Trong thực tế, tận dụng phối màu cho môi trường làm việc một cách phù hợp sẽ tạo ra kích thích tâm lý nhằm nâng cao hiệu suất làm việc.
- Sử dụng màu sắc thích hợp sẽ đem lại hứng thú cho quá trình làm việc, kích thích khả năng tập trung giải quyết công việc hiệu quả.
- Thiết kế màu sắc hợp lý sẽ thể hiện được sắc thái uy nghiêm của người Giám đốc, đồng thời có thể bộc lộ được nét uyển chuyển và linh hoạt trong đối xử
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2595 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế phòng làm việc của một Giám đốc doanh nghiệp với quy mô từ 1500 lao động trở lên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP 1 : Thiết kế phòng làm việc của một Giám đốc doanh nghiệp với quy mô từ 1.500 lao động trở lên.
Bài làm
BẢN THIẾT KẾ MÀU SẮC CHO PHÒNG LÀM VIỆC CỦA MỘT GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
Căn cứ khoa học về tính hữu ích của việc thiết kế màu sắc phòng làm việc
Trong thực tế, tận dụng phối màu cho môi trường làm việc một cách phù hợp sẽ tạo ra kích thích tâm lý nhằm nâng cao hiệu suất làm việc.
Sử dụng màu sắc thích hợp sẽ đem lại hứng thú cho quá trình làm việc, kích thích khả năng tập trung giải quyết công việc hiệu quả.
Thiết kế màu sắc hợp lý sẽ thể hiện được sắc thái uy nghiêm của người Giám đốc, đồng thời có thể bộc lộ được nét uyển chuyển và linh hoạt trong đối xử.
Đặc điểm – Vai trò – Sứ mệnh đối với nghề Giám đốc
Đặc điểm nghề Giám đốc :
Giám đốc là người thay mặt chủ sở hữu doanh nghiệp điều hành quản lý doanh nghiệp.
Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Người Giám đốc luôn phải bao quát tình hình sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, phải nắm được nội dung then chốt và tiến độ hoạt động của từng bộ phận phòng ban.
Được hưởng thù lao tương xứng với kết quả kinh doanh
Vai trò của Giám đốc :
Là người đầu não của doanh nghiệp.
Là người lãnh đạo doanh nghiệp và tạo bầu không khí làm việc của doanh nghiệp.
Là đầu mối thông tin của doanh nghiệp.
Là người phân bổ và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp và lựa chọn phương án kinh doanh. Người Giám đốc luôn là người phải ra quyết định cho những vấn đề quan trọng, sao cho đúng đắn và kịp thời nhất có thể
Là người khắc phục các khó khăn và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
Là hoa tiêu dẫn đường cho doanh nghiệp.
Là nhà hoạt động xã hội của doanh nghiệp, nắm giữ vai trò quan trọng trong công tác đối nội – đối ngoại của doanh nghiệp.
Là một đại diện cho việc khẳng định uy tín – vị thế của doanh nghiệp : Một người Giám đốc có phong thái đĩnh đạc và uy thế sẽ đem lại sự trang trọng cho tầm vóc của doanh nghiệp, có sự cởi mở và hòa nhã sẽ mang lại sự lịch thiệp trong mối quan hệ với các bạn hàng, đối tác.
Sứ mệnh của Giám đốc :
Sáng tạo ra những giá trị mới của doanh nghiệp
Xây dựng các phương án chiến lược, hoạch định sách lược để thực hiện chiến lược.
Bảo hộ doanh nghiệp trước cạnh tranh, rủi ro tài chính và rủi ro pháp luật.
Khích lệ tập thể.
Là người tháo gỡ mọi khó khăn và giải quyết các vấn đề tồn tại.
Cơ sở khoa học cho những yêu cầu trong thiết kế màu sắc trong phòng làm việc của Giám đốc
Thiết kế nội thất phải sáng tạo để đáp ứng một nhu cầu là có đầy đủ công năng cho hoạt động đầu não của một công ty. Ðó là có một mặt bàn rộng, một bàn phụ thông thường cũng chính là bàn để máy vi tính và bàn phím, hệ thống lưu trữ hồ sơ... Sáng tạo trong các hình dạng và các phương thức phối hợp trên nền vật liệu thông thường là màu gỗ sang trọng, cùng với chiếc ghế xoay lưng cao chất liệu vải hoặc da, tạo nên một khu vực làm việc đẹp và hoàn chỉnh.
