Mục tiêu của giáo dục nước ta hiện nay là phát triển toàn diện năm mặt: thể
chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mĩ. Trong đó, phát triển nhận
thức đóng vai trò quan trọng, bởi vì, nhận thức mà phát triển là điều kiện quan trọng,
là yếu tố tác động mạnh mẽ đến các mặt còn lại. Đặc biệt là giai đoạn 5-6 tuổi, đây là
giai đoạn quan trọng, là bước đệm để trẻ chuyển sang bậc học cao hơn. Phát triển nhận
thức trong đó có phát triển trí tuệ cho trẻ là tập trung phát triển các quá trình nhận thức
và làm phong phú vốn biểu tượng của trẻ.
Các nghiên cứu khoa học đã cho rằng trong các trò chơi thì TCHT đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. TCHT đòi hỏi sự hoạt động trí tuệ rất
phức tạp, trẻ phát huy động trí tuệ của mình đến mức tối đa để giải quyết nhiệm vụ mà
trò chơi học tập đưa ra. Qua đó, trẻ sẽ củng cố những kĩ năng, kiến thức đã tiếp nhận
đồng thời là điều kiện để nâng cao tính tích cực nhận thức của trẻ MG
203 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 6434 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển biểu tượng số cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Lan Duyên
THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP
NHẰM PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG SỐ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh-2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Lan Duyên
THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP
NHẰM PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG SỐ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số : 60 14 10 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH THỊ TỨ
Thành phố Hồ Chí Minh-2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển biểu tượng
số cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” là sản phẩm quá trình nghiên cứu của tôi. Những kết
quả, số liệu nêu trong luận văn là đúng sự thật và chưa có ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Ngày 11 tháng 12 năm 2014
Tác giả
Bùi Thị Lan Duyên
LỜI CẢM ƠN
Trong khi thực hiện đề tài “Thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển biểu
tượng số cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ
của nhiều cá nhân và tập thể cùng với sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành luận văn
này.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đinh
Thị Tứ đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Giáo Dục
Mầm non, khoa Tâm lý giáo dục của trường Đại học Sư Phạm TP.HCM, các thầy cô
khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sài Gòn và trường Cao đẳng Trung Ương
TP.HCM và toàn thể các thầy cô là những người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ
trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua. Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành
tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học và các thầy cô trường Đại học Sư
Phạm TP.HCM.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể GV, các cháu TN
trường Mầm non 11, Quận Tân Bình và các trường Mầm non trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình khảo sát, TN để hoàn thành
luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến bạn học đã chia sẻ kinh nghiệm
nghiên cứu và hỗ trợ tôi tìm kiếm tài liệu liên quan đến luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô hội đồng chấm luận văn đã đóng góp ý kiến
giúp tôi hoàn chỉnh luận văn.
Sau hết, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã động viên và khích lệ, tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP
NHẰM PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG SỐ CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5-6 TUỔI ......................................................................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 6
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về biểu tượng và biểu tượng số trong tâm
lý học .............................................................................................................. 6
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về trò chơi học tập với sự phát triển biểu
tượng số ........................................................................................................ 10
1.2. Một số vấn đề lý luận về biểu tượng số .............................................................. 12
1.2.1. Khái niệm về biểu tượng và sự hình thành biểu tượng ................................ 12
1.2.2. Khái niệm số và số tự nhiên ......................................................................... 18
1.2.3. Khái niệm biểu tượng số và cấu trúc biểu tượng số..................................... 19
1.2.4. Quá trình hình thành biểu tượng số .............................................................. 20
1.2.5. Đặc điểm hình thành và phát triển biểu tượng số của trẻ MG 5-6 tuổi ....... 23
1.2.6. Đặc điểm tâm lý của trẻ MG 5-6 tuổi liên quan đến việc hình thành và
phát triển biểu tượng số ................................................................................ 23
1.2.7. Tiêu chí đánh giá BTS ................................................................................. 25
1.2.8. Mức độ biểu tượng số của trẻ MG 5-6 tuổi ................................................. 25
1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động vui chơi và trò chơi học tập đối với sự phát
triển trí tuệ nói chung và biểu tượng số nói riêng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .......... 25
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động vui chơi ............................................ 25
1.3.2. Khái niệm của trò chơi và đặc điểm của trò chơi ......................................... 27
