Thiết kế trang web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương "dòng điện xoay chiều" vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn)

Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Nhiều chuyên gia đã dự đoán: Trong thập kỷ tới Internet đa phương tiện, truyền thông băng rộng CD-Rom, DVD. sẽ mang đến những biến đổi to lớn có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Vì vậy, việc ứng dụng CNTT-TT vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong GD&ĐT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT-TT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp học tập ở tất cả các môn học. Sự bùng nổ tri thức cùng với các vấn đề giao lưu hội nhập quốc tế khiến mỗi chúng ta phải biết tận d ụng những thành tựu của khoa học- công nghệ đặc biệt là sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) giúp chúng ta biết lựa chọn các phương pháp học tập cho phù hợp. Xã hội học tập – đó là mục tiêu của nền giáo dục thế giới. Thành tựu nổi bật nhất của CNTT-TT trong GD&ĐT hiện nay chính là dạy học thông qua các chương trình chạy trên Website. Nó cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho nhiều người có trình độ khác nhau, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong học tập. Các chuyên gia giáo dục đều cho rằng, khi đưa CNTT-TT vào nhà trường sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục dẫn đến những thay đổi trong cả nội dung và phương pháp dạy và học.

pdf95 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế trang web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương "dòng điện xoay chiều" vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRỊNH THANH DƢƠNG THIẾT KẾ TRANG WEB HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CHƢƠNG "DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU" VẬT LÝ LỚP 12 (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THÁI NGUYÊN, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRỊNH THANH DƢƠNG THIẾT KẾ TRANG WEB HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CHƢƠNG "DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU" VẬT LÝ LỚP 12 (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số : 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS. PHẠM XUÂN QUẾ THÁI NGUYÊN, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết tắt Viết đầy đủ CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông ĐTB Điểm trung bình GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh SBT Sách bài tập SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THPT Trung học phổ thông TT Thứ tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu 3.2. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Những đóng góp mới của luận văn 8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn 9. Cấu trúc của luận văn Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá của học sinh trong các trường THPT. 1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động ôn tập, củng cố 1.1.1. Khái niệm ôn tập và mục đích của ôn tập 1.1.2. Vai trò và vị trí của ôn tập trong quá trình nhận thức 1.1.3. Nội dung cần ôn tập, củng cố trong dạy học Vật lí 1.1.4. Các hình thức ôn tập 1.1.4.1. Ôn tập trên lớp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên 1.1.4.2. Ôn tập ngoài giờ lên lớp 1.1.5. Các phương pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp 1.1.5.1. Đọc lại và hoàn thành những bài tập tự luận, trắc nghiệm ở nhà có tác dụng giúp học sinh tự ôn tập, củng cố kiến thức 1.1.5.2. Hoạt động ngoại khóa góp phần tự ôn tập, củng cố kiến thức 1.1.5.3. Tham gia xây dựng lôgic hình thành các kiến thức thông qua xây dựng các sơ đồ-Graph về từng phần và toàn bộ hệ thống kiến Trang 1 1 3 3 3 3 3 4 4 4 5 5 6 6 6 8 9 10 10 11 12 12 13 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thức cần ôn tập 1.1.6. Phương tiện hỗ trợ việc ôn tập, củng cố 1.1.6.1. Sách (giáo khoa, bài tập, các tư liệu khác) 1.1.6.2. Các tư liệu, bài tập, bài kiểm tra (trắc nghiệm và tự luận) trên mạng Internet 1.1.7. Mối quan hệ giữa ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá 1.2. Cơ sở thực tiễn của hoạt động ôn tập, củng cố 1.2.1. Đánh giá vai trò của ôn tập, củng cố từ phía GV và từ phía HS 1.2.1.1. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh ôn tập 1.2.1.2. Nhận thức của HS về vai trò của hoạt động ôn tập củng cố 1.2.2. Thực trạng việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng và ôn tập kiến thức cho học sinh 1.2.3. Các nội dung mà hiện nay giáo viên và học sinh thường ôn tập, củng cố 1.2.4. Các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động ôn tập, củng cố đang được sử dụng 1.3. Kết luận chương I Chương II: Xây dựng trang web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” - vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn) 2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “ Dòng điện xoay chiều” – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn) 2.1.1. Đặc điểm về nội dung của chương “ Dòng điện xoay chiều” 2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức và lôgic hình thành kiến thức chương“ Dòng điện xoay chiều” 2.2. Nội dung kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học xong chương “Dòng điện xoay chiều ”- Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn) 2.2.1. Nội dung kiến thức 14 15 15 16 17 18 18 19 19 22 23 24 25 25 25 26 28 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2.2. Các kỹ năng cơ bản học sinh cần đạt được sau khi học xong chương “Dòng điện xoay chiều” 2.2.3. Các sai lầm phổ biến của học sinh trong khi học phần “Dòng điện xoay chiều” 2.