Để phục vụ cho nhu cầu tiếp khách bên ngoài và trao đổi nội bộ, ngoài hai ghế tiếp khách được gắn trước bàn làm việc, nên thiết kế một “phòng họp nhỏ” - thông thường là một bàn tròn với vài ghế cao hay hai chiếc ghế bành.
Trong một không gian với diện tích hợp lý, thiết kế có thể mang lại cho người sử dụng nhiều tiện ích trong một không gian thật đẹp và đầy không khí quyền lực. Bổ sung các công năng hữu ích như tủ treo áo veston, kệ tivi hoặc trưng bày các kỷ niệm chương.
Vật liệu làm nên cho khu vực này chủ yếu được chọn lọc từ hai chất liệu chính là gỗ hoặc thảm. Cả hai chất liệu này luôn tạo cảm giác vững chãi cho các phần kiến trúc bên trên nên thường được sử dụng khá thuần nhất, tất cả từ vật liệu đến màu sắc, sự hòa hợp của các gam màu ấm và chắc chắn đó như khẳng định một quyền lực của người sở hữu không gian.
Thiết kế sáng tạo kết hợp các vách ngăn kính trong nhưng được phủ bởi các phim mờ ngăn được không gian bên trong, đồng thời, mang lại hiệu quả rộng, thoáng cho các khu vực hành lang tiếp giáp bên ngoài. Như vậy Giám đốc vẫn có được thế giới riêng mà không tạo ra cảm giác ngǎn cách với nhân viên
Thiết kế các chi tiết trang điểm được chọn lọc kỹ với cùng một phong cách và tư tưởng sáng tạo, có thể là một chậu cây xanh mạnh mẽ, một bức tranh hoành tráng trên tường, một cái đèn bàn...
Thiết kế ánh sáng phải đảm bảo vừa đủ lung linh, làm tăng vẻ đẹp của từng chi tiết nội thất, của cả Giám đốc và những đối tác khó tính, nhưng đặc biệt phải đảm bảo thật đủ sáng cho khu vực ngồi làm việcIV. Nội dung thiết kế màu sắc cho phòng làm việc của Giám đốc
Màu sơn cho trần nhà, tường nhà và sàn nhà
Trần nhà : Màu trắng ( Thỏa mãn hệ số phản chiếu là 85%
Tường phía trên : Màu vàng sáng ( Thỏa mãn hệ số phản chiếu là 75%
Tường phía dưới : Màu xanh lá cây nhạt ( Thỏa mãn hệ số phản chiếu là 60%
Sàn nhà : Lát gỗ màu vàng nâu ( Thỏa mãn hệ số phản chiếu là 35%.
Kết hợp thảm sàn màu xám.
Màu sắc cho các trang thiết bị và đồ dùng trong phòng làm việc của Giám đốc
Bàn làm việc : Chất liệu gỗ màu vàng nhạt ( Tạo sự kích thích hăng say làm việc, đồng thời giúp dịu bớt trạng thái thần kinh căng thẳng.
Ghế Giám đốc : Thể hiện quyền uy của người Giám đốc, vì vậy phải to, và phải ấn tượng. Màu sắc có thể là đen, nâu đỏ đậm hoặc màu xanh dương đậm.
Rèm cửa : Màu vàng chanh ( Tạo cảm giác nhẹ nhõm, thư thái. Đây cũng là một màu rất sang trọng có tác dụng trang trí hiệu quả.
Bộ bàn ghế tiếp khách : Yêu cầu thiết kế hiện đại và sang trọng, màu sắc mang lại cảm giác cởi mở, thân thiện.
+ Bàn : mặt bàn là thủy tinh, chân bàn màu kem sáng
+ Ghế màu kem sáng ( Đồng bộ với màu của bàn )
+ Bộ ấm chén : Chọn chất liệu sứ cao cấp, có màu xanh ngọc.
