Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ởnước ta đã có từrất lâu đời. Đây là một ngành
kinh tếcó hình thức phát triển rất đa dạng và hiện nay đang có xu hướng phát triển theo
hướng công nghiệp hoá.
Trong xu hướng phát triển nhưhiện nay thì nhu cầu, thịhiếu của con người càng
được nâng cao. Vấn đề đầu tưkhoa học công nghệ, phát triển kinh tế, nâng cao chất
lượng sản phẩm, hàng hoá là rất quan trọng, trong đó ngành chăn nuôi là không ngoại lệ.
Phát triển ngành chăn nuôi là áp dụng các biện pháp kỹthuật đểnâng cao chất
lượng con giống, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt, nâng cao sản lượng chăn nuôi
nhằm đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vềsửdụng thịt trên thịtrường. Vấn đềnày đòi
hỏi ngành công nghệchếbiến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm cần phải có những
dây chuyền công nghệhiện đại đểtạo ra được những thức ăn có chất lượng tốt, cân đối
vềnhu cầu dinh dưỡng và giảm được chi phí trong chăn nuôi, cung cấp đủnguồn thức
ăn cho ngành chăn nuôi.
Hiện nay ngành công nghệthực phẩm phát triển mạnh và các sản phẩm phụcủa
ngành này góp phần không nhỏvào sựphát triển của ngành công nghệchếbiến thức ăn
chăn nuôi. Bên cạnh đó ngành trồng trọt cũng khá phát triển cung cấp cho ngành chế
biến một lượng lớn nguyên liệu chếbiến thức ăn cho chăn nuôi đảm bảo giá trịdinh
dưỡng và đa dạng sản phẩm thức ăn.
Cùng với sựkhuyến khích của nhà nước, ngành chăn nuôi và trồng trọt trong
tương lai sẽphát triển mạnh với quy mô lớn theo hướng hiện đại. Trong sựphát triển
đó thì vai trò của ngành công nghệchếbiến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm là rất
quan trọng, đây là một ngành không thểthiếu, tồn tại song song, hỗtrợcho sựphát
triển của ngành chăn nuôi nói riêng và góp phần phát triển kinh tế đất nước nói chung.
89 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4891 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế nhà chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với năng suất 50 tấn sản phẩm/ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 1 - GVHD: Th.s.Trần Xuân Ngạch
Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. SVTH: Lê Thị Hương
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nước ta đã có từ rất lâu đời. Đây là một ngành
kinh tế có hình thức phát triển rất đa dạng và hiện nay đang có xu hướng phát triển theo
hướng công nghiệp hoá.
Trong xu hướng phát triển như hiện nay thì nhu cầu, thị hiếu của con người càng
được nâng cao. Vấn đề đầu tư khoa học công nghệ, phát triển kinh tế, nâng cao chất
lượng sản phẩm, hàng hoá là rất quan trọng, trong đó ngành chăn nuôi là không ngoại lệ.
Phát triển ngành chăn nuôi là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất
lượng con giống, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt, nâng cao sản lượng chăn nuôi
nhằm đáp ứng một lượng lớn nhu cầu về sử dụng thịt trên thị trường. Vấn đề này đòi
hỏi ngành công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm cần phải có những
dây chuyền công nghệ hiện đại để tạo ra được những thức ăn có chất lượng tốt, cân đối
về nhu cầu dinh dưỡng và giảm được chi phí trong chăn nuôi, cung cấp đủ nguồn thức
ăn cho ngành chăn nuôi.
Hiện nay ngành công nghệ thực phẩm phát triển mạnh và các sản phẩm phụ của
ngành này góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghệ chế biến thức ăn
chăn nuôi. Bên cạnh đó ngành trồng trọt cũng khá phát triển cung cấp cho ngành chế
biến một lượng lớn nguyên liệu chế biến thức ăn cho chăn nuôi đảm bảo giá trị dinh
dưỡng và đa dạng sản phẩm thức ăn.
