Giai đoạn 1: Phân tích hiện trạng
Phân tích tình hình thực tế về kinh tế, văn hoá-xã hội (có bao gồm y tế và giáo
dục) và môi trường.
Xác định các vấn đề còn tồn tại, các khó khăn trở ngại, các cơ hội và tiềm năng
mà các dự án phát triển có thể can thiệp.
Nghiên cứu các dự án đã được thực hiện, các kinh nghiệm và các bài học từ
các dự án đó.
Tìm hiểu sự quan tâm và hướng ưu tiên của các nhà tài trợ (nếu có)
Giai đoạn 2: Xác định các dự án
Xác định các ý tưởng và các hành động phát triển.
Xác định các loại dự án có thể can thiệp.
Xác định các bên liên quan.
Thảo luận với các bên liên quan về các vấn đề và các mục tiêu ban đầu.
Xây dựng các tiêu chí để lựa chọn các can thiệp.
Xác định các giả định và các rủi ro/nguy cơ.
20 trang |
Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế và giám sát các dự án phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
Dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt Nam - PCM”
-----------------
Nhà tài trợ: Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ (SDC)
Đơn vị thực hiện dự án: Trung tâm hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC)
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
Thiết kế và giám sát
các dự án phát triển
- 2014 -
1
Mục lục
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN .................................................................................................. 2
Dự án là gì? .................................................................................................................... 2
Các bên liên quan đến dự án là ai? ................................................................................ 3
SÁU GIAI ĐOẠN CỦA VÒNG ĐỜI DỰ ÁN ......................................................................... 3
Giai đoạn 1: Phân tích hiện trạng .................................................................................... 4
Giai đoạn 2: Xác định các dự án ..................................................................................... 4
Giai đoạn 3: Hình thành dự án/lập kế hoạch ................................................................... 4
Giai đoạn 4: Nguồn tài chính cho dự án .......................................................................... 5
Giai đoạn 5: Thực hiện dự án và theo dõi/giám sát ........................................................ 5
Khái niệm giám sát ................................................................................................................... 5
Các cách tiếp cận của giám sát ................................................................................................ 6
Quy trình giám sát dự án .......................................................................................................... 7
Mối liên quan giữa giám sát, công tác lập kế hoạch, thực hiện và và đánh giá dự án .............. 7
Các lưu ý trong giám sát dự án ................................................................................................ 9
Giai đoạn 6: Đánh giá dự án ........................................................................................... 9
KHUNG LOGIC TRONG DỰ ÁN ...................................................................................... 10
Phụ lục 1: Ví dụ về một tiểu dự án .................................................................................... 14
Phụ lục 2: Nội dung cơ bản của một tiểu dự án ................................................................ 17
Phụ lục 3: Bảng ngân sách chi tiết .................................................................................... 19
2
MỤC LỤC
MỤC TIÊU CỦA KHÓA TẬP HUẤN
Sau khóa tập huấn, các tham dự viên sẽ:
Hiểu các giai đoạn của vòng đời dự án;
Hiểu các nội dung cơ bản của một đề xuất dự án;
Biết cách xây dựng dự án theo khung logic đơn giản.
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Dự án là gì?
Là tập hợp của mục đích và mục tiêu;
Là sự kết hợp của các họat động để tạo ra kết quả và đạt mục tiêu;
Có nguồn lực bị giới hạn: Thời gian, nhân lực, vật tư, thiết bị, tài chính
Là cơ hội để nâng cao năng lực cho các cá nhân và tổ chức.
Dự án là quá trình tạo ra các kết quả cụ thể với nguồn lực có hạn trong hoàn cảnh
luôn biến động và là cơ hội để năng lực các bên liên quan được nâng cao.
3
Các bên liên quan đến dự án là ai?
Là những người hoặc nhóm người được hưởng lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp từ
dự án.
Là những người hoặc nhóm người không được hưởng lợi nhưng lại có ảnh
hưởng đến sự thành công hay thất bại của dự án.
SÁU GIAI ĐOẠN CỦA VÒNG ĐỜI DỰ ÁN
Ghi chú: Giai đoạn 1 có thể gộp với giai đoạn 2 và giai đoạn 3 có thể gộp với giai đoạn 4.