+ Bình hoa : Pha lê phối màu và họa tiết giữa màu cam nhẹ, màu đỏ nhạt và có thể là màu xanh lá cây.
Tủ chè : Chất liệu gỗ màu vàng nâu, sang trọng, có khảm trai màu trắng ánh xanh
Dãy kệ sách: Chất liệu gỗ màu vàng sáng, có hệ số phản chiếu 75%, đem lại cảm giác thu hút và tập trung.
Đèn chùm pha lê : Yêu càu treo ở vị trí trung tâm. Đèn chùm pha lê là tác hẩm nghệ thuật phối màu hài hòa cùng họa tiết, giữa màu cam nhẹ, màu đỏ nhạt và màu trong suốt ( Một chiếc đèn trùm làm điểm nhấn ấn tượng và hài hòa trong không gian phòng làm việc, với gam màu nóng đem lại sự kích thích khả năng tập trung và hăng say làm việc.
Tranh trang trí : Yêu cầu chất liệu sang trọng,quý phái, chất lượng nghệ thuật cao .
Là tác phẩm hòa quyện giữa gam màu chính là : đỏ, vàng, xanh lá cây…
Màu đỏ là màu của sinh lực và hành động, màu vàng là màu của sảng khoái, màu xanh lá cây làm tăng tính kiên nhẫn, do vậy bức tranh vừa có tác dụng trang trí nhưng đồng thời mang lại một tâm lý làm việc vững vàng, giúp người Giám đốc đảm đương công việc hiệu quả.
Tủ treo áo veston : Chiếc tủ này sẽ được lắp đặt liền với dãy kệ hay ẩn trong một góc nào đó để tránh sự chú ý của khách. Chiếc tủ có công nǎng giữ cho người giám đốc lúc nào cũng có thể tự tin về trang phục.
------------- ********* ---------------
BÀI TẬP 2 : Viết một bản hướng nghiệp chuyên ngành Quản trị nhân lực để học sinh xin thi vào chuyên ngành.
Bài làm
BẢN HƯỚNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Khái quát yêu cầu đặc điểm nghề nghiệp
Nội dung của Quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực là tất cả các hoạt động của tổ chức để xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và gìn giữ một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng.
Quản trị nhân lực bảo đảm sự tác động qua lại giữa những con người làm việc trong một tổ chức, các đòn bẩy, các kích thích, các bảo đảm về mặt luật pháp cho con người trong lao động nhằm nâng cao tính tích cực phát triển các tiềm năng sang tạo của từng người, nối kết những cố gắng của từng người thành những cố gắng chung trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Quản trị nhân lực giúp tìm kiếm và phất triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, đồng thời tạo cơ hội để người lao động không ngừng phát triển chính bản thân mình.
Vai trò của Quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức, giúp tổ chức tồn tại, phát triển trong cạnh tranh.
Không một hoạt động sản xuất kinh doanh nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu “ Quản trị nhân lực”. Quản trị nhân lực là một bộ phận cấu thành và không thể thiếu của quản lý kinh doanh. Quản trị nhân lực thường xuyên là nguyên nhân của thành công và thất bại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xét về mặt kinh tế, Quản trị nhân sự giúp cho các doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp về nguồn nhân lực. Về mặt xã hội, Quản trị nhân sự thể hiện quan điểm rất nhân bản về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động.
Nhu cầu của thị trường lao động đối với nghề Quản trị nhân lực
Cơ sở xuất hiện nhu cầu về nghề Quản trị nhân lực
Trên thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nên các tổ chức muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Bởi vậy việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị đang là vấn đề quan tâm đối với mọi loại hình tổ chức hiện nay.
Sự tiến bộ của khao học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng. Do đó việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Sự khai thác các tiềm năng con người còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng bí ẩn của mỗi con người.
Thực trạng nhu cầu của thị trường lao động đối với nghề Quản trị nhân lực
Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng thương hiệu, tăng thị phần trong nước lẫn ngoài nước, các doanh nghiệp đều coi trọng việc đầu tư vào nguồn vốn nhân lực, tuyển chọn đội ngũ quản lý, nhân viên giỏi vào làm việc, sẵn sàng trả mức lương cao cho người biết làm việc đúng nghĩa. Bởi nếu có được đội ngũ lao động chất lượng cao, làm việc với năng suất cao sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận gấp nhiều lần cho doanh nghiệp.
