Thiết kế nhà máy bia năng suất 26 triệu lít/Năm tại khu công nghiệp Nam Cẩm, Nghi Lộc, Nghệ An

Bia là loại nước uống giải khát có độ cồn thấp, giàu dinh dưỡng và có mùi thơm đặc trưng của hoa houblon. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia là malt đại mạch, hoa houblon và nước. Để tăng hiệu quả kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, các nhà máy sản xuất bia còn dùng một số loại nguyên liệu thay thế như: đại mạch chưa nảy mầm, gạo, ngô đã tách phôi .Có nhiều phương pháp và với nhiều loại nguyên liệu thay thế khác nhau tạo ra các sản phẩm bia có chất lượng khác nhau. Nước ta có khí hậu nhiệt đới nên nhu cầu sử dụng nước giải khát, đặc biệt về bia là khá nhiều. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng và không ngừng phát triển, đặc biệt là nước giải khát và quan trọng hơn là bia. Mức sống của con người ngày càng cao nên đòi hỏi của thị trường là phải sản xuất ra những loại bia có chất lượng cao. Với những yêu cầu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế nhà máy sản xuất bia lên men bằng phương pháp cổ điển với năng suất 28 triệu lít/năm”. Đây là phương pháp lên men dài ngày trong thiết bị lên men chính và lên men phụ được đặt trong phòng lạnh có nhiệt độ xác định nên cho sản phẩm có chất lượng cao. Sản phẩm được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

doc84 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế nhà máy bia năng suất 26 triệu lít/Năm tại khu công nghiệp Nam Cẩm, Nghi Lộc, Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Bia là loại nước uống có độ cồn thấp, có mùi thơm đặc trưng và vị đắng dịu của hoa houblon. Ngoài khả năng làm thỏa mãn nhu cầu giải khát, bia còn cung cấp một lượng lớn năng lượng cho cơ thể con người. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia là: malt đại mạch, hoa houblon và nước. Ngoài ra để làm tăng hiệu quả kinh tế và để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, các nhà máy còn sử dụng thêm một số nguyên liệu khác để thay thế một phần malt đại mạch như: đại mạch chưa nẩy mầm, gạo, ngô đã tách phôi, malt thóc... để sản xuất bia. Bia được sản xuất với nhiều phương pháp và với nhiều loại nguyên liệu thay thế khác nhau nên có nhiều loại bia và mỗi loại bia cũng có các chỉ tiêu chất lượng khác nhau, được đặc trưng bởi mùi, vị, màu sắc, độ rượu khác nhau. Ở nước ta do có khí hậu nhiệt đới nên nhu cầu giải khát càng nhiều. Hơn nữa do chính sách mở cửa của nhà nước ta nên các thương hiệu bia nước ngoài tràn vào thị trường nước ta với chất lượng tốt và kỹ thuật quảng cáo tinh vi, nhưng các thương hiệu bia nước ngoài với giá cả khá cao nên chỉ đáp ứng phần nào cho tầng lớp có thu nhập khá, vì vậy để cạnh tranh thị trường đòi hỏi bia trong nước cần phải có chất lượng cao và giá thành sản phẩm ổn định. Hiện nay ở nước ta có nhiều nhà máy bia, với sản phẩm đạt chất lượng cao chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước, như nhà máy bia Sài Gòn, Huda,... Sản phẩm của các nhà máy bia này mang lại một khoảng lợi nhuận tương đối lớn góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Với những nguồn lợi do bia mang lại thì việc xây dựng thêm một nhà máy bia có chất lượng tốt để nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và góp phầp vào nền kinh tế đất nước là một yêu cầu thiết thực . CHƯƠNG 1 LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT Qua tìm hiểu về vị trí