1. Phân tích hiện
trạng
6. Đánh giá dự án 2. Xác định các dự án
5. Thực hiện dự
án và theo dõi
giám sát
3. Hình thành dự án
(và Lập kế hoạch)
4. Nguồn tài chính cho
dự án
Sự tham gia
của các bên
liên quan
4
Giai đoạn 1: Phân tích hiện trạng
Phân tích tình hình thực tế về kinh tế, văn hoá-xã hội (có bao gồm y tế và giáo
dục) và môi trường.
Xác định các vấn đề còn tồn tại, các khó khăn trở ngại, các cơ hội và tiềm năng
mà các dự án phát triển có thể can thiệp.
Nghiên cứu các dự án đã được thực hiện, các kinh nghiệm và các bài học từ
các dự án đó.
Tìm hiểu sự quan tâm và hướng ưu tiên của các nhà tài trợ (nếu có)
Giai đoạn 2: Xác định các dự án
Xác định các ý tưởng và các hành động phát triển.
Xác định các loại dự án có thể can thiệp.
Xác định các bên liên quan.
Thảo luận với các bên liên quan về các vấn đề và các mục tiêu ban đầu.
Xây dựng các tiêu chí để lựa chọn các can thiệp.
Xác định các giả định và các rủi ro/nguy cơ.
Giai đoạn 3: Hình thành dự án/lập kế hoạch
Lựa chọn các vấn đề cần phải được giải quyết bởi dự án.
Phân tích các vấn đề theo chiều sâu (cây vấn đề).
Phân tích và tìm cách giải quyết vấn đề.
Xây dựng dự án dựa trên:
o Các tiêu chí đã được các bên liên quan chấp nhận.
o Các ưu tiên đã được lựa chọn.
o Năng lực thực hiện.
o Trần của ngân sách (Mức ngân sách cao nhất có thể có).
Xác định các kết quả, các chỉ số và các họat động chính của dự án.
Xây dựng Khung logic dự án.
5
Lập dự toán ngân sách cho dự án.
Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động dự án theo thời gian (tháng, quý, năm).
Hoàn chỉnh hồ sơ dự án (theo yêu cầu của nhà tài trợ - nếu có).
Giai đoạn 4: Nguồn tài chính cho dự án
Liệt kê và ước lượng các nguồn huy động được từ người dân (nguyên vật liệu,
nhân công, tiền mặt, ...);
Các nguồn tài trợ có thể huy động được từ chính quyền địa phương, doanh
nghiệp đóng trên địa bàn và các nhà hảo tâm.
Đề xuất phần ngân sách cụ thể cần nhà tài trợ hỗ trợ (nếu có nhà tài trợ) và nộp
đề xuất dự án cho nhà tài trợ để nhà tài trợ thẩm định.
Chú ý:
Nếu phần đóng góp đối ứng của cộng đồng càng cao thì việc xin hỗ trợ từ nhà
tài trợ sẽ càng dễ dàng;
Nếu dự án được xét duyệt, nhà tài trợ sẽ thông báo và ký hợp đồng hỗ trợ dự
án.
Giai đoạn 5: Thực hiện dự án và theo dõi/giám sát
Tổ chức hội thảo giới thiệu dự án.
Thực hiện các hoạt động dự án.
Theo dõi và giám sát dự án.
Tổ chức chia sẻ, sơ kết để rút kinh nghiệm.
Khái niệm giám sát
Giám sát nghĩa là quan sát, thu thập và ghi chép thường xuyên các thông tin về tiến độ và
chất lượng các hoạt động đang diễn ra của dự án. Mục tiêu của giám sát là giúp những
người thực hiện dự án phát hiện kịp thời các khó khăn và có các đề xuất giải quyết phù
hợp, đảm bảo dự án đi đúng hướng và sẽ đạt các kết quả và mục tiêu đã đề ra. Ngoài
ra, giám sát còn cần thiết để có thể cung cấp kịp thời các thông tin cho các bên liên quan
6
(ví dụ cho các thành viên trong cộng đồng hoặc cho các nhà tài trợ) về tiến độ, chất lượng
và hiệu quả của các hoạt động đang diễn ra của dự án.
