Xét dưới góc độ cấu trúc của hệ thống văn hóa, giao tiếp là một vấn đề thuộc tầm vi mô, liên quan đến cuộc sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Giao tiếp cùng với phong tục, tín ngưỡng và các loại hình nghệ thuật đều là những lĩnh vực thuộc bộ phận tổ chức đời sống cá nhân trong thành tố văn hóa tổ chức cộng đồng – một trong bốn thành tố của mỗi hệ thống văn hóa. Những lĩnh vực này có tác dụng làm cho cuộc sống mỗi cá nhân được tổ chức quy củ hơn, đồng thời cũng phong phú hơn, “người” hơn.(1)
Trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, các cá nhân đều có nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh, hình thức giao tiếp chủ yếu bằng ngôn từ. Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Là cư dân nông nghiệp, cần sống phụ thuộc lẫn nhau, nên người Việt Nam rất coi trọng việc gìn giữ các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng. Chính tính cộng đồng đã khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp nhằm tạo ra quan hệ, củng cố tình thân.
Về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với các đặc điểm trọng tình: lấy tình cảm (lấy sự yêu sự ghét) làm nguyên tắc ứng xử. Trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau coi trọng tình cảm hơn mọi thứ trên đời, không riêng gì trong gia đình mà cả ngoài xã hội.
Đối với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Do tính cộng đồng nên người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp. Tính cộng đồng cũng khiến cho người Việt Nam trong giao tiếp rất coi trọng danh dự, ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.
16 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thử đưa ra cách giải thích về sắc thái riêng trong một số cách xưng hô của người Việt Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****
TÊN HỌC VIÊN:
NGUYỄN ĐOÀN BẢO TUYỀN
LỚP CAO HỌC VĂN HÓA 2001-2004
BÁO CÁO KHOA HỌC
Tên đề tài:
THỬ ĐƯA RA CÁCH GIẢI THÍCH
VỀ SẮC THÁI RIÊNG TRONG MỘT SỐ
CÁCH XƯNG HÔ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ
TP. HỒ CHÍ MINH 11 - 2003
The Summary
of the Scientific Report
Topic:
The suggesting explanation of the particular nuance in some ways of the Southern Vietnamese people ‘s appellation
INTRODUCTION:
Introduce generally the basic specific characteristics in the field of Vietnamese ‘s communication.
The particular nuance of the Southern Vietnamese ‘s appellation in the communicative field is an interesting subject which needs studying and researching with the point of cultural views.
CONTENT:
Present some ways of the Southern Vietnamese’s appellation. Introduce the explanation of its formation basis, existence and development .
1/ The personal pronouns relating to the mother.
2/ The personal pronouns relating to the father.
3/ The use of many personal pronouns showing the difference between the father and mother relation.
4/ The personal pronoun “tui” of the Southern Vietnamese people.
CONCLUSION:
The conclusion of the formation basis, the existent and the development of the Southern Vietnamese ‘s appellation from the suggesting basis in the content.
Suggestion: The problem presented in this scientific report and some other problems concerning with the particular nuance in the Southern Vietnamese ‘s appellation require the cultural scientists to research in order to form the complete scientific work.
BẢN TÓM TẮT
BÁO CÁO KHOA HỌC
Tên đề tài:
Thử đưa ra cách giải thích về sắc thái riêng
trong một số cách xưng hô của người Việt Nam Bộ
PHẦN MỞ ĐẦU:
Giới thiệu khái quát các đặc trưng cơ bản trong lĩnh vực giao tiếp của người Việt Nam.
Sắc thái riêng trong cách xưng hô của người Việt Nam Bộ thuộc lĩnh vực giao tiếp là một vấn đề hấp dẫn cần được tìm hiểu và nghiên cứu dưới góc độ văn hóa.
PHẦN NỘI DUNG:
Trình bày một số cách xưng hô của người Việt Nam Bộ. Đưa ra cách giải thích về cơ sở hình thành, tồn tại và phát triển của những cách xưng hô này.