địa lý, khí hậu, hệ thống giao thông vận tải và các điều kiện khác, tôi quyết định chọn địa điểm xây dựng nhà máy bia tại khu công nghiệp Nam Cấm, thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tỉnh Nghệ An là một tỉnh có nền kinh tế phát triển nhưng hệ thống khu công nghiệp còn hạn chế, dân số của tỉnh đông nên có một lực lượng lao động dồi dào. Mặt khác, kế hoạch tách và mở rộng thành phố Vinh thành một thành phố độc lập khỏi tỉnh Nghệ An. Để quy hoạch lại thành phố Vinh, thành phố đã mở rộng ra các huyện lân cận trong đó có huyện Nghi Lộc là nơi xây dựng nhà máy. Vì vậy việc xây dựng một nhà máy bia trên địa bàn huyện Nghi Lộc có ý nghĩa to lớn nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xây dựng thành phố trở thành thành phố loại I. 1.1. Đặc điểm thiên nhiên [20] Địa điểm xây dựng nhà máy nằm trên mặt bằng của khu công nghiệp Nam Cấm Nghệ An. Với quy mô diện tích được quy hoạch 327,83 hecta, có vị trí hết sức thuận lợi về giao thông: nằm trên trục đường quốc lộ 1A, cách cảng biển Cửa Lò 6 km, có đường sắt Bắc Nam đi qua và cách ga đường sắt Quán Hành 2 km, cách sân bây Vinh 12 km, khu công nghiệp Nam Cấm có đầy đủ các yếu tố để trở thành một khu công nghiệp lớn. Với vị trí như rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, cũng như vận chuyển tiêu thụ sản phẩm từ cảng về nhà máy. Về khí hậu, Nghệ An là tỉnh có khí hậu tương đối phức tạp. Nhiệt độ nóng bức vào mùa hè làm tăng nhu cầu giải khát là nguồn tiêu thụ lớn cho nhà máy. Hướng gió chính là hướng Đông Nam. 1.2. Nguồn nguyên liệu Nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia là malt đại mạch, hoa houblon và nước. Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng nguyên liệu thay thế là gạo. Do khí hậu đất đai ở nước ta không trồng được đại mạch và cây hoa houblon nên hai loại nguyên liệu này phải nhập từ nước ngoài về. Malt đại mạch và hoa houblon được nhập về cảng Cửa Lò sau đó được ô tô vận chuyển về nhà máy. Hiện nay, sản lượng gạo ở nước ta rất lớn. Do đó, việc nhà máy sử dụng nguyên liệu thay thế là gạo để sản xuất bia rất có ý nghĩa trong vấn đề tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương cũng như việc hạ giá thành sản phẩm. Nguồn cung cấp gạo là từ các công ty lương thực hoặc có thể mua của nhân dân địa phương. 1.3. Thị trường tiêu thụ Do khí hậu nước ta nên nhu cầu về giải khát tăng mạnh, hơn nữa các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Malaisia, Indonesia, ...đều có khí hậu tương đối giống nước ta nên nhu cầu về giải khát rất lớn, chính vì thế sản phẩm của nhà máy có thể đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh, ngoài tỉnh và có thể xuất khẩu sang các nước lân cận. 1.4. Nguồn cung cấp điện Nhà máy sử dụng nguồn điện lấy từ lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp riêng. Ngoài ra, để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, nhà máy còn trang bị máy phát điện dự phòng. 1.5. Nguồn cung cấp hơi Lượng hơi đốt cung cấp cho các phân xưởng lấy từ lò hơi riêng của nhà máy. Nhiên liệu dùng cho lò hơi là dầu F.O được mua từ các trạm xăng dầu trong tỉnh, nhà máy có kho chứa để đảm bảo sản xuất. 1.6. Nguồn cung cấp nước Nước là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất bia: Nước được sử dụng để nấu bia, cung cấp cho lò hơi, dùng để vệ sinh nhà máy, sinh hoạt... Nhà máy lấy nước chủ yếu từ nhà máy nước của thành phố. Ngoài ra trong nhà máy còn có giếng bơm để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên để đưa nước vào sản xuất thì nước được xử lý qua hệ thống xử lý riêng của nhà máy. 1.7. Thoát nước Phần lớn nước thải của nhà máy đều chứa các chất hữu cơ là môi trường phát triển của vi sinh vật, khi thải ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Vì vậy, nước từ các phân xưởng chảy ra được cho qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy trước khi thải ra ngoài. 