Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Do vậy, vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và là một trong những mục tiêu hàng đầu trong định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã đẩy nhanh quá trình lưu chuyển dòng vốn trên thế giới, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ở nước ta, đặc biệt kể từ khi ra nhập WTO, dòng vốn FDI đã góp phần tạo nên những chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ ngày càng tăng, thì vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp lại có xu hướng giảm, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn FDI.
31 trang |
Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 2887 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thu hút FDI vào ngành nông nghiệp tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Do vậy, vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và là một trong những mục tiêu hàng đầu trong định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã đẩy nhanh quá trình lưu chuyển dòng vốn trên thế giới, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ở nước ta, đặc biệt kể từ khi ra nhập WTO, dòng vốn FDI đã góp phần tạo nên những chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ ngày càng tăng, thì vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp lại có xu hướng giảm, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn FDI.
Hơn nữa, so với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn rất hạn chế, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của nước ta trong lĩnh vực này.
Xuất phát từ lý do trên, nhóm tiểu luận chúng em đã chọn đề tài: “Thu hút FDI vào ngành nông nghiệp tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay: Thực trạng và giải pháp” nhằm nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp đồng thời đưa ra một số gợi ý góp phần tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực này. Bài tiểu luận gồm 3 phần chương:
Chương 1: Tổng quan về FDI và vai trò của FDI trong nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu FDI vào nông nghiệp tại Việt Nam
CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ VÀ VAI TRÒ CỦA FDI TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Khái niệm FDI
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các quốc gia muốn phát triển thì không thể đóng cửa, chỉ dựa vào nguồn lực của đất nước mình mà phải hội nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế. Nguồn vốn FDI là một trong những nguồn vốn được các quốc gia rất quan tâm, kể cả nước phát triển và các nước đang phát triển.
Có nhiều khái niệm về FDI được đưa ra:
Khái niệm của tổ chức Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) :
“ FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp ” (BPM5, fifth edition).
Khái niệm của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO):
“ Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"”
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm như sau về FDI:
“ Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Khái niệm chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa FDI và các hình thức đầu tư nước ngoài khác là quyền kiểm soát công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu không phải luôn luôn là 10%, phụ thuộc vào quy định của pháp luật đầu tư từng quốc gia. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là nhà đầu tư gián tiếp.
Theo quy định của Việt Nam: Luật đầu tư năm 2005 không đưa ra khái niệm về FDI, nhưng có quy định “ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư tự bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”(Điều 3, khoản 2) và “ Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam”( Điều 3, khoản 12). Từ hai khái niệm trên có thể hiểu FDI theo tinh thần của luật Đầu tư 2005 là “ FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Nói tóm lại, có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở một nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó.
Đặc điểm của FDI
FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận: theo cách phân loại FDI của nhiều tài liệu cũng như theo quy định pháp luật của nhiều nước, FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luật pháp của một số nước (ví dụ như Việt Nam) quy định trong trường hợp đặc biệt FDI có thể tham gia góp vốn của Nhà nước. Dù chủ thể là tư nhân hay Nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có mục tiêu ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư hay là các nước đang phát triển phải đặc biệt lưu ý khi tiến hành thu hút FDI. Các nước tiếp nhận vốn đầu tư cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn đầu tư tối thiểu: Quyền kiểm soát hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp nhận đầu tư của các chủ đầu tư nước ngoài được quyết định dựa trên tỷ lệ vốn đóng góp tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước. Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Một số nước chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ tham gia liên doanh với số cổ phẩn nắm giữ tối đa là 49%.
Tỷ lệ đóng góp của mỗi bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời rủi ro, lợi nhuận cũng được phân chia theo tỷ lệ này..
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chọn hình thức đầu tư, lĩnh vực, quy mô đầu tư, quy trình sản xuất, công nghệ sử dụng, do đó sẽ tự đưa ra các quyết định có lợi nhất cho họ.