Giám sát là một hoạt động rất quan trọng và không thể thiếu của bất kỳ dự án phát triển
nào. Quan sát bằng mắt khi tham gia giao thông bạn có thể biết mình đi đúng đường hay
không, cần đổi hướng hoặc cần đi nhanh hay đi chậm hơn để không gây tai nạn. Việc
quan sát khi tham gia giao thông quan trọng như thế nào thì việc giám sát dự án phát triển
quan trọng như thế. Giám sát tốt sẽ giúp cộng đồng kiểm soát và nâng cao chất lượng,
hiệu quả của dự án đồng thời giúp cộng đồng sử dụng các nguồn lực như nguyên vật liệu,
nhân công, thời gian, tài chính một cách hợp lý và tiết kiệm.
Các cách tiếp cận của giám sát
Cách tiếp cận thực thi
Cách tiếp cận thực thi của giám sát tập trung vào các hoạt động, đầu vào và đầu ra của
dự án. Cách tiếp cận này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm cộng đồng đã huy động các đầu vào cần thiết chưa?
Nhóm cộng đồng đã thực hiện các hoạt động dự án chưa?
Nhóm cộng đồng đã cung cấp được các đầu ra nào?
Cách tiếp cận này không giúp các bên liên quan hiểu được sự thành công cũng như thất
bại của dự án.
Cách tiếp cận dựa trên kết quả
Cách tiếp cận dựa trên kết quả sẽ cung cấp thông tin phản hồi về các kết quả thực tế và
mục tiêu đạt được của các hoạt động. Cách tiếp cận này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Mục tiêu cụ thể mà dự án cần đạt là gì?
Các mục tiêu này có đạt được hay không và nhờ có các kết quả cụ thể nào?
Làm thế nào để chứng minh rằng các kết quả đã đạt được?
Khi thực hiện giám sát các tiểu dự án cộng đồng, Ban giam sát cần chú ý đến cả hai cách
tiếp cận đã nêu và cần thu thập đầy đủ thông tin để trả lời các câu hỏi sau:
Các hoạt động và các sản phẩm đầu ra nêu trong bản kế hoạch dự án có được
thực hiện đúng tiến độ và đạt chất lượng không? Nếu không thì tại sao?
7
Những ai chịu trách nhiệm cho hoạt động nào và trong thời gian bao lâu?
Các nguồn lực đầu vào phục vụ cho việc thực hiện tiểu dự án được sử dụng
như thế nào?
Các vấn đề, khó khăn, trở ngại nào mà dự án đã gặp phải và cách giải quyết
như thế nào?
Các đề xuất thay đổi nào là cần thiết để đảm bảo dự án đi đúng hướng và sẽ
đạt các kết quả đề ra?
Quy trình giám sát dự án
Công tác giám sát được thực hiện bởi Ban giám sát mà thành viên là do người dân bầu
chọn. Trong thành phần Ban giám sát phải có đại diện của người hưởng lợi và một số
người am hiểu về dự án. Giám sát tiểu dự án cộng đồng phải được thực hiện thường
xuyên và xuyên suốt thời gian thực hiện dự án, bắt đầu từ khi lập kế hoạch các hoạt
động đến khi hoàn thành xong hết các hoạt động của tiểu dự án.
Giám sát bao gồm 3 bước: (i) Thu thập số liệu; (ii) Phân tích và xử lý số liệu và (iii) Viết
báo cáo;
Ban giám sát thu thập số liệu bằng nhiều cách: quan sát tại nơi diễn ra hoạt
động dự án; phỏng vấn, thảo luận nhóm với những người thực hiện dự án,
người hưởng lợi và các bên có liên quan; đọc nhật ký dự án và nghiên cứu các
biểu mẫu ghi chép hoạt động của dự án;
Dựa trên các số liệu thu thập được, Ban giám sát phân tích các số liệu, so sánh
với bản kế hoạch, phát hiện các sai lệch và các nguyên nhân dẫn đến các sai
lệch đó. Trong khi thu thập số liệu, Ban giám sát phải ghi chép vào giấy và nộp
các ghi chép này cho Trưởng nhóm nòng cốt để lưu vào hồ sơ cộng đồng;
Viết báo cáo giám sát, đưa ra các kiến nghị điều chỉnh và thảo luận với người
dân và các bên liên quan về các kết quả giám sát. Các báo cáo này cũng phải
được lưu vào hồ sơ cộng đồng.