1.3.3. Phân loại trò chơi của trẻ MG ....................................................................... 28
1.3.4. Trò chơi học tập với sự phát triển biểu tượng số .......................................... 29
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 33
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC
TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG SỐ CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5-6 TUỔI ....................................................................................... 34
2.1. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển biểu
tượng số cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ..................................................................... 34
2.1.1. Tổ chức điều tra ............................................................................................ 34
2.1.2. Kết quả điều tra và phân tích kết quả ........................................................... 36
2.2. Thực trạng về biểu tượng số của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường
mầm non công lập Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 46
2.2.1. Tổ chức điều tra ............................................................................................ 46
2.2.2. Kết quả điều tra và phân tích kết quả ........................................................... 49
2.3. Một số nhận xét về nội dung phát triển biểu tượng số cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi và chuẩn phát triển
về lĩnh vực nhận thức của trẻ 5 tuổi ................................................................... 53
2.4. Nguyên nhân ....................................................................................................... 55
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 56
Chương 3. THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM
PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG SỐ CHO TRẺ MẪU GIÁO
5-6 TUỔI ................................................................................................. 57
3.1. Thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển biểu tượng số cho trẻ mẫu giáo 5 -
6 tuổi ................................................................................................................... 57
3.1.1. Cơ sở định hướng để thiết kế các trò chơi học tập nhằm phát triển biểu
tượng số cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .............................................................. 57
3.1.2. Những nguyên tắc để thiết kế các trò chơi học tập nhằm phát triển biểu
tượng số cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .............................................................. 57
3.1.3. Thiết kế các trò chơi học tập nhằm phát triển biểu tượng số cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ................................................................................................. 58
3.1.4. Các bước thiết kế và hướng dẫn sử dụng các trò chơi học tập đã được
thiết kế .......................................................................................................... 84
3.2. Thử nghiệm trò chơi học tập nhằm phát triển biểu tượng số cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi đã được thiết kế ..................................................................................... 85
3.2.1. Mục đích TN ................................................................................................. 85
3.2.2. Nội dung TN ................................................................................................. 85
3.2.3. Thời gian TN ................................................................................................ 85
3.2.4. Mẫu TN ......................................................................................................... 85
3.2.5. Điều kiện TN ................................................................................................ 85
3.2.6. Tiến hành TN ................................................................................................ 86
3.2.7. Cách đánh giá TN ......................................................................................... 87
3.2.8. Kết quả thử nghiệm và phân tích .................................................................. 87
3.3. Trưng cầu ý kiến chuyên gia về các trò chơi học tập nhằm phát triển biểu
tượng số cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã được thiết kế ........................................ 105
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 112
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT
1 Giáo viên mầm non GVMN
2 Biểu tượng số BTS
3 Trò chơi học tập TCHT
4 Thử nghiệm TN
5 Số lượng SL
6 Phần trăm %
7 Đối chứng ĐC
8 Mẫu giáo MG
9 Mầm non MN
10 Giáo viên GV
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn- kinh nghiệm của GV ............................................. 36
Bảng 2.2. Nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của TCHT với việc phát
triển BTS của trẻ MG 5-6 tuổi ................................................................... 37
Bảng 2.3. Thực trạng về nguồn TCHT nhằm phát triển BTS mà GVMN đã sử
dụng ............................................................................................................ 38
Bảng 2.4. Thống kê việc GV sử dụng các nguồn tài liệu ở các dạng trò chơi
học tập nhằm phát triển BTS cho trẻ MG 5-6 tuổi .................................... 40
Bảng 2.5. Mức độ thiết kế và sử dụng các dạng TCHT nhằm phát triển BTS
cho trẻ MG 5-6 tuổi ................................................................................... 42
Bảng 2.6. Mức độ yêu cầu của GV khi tổ chức các TCHT nhằm phát triển