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ôn tập, củng cố 2.3.1. Đề xuất về nội dung cần ôn tập, củng cố 2.3.1.1. Nội dung kiến thức 2.3.1.2. Các kỹ năng 2.3.2. Đề xuất về hình thức ôn tập và phương pháp ôn tập 2.3.2.1. Ôn tập thông qua việc trả lời các câu hỏi ôn tập 2.3.2.2. Ôn tập thông qua việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học 2.3.2.3. Ôn tập thông qua việc xây dựng sơ đồ (graph) 2.3.2.4. Ôn tập thông qua việc làm bài tập luyện tập 2.3.2.5. Ôn tập thông qua diễn đàn thảo luận 2.3.3. Đề xuất về phương tiện ôn tập, củng cố 2.3.3.1. Các khái niệm liên quan đến Web 2.3.3.2. Một số ưu điểm của Web trong dạy học hiện đại 2.3.3.3. Các khả năng hỗ trợ của Web đối với ôn tập củng cố 2.4. Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố phần kiến thức “Dòng điện xoay chiều” 2.4.1. Lựa chọn và nghiên cứu công cụ để xây dựng trang Web 2.4.2. Thiết kế Website 2.4.3. Xây dựng các module chính 2.4.3.1. Xây dựng module 1: Hệ thống các câu hỏi ôn bài và hướng dẫn trả lời các câu hỏi ôn bài. 2.4.3.2. Xây dựng module 2: Sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm có phản hồi hướng dẫn để ôn tập trên Web. 2.4.3.3. Xây dựng module 3: Ôn tập kiến thức thông qua thí nghiệm 2.4.3.4. Xây dựng module 4: Ôn tập kiến thức thông qua sơ đồ bài học 28 28 29 30 30 31 31 31 32 33 35 36 36 36 39 41 45 45 46 48 48 49 52 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.4.3.5. Xây dựng module 5: Sử dụng các diễn đàn thảo luận nhóm để ôn tập trên Web. 2.4.3.6. Xây dựng module 6: Sử dụng bài kiểm tra trên Web để đánh giá mức độ thu nhận kiến thức của học sinh. 2.5. Kết luận chương II Chương III: Thực nghiệm sư phạm 3.1. Khái quát chung 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 3.1.2. Đối tượng thực nghiệm 3.1.3. Nội dung thực nghiệm 3.1.4. Tổ chức thực nghiệm 3.1.5. Phương pháp đánh giá 3.2. Kết quả thực nghiệm 3.2.1. Đánh giá kết quả trước thực nghiệm 3.2.1.1. Mục đích của việc đánh giá kết quả trước thực nghiệm 3.2.1.2. Nội dung kiểm tra 3.2.1.3. Kết quả 3.2.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm 3.2.2.1. Mục đích của việc đánh giá kết quả sau thực nghiệm 3.2.2.2. Nội dung kiểm tra 3.2.2.3. Kết quả 3.3. Kết luận chương III Kết luận 1. Kết luận 2. Kiến nghị và định hướng phát triển đề tài Tài liệu tham khảo chính Phụ lục 57 60 62 64 64 64 64 64 64 65 65 65 65 65 66 67 67 67 67 69 70 70 70 72 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Nhiều chuyên gia đã dự đoán: Trong thập kỷ tới Internet đa phương tiện, truyền thông băng rộng CD-Rom, DVD... sẽ mang đến những biến đổi to lớn có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Vì vậy, việc ứng dụng CNTT-TT vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong GD&ĐT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT-TT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp học tập ở tất cả các môn học. Sự bùng nổ tri thức cùng với các vấn đề giao lưu hội nhập quốc tế khiến mỗi chúng ta phải biết tận dụng những thành tựu của khoa học- công nghệ đặc biệt là sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) giúp chúng ta biết lựa chọn các phương pháp học tập cho phù hợp. Xã hội học tập – đó là mục tiêu của nền giáo dục thế giới. Thành tựu nổi bật nhất của CNTT-TT trong GD&ĐT hiện nay chính là dạy học thông qua các chương trình chạy trên Website. Nó cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho nhiều người có trình độ khác nhau, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong học tập. Các chuyên gia giáo dục đều cho rằng, khi đưa CNTT-TT vào nhà trường sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục dẫn đến những thay đổi trong cả nội dung và phương pháp dạy và học. Giáo dục Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó. Hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu tiến đến xây dựng một nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi nền giáo dục phải là nền giáo dục tiên tiến. Trong nền giáo dục đó thì phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, chủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 động của người học để tạo ra những người lao động có khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh với môi trường sống. Do vậy, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là một vấn đề mang tính thời sự. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoá VII, năm 1993) đã chỉ rõ: Về phương pháp giáo dục phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoá VIII, năm 1997) tiếp tục khẳng định “Phải đổi mới phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Các ứng dụng của CNTT-TT đặc biệt là Internet – Website học tập góp phần rèn luyện khả năng tự học. Đây thực sự đã trở thành cầu nối giữa giáo viên (GV) và nhà trường, giữa GV và học sinh (HS), giữa gia đình và nhà trường, giữa GV và GV, giữa HS và HS. Công tác quản lý giáo dục cũng thay đổi, các tài liệu tham khảo, các giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, các bài tập tham khảo, các đề thi, các hình thức luyện thi đại học liên tục được đưa lên mạng Internet để GV và HS có thể tham khảo, nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy các Website dành cho HS học tập trong đó có hoạt động tự ôn tập, củng cố kết hợp với tự kiểm tra, đánh giá được xây dựng trên cơ sở lí luận dạy học Vật lí hiện đại vẫn còn chưa được nghiên cứu. Chính vì vậy việc thiết kế các trang Web Vật lí giúp việc tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại là hết sức cần thiết. Trong phạm vi rất hạn hẹp của luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Thiết kế trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương "Dòng điện xoay chiều" – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn) 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận dạy học Vật lí về hoạt động ôn tập, củng cố và công nghệ xây dựng trang Web tự học nhằm thiết kế trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương "Dòng điện xoay chiều" – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn) 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá của học sinh với sự hỗ trợ của trang Web. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: - Hệ thống các kiến thức, kĩ năng học sinh cần nắm vững khi học xong phần kiến thức “Dòng điện xoay chiều” - Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). - Hoạt động tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá của học sinh lớp 12 đối với phần kiến thức “Dòng điện xoay chiều” - Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). - Các chức năng của trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng phần kiến thức “Dòng điện xoay chiều” – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). 4. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tự ôn tập, củng cố của học sinh để thiết kế trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương "Dòng điện xoay chiều" – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn) nhằm giúp học sinh ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kích thích hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả việc tự ôn tập củng cố. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá. - Nghiên cứu nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng phần kiến thức trong chương “ Dòng điện xoay chiều” – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). - Nghiên cứu việc thiết kế trang Web hỗ trợ việc tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả trang Web xây dựng được. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. 7. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá khi học sinh học xong phần kiến thức “Dòng điện xoay chiều” – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). - Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn đề xuất những nội dung, hình thức và phương pháp cần hướng dẫn cho học sinh tự ôn tập và kiểm tra kiến thức phần : “ Dòng điện xoay chiều” – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). - Trang Web được xây dựng đã góp phần giúp học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng trên cơ sở lí luận dạy học hiện đại. Đồng thời bước đầu đã góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lí luận, luận văn góp phần hệ thống hoá các lí luận về việc ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại cũng như vận dụng lí luận này và công nghệ thông tin trong việc xây dựng trang Web về nội dung ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức. - Về mặt thực tiễn, trang Web xây dựng được là tài liệu tham khảo tốt cho học sinh tự ôn tập và kiểm tra kiến thức và cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần “Dòng điện xoay chiều” – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá của học sinh trong các trường THPT. Chương II: Xây dựng trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” - Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn). Chương III: Thực nghiệm sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TRƢỜNG THPT 1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động ôn tập, củng cố 1.1.1. Khái niệm ôn tập và mục đích của ôn tập Theo từ điển tiếng Việt, ôn tập là học và luyện lại những điều đã học để nhớ, để nắm chắc.