Mối liên quan giữa giám sát, công tác lập kế hoạch, thực hiện và và đánh giá
dự án
Bản kế hoạch và các chỉ số đo kết quả, mục tiêu mà cộng đồng đã xây dựng trong bản
đề xuất dự án là cơ sở cho công tác giám sát. Trong bản kế hoạch có đầy đủ các thông
8
tin về các hoạt động theo thời gian và người chịu trách nhiệm. Vì vậy, ngay trong khi lập
kế hoạch, cộng đồng cần thảo luận và thống nhất các tiêu chí giám sát (về số lượng, chất
lượng và thời gian). Trong bản kế hoạch phải nếu rõ giám sát những gì và giám sát như
thế nào thông qua một hệ thống biểu mẫu đơn giản nhưng rõ ràng. Vì vậy bản kế hoạch
dự án kèm các biểu mẫu giám sát được coi là kim chỉ nam cho hoạt động giám sát dự án.
Khi thực hiện dự án, cộng đồng cần huy động và sử dụng hợp lý mọi nguồn lực (vật
chất, nhân lực, tài chính và thời gian) để thực hiện kế hoạch đề ra nhằm đạt các kết quả
và mục tiêu, nhưng cũng cần linh hoạt xem xét và điều chỉnh lại bản kế hoạch một cách
hợp lý phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Trong quá trình thực hiện dự án, những người
được phân công giám sát cần theo dõi ghi chép đầy đủ các thông tin về các hoạt động dự
án vào các biểu mẫu giám sát. Người giám sát có trách nhiệm phát hiện và đề xuất các
điều chỉnh để đảm bảo dự án đi đúng hướng.
Ở giai đoạn đánh giá dự án, cần xem xét và chỉ rõ mục tiêu dự án đề ra đã đạt được ở
mức độ nào, tác động định trước và không định trước của dự án đối với từng nhóm đối
tượng ra sao, tìm ra những yếu tố cản trở hay thúc đẩy việc đạt các kết quả... Đánh giá
cũng xem xét và phân tích các chi phí đã bỏ ra so với lợi ích mà dự án đem lại. Đặc biệt,
đánh giá cần rút ra các bài học kinh nghiệm để phục vụ việc thực hiện các dự án khác
tốt hơn.
Nếu so sánh giám sát với đánh giá thì giám sát nghĩa là thường xuyên quan sát, thu
thập và ghi chép các thông tin dự án trong khi đánh giá lại là hoạt động chỉ tiến hành vào
một thời điểm nhất định (thường chỉ đánh giá vào giữa kỳ hoặc cuối kỳ của dự án). Các
kết quả và các báo cáo giám sát là cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc đánh giá.
Tóm lại, mối liên hệ giữa giám sát, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá dự án là hết sức
chặt chẽ:
Lập kế hoạch sẽ mô tả cách thực hiện dự án và cách giám sát dự án;
Thực hiện dự án và giám sát dự án được dẫn dắt bởi bản kế hoạch;
9
Giám sát dự án cung cấp thông tin phục vụ trở lại cho việc lập kế hoạch và thực
hiện dự án;
Giám sát cung cấp thông tin cho đánh giá dự án.
Các lưu ý trong giám sát dự án
Dự án cần có mục tiêu rõ ràng kèm theo các chỉ số cụ thể và có bản kế hoạch
chi tiết.
Ban giám sát cần nêu rõ cách giám sát, cách thu thập và chia sẻ thông tin giám
sát giữa các bên liên quan.
Ban giám sát cần xây dựng thời gian biểu giám sát, trong đó nêu rõ chu kỳ giám
sát?
Ban giám sát cần quan sát kỹ và ghi chép đầy đủ những điều đang xảy ra kèm
theo các nhận xét và phân tích.
Ban giám sát cần lưu giữ cẩn thận các thông tin, tài liệu thu thập được khi giám
sát, sắp xếp tài liệu một cách ngăn nắp, quy củ để có thể tra cứu thông tin vào
bất cứ thời điểm nào.
Ban giám sát cần thực hiện đúng các quy định về biểu mẫu (cách thiết kế, cách
thu thập và cách lưu trữ thông tin). Các biểu mẫu cần đơn giản, dễ sử dụng, tiết
kiệm nhân công và thời gian.
Giai đoạn 6: Đánh giá dự án
Đánh giá nội bộ hoặc đánh giá bởi bên ngoài.