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho nước nhận đầu tư: Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp cận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý. Đây là đặc điểm rất quan trọng của vốn FDI, đặc biệt với các nước đang và kém phát triển, khi mà trình độ quản lý, khoa học kỹ thuật còn thấp, đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật còn hạn chế hoặc không có đủ điều kiện để tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển. Thu hút nguồn vốn FDI không những cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế mà còn góp phần cải thiện, nâng cao trình độ công nghệ trong nước. Đây cũng là ưu thế lớn nhất của FDI so với các dòng vốn từ bên ngoài khác.
Phân loại FDI
Theo định hướng của chủ đầu tư
Theo tiêu chí này, FDI được chia thành hai hình thức:
FDI phát triển (expansionary FDI): nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu của doanh nghiệp ở nước nhận dầu tư. Hình thức đầu tư này giúp chủ đầu tư tăng lợi nhuận bằng các tăng doanh thu mở rộng thị trương ra nước ngoài.
FDI tìm kiếm thị trường (defensive FDI): nhằm khia thác nguồn lao động rẻ ở các nước nhận đầu tư với mục đích giảm chi phí sản xuất và như vậy lợi nhuận của các chủ đầu tư cũng sẽ tăng lên.
Theo định hướng của nước nhận đầu tư
Theo tiêu chí này, FDI được chia thành ba hình thức:
FDI thay thế nhập khẩu: Hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm trước đây còn phải nhập khẩu. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức FDI này là dung lượng thị trường, các rào cản thương mại của các nước nhận đầu tư và chi phí vận tải.
FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này nhắm tới không phải hoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộng lớn trên thế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI theo hình thức này là khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bán thành phẩm.
FDI theo các định hướng khác của chính phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư có thể áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước mình theo đúng ý đò của mình, ví dụ như tăng cường thu hút FDI để giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán.
Theo cách thức thâm nhập
Có hai hình thức chủ yếu là đầu tư mới- Greenfield Investment (GI) và mua lại sáp nhập qua biên giới- Cross-border Merger and Acquisition (M&A)
Đầu tư mới –GI: Chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây dựng một cơ sở sản xuất kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư. Hình thức này thường được các nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nước này.
Mua lại và sáp nhập qua biên giới -M&A:Chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sát nhập một cơ sỏ sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư. Theo quy đinh của Luật Cạnh tranh được Quốc hội Việt Nam thông qua tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005: Sáp nhập là việc một hoặc một số doanh ngiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập; Mua lại (acquisition) là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hay một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. FDI chủ yếu diễn ra dưới hình thức mua lại. M&A được nhiều chỉ đầu tư ưa chuộng hơn hình thức đầu tư mới vì chi phí đầu tư thường thấp hơn và cho phép chủ đầu tư tiếp cận thị trường nhanh hơn.
1.1.3.4. Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư
Theo tiêu chí này, FDI được chia thành 3 hình thức:
FDI theo chiều dọc (vertical FDI): nhằm khai thác tài nguyên, nhiên vật liệu (Backward vertical FDI) hoặc để gần gũi người tiêu dùng hơn thông qua việc mua lại các kênh phân phối ở nước nhận đầu tư (Forward vertical FDI). Như vậy, doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư nằm trong cùng một dây chuyền sản xuất và phân phối cùng một sản phẩm.
FDI theo chiều ngang (horizontal FDI): hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất cùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước chủ đầu tư. Như vậy, yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hinhg thức FDI này chính là sự khác biệt sản phẩm. Thông thường, FDI theo chiều ngang được tiến hành nhằm tận dụng các lợi thế độc quyền hoặc độc quyền nhóm đặc biệt khi việc phát triển ở thị trường trong nước vi phạm luật chống độc quyền.
FDI hỗn hợp (conglomerate FDI): Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp cận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
1.1.3.5. Theo hình thức pháp lý
Tùy theo quy định của pháp luật nước nhận đầu tư, FDI được tiến hành được nhiều hình thức pháp lý khác nhau. Ở Việt Nam, FDI được tiến hành dưới các hình thức pháp lý chủ yếu sau:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam trong đó quy định trách nhiệm chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.