1/ Cách xưng hô thiên về những từ chỉ quan hệ bên mẹ.
2/ Cách xưng hô thiên về những từ chỉ bậc dưới cha mẹ.
3/ Sử dụng nhiều từ xưng hô để phân biệt rõ quan hệ bên cha, quan hệ bên mẹ.
4/ Về từ xưng hô “tui” của người Việt Nam Bộ.
PHẦN KẾT LUẬN:
Từ những luận cứ được nêu trong phần nội dung, đi đến kết luận về những cơ sở hình thành, tồn tại và phát triển các sắc thái riêng trong cách xưng hô của người Việt Nam Bộ.
Đề nghị: Vấn đề được đặt ra trong bài báo cáo khoa học này và một số vấn đề khác có liên quan về sắc thái riêng trong cách xưng hô của người Việt Nam Bộ cần được giới khoa học trong ngành văn hóa học nghiên cứu bằng một công trình nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.
PHẦN MỞ ĐẦU
Xét dưới góc độ cấu trúc của hệ thống văn hóa, giao tiếp là một vấn đề thuộc tầm vi mô, liên quan đến cuộc sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Giao tiếp cùng với phong tục, tín ngưỡng và các loại hình nghệ thuật đều là những lĩnh vực thuộc bộ phận tổ chức đời sống cá nhân trong thành tố văn hóa tổ chức cộng đồng – một trong bốn thành tố của mỗi hệ thống văn hóa. Những lĩnh vực này có tác dụng làm cho cuộc sống mỗi cá nhân được tổ chức quy củ hơn, đồng thời cũng phong phú hơn, “người” hơn.(1) Trần Ngọc Thêm – Tìm về Bản sắc văn hóa Việt Nam – NXB Thành phố Hồ Chí Minh – 2001, tr. 233.
Trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, các cá nhân đều có nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh, hình thức giao tiếp chủ yếu bằng ngôn từ. Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Là cư dân nông nghiệp, cần sống phụ thuộc lẫn nhau, nên người Việt Nam rất coi trọng việc gìn giữ các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng. Chính tính cộng đồng đã khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp nhằm tạo ra quan hệ, củng cố tình thân.
Về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với các đặc điểm trọng tình: lấy tình cảm (lấy sự yêu sự ghét) làm nguyên tắc ứng xử. Trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau coi trọng tình cảm hơn mọi thứ trên đời, không riêng gì trong gia đình mà cả ngoài xã hội.
Đối với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá... Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Do tính cộng đồng nên người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi li các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp. Tính cộng đồng cũng khiến cho người Việt Nam trong giao tiếp rất coi trọng danh dự, ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.
Chính vì vậy, người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú. Trước hết, đó là sự phong phú trong hệ thống xưng hô tiếng Việt: ngoài các đại từ nhân xưng với số lượng rất phong phú do có nhiều biến thể, còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng (anh – em, bà – cháu, cháu – chú,...) để thay thế cho đại từ, và những danh từ thân tộc này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng. Hệ thống xưng hô này thể hiện các đặc điểm của văn hóa nông nghiệp Việt Nam: trọng tình cảm, tính cộng đồng cao và tính tôn ti kỹ lưỡng.(2) Trần Ngọc Thêm – Sách đã dẫn (Sđd), tr. 277-286.
Vùng đất Nam Bộ mới có tuổi đời chừng hơn 300 năm, nhưng văn hóa Nam Bộ đã định hình rõ những đặc trưng vùng của mình. Với sắc thái đặc thù khó lẫn trong diện mạo các vùng văn hóa ở nước ta, vừa rất riêng, mà vẫn giữ được tính thống nhất của văn hóa Việt Nam. Trong những đặc trưng riêng của vùng đất này, điều mà mọi người dễ nhận thấy nhất qua lĩnh vực giao tiếp là cách xưng hô của người Việt Nam Bộ. Cách xưng hô của người Việt ở đây vẫn giữ được đầy đủ các đặc điểm giao tiếp của người Việt Nam nói chung, nhưng đồng thời cũng biểu hiện rõ nét sắc thái đặc thù của vùng đất mới.