Thu hút và giữ chân những nhân viên có đủ tiêu chuẩn nhất và sắp xếp những công việc thích hợp nhất với họ là một điều hết sức quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức nào. Nhân viên quản lý nhân sự có nhiệm vụ then chốt giải quyết vấn đề này.
Khó khăn và thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay không phải là thiếu vốn hay trình độ kỹ thuật mà là làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả. Hiện nay, các doanh nghiệpViệt Nam trung bình chỉ sử dụng khoảng 40% năng suất của nguồn nhân lực mà họ đang sở hữu. Nguyên nhân của vấn đề này là do thiếu cán bộ quản lý giỏi và các chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực.
Chạy đua với các doanh nghiệp nước ngoài, nhiều doanh nghiệp trong nước đã khởi động kế hoạch thu hút nhân tài, nhân viên giỏi vào làm việc. Việc giành giật nguồn vốn nhân lực càng mạnh mẽ ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Cơ hội việc làm hấp dẫn khi Nhu cầu đối với nghề Quản trị nhân lực tăng cao
Nhu cầu tuyển các vị trí quản trị viên trung - cao cấp đang được các công ty săn lùng ráo riết, và giám đốc nhân sự là một vị trí vô cùng cần thiết bởi vấn đề tuyển dụng và duy trì nhân lực, đặc biệt là nhân lực chủ chốt đang là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp.
Nếu không có chiều sâu về quản trị nhân sự sẽ làm cho vòng luẩn quẩn của sự mất cân đối cung cầu và thiều hụt nguồn nhân lực thành vòng lặp tần suất cao dẫn đến hiệu quả kém cho hầu hết các doanh nghiệp. Và thực sự tại thời điểm hiện nay đó là vấn đề rất lớn thách thức đối với doanh nghiệp, các chính sách thu hút nhân sự có nghiệp vụ chuyên môn cao về Quản trị nhân lực ngày càng được đề cao. Để thu hút nhân tài, ngoài việc trải thảm đỏ mời gọi nhân viên giỏi, các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh các chiến thuật riêng giữ chân nhân viên của mình như :
+ Chính sách lương bổng hợp lý và cạnh tranh : Mức lương hấp dẫn hơn so với nhiều ngành nghề khác.
+ Môi trường làm việc : Luôn tạo điều kiện khiến người lao động cảm thấy được tôn trọng, có cơ hội dể phát triển toàn diện, đảm bảo người lao động thấy được mục tiêu sự nghiệp và cơ hội thăng tiến của mình trong tổ chức, người lao động có cơ hội gặp gỡ đồng nghiệp nhằm trao đổi và chia sẻ tri thức, đồng thời gia tăng giá trị xã hội của bản thân.
Những vị trí tiềm năng phù hợp với khả năng và tố chất mỗi người trong lĩnh vực Quản trị nhân lực
Giám đốc nhân sự: có thể giám sát một vài bộ phận. Mỗi người giám sát mỗi bộ phận như vậy phải là người có kinh nghiệm quản lý và có chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động của quản lý nhân sự.
Nhân viên tuyển dụng: thực hiện các công việc như tuyển nhân viên và sắp xếp công việc, phân chia việc làm cho nhân viên. Nhân viên tuyển dụng sẽ sàng lọc, phỏng vấn, kiểm tra các ứng cử viên.
Nhân viên lương thưởng và phúc lợi: quản lý hệ thống tiền lương, các khoản tiền liên quan đến thu nhập của người lao động. Lập kế hoạch chăm lo phúc lợi và đời sống nhân viên, quản lý hợp đồng lao động, hồ sơ nhân viên. Thường quản lý hệ thống đánh giá hoạt động của công ty, thiết kế chế độ khen thưởng như tiền thưởng cho các kế hoạch hoạt động thành công, hoàn thành công việc xuất sắc, …
Nhân viên quản lý về lương bổng của nhân viên là những người quản lý các chương trình về lương bổng của nhân viên công ty, đặc biệt là về bảo hiểm sức khỏe và trợ cấp lương hưu.