Hình thức FDI này có sự tham gia của cả chủ đầu tư Việt Nam và chủ đầu tư nước ngoài. Điểm đặc biệt của hình thức này là không hình thành pháp nhân mới (các bên đối tác thực hiện quyền và nghĩa vụ của hợp đồng với tư cách pháp nhân cũ của mình). Hình thức này thường áp dụng đối với một số ngành kinh tế đặc biệt như viễ thông, dầu khí,… hoặc chỉ áp dụng khi các chủ đầu tư nước ngoài thâm nhập vào một thị trường mới mà họ chưa biết rõ.
Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt có thể thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài, để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Trong hình thức FDI này, cụng có sự tham gia của cả chủ đầu tư Việt Nam và chủ đầu tư nước ngoài. Khác với hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh hình thành pháp nhân mới ở Việt Nam và lag pháp nhân Việt Nam.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Khác với hai hình thức trên, hình thức FDI này không có sự tham gia của chủ đầu tư Việt Nam. Cũng giống như liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng hình thành pháp nhân mới ở Việt Nam và là pháp nhân Việt Nam.
Ngoài ra FDI ở Việt Nam còn được tiến hành bằng các hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Xây dựng – Chuyển giao (BT).
1.2. Vai trò của FDI với phát triển nông nghiệp
FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp
Để phát triển bất kì lĩnh vực kinh tế nào, nguồn vốn luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định. Đặc biệt tại các nước đang phát triển, nền nông nghiệp còn lạc hậu, do vậy để phát triển nông nghiệp đòi hỏi cần phải có một nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên thực tế là nguồn vốn đầu tư trong nước dành cho lĩnh vực thường khá hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho ngành. Vì vậy việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có nguồn vốn FDI càng trở nên quan trọng và được các nước chú trọng hơn bao giờ hết, thể hiện qua các chính sách ưu đãi đầu tư mà hầu hết các quốc gia dành cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
Dòng vốn FDI không những bổ sung nguồn vốn cho nông nghiệp mà còn góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên cả ba lĩnh vực:
Đối tượng của nông nghiệp: các dự án FDI góp phần đa dạng hóa đối tượng sản xuất như cây trồng, vật nuôi, như tạo ra các giống cây, con mới, cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao; hoặc các giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng của từng quốc gia…
Loại sản phẩm: các dự án FDI không chỉ tập trung vào khâu sản xuất, đầu tư vào các khu nguyên liệu, và còn tập trung vào khâu chế biến, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Quy mô sản xuất: Vốn FDI vào nông nghiệp góp phần mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt tại các nước nông nghiệp lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung.
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho ngành
Cùng với vốn đầu tư, công nghệ là yếu tố quan trọng để xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Các quốc gia muốn có công nghệ phải đầu tư cho nghiên cứu và phát triển hoặc nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài. Đây là khó khăn lớn đối với các nước đang và kém phát triển. Do vậy FDI chính là nguồn cung cấp công nghệ hiện đại cho nền kinh tế và ngành nông nghiệp thông qua chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI.
Công nghệ áp dụng trong nông nghiệp rất đa dạng như công nghệ sinh học phục vụ sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi; công nghệ sản xuất, thu hoạch; công nghệ chế biến lâm sản; công nghệ phát triển và quản lý các nguồn tài nguyên đất, nước, thủy lợi, tưới tiêu…
Áp dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp đã tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Công nghệ sản xuất và thu hoạch góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất và thu hoạch sản phẩm. Đối với nguồn tài nguyên đất, nước, những yếu tố sống còn với sản xuất nông nghiệp, việc duy trì và nâng cao chất lượng các nguồn tài nguyên này là hết sức quan trọng.
Công nghệ trong thủy lợi, tưới tiêu cũng là một phần hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Ở các nước đang phát triển, hệ thống thủy lợi thường chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu nước phục vụ sản xuất. Một số vùng trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, người sản xuất cũng không đủ nước cho sản xuất, trong khi đây lại là những mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao cho các quốc gia.
Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản
Khi xem xét yếu tố thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, các dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp không chỉ hướng vào phục vụ nhu cầu trong nước mà có tỷ trọng xuất khẩu nhất định. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư với mong muốn tận dụng tới đa lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư để thu lợi nhuận cao sẽ có xu hướng đẩy mạnh sản xuất hướng về xuất khẩu. Kết quả là, nguồn vốn FDI vào ngành nông nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu nông sản ở các nước nhận đầu tư.
Ngoài ra, việc thu hút FDI vào nông nghiệp còn giúp tận dụng được lợi thế về vốn, công nghệ sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, làm tăng khả năng khả năng cạnh tranh, phát triển thương hiệu nông sản quốc gia trên thị trường thế giới. Bản thân các doanh nghiệp nội địa khác cũng có thêm cơ hội gia tăng xuất khẩu sản phẩm của mình từ sự lớn mạnh của thương hiệu quốc gia.
Mặt khác, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI còn có tác động tới các doanh nghiệp trong nước như thúc đẩy trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và thị trường, làm cho họ ý thức hơn về khả năng xuất khẩu nông sản, tăng cường hiểu biết hoạt động Marketing, đẩy mạnh tham gia vào hệ thống phân phối toàn cầu. Xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nội địa phần nào cũng được đẩy mạnh nhờ các tác động ngoại ứng này
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TỪ 2007 ĐẾN NAY
2.1. Thực trạng thu hút vốn FDI vào nông nghiệp tại Việt Nam
Ngành nông nghiệp đóng góp bình quân hàng năm trên 17% GDP nhưng tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 6,45% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào năm 2008, 6,15% vào năm 2010 và chỉ ở mức 5,98% trong năm 2012. Năm 2013, vốn đầu tư cho nông nghiệp có tăng, nhưng cũng chỉ đáp ứng từ 50 đến 60% nhu cầu của khu vực nông nghiệp. Trong khi đó, tình hình thu hút FDI vào khu vực nông nghiệp cũng không mấy thuận lợi.
2.1.1. Số lượng dự án và vốn đầu tư trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng FDI của cả nước, chưa xứng đáng với tiềm năng
Trong tổng vốn 230,16 tỷ USD còn hiệu lực đến cuối tháng 12 - 2013 chỉ có 3,35 tỷ USD đầu tư vào nông, lâm nghiệp, thủy sản với khoảng 500 dự án, bằng 3,18% so với tổng số dự án đang được đầu tư (15,696 dự án). Dòng vốn FDI vào nông, lâm, thủy sản là quá nhỏ cả về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) của cả nước. Mặc dù trong tổng thể chính sách thu hút đầu tư, nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn được coi là lĩnh vực khuyến khích, đặc biệt khuyến khích đầu tư nhưng dường như các nhà ĐTNN vẫn không mấy mặn mà, thể hiện qua tỷ trọng vốn thấp, thiếu ổn định. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, nếu năm 2007, đầu tư FDI vào nông nghiệp chiếm 5,37% tổng vốn FDI vào Việt Nam thì đến năm 2008 còn 3%, các năm 2009, 2010, 2011 chỉ còn 1%, còn 0,6% năm 2012 và 0,49% năm 2013.
Trong giai đoạn 2007 - 2013, nền kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động khiến hoạt động sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao… Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đóng góp bình quân trên 17% GDP (dù năm 2010 và 2011 tỷ lệ này có giảm xuống còn 16,43% và 16,13%). Năm 2012, ngành nông nghiệp trở thành “cứu cánh” của nền kinh tế với mức đóng góp 22% GDP.
Có mức đóng góp như vậy, nhưng tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm 6,45% vào năm 2008, 6,15% vào năm 2010 và chỉ ở mức 5,98% trong năm 2012.
Tỷ trọng vốn FDI vào nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013
Đơn vị; %
Nông, lâm, ngư nghiệp
Các ngành khác
2007
5,37
94,63
2008
3
97
2009
1
99
2010
1
99
2011
1
99
2012
0,6
99,4
2013