Sắc thái riêng ở cách xưng hô trong lĩnh vực giao tiếp là một vấn đề rất hấp dẫn nhưng cũng không kém phần phức tạp. Các nghiên cứu từ trước đến nay về văn hóa Nam Bộ đã có nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có đề cập đến phương ngữ Nam Bộ. Tuy nhiên chưa có cách lý giải nào được đưa ra thật đầy đủ để làm sáng tỏ vấn đề đáng quan tâm mà chúng tôi vừa nêu.
Trong bài báo cáo khoa học này, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số cách giải thích. Luận cứ tập trung chủ yếu vào điều kiện môi trường xã hội – lịch sử đã hình thành và vẫn đang tiếp tục tồn tại trong suốt hơn 300 năm qua trên vùng đất Nam Bộ. Rất mong được sự góp ý, chỉ dẫn nhiệt tình của các nhà nghiên cứu khoa học và những ai quan tâm đến văn hóa vùng đất Nam Bộ của chúng ta.
PHẦN NỘI DUNG
I/ CÁCH XƯNG HÔ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ THIÊN VỀ NHỮNG TỪ CHỈ QUAN HỆ BÊN MẸ:
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra trong cách xưng hô của người Việt Nam Bộ khi muốn thể hiện tình thân mật và kính trọng đối với những người chưa quen hoặc chưa rõ mối quan hệ nhưng có tuổi tác lớn hơn, thì thường thiên về những từ chỉ quan hệ bên mẹ:
Đối với người phụ nữ lớn hơn mình một cấp thì thường gọi bằng dì và xưng con hoặc tui. Nếu biết rõ thứ thì gọi đúng thứ. Nếu không biết rõ thứ thì thường gọi bằng dì Hai để tăng thêm phần kính trọng. Với người phụ nữ lớn hơn mình hai cấp thì gọi bằng bà, bà Hai hoặc gọi đúng thứ. Khi thể hiện tình thân mật và kính trọng hơn nữa thì gọi là ngoại, bà ngoại và xưng là con (không nên gọi thứ như bà Ba, bà Tư, nếu không biết rõ thứ, ở những trường hợp này không nên xưng tui vì như vậy là vô phép). Kiêng gọi bà nội, vì gọi vậy là không kính trọng.
Đối với nam giới lớn hơn một cấp thì thường gọi bằng bác, chú, cậu và tự xưng con hoặc tui. Nếu biết rõ thứ thì gọi đúng thứ. Nếu không biết rõ thứ thì thường gọi bác Hai, chú Hai, cậu Hai để tăng thêm phần kính trọng (điều đáng lưu ý là thiên về những từ chỉ bậc dưới của cha mẹ như chú, cậu thường được sử dụng nhiều hơn). Đối với nam giới lớn hơn mình hai cấp, thì gọi bằng ông, ông Hai hoặc gọi đúng thứ. Để thể hiện tình thân mật và kính trọng hơn nữa thì gọi là ngoại, ông ngoại và xưng là con (không nên gọi thứ như ông Năm, ông Sáu, nếu không biết rõ thứ và cũng không nên xưng tui vì như vậy là vô phép). Kiêng gọi ông nội, vì gọi vậy là không kính trọng.
Lưu ý: Ở Nam Bộ, những cách gọi cha, bà nội, ông nội, ông cố nội, bà cố nội đối với những người không xứng đáng với những cách xưng hô ấy thì chỉ có ý nghĩa coi thường họ, hoặc không có thiện cảm, thậm chí ác cảm đối với họ mà thôi. Cha nội, thằng chả, con mẻ càng là những cách gọi khinh thường.