1.8. Nguồn nhân lực Việc xây dựng nhà máy bia góp phần giải quyết việc làm cho người dân trong tỉnh. Do vậy nhân công của nhà máy chủ yếu tuyển người địa phương. Cán bộ quản lý và kỹ thuật của nhà máy có thể nhận về từ các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước. Việc tuyển nhân công địa phương sẽ giúp cho nhà máy đỡ phầ̀n đầu tư về xây dựng nhà ở cho công nhân cũng như một số công trình khác. 1.9. Hợp tác hóa [20] Nhà máy có thể liên hợp hoá với các nhà máy trong khu công nghiệp và các nhà máy trong các khu công nghiệp khác như: Khu công nghiệp Hoàng Mai, Khu công nghiệp Bắc Vinh, khu công nghiệp Cửa Lò, tạo điều kiện cho nhà máy tăng lợi nhuận và giảm giá thành sản phẩm. 1.10. Năng suất của nhà máy Nhà máy được thiết kế với năng suất 26 triệu lít bia 14%/năm. Từ những phân tích thực tế như trên, việc xây dựng một nhà máy bia tại khu công nghiệp Nam Cấm thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An với năng suất 26 triệu lít/năm là rất cần thiết, nhà máy có thể giải quyết được việc làm cho công nhân, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU NGUYÊN LIỆU VÀ CÁC CHẤT HỖ TRỢ KỸ THUẬT Nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia gồm 3 loại cơ bản: Malt đại mạch, hoa houblon và nước. Ngoài ra, nhằm mục đích hạ giá thành và đa dạng hóa sản phẩm nhà máy sử dụng nguyên liệu thay thế là gạo, để tăng hiệu suất của quá trình sản xuất nhà máy sử dụng một số chế phẩm enzime. 2.1. Malt đại mạch 2.1.1. Vai trò cuả malt đại mạch Hình 2.1. Hạt malt [27] Malt đại mạch vừa là nguyên liệu chính vừa là tác nhân đường hóa để sản xuất các loại bia. Trong malt đại mạch có hệ enzyme cân đối thích hợp cho công nghệ sản xuất bia: hệ enzyme thủy phân tinh bột, thủy phân protein. Các hợp chất gluxit và protein cao phân tử trong nội nhũ của hạt dưới tác dụng của các hệ enzyme tương ứng sẽ bị phân cách tạo thành các sản phẩm có phân tử nhỏ hoà tan vào nước để thành chất chiết của dịch đường. Malt đại mạch dùng để sản xuất bia ở nước ta thường được nhập khẩu. Sau khi malt được vận chuyển về nhà máy được bảo quản trong các silo cung cấp cho 3- 4 tuần sản xuất. 2.1.2. Thành phần hóa học của malt đại mạch Thành phần hóa học của malt bao gồm: Tinh bột, đường khử, sacaroza, pentozan, xenluloza, chất chứa nitơ, chất béo, chất khoáng. Ngoài ra khác với các loại nguyên liệu khác và lí do malt được chọn làm nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất bia là trong malt chứa hệ enzime đầy đủ. [11-tr 7] 2.1.3. Các yêu cầu chất lượng của malt khi nhập + Màu hạt malt vàng sáng đều. + Mùi thơm đặc trưng. + Vị ngọt nhẹ. + Hình dáng to, tròn, đều. + Tạp chất < 0,1%. + Hạt gãy <0,5%. + Khối lượng hạt 28-38g/1000 hạt. + Độ ẩm 5%.