BTS cho trẻ MG 5-6 tuổi ........................................................................... 43
Bảng 2.7. Mức độ sử dụng TCHT nhằm phát triển BTS cho trẻ MG 5-6 tuổi
trong các hoạt động hằng ngày ở trường MN ............................................ 44
Bảng 2.8. Mức độ khó khăn mà GVMN gặp phải khi sử dụng và thiết kế
TCHT nhằm phát triển BTS cho trẻ MG 5-6 tuổi ..................................... 45
Bảng 2.9. Kết quả mức độ về khả năng so sánh và thêm bớt của trẻ MG 5-6
tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh (n =100 trẻ) ............................................. 49
Bảng 2.10. Kết quả mức độ về tách của trẻ MG 5-6 tuổi ở thành phố Hồ Chí
Minh (n =100 trẻ) ....................................................................................... 50
Bảng 2.11. Kết quả mức độ về gộp của trẻ MG 5-6 tuổi ở thành phố Hồ Chí
Minh (n=100trẻ) ......................................................................................... 51
Bảng 2.12. Kết quả mức độ về xếp thứ tự của trẻ MG 5-6 tuổi ở thành phố
Hồ Chí Minh (n =100 trẻ) .......................................................................... 52
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện các bài tập về so sánh- thêm bớt của nhóm ĐC
và TN trước TN .......................................................................................... 87
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện bài tập về so sánh- thêm bớt của nhóm ĐC
trước và sau TN. ......................................................................................... 88
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện bài tập về so sánh- thêm bớt của nhóm TN
trước và sau TN .......................................................................................... 89
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện bài tập về so sánh- thêm bớt của nhóm TN và
ĐC sau TN ................................................................................................. 90
Bảng 3.5. Kết quả đo nghiệm thực hiện bài tập về tách của nhóm ĐC và TN
trước TN ..................................................................................................... 92
Bảng 3.6. Kết quả đo nghiệm thực hiện bài tập về tách của nhóm ĐC trước
và sau TN ................................................................................................... 93
Bảng 3.7. Kết quả đo nghiệm thực hiện bài tập về tách của nhóm TN trước
và sau TN ................................................................................................... 94
Bảng 3.8. Kết quả đo nghiệm thực hiện bài tập về tách của trẻ nhóm TN và
ĐC sau TN ................................................................................................. 95
Bảng 3.9. Kết quả đo nghiệm thực hiện bài tập về gộp của nhóm ĐC và TN
trước TN ..................................................................................................... 96
Bảng 3.10. Kết quả đo nghiệm thực hiện bài tập về gộp của nhóm ĐC trước
và sau TN ................................................................................................... 97
Bảng 3.11. Kết quả đo nghiệm thực hiện bài tập về gộp của nhóm TN trước
và sau TN ................................................................................................... 98
Bảng 3.12. Kết quả đo nghiệm thực hiện bài tập về gộp của trẻ giữa nhóm TN
và ĐC sau TN ............................................................................................ 99
Bảng 3.13. Kết quả thực hiện các bài tập về quan hệ thứ tự của nhóm TN và
ĐC trước TN ............................................................................................ 100
Bảng 3.14. Kết quả thực hiện các bài tập về quan hệ thứ tự của nhóm ĐC
trước và sau TN ........................................................................................ 101
Bảng 3.15. Kết quả thực hiện các bài tập về quan hệ thứ tự của nhóm TN
trước và sau TN ........................................................................................ 102
Bảng 3.16. Kết quả thực hiện các bài tập về quan hệ thứ tự của nhóm TN và
ĐC sau TN ............................................................................................... 103
Bảng 3.17. Kết quả thống kê các ý kiến về các TCHT đã được thiết kế ................... 105
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả thực hiện bài tập về so sánh- thêm bớt của
nhóm TN và ĐC sau TN ........................................................................ 91
Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả thực hiện bài tập về tách của nhóm TN và ĐC
sau TN ................................................................................................... 95
Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả thực hiện bài tập về gộp của nhóm TN và ĐC
sau TN ................................................................................................... 99
Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả thực hiện bài tập về quan hệ thứ tự của nhóm
TN và ĐC sau TN ............................................................................... 104
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục nước ta hiện nay là phát triển toàn diện năm mặt: thể
chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mĩ. Trong đó, phát triển nhận
thức đóng vai trò quan trọng, bởi vì, nhận thức mà phát triển là điều kiện quan trọng,
là yếu tố tác động mạnh mẽ đến các mặt còn lại. Đặc biệt là giai đoạn 5-6 tuổi, đây là
giai đoạn quan trọng, là bước đệm để trẻ chuyển sang bậc học cao hơn. Phát triển nhận
thức trong đó có phát triển trí tuệ cho trẻ là tập trung phát triển các quá trình nhận thức
và làm phong phú vốn biểu tượng của trẻ.