Cùng với sự khuyến khích của nhà nước, ngành chăn nuôi và trồng trọt trong
tương lai sẽ phát triển mạnh với quy mô lớn theo hướng hiện đại. Trong sự phát triển
đó thì vai trò của ngành công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm là rất
quan trọng, đây là một ngành không thể thiếu, tồn tại song song, hỗ trợ cho sự phát
triển của ngành chăn nuôi nói riêng và góp phần phát triển kinh tế đất nước nói chung.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2 - GVHD: Th.s.Trần Xuân Ngạch
Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. SVTH: Lê Thị Hương
Trong thời gian vừa qua ngành chăn nuôi có nhiều biến động, chế biến thức ăn
chăn nuôi gặp không ít khó khăn nhưng nó vẫn phát triển, đây là một điều đáng mừng.
Với những kết quả mà ngành chế biến thức ăn chăn nuôi mang lại tác giã đã chọn đề
tài: “Thiết kế nhà chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với năng suất 50 tấn
sản phẩm/ngày”. Với mục đích sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại tạo ra lượng
thức ăn chăn nuôi chất lượng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu thức ăn chăn nuôi, tạo công
việc làm cho người lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 3 - GVHD: Th.s.Trần Xuân Ngạch
Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. SVTH: Lê Thị Hương
CHƯƠNG 1
LẬP LUẬN KINH TẾ - KỸ THUẬT
1.1. Sự cần thiết phải đầu tư
Việt Nam là nước nông nghiệp, phần lớn dân cư tập trung ở nông thôn, tham gia
kinh tế vườn, ao, chuồng là chủ yếu. Trong đó ngành chăn nuôi đem lại lợi nhuận kinh
tế cao, và có thể phát triển trên mọi địa hình. Để ngành chăn nuôi phát triển mạnh thì
chúng ta cần đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm để phục
vụ đầy đủ và tốt hơn cho người chăn nuôi, từ đó đưa ngành công nghiệp chế biến các
sản phẩm chăn nuôi phát triển mạnh.
Qua tìm hiểu vị trí địa lý, khí hậu, hệ thống giao thông vận tải và các điều kiện
khác, tôi quyết định xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm tại thị trấn
nông trường Lệ Ninh, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
1.2. Đặc điểm thiên nhiên
- Địa điểm xây dựng nhà máy: Nhà máy xây dựng cách trung tâm thị trấn 5km về
phía bắc. Nhà máy được xây dựng trên vùng đất cao, bằng phẳng, rộng, không bị lũ lụt.
Phía tây là núi và cách nhà máy 1km về phía đông là đường mòn Hồ Chí Minh, gần
nhà máy có trạm xăng dầu lớn của huyện, giao thông thuận lợi.
- Về khí hậu: Quảng Bình có khí hậu tương đối ổn định, nhiệt độ trung bình 25 -
260C, độ ẩm trung bình 84,5 - 85% và có hướng gió chủ đạo là .
1.3. Nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy lấy từ nguồn nguyên liệu của các địa
phương trong tỉnh, các tỉnh lân cận như: Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tây Nguyên…và nguồn nhập khẩu.
1.4. Hệ thống giao thông vận tải
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 4 - GVHD: Th.s.Trần Xuân Ngạch
Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. SVTH: Lê Thị Hương
Vị trí xây dựng gần đường mòn thuận lợi cho việc vận chuyển, xuất nhập nguyên
liệu, sản phẩm trong nhà máy với bên ngoài.
1.5. Nguồn cung cấp điện
Sử dụng nguồn điện từ hiệu điện thế 220V/380V, nguồn điện lấy từ lưới điện quốc
gia, ngoài ra để nhà máy được sản xuất liên tục nhà máy còn lắp thêm máy phát điện
dự phòng.
1.6. Nguồn cung cấp nước
Sử dụng nguồn nước từ giếng bơm của nhà máy, có bể lọc xử lý nước trước khi
đưa vào sử dụng.
1.7. Thoát nước và xử lí nước
Nguồn nước thải của nhà máy chủ yếu là nước thải sinh hoạt nên không cần thiết
phải có hệ thống xử lý nước thải riêng trong nhà máy.