Trong cách xưng hô của người Nam Bộ đối với người chưa quen hoặc chưa rõ mối quan hệ có độ tuổi ngang hàng nhưng ít tuổi hơn mình hoặc nhỏ hơn mình một cấp cũng xuất hiện trường hợp tương tự:
Nếu người gọi là nam và người được gọi cũng là nam thì thường gọi bằng chú, cậu hoặc chú Hai, cậu Hai (hiểu là chú em, cậu em). Nếu người được gọi là nữ thì thường gọi là cô, dì hoặc cô Hai (hiểu là cô em, dì em), không gọi dì Hai (vì dì Hai là từ thường chỉ để gọi những người lớn hơn mình một bậc). Và đều xưng là tui hay qua.
Nếu người gọi là nữõ và người được gọi là nam thì thường gọi bằng chú, cậu hoặc chú Hai, cậu Hai (hiểu là chú em, cậu em). Nếu người được gọi cũng là nữ thì thường gọi là cô, dì hoặc cô Hai (hiểu là cô em, dì em), cũng không gọi dì Hai vì nghĩa như trên. Và đều xưng là tui.
Lưu ý: Ở những trường hợp giao tiếp trên, nếu gọi là cậu, cậu Hai, dì (thiên về quan hệ bên mẹ) thì thường thể hiện tình thân mật hơn là gọi chú, chú Hai, cô, cô Hai, thím, thím Hai (thiên về quan hệ bên cha). Ở Nam Bộ không có trường hợp gọi người nhỏ tuổi hơn mình bằng bác (là cách gọi thay cho con ở Bắc Bộ).
Trong các gia đình Nam Bộ, đối với con, cháu trong nhà đều gọi bằng con chứ không phân biệt là gọi là con hay cháu. Có thể gọi bằng “thằng hoặc con + thứ” (thằng Hai, con Tư,) hay “thằng (con) + tên” (thằng Hiền, con Lành,).
Ở bên ngoài gia đình, đối với người nhỏ tuổi hơn mình từ một cấp trở lên, khi thật thân mật thì gọi bằng con, nếu gọi bằng cháu thì mức độ thân mật ít hơn một chút. Và ngược lại, khi xưng hô với người lớn hơn mình từ một cấp trở lên, thật thân mật thì xưng là con, nếu xưng là cháu thì mức độ thân mật cũng giảm đi.
Giải thích:
- Điều kiện môi trường sống của lưu dân thời mới khai phá và kể cả thời sau này, người trôi dạt từ phương xa đến thường là nam giới. Gia chủ là người đã đến khai phá trước, cơ ngơi thường có phần đã tạm ổn định.
Cha mẹ già có con trai, thì nhiều con trai của họ cũng đã tiếp tục ra đi chinh phục những vùng đất mới gần xa để tự lập nghiệp (trên bước đường khai phá, người lưu dân thường chọn nơi đất rộng người thưa, họ bỏ công khai phá càng nhiều đất đai càng tốt); hoặc các con trai của họ, sau khi lập gia đình đã ra sinh sống làm ăn riêng, chung quanh nhà cha mẹ mình. Thường thì trong nhà gia chủ còn lại những người con trai chưa lập gia đình, hoặc đã lập gia đình nhưng chưa ra ở riêng, và các con gái chưa gả chồng.
Trường hợp gia chủ không có con trai, hoặc có con trai, nhưng vì một lý do nào đó nên những người con ấy đã ra đi sinh sống ở nơi khác (vì chống đối nhà cầm quyền, vì chiến tranh, loạn lạc, trốn sưu thuế phải bỏ làng ra đi) thì họ sống với con gái của mình, nhiều khi họ tạm thời phải cưu mang cả gia đình con gái sau khi đã gả chồng, vì chàng rể từ phương xa đến, không có họ hàng hoặc chưa đủ sức tự tạo lập cơ ngơi riêng cho vợ con. Nhiều người chấp nhận cho vợ chồng con gái, con rể cùng sống chung với mình để tiếp tay xây dựng, gìn giữ cơ ngơi trong lúc tuổi họ đã về chiều.