Chuyên gia phân tích công việc: phân tích công việc, thực hiện chỉ đạo các chương trình cho các công ty và có thể chuyên về những lĩnh vực chuyên môn như phân loại vị trí công việc.
Chuyên gia phân tích ngành nghề : Phân loại ngành nghề và nghiên cứu những ảnh hưởng của ngành và các xu hướng ngành nghề đến mối quan hệ giữa nhân viên và công ty.
Nhân viên quản lý dự án, hỗ trợ nhân viên: còn được gọi là quản lý phúc lợi nhân viên là những người chịu trách nhiệm về các chương trình bao gồm : an toàn nghề nghiệp, tiêu chuẩn và thực tiễn về sức khỏe, kiểm tra y tế và chữa bệnh, nghỉ ngơi giải trí,…
Nhân viên quản lý về đào tạo huấn luyện và phát triển: chỉ đạo và giám sát các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên.
Chuyên gia đào tạo huấn luyện nhân viên: đặt ra kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động đào tạo. Chỉ đạo các buổi giới thiệu định hướng, sắp xếp các đợt huấn luyện về công việc cho nhân viên mới.
Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết trong nghề Quản trị nhân sự
Chìa khoá dẫn đến thành công trong ngành quản lý nhân sự là khả năng đánh giá và sự suy xét thận trọng. Bạn phải là người đáng tin cậy vì bộ phận quản lý nhân sự là nơi nắm rõ thông tin về nhân viên hơn bất kì bộ phận nào khác. Ở đây, nguyên tắc bảo mật được đặt lên hàng đầu. Những thông tin mật như nhân viên nào sẽ được thăng chức hay bị sa thải, lương tháng hay bản đánh giá công việc của các nhân viên đều được giữ kín.
Để làm việc được trong lĩnh vực quản lý nhân sự, bạn phải là người của mọi người - cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe.
Thấm nhuần văn hoá công ty, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ, sử dụng và điều phối nhân lực hiệu quả là những yếu tố kết tinh cho con đường phát triển của các nhà quản lý nhân sự.
Kĩ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cũng là những kĩ năng cần thiết cho nghề quản lý nhân sự.
. Sự phù hợp của tâm lý cá nhân, năng lực bản thân đối với nghề Quản trị nhân lực
Xác định thế mạnh của bạn phù hợp với công việc bạn mơ ước
Bạn cần hết sức thực tế khi xác định công việc yêu thích của mình. Hãy tự hỏi bạn thích làm việc gì nhất. Điều quan trọng là bạn cần có thế mạnh và khả năng phù hợp với yêu cầu của công việc này hay không. Bạn cũng nên cân nhắc những điều bạn không thích, thậm chí là ghét nhất bởi vì nhiều công việc có vẻ rất thú vị nhưng lại có một số yếu tố không phù hợp với bạn.
Điều gì quan trọng nhất đối với bạn
Thu nhập cao, cơ hội phát triển nghề nghiệp, cả hai, một công việc nhàn hạ và ổn định, hay còn điều gì khác nữa? Bạn nên cân nhắc kỹ việc bạn mong muốn gì ở công việc trong tương lai.
Ra quyết định đúng đắn khi đã có sự am hiểu nhất định
Có thể bạn có nhiều lựa chọn cho sự nghiệp trong tương lai; nhưng bạn phải xác định được công việc nào thật sự quan trọng và hấp dẫn nhất đối với bạn. Bạn nên so sánh giữa điều lợi và bất lợi của từng lựa chọn để đưa ra quyết định đúng đắn.
Và bạn hãy nhớ rằng:
“ Cánh cửa quản lý nhân sự đang rộng mở chờ đón những tài năng không ngại khó và biết đón đầu thách thức !”