1.8. Hợp tác hoá
Gần nhà máy có các xưởng chế biến lương thực, các trại chăn nuôi, như vậy có thể
tận dụng các chế phẩm, phế liệu của các xưởng, tiêu thụ sản phẩm nhanh…
1.9. Nguồn nhân lực
Đội ngủ công nhân chủ yếu ưu tiên trong tỉnh và các tỉnh lân cận
Đội ngủ cán bộ được tuyển dụng, đào tạo từ các trường học
1.10. Nguồn cung cấp nhiên liệu
Nhà máy sử dụng dầu DO được lấy từ các trạm xăng dầu trong thị trấn
Từ những phân tích trên, tôi quyết định xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia
súc, gia cầm với năng suất 50 tấn sản phẩm/ngày tại thị trấn nông trường Lệ Ninh,
huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Với năng suất này thì ngoài việc đáp ứng nhu cầu
thức ăn chăn nuôi trong tỉnh còn đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi cho một số tỉnh
lân cận.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 5 - GVHD: Th.s.Trần Xuân Ngạch
Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. SVTH: Lê Thị Hương
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU
Mục đích của chế biến thức ăn hỗn hợp nhằm cân bằng đầy đủ các chất dinh
dưỡng trong khẩu phần ăn để phù hợp nhu cầu sinh trưởng, phát triển và sinh sản của
gia súc, gia cầm.
Để cân đối thành phần thức ăn trong thức ăn hỗn hợp như: chất xơ, chất bột
đường, chất mỡ, chất khoáng, vitamin…thông thường người ta sử dụng các loại
nguyên liệu sau.
2.1. Thức ăn thô xanh
Là loại thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn tự do của gia súc, sử dụng chủ
yếu ở trạng thái tươi xanh. Thức ăn xanh có thể chia làm 2 nhóm chính gồm cây cỏ tự
nhiên và gieo trồng.
Đặc điểm dinh dưỡng:
- Thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều chất xơ, tỷ lệ nước trung bình 80÷90%, tỷ lệ
xơ trung bình ở giai đoạn non là 2÷3%, trưởng thành 6÷8% tuỳ loại nguyên liệu. Do thức
ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều xơ nên có khối lượng lớn gia súc không ăn được nhiều.
- Thức ăn xanh dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng cao, tỷ lệ tiêu hoá đối với loài
nhai lại là 75÷80%, đối với lợn 60÷70%, là loại thức ăn dễ trồng, năng suất cao.
- Thức ăn xanh giàu vitamin: nhiều nhất là caroten, vitamin B đặc biệt là vitamin
B2 và vitamin E, vitamin D thấp nhất.
- Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh dưới 4% tính theo vật chất khô, chủ yếu
là các axit béo chưa no. Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tuỳ theo tính chất đất đai,
chế độ phân bón.
Những điểm cần chú ý khi sử dụng:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 6 - GVHD: Th.s.Trần Xuân Ngạch
Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. SVTH: Lê Thị Hương
- Cần thu hoạch đúng thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao. Nếu thu hoạch
sớm ít xơ, nhiều nước, hàm lượng vật chất khô thấp.
- Đề phòng một số chất có sẵn trong thức ăn: lá sắn, cây cao lương, cỏ xu
đăng… có độc tố HCN, ngoài ra trong thức ăn xanh còn chứa NO3 dưới dạng KNO3,
nếu hàm lượng NO3 quá cao sẽ gây cho con vật ngộ độc và chết.
2.2. Thức ăn tinh bột giàu năng lượng
2.2.1. Sắn củ
Sắn củ tươi là loại thức ăn có hàm lượng nước khá cao 75-92%, protein thấp 3-5%.
Đây là loại thức ăn giàu tinh bột, nghèo khoáng, Ca, P thấp, giàu K, nghèo vitamin,
hàm lượng xơ cao.
Sắn có hai loại: Sắn đắng có hàm lượng độc tố trên 0,02% và sắn ngọt có hàm
lượng độc tố dưới 0,01%. Sắn củ tươi không bảo quản được lâu tốt nhất sau khi thu
hoạch thái lát, phơi khô.