Điều đáng để chúng ta lưu ý là môi trường lịch sử – xã hội của vùng đất Nam Bộ thời khai hoang mở đất, tức hoàn cảnh sống mới, đã khơi dậy một cách tự nhiên tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau trong bao lớp người lưu dân. Chính những chủ nhân vùng đất này (có thể bản thân người khai phá, hay lớp hậu duệ của họ) cũng đã từng nếm trải những bước thăng trầm, gian truân vất vả, từng gặt hái những thất bại chua cay, đụng độ với cường quyền bạo ngược trên bước đường tha phương cầu thực. Đã từng chạm trán với đói rét, họ vứt bỏ cái nghèo khổ lại phía sau, để đi tìm một sự đổi đời, và khi ước vọng đã đạt, họ không thể không nghĩ đến chuyện cưu mang những người đồng cảnh ngộ. Ý thức trọng nghĩa khinh tài cũng từ đó mà ra. Họ luôn đem tấm lòng của kẻ tha phương đến trước giúp đỡ, đùm bọc những người đến sau:
Rồng chầu ngoài Huế,
Ngựa tế Đồng Nai,
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài,
Thương người xa xứ lạc loại tới đây.
Người Việt Nam Bộ thương người đến sau, mà không cần phân biệt thân hay sơ, không cần truy nguyên gốc gác. Bởi vì, họ hết sức nhạy cảm với những nỗi khổ đau, bức xúc, cần được đùm bọc, yêu thương của những người “cùng hội cùng thuyền” trên bước đường tha phương tìm đất sống.
Đến đây thì ở lại đây,
Chừng nào bén rễ xanh cây mới về.
Câu ca dao đầy tình nhân ái ấy, là một lời mời mọc chân tình, bộc trực không phải là chuyện đãi đưa lấy lệ. Ở nơi đất rộng người thưa, miếng ăn kiếm được có phần dễ dàng, con người cần có bạn bè để hòa đồng, chia sẻ. Đã có không ít những anh khóa sinh, thầy đồ lận đận trên đường khoa cử bất thành, theo gót đoàn người lưu tán vào Nam, và được quý trọng nhờ dạy chữ nghĩa cho con cái nông dân. Rồi trong sự đùm bọc, cưu mang của dân chúng, “các thầy” đã “bén rễ xanh cây” và trở thành công dân của đất mới(3) Thạch Phương – Phần Tổng luận (trong Văn hóa dân gian người Việt Nam Bộ) – NXB Khoa học xã hội – Hà Nội, 1992, tr. 249-262.
.
Có thể nói, đất Nam Bộ là nơi tồn tại trường hợp người con trai sẵn sàng ưng thuận và được gia đình cha mẹ vợ cho ở rể nhiều nhất so với các vùng khác trên cả nước ta. Khởi đầu từ hoàn cảnh một mình tha phương đi lập nghiệp của nhiều lớp cha ông thuở trước, nên vùng đất này đã sản sinh ra quan niệm mới về vợ chồng, khác với quan niệm “Thuyền theo lái gái theo chồng” (Xuất giá tùng phu) của Nho giáo. Hẳn nhiều người không khỏi bất ngờ trước câu tục ngữ của vùng đất này:
Nước theo sông, chồng theo vợ.
Người con trai trên đất Nam Bộ luôn sẵn sàng theo về bên vợ, nên họ chẳng tỏ ra gượng gạo, lấp lửng hay e dè chút nào khi buông lời tỏ tình hết sức thật thà, chân chất:
Tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát,
Xuồng câu tôm đậu sát mé nga(4) Nga, đế là những loại cỏ lau, thường mọc dày đặc ở những bải bùn ven mé sông – (Chú thích của học viên – xin viết tắt HV).