[3-tr 211] 2.2. Gạo 2.2.1. Vai trò Gạo có chứa rất nhiều tinh bột, protein vừa phải, chất béo và xenlulo ở giới hạn thấp. Sử dụng gạo làm nguyên liệu thay thế một phần giảm giá thành sản phẩm mà chất lượng bia không thua kém so với sử dụng toàn bộ malt đại mạch. Gạo có nội nhũ trắng trong và trắng đục, trong sản xuất bia chọn hạt có độ trắng đục vì hàm lượng protein thấp. Nước ta là một nước nông nghiệp nên gạo được thu mua ở trong nước. Gạo được bảo quản trong silo, thời gian bảo quản là 15 ngày. 2.2.2. Các yêu cầu chất lượng của gạo + Hình thái: Trắng, nhẵn bóng, không lẫn sỏi đá, không mối mọt. + Tạp chất: Tối đa 0,03%. + Thóc: Tối đa khoảng 15hạt/1kg gạo. + Tạp chất vô cơ: <0,01%, cám <0,01%. + Mức tấm: <30%. + Gạo đớn hoặc gãy đôi: 2-3%. + Mức trắng: <65%. + Độ hoà tan tính theo chất khô: 75%. + Độ ẩm: <13%.[3- tr 26] 2.3. Hoa houblon 2.3.1. Vai trò Hoa houblon là nguyên liệu không thể thiếu trong công nghệ sản xuất bia. Nó có tác dụng làm cho bia có vị đắng, mùi thơm đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt, làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần của sản phẩm. [3-tr 32] 2.3.2. Nguồn thu nhận và bảo quản Hoa houblon được trồng nhiều ở vùng Trung Âu và Bắc Mỹ còn ở nước ta do điều kiện khí hậu không trồng được hoa houblon nên phải nhập khẩu. Hoa houblon được bảo quản trong túi polyetylen hàn kín miệng hoặc cho vào thùng kim loại để đưa đi bảo quản, nơi bảo quản cần bảo đảm khô ráo, không có ánh sáng mặt trời, hàm ẩm tối đa 13%, nhiệt độ bảo quản tốt nhất 0,5-2oC. 2.3.3. Thành phần hóa học của hoa houblon [3-tr 33] Hoa houblon gồm nhiều chất khác nhau nhưng các chất có giá trị trong công nghệ sản xuất bia là nhựa hoa, tanin và tinh dầu, ngoài ra trong hoa còn có chứa các chất khác như: protein, sáp, các hợp chất protein.  Nhựa hoa: Nhựa hoa là thành phần quan trọng của hoa houblon. Bao gồm nhựa cứng và nhựa mềm. Nhựa mềm gồm có đắng, axit đắng, g-axit đắng,d-axit đắng. Các chất đắng có tác dụng tạo vị, mùi cho bia mà còn có tác dụng sát trùng ức chế sự phát triển của vi sinh vật.  Các tanin: Tanin là các polyphenol thuộc nhiều nhóm khác nhau như flavanon, catechin… trong quá trình nấu bia các chất này liên kết với protein của malt. Do đó hàm lượng polyphenol ở trong bia chủ yếu là của malt và chỉ khoảng 10-20% là polyphenol của hoa houblon. Các hợp chất tanin dễ bị oxi hóa do đó nó có tác dụng bảo vệ các axit đắng khỏi bị oxi hóa mặt khác tanin tham gia tạo vị cho bia.  Tinh dầu: Tinh dầu là chất lỏng trong suốt màu vàng nhạt hoặc không màu hòa tan vào dịch đường, tồn tại trong bia với hàm lượng nhỏ nhưng tạo ra cho bia mùi thơm đặc trưng, dễ chịu. Lượng tinh dầu trong hoa houblon dao động rất lớn (0,2-2%) phụ thuộc vào lượng hoa, giống hoa, quá trình bảo quản hoa. 2.4. Nước [ 9-tr 71] Hàm lượng nước trong bia thành phẩm chiếm khoảng 85- 90%. Trong nhà máy bia, nước được dùng với nhiều mục đích khác nhau như: xử lý nguyên liệu, nấu nguyên liệu, làm nguội bán thành phẩm, thanh trùng vệ sinh thiết bị, vệ sinh xí nghiệp… Do đó lượng nước dùng trong nhà máy bia rất lớn. Lượng nước dùng để trực tiếp nấu bia không những đòi hỏi có đầy đủ các tiêu chuẩn nước uống mà còn phải có những yêu cầu riêng đáp ứng trong công nghệ sản xuất bia. 2.4.1. Thành phần hóa học trong nước sản xuất Nước là dung dịch của các loại muối ở dạng ion. Nhóm cation nhiều chất là: Ca2+, Mg2+, H+, K+, Na+, Fe2+, Mn2+, Al3+. Còn nhóm anion chủ yếu là OH-, CO3-, Cl-, SO42-, NO3-, NO2-, SiO23-, PO43-... Các muối của canxi và magiê là những hợp chất gây ra độ cứng của nước. [3-tr 43] 2.4.2. Những yêu cầu cơ bản của nước dùng nấu bia Nước để nấu bia trước hết phải trong suốt, không màu, có vị dễ chịu, không có mùi lạ và không chứa các vi sinh vật gây bệnh. + Độ cứng trung bình của nước 5- 6 mg đương lượng/lít. + pH = 6,8 - 7. + Độ oxy hoá không vượt quá 1- 2 mg/l. + Hàm lượng cặn khô không vượt quá 600 mg/l. + Các chỉ tiêu sinh học: chuẩn độ Coli là >300, chỉ số Coli < 3. 