Các nghiên cứu khoa học đã cho rằng trong các trò chơi thì TCHT đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. TCHT đòi hỏi sự hoạt động trí tuệ rất
phức tạp, trẻ phát huy động trí tuệ của mình đến mức tối đa để giải quyết nhiệm vụ mà
trò chơi học tập đưa ra. Qua đó, trẻ sẽ củng cố những kĩ năng, kiến thức đã tiếp nhận
đồng thời là điều kiện để nâng cao tính tích cực nhận thức của trẻ MG.
Trẻ 5-6 tuổi thích khám phá thế giới xung quanh và trong một giới hạn nào đó
trẻ sẽ tìm ra những ý tưởng sáng tạo cho riêng trong hoàn cảnh có mục đích, có ý
nghĩa với chúng. Hoạt động chủ đạo của trẻ em ở giai đoạn này là hoạt động vui chơi,
thông qua chơi sẽ thỏa mãn nhu cầu chơi với nhau, qua đó trẻ hình thành đặc điểm tâm
lý mới về chất đặc trưng cho lứa tuổi và phát triển toàn diện đặc điểm tâm lý của trẻ.
Trẻ em rất thích các trò chơi và chúng học thông qua chơi. Trẻ đặc biệt thích TCHT vì
trò chơi học tập không những làm thỏa mãn nhu cầu chơi mà còn thỏa mãn nhu cầu
nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh trẻ. Trong các trò chơi trẻ là chủ thể tích cực
hoạt động, chúng khám phá tìm hiểu và cùng với các bạn giải quyết vấn đề qua việc
tiếp xúc trực tiếp với các hiện tượng xung quanh trẻ.
Chức năng biểu trưng và hình thành các biểu tượng là mốc quan trọng trong quá
trình phát triển tâm lý của trẻ. Qua chức năng này trẻ sẽ nhận thức thế giới từ hình ảnh
trực tiếp bên ngoài thông qua đồ vật sang hình ảnh trong đầu theo một hệ thống nhất
định. Ở tuổi MG thì biểu tượng về thế giới đạt đến mức độ cao. Trẻ hình thành vốn
biểu tượng về không gian, thời gian, các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Trong đó,
để phát triển tư duy cho trẻ thì vốn biểu tượng về số đóng vai trò quan trọng. Các thao
2
tác tư duy của trẻ được hình thành nhờ vốn biểu tượng. Tư duy của trẻ chuyển từ tư
duy hình ảnh sang tư duy biểu tượng, là tiền đề của việc hình thành tư duy khái niệm.
Vốn biểu tượng càng phong phú thì việc học của trẻ sẽ thuận lợi và ngược lại. BTS
cũng là một nội dung quan trọng của việc phát triển vốn biểu tượng cho trẻ. Nó liên
quan đến việc hình thành các biểu tượng khác: không gian, thời gian, vật thể là điều
kiện tiên quyết để trẻ học tốt môn toán và các môn khác nhằm phát triển tư duy của trẻ
ở cấp bậc cao hơn.
Trong chương trình giáo dục MN hiện nay đã đề cập đến việc phát triển BTS
cho trẻ nhưng thực tế thì việc làm này chưa được chú ý và quan tâm đúng mức. Việc
hình thành và phát triển BTS chưa tạo hứng thú và thực sự có ý nghĩa với trẻ. Một số
trò chơi được sử dụng để củng cố BTS cho trẻ còn nghèo nàn, ít được sử dụng, và
chưa theo một hệ thống nhất định nên chưa đem lại hiệu quả như mục tiêu đề ra. Xuất
phát từ những lý do trên chúng tôi đi nghiên cứu đề tài “ Thiết kế trò chơi học tập
nhằm phát triển biểu tượng số cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế TCHT nhằm phát triển BTS cho trẻ MG 5-6 tuổi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
– Quá trình hình thành BTS cho trẻ MG 5-6 tuổi tại trường MN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế TCHT nhằm phát triển BTS cho trẻ MG 5-6 tuổi.
Khách thể khảo sát:
– 100 trẻ MG 5-6 tuổi thuộc trường MN Tuổi Thơ 7, Quận 3, TP.HCM và trường
MN 11, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
– 100 GVMN trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ MG 5-6 tuổi, cán bộ quản lý thuộc một
số trường MN tại TP. Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Trong thực tiễn giáo dục hiện nay việc sử dụng TCHT nhằm phát triển BT