.
Thấy em có một mẹ già,
Muốn vô hoạn dưỡng có mà được không?
- Ở Nam Bộ, thường thì người con gái đã có chồng, sống riêng, nhưng khi sinh con so thường được nuôi tại nhà bà ngoại, có khi đến thôi nôi hoặc sau đó nữa.
Con so nhà má, con rạ nhà chồng.
Cũng có không ít trường hợp, khi sinh con rạ rồi mà vẫn được nhà bà ngoại nuôi dưỡng chăm sóc. Điều đó giải thích vì sao có câu tục ngữ trên và vì sao tình cảm cũng như quan hệ giữa những đứa bé với bên ngoại (bà ngoại, ông ngoại, cậu, dì) rất thân thiết.
Con chim se sẻ nó đẻ cột đình.
Bà ngoại đẻ má, má đẻ mình em ơi!
Những đứa trẻ sinh ra trên vùng đất này, ngay từ đầu đã gắn bó nhiều hơn, sâu đậm hơn với gia đình, họ hàng bên ngoại. Còn bên nội, lắm lúc bọn trẻ chẳng biết đâu mà lần, vì người cha không ít trường hợp là dân tứ chiếng chính gốc:
Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em.
Câu ca dao ấy, phần nào đã chỉ rõ bước đường tha phương, Nam tiến của lớp người lưu dân thuở trước. (Có thể người lưu dân trong bài ca dao có quê cha ở Bình Định, người cha lần xuống đất Phú Yên lập nghiệp, cưới vợ, sinh con. Về sau những người con lại lần hồi vào đất Khánh Hòa sinh sống, trong đó – người lưu dân trong bài ca dao, với vai trò là người anh lớn – lại tiếp tục theo đoàn người khẩn hoang vào tận vùng đất Nam Bộ).
- Trong tập quán của người Việt và nhiều dân tộc châu Á khác, quan hệ huyết thống được lấy làm trọng là quan hệ “nội tộc”. Nội tộc được tính theo quan hệ bên cha. Theo quan niệm này, điều quan trọng nhất trong quan hệ máu mủ không phải ở sự gần gũi hay xa cách giữa các thế hệ mà là ở quan hệ “nội tộc”. Tên họ, gốc gác của một con người đều được căn cứ từ họ tộc, quê quán người cha, kể cả danh dự tốt hay xấu mà dòng họ bên cha “truyền” lại cho họ. Điều này được phong tục tập quán và cả luật pháp các xã hội trước đây thừa nhận, đặc biệt ở những nước chịu ảnh hưởng bởi truyền thống Nho giáo, trong đó có Việt Nam. Do quan hệ huyết thống nội tộc được lấy làm trọng nên giao tiếp ứng xử trong phạm vi gia đình, gia tộc và kể cả đối với giao tiếp ứng xử ngoài xã hội, người Việt luôn có tâm lý coi trọng bên cha, họ nội. Chính vì coi trọng quan hệ nội tộc, nên khi xảy ra mâu thuẫn, người ta hay mang dòng họ bên nội của nhau ra mà chửi, nói xấu... Tương tự như người Việt ở những vùng khác, người Việt Nam Bộ không thoát khỏi tâm lý và hành vi ứng xử đó.
Ở Nam Bộ, kể cả khi than vãn, khi tỏ ý không hài lòng, họ cũng thường sử dụng cụm từ: Nội ơi!, làm thấy bà nội, quá tổ, quá cha, tổ cha, thấy bà, thấy tổ, thấy bà cố tổ, thấy ông cố nội, Luôn cả lúc mắng yêu bọn trẻû: Tổ cha bây!