2.5. Nấm men bia [ 9-tr 86] Để thực hiện quá trình lên men dịch đường houblon hoá, điều kiện tiên quyết là phải có một lượng nhất định sinh khối nấm men bia thuần khiết. Nấm men được sử dụng trong sản xuất bia gồm 2 loại: + Sacchoromyces cerevisiae (giống nấm men nổi). + Sacchoromyces carlsbergensis (giống nấm men chìm). Nhà máy sử dụng chủng nấm Sacchoromyces carlsbergensis. Yêu cầu kỹ thuật đối với giống nấm men để sản xuất bia: + Nấm men bia phải được nhân giống từ chủng thuần khiết và một đời men giống có thể sử dụng được 6-10 chu kỳ lên men. + Giống nấm men phải thích ứng được với những điều kiện như: nhiệt độ, pH, thành phần môi trường. + Số lượng men giống ít nhất phải đạt từ 8-10.106 tế bào/cm3 khi cho vào để lên men dịch đường. 2.6. Các chất hỗ trở kỹ thuật Nhóm các chất phụ gia được sử dụng dưới dạng nguyên liệu phụ nhằm giúp điều chỉnh các thông số kỹ thuật cần thiết mà trong quá trình sản xuất chưa đạt tới, ta có các phụ gia chủ yếu sau: 2.6.1. Hóa chất  Nhóm các phụ gia xử lý nước: than hoạt tính, hạt nhựa…  Axit lactic: để điều chỉnh pH trong quá trình nấu.  Phụ gia để vệ sinh thiết bị: dung dịch CIP.  Chất trợ lọc: Diatomit. 2.6.2. Chế phẩm enzyme  Termamyl (Amylaza của hãng NOVO Đan Mạch) [2-tr 110] + Tác dụng: Tăng hiệu suất thủy phân cung cấp hệ enzyme amylaza. + Tỷ lệ: 35ml/100 kg bột gạo. + t0C0pt = 900C. + Nguồn phân lập: Bacillus lichensiom. + pHopt = 6.  Ceremix: ( hỗn hợp của alpha-amylase, glucanase and protease) [19] + Tác dụng: Tăng hiệu suất đường hóa. + Tỷ lệ: 13ml/ 1kg bột malt. + t0C0pt = 550C. + pHopt = 5,5 -7,5. + Nguồn phân lập: Bacillus amyloliquesfacien.  Maturex: [2-tr 110] + Tác dụng: Hạn chế sự hình thành Diaxextyl trong quá trình lên men. + Hàm lượng 1kg/100hl dịch lên men. + t0C0pt = 5,50C. + pHopt = 6. CHƯƠNG 3 DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 3.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất bia Dán nhãn, indate Men giống Nuôi cấy Xử lý Bã men Chiết rót và đóng nắp Thanh trùng Ổn định bia Lọc trong Lên men phụ và tàng trữ bia non Xử lý Lên men chính CO2 Nước nóng 780C Bã Lọc dịch đường và rữa bã Làm lạnh O2, Maturex Đường hóa Bột gạo Hồ hóa và đun sôi Làm sạch Gạo Đạm hóa Bột malt Nghiền Làm sạch Malt Nghiền Lắng cặn Cặn Houblon hoá Hoa Thành phẩm Đóng két Chất tải lạnh 3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ 3.2.1. Làm sạch nguyên liệu  Mục đích: Tách bụi và các tạp chất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp theo.  Thực hiện: Nguyên liệu: nguyên liệu từ silo được vít tải, gàu tải vận chuyển lên máy sàng tự động, sau đó đưa qua thiết bị từ tính để tách kim loại. 3.2.2. Nghiền nguyên liệu 3.2.2.1. Nghiền malt đại mạch  Mục đích: Phá vỡ cấu trúc tế bào giải phóng các phân tử tinh bột, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp theo. Khi nghiền yêu cầu vỏ malt giữ càng nguyên càng tốt, tạo một tỷ lệ thích hợp giữa tấm và bột sao cho thu nhận được hiệu suất chiết cao nhất, đồng thời bảo đảm lọc dịch đường nhanh và dịch trong.  