải thực hiện các công việc sau : - Bỗ sung một trạm vào vòng logic. - Loại bỏmột trạm khỏi vòng logic. - Quản lý lỗi. 2.4.3 TOKEN RING. Phương pháp này cũng dựa trên nguyên lý cấp phát thẻ bài, để cấp phát quyền truy nhập đường truyền. Nhưng ở đây thẻ bài lưu chuyển có thể là theo vòng logic hoặc lưu chuyển theo vòng vật lý. Thứ tự vòng vật lý dựa trên cơ sở tất cả các trạm được kết nối vật lý trong Ring. Không quan tâm tới việc chúng có tham gia vào chu trình truyền tin hay không. Một trạm khi muốn truyền dữ liệu cho đến khi nhận được thẻ bài rỗi khi đó trạm này sẽ đổi bit trạng thái rỗi thành bận và truyền một đơn vị dữ liệu cùng với thẻ bài đi theo chiều quy định của vòng. Lúc đó sẽ không còn thẻ bài rỗi trên vòng nữa do chiều quy định của vòng. Lúc đó sẽ không còn thẻ bài rỗi trên vòng nữa, do đó tất cả các trạm muốn truyền dữ liệu phải đợi. Dữ liệu khi đến trạm đích sẽ được sao lại rồi lại cùng với thẻ bài đi tiếp cho đến khi quay về nguồn. Trạm nguồn sẽ huỷ bỏ đổi bit trạng thái bận thành trạng thái rỗi và cho lưu chuyển tiếp trên vòng để các trạm khác có thễ nhận được quyền truyền dữ liệu. Hình 2.6 Token Ring 2.5 So sánh CSMA/CD Với các phương pháp dùng thẻ bài. Độ phức tạp của phương pháp dùng thẻ bài lớn hơn nhiều so với phương pháp CSMA/CD. Những công việc mà một trạm phải làm trong phương pháp CSMA/CD đơn giãn hơn nhiều so với hai phương pháp dùng thẻ bài. Mặt khác hiệu quả của các phương pháp dùng thẻ bài không cao trong điều kiện tải nhẹ. Một trạm có thể phải đợi khá lâu mới đến lượt.Tuy nhiên ,các phương pháp dùng thẻ bài cũn có những yêu điểm quan trọng. Đó là khả năng điều hoà lưu thông trong mạng, hoặc bằng cách lập chế độ ưu tiên cấp phát thẻ bài cho các tạm cho trước. CHƯƠNG III MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA MẠNG MÁY TÍNH 3.1. VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT LỖI. Dù trong một hệ thống có độ tin cậy cao hay thấp thì lỗi truyền tin vẫn là một vấn đề không thể tránh khỏi. Lỗi truyền tin xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân như chất lượng đường truyền dẫn, thời tiết, khí hậu, tiếng ồn, nhiễu từ các hệ thống khác... Với các hệ thống không đòi hỏi độ tin cậy cao thì một số lỗi có thể chấp nhận được. Nhưng hiện nay, hầu hết các hệ thống đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối thì kiểm soát lỗi (Error Control) là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Tìm cách định vị và khắc phục lỗi ở mức tối đa, do đó việc kiểm tra,soát lỗi được các nhà thiết kế mạng đưa ra hai phương pháp sau. *Dùng mã dò lỗi cho phép phát hiện lỗi nhưng không định vị được và yêu cầu bên phát truyền lại. *Dùng mã sửa lỗi cho phép phát hiện lỗi, định vị được và điều này cho phép sửa được lỗi mà không phải yêu cầu truyền lại.Có nhiều loại mã dò lỗi và kiểm soát lỗi, mỗi phương pháp sẽ có cách dò tìm, phát hiện và sửa lỗi khác nhau. Nguyên lý chung của tất cả các phương pháp sửa lỗi là thêm vào tập mã cần truyền