Đánh giá giữa kỳ hoặc cuối kỳ.
Báo cáo đánh giá cuối kỳ và các đề xuất tiếp theo.
10
KHUNG LOGIC TRONG DỰ ÁN
Khung logic được coi là công cụ chính trong quản lý dự án.
Khung logic là bản tóm tắt các kết quả cơ bản của dự án, giúp chúng ta:
Hiểu biết sâu sắc hơn về dự án.
Giao tiếp dễ dàng hơn trong thực hiện và quản lý dự án.
Ra quyết định đúng đắn hơn.
Đánh giá dự án dễ dàng hơn.
Cấu trúc cơ bản của Khung logic được mô tả trong sơ đồ sau:
KHUNG LOGIC
Nội dung Các chỉ số
đo/chỉ báo
Nguồn thẩm
định
Các giả
định/rủi ro
Mục đích (mục tiêu
dài hạn)
Mục tiêu cụ thể
Các kết quả/ đầu
ra
1.
2.
3.
Các hoạt động
1.
2.
3.
4.
......
Mục đích/Mục tiêu tổng quát: khẳng định việc dự án muốn góp phần vào cải thiện một
tình trạng cụ thể.
Mục tiêu cụ thể của dự án: khẳng định sự thay đổi cần thiết mà dự án muốn đạt được
sau khi kết thúc dự án.
11
Kết quả/đầu ra của dự án: Là các sản phẩm, các dịch vụ, hoặc các đóng góp cần thiết
để đạt được mục tiêu của dự án. Nó là các kết quả của các hoạt động dự án được thực
hiện với nguồn lực cho phép của dự án.
Các hoạt động: Là các hành động nhằm đạt được các kết quả của dự án. Ban quản lý
dự án có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện đúng đắn các hoạt động này.
Các chỉ số: là thước đo các kết quả thu được (định tính và định lượng). Mỗi chỉ số phải
thể hiện rõ người hưởng lợi, số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm.
Chỉ tiêu: Là chỉ số tối thiểu mà dự án phải đạt được sau khi dự án kết thúc.
Chỉ số/chỉ tiêu phải thông minh (SMART) như sau:
Phải cụ thể (Specific).
Phải đo đạc được với điều kiện sẵn có (Measurable).
Phải đạt được (nghĩa là có tính khả thi) (Achievable).
Phải hợp lý và có liên quan đến kết quả/mục tiêu dự án (Relevant).
Phải có giới hạn thời gian (Time bound)
Nguồn thẩm định: Phải chỉ rõ nơi lấy số liệu để kiểm tra xem mục tiêu hay kết quả dự án
đã đạt được ở mức nào? Ví dụ: các báo cáo, số liệu thống kê hoặc từ các cuộc phỏng vấn
bên liên quan....
Các giả định: là các điều kiện cần phải có để dự án có thể thành công.
Các rủi ro: là các rủi ro (đối với dự án) có thể xảy ra và cách giảm thiểu hoặc khắc phục
rủi ro đó.
Trong quá trình thực hiện, khung logic thể hiện:
Các hoạt động cần tiến hành là để sản sinh ra các đầu ra/kết quả mà dự án đã đưa ra.
Các đầu ra, các kết quả, kết hợp với các giả định là để đạt mục tiêu cụ thể của dự án.
Mục tiêu cụ thể của dự án đạt được sẽ góp phần tiến tới đạt mục đích/mục tiểu tổng
quát.
12
Khung
logic
Hình thành dự án
Theo dõi và giám sát dự án
Đánh giá dự án
Thông tin vắn tắt về dự án
Q
u
á
t
r
ìn
h
l
ậ
p
k
ế
h
o
ạ
c
h
Q
u
á
t
r
ìn
h
t
h
ự
c
h
iệ
n
k
ế
h
o
ạ
c
h
Mục
đích
Mục
tiêu
Các kết
quả
Các hoạt động
Đầu vào
Đầu vào
Các hoạt động
Các kết quả
Mục tiêu
Mục đích
13
Sơ đồ Gantt: Là sơ đồ phân bố thời gian thực hiện các hoạt động
Ví dụ về bảng phân bố thời gian cho các họat động dự án
Hoạt động
Năm 2012, tháng...