Sắn sử dụng trong chăn nuôi ở nhiều dạng: cho ăn sắn tươi, sắn khô, bã sắn, bột lá sắn.
Sắn củ là nguồn thức ăn giàu năng lượng (đối với lợn từ 3000-3100 Kcal/kg). Gia
súc không thích ăn sắn bột nhưng lại thích ăn sắn viên. Trong chế biến thức ăn hỗn hợp
sắn được sử dụng ở dạng khô, nghiền mịn.
2.2.2. Hạt ngũ cốc
Hạt ngũ cốc gồm: hạt lúa, ngô, đại mạch, kê… Sản phẩm phụ của hạt ngũ cốc gồm
cám, tấm, tấm bổi, trấu…
Hạt ngũ cốc có thành phần chủ yếu là tinh bột. Protein khoảng 8-12%, nhiều nhất
là ở lúa mỳ 22%. Hàm lượng lipit từ 2-5%, nhiều nhất là ở ngô và lúa mạch. Hàm
lượng xơ thô từ 7-14%, nhiều nhất là ở các loại hạt có vỏ như lúa mạch và thóc, ít nhất
ở bột mỳ và ngô từ 1,8-3%.
Hạt ngũ cốc nghèo khoáng đặc biệt là Ca
Hạt ngũ cốc rất nghèo vitamin A, D, B2 (trừ ngô vàng rất giàu caroten), giàu E, B1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 7 - GVHD: Th.s.Trần Xuân Ngạch
Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. SVTH: Lê Thị Hương
Hạt ngũ cốc là loại thức ăn tinh chủ yếu cho bê, nghé, lợn và gia cầm, hạt ngũ cốc
và sản phẩm phụ của nó chiếm 90% nguồn năng lượng cung cấp trong khẩu phần.
Ngô
Ngô gồm có 3 loại: ngô vàng, ngô trắng, ngô đỏ.
Ngô vàng chứa sắc tố cryptoxanthin là tiền chất của vitamin A sắc tố này có liên
quan tới màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc, màu của lòng đỏ trứng của gia cầm.
Trong số các hạt cốc dùng làm thức ăn gia súc, trừ cao lương thì ngô có năng
lượng cao nhất, nhưng hàm lượng protein lại thấp hơn các hạt cốc khác. Ngô giàu tinh
bột, ngon miệng, tỷ lệ tiêu hoá cao.
Ngô chứa 65% tinh bột, lượng xơ thấp, năng lượng cao 3200-3400 kcal/kg. Protein
thô từ 8-13%, lipit từ 3-6% chủ yếu là các acid béo chưa no. Protein trong ngô nghèo
các axit amin lyzin, methionin và tryptophan. Khiếm khuyết Ca và một số khoáng chất,
vitamin do đó cần phải sử dụng phối hợp ngô chung với thức ăn khác nhằm đảm bảo
dinh dưỡng động vật nuôi, cân đối protein, khoáng và vitamin.
Hiện nay người ta dùng ngô để sản xuất bột và glucoza cho người. Nhiều sản sản
phẩm của ngô rất thích hợp cho động vật như lá và thân cây ngô có thể dùng cho
bò,trâu ăn rất tốt, quan trọng hơn là mầm ngô, cám ngô và gluten. Khi 3 loại này hỗn
hợp lại tạo thành sản phẩm có tên là bột ngô-gluten, chứa xấp xỉ 24% protein thô, 3-5%
xơ thô. Hỗn hợp này thích hợp cho tất cả các loại gia súc gia cầm, đặc biệt là bò sữa
tuy vậy cũng cần bổ sung thêm acid amin công nghiệp để đầy đủ thành phần acid amin
trong khẩu phần thức ăn.
Tỷ lệ tiêu hoá của ngô cao từ 85-90%.