[ 7, tr 747 ] Theo các nhà tâm lý học (Piagie; Thái Duy Tuyên ...), ôn tập không chỉ để nhớ lại mà còn là sự cấu trúc lại các thông tin đã lĩnh hội, sắp xếp các thông tin đó theo một cấu trúc mới kết hợp với những mẫu kiến thức cũ để tạo ra sự hiểu biết mới. Khi cần có thể tái hiện lại những thông tin và sử dụng những thông tin đó có hiệu quả cho nhiều hoạt động khác nhau. Sự lưu giữ thông tin được bắt đầu từ quá trình ghi nhớ. Quá trình ghi nhớ có liên quan đến những thông tin được chuyển từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài. Thông tin được lưu giữ trong trí nhớ ngắn chỉ chừng vài giây trong thời gian người học làm việc, tiến hành thao tác trên các thông tin đó, còn trí nhớ dài lưu giữ thông tin trong suốt cả cuộc đời. Trí nhớ ngắn lưu giữ những gì ta đang suy nghĩ vào lúc đó, cùng với những thông tin chuyển từ các giác quan như tai, mắt của con người. Sau khi lưu giữ và sử lý những thông tin ấy trong vài giây, trí nhớ ngắn lập tức quên hầu hết số thông tin ấy. Để lưu giữ thông tin thì những nội dung của trí nhớ ngắn phải được chuyển sang trí nhớ dài. Nhưng muốn chuyển được sang được trí nhớ dài thì các thông tin đó trước hết cần được xử lý, sắp xếp cấu trúc trong trí nhớ ngắn sao cho nó có nghĩa đối với người học. Thực chất của hoạt động này là thực hiện việc phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa để xác nhận và tổ chức lại thông tin đã thu nhận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 trong một cấu trúc mới sao cho nó có nghĩa đối với người học. Để tổ chức được thông tin, điều đầu tiên người học phải xác nhận lại thông tin, bổ sung, chỉnh lý, chính xác hóa những thông tin đã lĩnh hội qua các thao tác trí tuệ để tìm ra những vấn đề cơ bản, những kết luận mấu chốt, những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu, trao đổi với bạn bè, với thầy cô giáo để làm sáng tỏ những thông tin đó. Tức là phải thông hiểu thông tin, phải trả lời được câu hỏi “tại sao như vậy?”. Trên cơ sở của sự thông hiểu thông tin, người học tiến hành các hoạt động phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa để tổ chức lại các thông tin đã lĩnh hội đó trong một cấu trúc mới. Sau khi trí nhớ ngắn đã “làm nên ý nghĩa” cho thông tin đã được lĩnh hội thì nó được chuyển thành trí nhớ dài. Từ đây cho thấy chất lượng của việc cấu trúc lại thông tin như thế nào để chuyển sang lưu trữ tại vùng trí nhớ dài hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức ôn tập của GV và vào chính cá nhân HS. Trí nhớ dài giống như một tủ hồ sơ chứa những thông tin đã được lập thành tệp để phục vụ cho việc khai thác trong tương lai. Tuy nhiên trí nhớ dài có khuynh hướng chỉ coi một dữ liệu hoặc một ý tưởng nào đó là “hữu ích” một cách lâu dài nếu nó thường gặp phải những dữ liệu hoặc những ý tưởng đó. Do vậy, với những thông tin cần được lưu giữ trong trí nhớ dài thì chúng cần phải được sử dụng và gợi nhớ lại một cách thường xuyên. Điều đó có nghĩa là khi thông tin đã được chuyển từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài, nếu không có sự sử dụng thường xuyên thì những thông tin đó sẽ bị lãng quên. Vì vậy để lưu giữ thông tin lâu dài, GV cần phải tổ chức cho HS sử dụng những thông tin đã được lĩnh hội một cách thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó cách sử dụng tốt nhất là vận dụng những thông tin ấy vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức và thực hành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Theo các nhà giáo dục học (Nguyễn Ngọc Bảo; Hà Thị Đức; Nguyễn Bá Kim;….): Ôn tập là giúp HS củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; tạo khả năng cho GV sửa chữa những sai lầm lệch lạc trong nhận thức của HS, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính tích cực độc lập tư duy cũng như phát triển năng lực nhận thức, chú ý cho HS. Ôn tập còn giúp HS mở rộng đào sâu , khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức đã học, làm vững chắc những kỹ năng kỹ xảo đã được hình thành. Một số tác giả khác lại cho rằng: Ôn tập là một quá trình giúp HS xác nhận lại thông tin đã lĩnh hội, tổ chức lại thông tin đó nếu thấy có chỗ chưa hợp lí hay có chỗ chưa tối ưu, góp phần củng cố và khắc họa thông tin để có thể sử dụng thông tin có hiệu quả trong các hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau. Tiếp thu những quan niệm về ôn tập như trên, chúng tôi cho rằng: Ôn tập là quá trình người học xác nhận lại thông tin, bổ sung và chỉnh lý thông tin, tổ chức lại thông tin theo một cấu trúc khoa học hơn, dễ nhớ và dễ gọi lại hơn, vận dụng thông tin đã lĩnh hội qua đó mà củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức, làm vững chắc các kỹ năng, kỹ xảo đã được lĩnh hội, phát triển trí nhớ, tư duy của người học. 1.1.2. Vai trò và vị trí của ôn tập trong quá trình nhận thức Ôn tập được tổ chức tốt chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình dạy học ở bất cứ môn
Luận văn liên quan