Thực hiện: [3-tr 231] Hình 3.1. Máy nghiền trục Malt được nghiền với thiết bị nghiền trục. Thiết bị nghiền 2 cặp trục một lưới sàng. Trục nghiền có bề mặt nhẵn. * Cấu tạo của máy nghiền malt: 1. Trục cánh khế đẩy malt. 2. Cặp rulo thứ nhất. 3. Sàng. 4. Cặp rulo thứ hai. Nguyên lý làm việc: Malt sau khi qua cặp trục nghiền rulo thứ nhất cấu trúc hạt bị phá vở, bột nghiền được đổ xuống sàng. Lọt qua lỗ sàng là bột và tấm bé. Hai pha này được thu gom vào bunke chứa tạm, còn vỏ và tấm lớn nằm lại trên sàng được đổ vào cặp rulo thứ hai để nghiền lại một lần nữa. 3.2.2.2. Nghiền gạo  Mục đích: Nhằm đưa nguyên liệu ở dạng hạt về dạng bột để dễ dàng thấm nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn chế biến sau này.  Thực hiện: [ 3-tr 239] Hình 3.2. Thiết bị nghiền búa Nguyên liệu sau khi làm sạch được đem đi nghiền mịn bằng máy nghiền trục * Cấu tạo của máy nghiền trục: 1. Bu long. 2. Lưỡi dao (búa). 3. Đĩa. 4.Trục roto. 5. Sàng dạng hình trụ khuyết. Nguyên tắc lý làm việc: Nguyên liệu vật liệu cần nghiền được đổ vào máy qua phễu nạp liệu. Tại đây nguyên liệu được nghiền nát nhờ các lưỡi dao(búa) số 2. Các búa số 2 được gắn trên các đĩa số 3, các đĩa này gắn liền với roto số 1. Khi roto quay làm cho đĩa số 3 quay theo và búa số 2 quay. Khi búa quay nó sẽ chém hạt thành mạnh vụn nhờ lưới sàng số 5 các hạt được nghiền nát vụn chảy qua lỗ sàng, còn hạt chưa đạt đến độ mịn được giữ lại trên lưới sàng và tiếp tục nghiền tiếp. 3.2.3. Nấu  Mục đích: Nhằm chuyển các chất không hoà tan sang trạng thái hoà tan nhờ tác động của nhiệt độ và enzyme.  Tiến hành nấu: Sau khi nghiền nguyên liệu xong phải đem nấu ngay, vì để lâu thì dễ bị nhiễm vi sinh vật và bị oxy hoá các chất có trong nguyên liệu.  Các bước tiến hành:85 135 200 Sơ đồ nâng và giữ nhiệt của nồi malt và gạo Tỉ lệ phối trộn nguyên liệu: nước nấu là: Malt: nước = 1 kg: 4 lít Gạo: nước = 1 kg: 4,5 lít * Nồi gạo: Bột gạo đã nghiền mịn cùng với 10% bột malt lót (so với tổng lượng gạo cần dùng cho một mẻ nấu) được đem vào phối trộn với nước ở 45oC trong nồi phối trộn có cánh khuấy. Dùng axit lactic để điều chỉnh pH = 5,5-5,6 và bổ sung enzyme Termamyl với tỷ lệ 35ml/ 100kg bột gạo. Giữ ở nhiệt độ này trong 10 phút nhằm kích hoạt hệ enzyme. Sau đó nâng nhiệt độ khối nấu lên 63oC trong 10 phút và giữ nhiệt 10 phút, tiếp tục nâng nhiệt lên 900C trong 25 phút và giữ 30 phút. Sau đó nâng nhiệt đến sôi trong 15 phút và giữ 20 phút, sau đó bơm hội cháo trong 15 phút. * Nồi malt: Khởi động sau nồi gạo 85 phút. Bột malt còn lại của mẻ nấu vào nồi phối trộn với nước ở nhiệt độ 45oC, dùng axit lactic để điều chỉnh pH = 5,6-5,8 và bổ sung enzyme Ceremix ( amylaza, glucanaza, proteaza ) giữ ở nhiệt độ này trong 10 phút. Tiếp theo, nâng nhiệt độ khối nấu lên 52oC trong 10 phút, giữ ở nhiệt độ này 15 phút rồi tiến hành hội cháo trong 15 phút. Bật cánh khuấy ở chế độ nhanh nhất, bơm dịch cháo từ nồi gạo sang nồi malt. Sau khi hội cháo, nhiệt độ của khối dịch đạt khoảng 65oC, giữ nhiệt độ này trong 25 phút rồi nâng lên 75oC trong 10 phút và giữ 25 phút. Cuối cùng nâng nhiệt độ lên 76oC trong 5 phút rồi đem đi lọc. Hình 3.3. Cấu tạo của nồi nấu nguyên liệu * Cấu tạo của nồi nấu nguyên liệu: [3-tr 287] 1. Ống thoát hơi. 2. Cánh khuấy. 3. Hộp giảm tốc. 4.Van tháo dịch. 5. Bơm dịch. 6. Van hơi. 7.Van giảm áp. 8. Phân phối hơi. 9. Hơi ngưng. 10. Van đuổi không khí. 11. Áp kế. 12. Đường ống dẫn dịch vào nồi. 13. Nhiệt kế
Luận văn liên quan