Ngô là loại ngũ cốc có chứa đường và mỡ cao nên ngô dễ bị nhiễm nấm mốc khi
độ ẩm trên 15% làm giảm chất lượng của ngô,thậm chí còn chứa độc tố aflatoxin. Vì
vậy khi bảo quản cần chú ý phơi khô, để nguội, bảo quản trong cao ráo với độ ẩm ngô
tối thiểu là 13%.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 8 - GVHD: Th.s.Trần Xuân Ngạch
Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. SVTH: Lê Thị Hương
Cám gạo
Cám gạo là phụ phẩm quan trọng của thóc lúa, là nguồn thức ăn giàu vitamin nhóm
B: B1, B6, biotin và rất hấp dẫn đối với vật nuôi. Thường dùng để chế biến thức ăn tổng
hợp. Năng lượng trao đổi của cám gạo 2.650 Kcal/kg, hàm lượng protein 12,5%, hàm
lượng dầu 13,5%. Dầu cám chủ yếu là các acid béo không no, các acid này dễ bị ôxy
hoá làm cho dầu bị ôi, làm giảm chất lượng của cám và cám trở nên đắng khét. Do vậy
nếu ép hết dầu thì cám trở nên dễ bảo quản hơn, nhưng phụ thuộc vào các phương pháp
ép khác nhau mà lượng dầu còn trong cám ít hay nhiều.
Cám gạo bao gồm một số thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu và một
ít tấm. Giá trị dinh dưỡng của cám thay đổi tuỳ thuộc vào hàm lượng trấu trong cám.
Nhiều trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ năng lượng của
thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hoá.
Cám mì
Cám mỳ là phụ phẩm của công nghiệp chế biến bột mì. Cám mì là loại thức ăn tốt
để nuôi lợn. So với cám gạo thì cám mì có hàm lượng protein cao hơn, ít dầu hơn, năng
lượng trao đổi bằng 2420 Kcal/kg. Cám mì thường có hai loại, loại màu vàng nâu nhạt
hoàn toàn là vỏ cám; loại màu trắng ngà, ngoài vỏ cám còn lẫn cả tinh bột.
Tấm
Tron quá trình xay xát gạo thu hồi được 3% tấm. Về mặt dinh dưỡng tấm tương
đương gạo. Về mặt năng lượng và protein tấm tương đương ngô.
2.3. Thức ăn bổ sung protein
2.3.1. Thức ăn bổ sung protein nguồn gốc thực vật
Gồm hạt đậu tương, đậu xanh, đậu mèo, đậu triều, lạc, vừng…. và các khô dầu.
Đây là loại thức ăn giàu protein, protein từ 30-40%. Chất lượng protein cao hơn và
cân đối hơn so với hạt ngũ cốc. Tuy chất lượng protein của hạt họ đậu không bằng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 9 - GVHD: Th.s.Trần Xuân Ngạch
Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. SVTH: Lê Thị Hương
protein động vật nhưng có một số hạt đậu giá trị sinh vật học protein của chúng gần
bằng với cá, trứng sữa.
Tuy nhiên hạt họ đậu nói chung chưa hoàn toàn cân đối về axit amin, trong đó axit
glutamic, cystin và methionin thường thiếu.
Đậu tương
Đậu tương là một trong những loại họ đậu được sử dụng phổ biến đối với gia súc,
gia cầm. Trong đậu tương có 50% protein thô, 16-21% lipit, protein đậu tương chứa
đầy đủ các axit amin cần thiết như cystin, lyzin nhưng methionin là axit amin hạn chế
thứ nhất trong đậu tương. Đậu tương giàu Ca, P hơn so với hạt ngũ cốc nhưng nghèo
vitamin nhóm B nên khi sử dụng cần bổ sung thêm vitamin nhóm B, bột thịt, bột cá.
Ngoài ra còn một số loại hạt họ đậu khác cũng rất giàu protein như hạt cái dầu, hạt
hướng dương chứa 38% protein thô, hạt vừng chứa 46% protein thô, rất giàu arginin và
lơxin.
Khô dầu lạc
Khô dầu là sản phẩm của các hạt có dầu sau khi đã ép lấy dầu, phần còn lại làm
thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm. Các sản phẩm này bao gồm khô dầu lạc, khô dầu
đậu tương, khô dầu lanh, khô dầu bông, khô dầu dừa, khô dầu hướng dương.
