Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hoà, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh và Long An
Mức thu nhập của các tỉnh là một chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động kinh tế cũng nhưtiềm lực kinh tế của địa phương đó. Điều đó không có gì là ngạc nhiên và có rất nhiều nghiên cứu đã tìm ra sự tương quan chặt chẽ giữa thu nhập và sự phát triển của các doanh nghiệp ở các tỉnh của Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế là yếu tố tiên quyết cho giảm nghèo một cách bền vững. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng ảnh hưởng tốt nhưthế nào đến giảm nghèo lại rất khác nhau ở các tỉnh. Nói khác đi, mức độ co giãn của giảm nghèo ở các tỉnh là khác nhau. Điều đó có thể giải thích bởi sự vận động của khu vực tưnhân. Thông tin sau sẽ đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhưng có liên quan đến thu nhập, tỉ lệ đói nghèo và công bằng, tạo nên một bức tranh tổng quát về kinh tế ư xã hội của các tỉnh. Mối quan hệ giữa giảm nghèo và tăng trưởng ở một số tỉnh được trình bày ở Bảng 1. ởcấp quốc gia, độ co giãn mức độ giảm nghèo với tăng trưởng giai đoạn 1998 ư 2002 biến động xung quanh 1. Điều này là tốt so với mức chuẩn quốc tế. Các số liệu về nghèo đói dựa trên các cuộc điều tra hộ cho thấy chỉ có Thái Lan (1990 - 92), Trung Quốc (1996 - 98), Chile (1996 - 1998) và Ai ưcập (1996 - 2000) là có độ co giãn cao hơn so với Việt Nam