Thông tin về chương trình đào tạo và cơ hội việc làm
Nơi đào tạo ngành nghề
Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực
Đại học Lao động - Xã hội – Khoa Quản lý lao động
Bằng cấp và cơ hội học lên cao :
Các trường Đại học giảng dạy ngành Quản lý nguồn nhân lực ở cấp độ Cử nhân (tú tài + 3 năm). Tuy nhiên, sinh viên chỉ có thể đi sâu vào học chuyên ngành này ở cấp độ Thạc sĩ và Tiến sĩ.
Cơ hội việc làm
Ra trường, sinh viên học ngành Quản trị nhân lực có thể làm việc tại:
+ Các Viện, Trung tâm, Cục, Vụ: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Viện Nghiên cứu chiến lược, TT. Tư vấn quản lý và đào tạo; Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Xúc tiến thương mại; vụ chính sách thị trường trong nước, Vụ chính sách thương mại đa biên….
+ Các doanh nghiệp, công ty, tổng công ty trên địa bàn toàn quốc hoạt động trên khắp các lĩnh vực; TCT Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp, các TCT Xây dựng, TCT Du lịch Việt Nam, TCT Thương mại xuất nhập khẩu, Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam, TCT Điện lực Việt Nam… và các đơn vị trực thuộc.
+ Các phòng chức năng: Kế hoạch tổng hợp, Quản lý xuất nhập khẩu, Quản lý thương mại… tại các Sở: Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại và Du lịch, Sở Thương mại… của 64 tỉnh, thành phố.
+ Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Quản trị nhân lực
------------- ********* ---------------
BÀI TẬP 3 : Tiến hành trắc nghiệm phẩm chất ở một người nào đó và phân tích các kết quả cụ thể.
Bài làm
TRẮC NGHIỆM VỀ PHẨM CHẤT CỦA BẠN PHÙ HỢP VỚI CÔNG VIỆC NÀO
*Đối tượng trắc nghiệm :
- Sinh viên năm cuối trường Đại học Y Hà Nội
- Giới tính : Nữ
Phân tích kết quả trắc nghiệm
Tính nhân đức ( Con người mạnh mẽ hay yếu đuối )
+ Kết quả : 6 phương án A , 3 phương án B và 7 phương án C
Tương ứng : 36 điểm A, 15 điểm B, 35 điểm C
+ Trả lời điểm A nhiều hơn B : Là người thích được chăm sóc cho mọi người hơn là gây ảnh hưởng chi phối họ. Vì vậy nên tìm nghề thuộc lĩnh vực y khoa, phúc lợi hoặc giáo dục như Bác sĩ, Nha sĩ, nhân viên X-quang, người làm công tác xã hội, giáo viên- giảng viên đại học.
+ Điểm C trội nghiêng về sự mạnh mẽ nhưng ít điểm hơn A trội : Thể hiện đây là một người có cá tính mạnh, có bản lĩnh và nghị lực tiềm tàng bởi người này biết mềm mỏng, khéo léo hơn là chế ngự chi phối người khác.
Tính thủ tục và hệ thống
+ Kết quả: 6 phương án A, 5 phương án B, 5 phương án C
Tương ứng : 36 điểm A, 20 diểm B, 30 điểm C
+ Trả lời điểm A nhiều hơn B : Là người phù hợp với công việc quản lý hành chính, pháp lý, văn phòng như công nhân viên nhà nước, quản lý văn phòng thư ký, nhân viên lưu trữ…
+ Điểm C không trội bằng điểm A, không tồn tại sự đối lập.
Tính truyền thống và mỹ thuật
+ Kết quả : 1 phương án A, 2 phương án B, 13 phương án C
Tương ứng : 5 điểm A, 4 điểm B, 117 điểm C
+ Trả lời điểm A nhiều hơn B : Người này có thể hướng vào ngành truyền thông, văn học, ngôn ngữ …
+ Điểm C trội nghiêng về sự mạnh mẽ quá đối lập với A trội : Thể hiện là con người thực tế, con người thực tế quen tìm mục tiêu và sáng lập mục tiêu. Người này thích sử dụng công cụ, máy móc hơn là khả năng truyền thông và mỹ thuật. Người này cũng dễ làm quen với con người và động vật, có thể thích ứng với tự nhiên khách quan và hoàn cảnh với nhiệm vụ cụ thể.
Khoa học và