Trong khô dầu lạc có 30-38% protein thô, axit amin không cân đối, thiếu lyzin,
cystin, methionin. Ngoài ra khô dầu lạc rất ít vitamin B12 do vậy khi dùng protein khô
dầu lạc đối với lợn và gia cầm cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12.
Khô dầu lạc trên thị trường có loại cả vỏ, có loại lạc nhân. Tuỳ theo công nghệ chế
biến, có loại khô dầu lạc ép thủ công, khô dầu lạc ép máy, khô dầu lạc chiết ly.
Khô dầu lạc vỏ có tỷ lệ protein thấp, tỷ lệ xơ cao 23%, nên không dùng để nuôi gia
cầm, lợn.
Khô dầu lạc nhân chiết ly có tỷ lệ protein 49-57%, tỷ lệ xơ 4-5,7%, dầu 0,6- 3%.
Để nâng cao hiệu quả của khẩu phần, nên sử dụng khô dầu lạc kết hợp với bột cá,
khô đậu tương hoặc bổ sung axit amin công nghiệp.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 10 - GVHD: Th.s.Trần Xuân Ngạch
Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. SVTH: Lê Thị Hương
Khô dầu đậu nành
Khô dầu đậu nành chứa 1% béo, là một trong những nguồn protein hữu hiệu nhất
cho động vật. Protein của nó chứa đầy đủ các axit amin không thay thế nhưng hàm
lượng cystin và methionin còn thấp. Bã dầu đậu nành chứa một số độc tố, chất kích
thích hoặc ức chế sinh trưởng, bánh dầu đậu nành nghèo vitamin nhóm B nhưng là
nguồn cung cấp Ca, P khá hơn hạt ngũ cốc.
2.3.2. Thức ăn bổ sung protein nguồn gốc động vật
Bao gồm các sản phẩm phụ được thu nhận từ các ngành sản xuất và chế biến thịt
cá, lò mổ gia súc gia cầm, chế biến sữa, tôm, cua, mực, cá…Các loại thức ăn này có
giá trị dinh dưỡng khá cao, hàm lượng protein khoảng trên dưới 50%, có đầy đủ các
axit amin không thay thế, là loại thức ăn cân đối nhất với gia súc, gia cầm.
Loại thức ăn này khó bảo quản và vận chuyển, khi bảo quản thường gây ra mùi ôi
khét khó chịu và một số axit amin bị phân huỷ. Do vậy cần phải sấy khô ở một điều
kiện nhất định, độ ẩm sau khi sấy phải nhỏ để giảm đến mức thấp nhất khả năng phân
huỷ thành phần dinh dưỡng của thức ăn.
Bột cá
Là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc, gia cầm, là loại thức ăn giàu protein.
Loại bột cá tốt chứa 50-60% protein, tỷ lệ axit amin cân đối có nhiều axit amin chứa
lưu huỳnh, bột cá giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối, giàu vitamin B1, B12 ngoài ra còn
vitamin A và D.
Bột tôm
Bột tôm làm thức ăn gia súc là phụ phẩm của các cơ sở sản xuất tôm đông lạnh,
chế biến từ đầu tôm, vỏ tôm, và một số tôm vụn. Bột tôm hàm lượng protein không
cao, thường ở mức 30%. Nhược điểm của bột tôm là thành phần kittin trong nitơ cao,
chất kittin không tiêu hoá được. Bột tôm giàu Ca, P, nguyên tố vi lượng nên dùng nuôi
gà đẻ trứng rất tốt.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 11 - GVHD: Th.s.Trần Xuân Ngạch
Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. SVTH: Lê Thị Hương
Sữa bột gầy
Sữa bột gầy chế biến từ sữa đã khữ bơ dùng để nuôi bò và sản xuất thức ăn cho lợn
con đang theo mẹ hoặc lợn con đang cai sữa. Sữa bột gầy có hàm lượng protein 32%,
có đầy đủ các axit amin không thay thế phù hợp với yêu cầu của gia súc non, nó là
thành phần thiết yếu trong thức ăn lợn con.