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Các hoạt động để đạt
kết quả 1
02 khóa tập huấn về bình
đẳng giới và dự án phát triển
cho lãnh đạo và thúc đẩy
viên.
x x
03 khóa tập huấn về kỹ năng
thúc đẩy cho thúc đẩy viên và
Ban quản lý cộng đồng.
x xx
......
Các hoạt động để đạt
kết quả 2
Xây dựng mương nội đồng
....
14
Phụ lục 1: Ví dụ về một tiểu dự án
Tên tiểu dự án: Cải thiện sức khỏe sinh sản cho phụ nữ tại thôn Trại Cau,
xã Cây Thị, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
1. Bối cảnh hiện tại:
Ở thôn Trại Cau xã Cây Thị có khoảng 200 phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên,
nhưng họ rất ngại đi khám phụ khoa.
Nhiều chị em khi mang thai vẫn phải làm việc nặng nhọc và chưa có chế độ ăn
uống hợp lý.
Khoảng 30% các cháu trẻ sơ sinh bị thiếu cân khi chào đời.
Tiểu dự án muốn có các can thiệp cụ thể để cải thiện sức khỏe sinh sản cho các phụ nữ
và trẻ em gái vị thành niên.
2. Mục tiêu của tiểu dự án: Cải thiện sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi
sinh sản tại thôn Trại Cau.
3. Đối tượng hưởng lợi:
Trực tiếp: 30 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại thôn Trại Cau.
Gián tiếp: 200 phụ nữ và trẻ gái vị thành niên thôn Trại Cau.
4. Thời gian thực hiện dự án: 6 tháng (từ 1.7.2012 đến 30.12.2012)
5. Ban quản lý tiểu dự án: Ban tự quản của Câu lạc bộ thôn Trại Cau (gồm 5 người,
trong đó có 3 nữ)
6. Tổng ngân sách: 30.000.000 đồng trong đó:
Dân đóng góp: 10.000.000 đồng
Huy động từ các nguồn khác: 5.000.000 đồng
Dự án hỗ trợ (SDC): 15.000.000 đồng
15
7. Các kết quả và chỉ số đo:
Các kết quả Chỉ số đo
1. Các chị trong độ tuổi sinh
sản biết cách phòng chống
các bệnh phụ khoa.
30 chị được dự án tập huấn và biết cách chăm sóc
sức khỏe sinh sản.
100 % phụ nữ và trẻ em gái từ 14 tuổi trở lên được
dự án cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh
sản.
2. Các chị có bệnh phụ khoa
được khám và điều trị miễn
phí.
30 chị được khám bệnh phụ khoa miễn phí.
100% các chị mắc bệnh phụ khoa được điều trị miễn
phí.
3. Các chị trong độ tuổi sinh
sản biết cách lựa chọn các
món ăn bổ dưỡng khi mang
thai.
30 chị trong độ tuổi sinh sản được tập huấn và hiểu
biết chế độ ăn bổ dưỡng khi mang thai.
8. Giả định: Các chị trong độ tuổi sinh sản và các em gái vị thành niên tham gia đầy đủ
vào các hoạt động dự án và kinh phí dự án đủ để chi trả chữa bệnh miễn phí cho các chị
em bị mắc bệnh phụ khoa.
9. Rủi ro:
STT Rủi ro Cách khắc phục
1
Có thể sau khi khám phát hiện
ra một số chị mắc bệnh phụ
khoa hiểm nghèo nên dự án
không đủ kinh phí để chữa trị
miễn phí
Yêu cầu các chị và gia đình có trách nhiệm
chi trả cho việc điều trị và huy động thêm sự
hỗ trợ từ chính quyền, doanh nghiệp, nhà
hảo tâm...
10. Tính bền vững của dự án: Có kế hoạch để các chị hưởng lợi từ dự án sẽ tuyên
truyền sâu rộng kiến thức về sức khỏe sinh sản cho các thành viên khác của cộng đồng
tại các buổi sinh hoạt cộng đồng và sinh hoạt chi hội phụ nữ sau khi dự án kết thúc
16
11. Kế hoạch hoạt động
Hoạt động T1 T2 T3 T4 T5 T6 Trách nhiệm
1. Giới thiệu dự án x Ông A
2. Tập huấn chăm sóc
sức khỏe sinh sản
x Bà B
3. Khám và điều trị bệnh
phụ