Tuy nhiên, không giống với người Việt ở những vùng khác trong lời ăn tiếng nói, người Việt Nam Bộ thích diễn đạt cụ thể, với đường nét rõ ràng, không thích dùng nhiều chữ nghĩa trừu tượng, không thích cách nói vòng vo, quanh co, úp úp mở mở chứa ngầm ẩn ý bên trong. Phong cách diễn đạt Nam Bộ có gốc rễ từ cuộc sống trong ngót 300 năm qua của cộng đồng người Việt trên vùng đất này. Dân tứ chiếng gặp nhau, nói bằng thứ ngôn ngữ cụ thể không bị nguy cơ hiểu lầm, làm tổn hại đến tình đoàn kết, thân ái. Người Việt Nam Bộ ít sử dụng thành ngữ, tục ngữ khi chuyện trò so với người Việt ở miền Bắc và miền Trung. Đó cũng là lý do vì sao thành ngữ, tục ngữ ở đây ít về số lượng và nếu có thì biểu thị toàn những điều cụ thể về nội dung(5) Hồ Lê – Phương ngữ Nam Bộ (trong Văn hóa dân gian người Việt Nam Bộ) – NXB Khoa học xã hội – Hà Nội, 1992, tr. 227-247.
. Chẳng hạn:
Aên như xáng múc, làm như lục bình trôi.
Aên như rồng cuốn, uống như rồng leo, làm như mèo mửa.
Tới đâu là nhà, ngả đâu là giường.
Môi trường sống của vùng đất mới đối với người lưu dân thật xa lạ nghiệt ngã. Thực tế cuộc sống càng dạy cho họ sâu sắc tinh thần đoàn kết để đối phó với bao thiên tai, địch họa. Muốn đoàn kết thì trước hết cần phải thật sự hiểu nhau, có hiểu rõ nhau mới có thể sống hết mình vì nhau, lo cho nhau, xả thân cứu giúp nhau, dám hy sinh vì nghĩa lớn, chứ không phải chỉ biết sống cho riêng mình. Môi trường đầy thử thách luôn luôn cần những hành động dũng cảm, kịp thời, cần làm nhiều hơn nói, và hễ làm là làm thật sự, làm tới nơi tới chốn. “Nói một là một, hai là hai”, “Nói như rựa chém xuống đất” là những điều mà người dân khai hoang thuộc nằm lòng, là sự kinh tởm với những hành động bội phản(6) Hồ Lê – Phong tục tập quán của người Việt ở Nam Bộ (trong Văn hóa dân gian người Việt Nam Bộ) – NXB Khoa học xã hội – Hà Nội, 1992, tr. 105.
.
Con cua không sợ, anh sợ con còng.
Dao phai không sợ, sợ gái hai lòng hại anh.
Hễ làm người chớ ở hai lòng,
Đã vì nước phải theo một phía.
“Nói một đàng làm một nẻo”, “Lá mặt lá trái”, “Aên ở hai lòng” là những tính cách đối kháng kịch liệt với nhu cầu sinh tồn của lưu dân, bởi đó là tính cách của những kẻ “khôn lỏi”. Vì vậy, yêu tính thật thà, ghét thói giả dối, yêu người trung, ghét kẻ nịnh là những tình cảm mãnh liệt của người dân Nam Bộ ngay từ buổi đầu mở cõi. Chính vì lẽ đó mà họ luôn cần phân biệt đâu là phải trái cho thật rạch ròi, đặc biệt là trong quan hệ giao tiếp.
Cho nên trong cách xưng hô của người Việt Nam Bộ, những cách gọi cha, bà nội, ông nội, ông cố nội, bà cố nội dễ bị xem là cách nói “hai mặt”. Vì đối với những người không xứng đáng với những cách xưng hô ấy thì chỉ có ý nghĩa là coi thường họ, hoặc không có thiện cảm, thậm chí ác cảm đối với họ mà thôi. Cha nội, thằng chả, càng là những cách gọi khinh thường. Vì vậy, trong cách xưng hô với người lớn tuổi, người Việt Nam Bộ kiêng gọi ông nội, bà nội để tránh