Bột máu
Bột máu là thức ăn gia súc có hàm lượng protein rất cao 85%, hàm lượng lizin 7,4-
8%. Bột máu sấy phun là loại có chất lượng cao nhất. Bột máu là thành phần không thể
thiếu được trong thức ăn của lợn con đang theo mẹ.
Bột thịt xương
Bột thịt xương được chế biến từ xác gia súc không làm thực phẩm, từ các phụ
phầm chế biến thịt như phủ tạng, nhau thai, xương, máu. Nguyên liệu chế biến bột thịt
xương rất đa dạng nên hàm lượng dinh dưỡng bột thịt xương cũng biến động lớn. Bột
thịt xương tốt có hàm lượng protein 50%. Hàm lượng tryptophan và methionin trong
bột thịt xương thấp. Tuy nhiên nó là nguồn cung cấp Ca, P, lý tưởng. Sử dụng bột thịt
xương cần chú ý đến điều kiện bảo quản, bột thịt xương rất dễ thối, mốc, nhiểm vi
khuẩn có hại.
2.4. Các sản phẩm phụ của các ngành chế biến
2.4.1. Sản phẩm phụ của ngành nấu rượu bia
Gồm bã rượu, bã bia…đều là những loại thức ăn nhiều nước (90% là nước) do vậy
khó bảo quản và vận chuyển.
Hàm lượng dinh dưỡng trong 1kg bã rượu có 0,26 đơn vị thức ăn, 46g protein tiêu hoá.
Trong 1kg bã bia khô có 0,8-0,9 đơn vị thức ăn, 80-90g protein tiêu hoá.
Đây là loại thức ăn nghèo protein và năng lượng. Các loại thức ăn này có thể sấy
khô để sử dụng cho lợn và gia cầm.
Mức sử dụng cho lợn và gia cầm 5-10% khối lượng khẩu phần.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 12 - GVHD: Th.s.Trần Xuân Ngạch
Thiết kế nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. SVTH: Lê Thị Hương
2.4.2. Sản phẩm phụ của ngành làm đường, tinh bột
Gồm bã khoai, bã sắn, rỉ mật đường, bã mía, đường cặn…
Rỉ mật đường dùng cho loại nhai lại có thể sử dụng bằng nhiều cách: trộn urê với
mật rỉ đường cùng với các loài thức ăn thô như cỏ khô, rơm, bã mía, thân cây ngô, cao
lương đem ủ xanh cùng với bã khoai, bã sắn, cám cho loài nhai lại. Có thể đem rỉ mật
lên men vi sinh vật để tăng giá trị dinh dưỡng hoặc dùng rỉ mật hỗn hợp cùng với các
chất khoáng, chất phụ gia để sản xuất thức ăn cho trâu, bò.
Trong sản xuất thức ăn cho lợn, gà, rỉ mật được sử dụng với lượng nhỏ để tăng
tính kết dính viên thức ăn.
2.5. Thức ăn bổ sung
Thức ăn bổ sung là một chất hữu cơ hay một chất khoáng ở dạng tự nhiên hay tổng
hợp, không giống với thức ăn khác ở chỗ không đồng thời cung cấp năng lượng,
protein và chất khoáng được đưa vào khẩu phần ăn của động vật với liều lượng hợp lý
(urê) hoặc với liều lượng rất thấp (kháng sinh, vitamin…)
Có những loại thức ăn bổ sung:
- Bổ sung đạm như urê, axit amin tổng hợp.
- Bổ sung khoáng, khoáng đa lượng hoặc vi lượng.
- Bổ sung vitamin.
- Các chất phụ gia.
Thức ăn bổ sung có tác dụng tăng khả năng lợi dụng thức ăn, kích thích sinh
trưởng, tăng khả năng sinh sản và phòng bệnh.
Tuy nhiên sử dụng thức ăn bổ sung cũng có những mặt trái của nó. Kháng sinh,
thuốc chống cầu trùng, hoocmon đưa vào khẩu phần thiếu sự kiểm soá