Thu ngân sách nhà nước của nước ta giai đoạn hiện nay

Ngân sách nhà nước đóng một vai trũ vụ cựng quan trọng khụng chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà cũn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vào dịp đầu năm chính phủ mỗi nước đều tổ chức một cuộc họp thường niên nhằm tổng kết tài chính đó phõn bổ - chi tiờu trong năm vừa qua, đồng thời báo cáo về tỡnh hỡnh ngõn sỏch và phõn bổ ngõn sỏch cho cỏc bộ ngành trong năm tới. Tại cuộc họp thường niên này, việc tăng nguồn thu cho NSNN (chủ yếu dựa vào các chính sách thuế và xuất khẩu) cũng được đề cập đến. Dựa vào việc đầu tư - phân bổ - tài chính báo cáo mà chúng ta có thể biết được chiến lược phát triển kinh tế trong những năm tới. Thực tế, các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có một chính sách thu ổn định, đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý. Điều này thể hiện tầm quản lý vĩ mụ nền kinh tế của Nhà nước. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xó hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay việc từ bỏ nguyờn tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phỏt và giao nộp” đối với khu vực kinh tế quốc doanh và các cơ quan Nhà nước, đó tạo điều kiện cho NSNN đảm nhận vai trũ quản lý vĩ mụ đối với toàn bộ nền kinh tế – xó hội. Thu NSNN núi một cỏch đơn giản chính là công tác lập quỹ NSNN, từ đó NSNN có thể chi cho các hoạt động của mỡnh, thực hiện được vai trũ của mỡnh. Do đó có thể nói thu NSNN là một công tác rất quan trọng, nó quyết định việc thực hiện các vai trũ của NSNN núi chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi NSNN nói riêng. Sau đây là bài thảo luận của nhóm 2 với đề tài: “Thực trạng việc ỏp dụng cỏc nguyờn tắc thiết lập hệ thống thu NSNN ở nước ta giai đoạn hiện nay.Một số giải pháp chống thất thu NSNN”. Bài làm gồm cú 3 phần chớnh: Phần I: Lý luận chung về thu Ngân sách nhà nước. Phần II: Thực trạng việc ỏp dụng cỏc nguyờn tắc thiết lập hệ thống thu Ngân sách nhà nước của nước ta giai đoạn hiện nay. Phần III: Một số giải phỏp chống thất thu ngõn sỏch.

doc20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thu ngân sách nhà nước của nước ta giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU N gân sách nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.. Vào dịp đầu năm chính phủ mỗi nước đều tổ chức một cuộc họp thường niên nhằm tổng kết tài chính đã phân bổ - chi tiêu trong năm vừa qua, đồng thời báo cáo về tình hình ngân sách và phân bổ ngân sách cho các bộ ngành trong năm tới. Tại cuộc họp thường niên này, việc tăng nguồn thu cho NSNN (chủ yếu dựa vào các chính sách thuế và xuất khẩu) cũng được đề cập đến. Dựa vào việc đầu tư - phân bổ - tài chính báo cáo mà chúng ta có thể biết được chiến lược phát triển kinh tế trong những năm tới. Thực tế, các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có một chính sách thu ổn định, đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý. Điều này thể hiện tầm quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát và giao nộp” đối với khu vực kinh tế quốc doanh và các cơ quan Nhà nước, đã tạo điều kiện cho NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế – xã hội. Thu NSNN nói một cách đơn giản chính là công tác lập quỹ NSNN, từ đó NSNN có thể chi cho các hoạt động của mình, thực hiện được vai trò của mình. Do đó có thể nói thu NSNN là một công tác rất quan trọng, nó quyết định việc thực hiện các vai trò của NSNN nói chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi NSNN nói riêng. Sau đây là bài thảo luận của nhóm 2 với đề tài: “Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN ở nước ta giai đoạn hiện nay.Một số giải pháp chống thất thu NSNN”. Bài làm gồm có 3 phần chính: Phần I: Lý luận chung về thu Ngân sách nhà nước. Phần II: Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu Ngân sách nhà nước của nước ta giai đoạn hiện nay. Phần III: Một số giải pháp chống thất thu ngân sách. PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I - Ngân sách nhà nước: 1. Ngân sách nhà nước là gì? Ngân sách nhà nước (NSNN) là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình nhà nước tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước về mọi mặt. 2. Đặc điểm của Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể: Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân; Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp; Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội; Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế. Hoạt động thu chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định; Hoạt động NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước; NSNN luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng; NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định; Hoạt động thu chi của NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu 3.Vai trò của Ngân sách nhà nước NSNN là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. NSNN là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế-xã hội: Là công cụ để dịnh hướng sản xuất kinh doanh xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý của nền kinh tế quốc dân. Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiểm soát lạm phát. Là công cụ để điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội. II - Thu Ngân sách nhà nước 1. Khái niệm, đặc điểm, và vai trò của thu NSNN: a, Khái niệm: Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước. Thu ngân sách là một hoạt động cơ bản của NSNN. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực hính trị tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trong nhất của Nhà nước. b, Đặc điểm thu NSNN Thứ nhất, nguồn tài chính được tập trung vào NSNN là những khoản thu nhập của Nhà nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội. Sự phân chia đó là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Đối tượng phân chia là nguồn tài chinh quốc gia là kết quả do lao động sản xuất trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ. Thứ hai, về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước Cuối cùng, một đặc điểm quan trọng nữa của thu NSNN là nó gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập… Ví dụ: khi giá cả tăng => thu giảm; thu nhập tăng => thu tăng; tỷ giá tăng => thu tăng; lãi suất tăng ( giảm đầu tư ) => thu giảm…vv. Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết cuả các công cụ thu NSNN. c, Cơ cấu thu NSNN Thu trong cân đối NSNN là các khoản thu nằm trong hoạch định của Nhà Nước nhằm cân đối ngân sách. Các khoản này bao gồm: thuế, lệ phí, lợi tức của nhà nước, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước và các khoản thu khác. Thu ngoài cân đối ngân sách hay còn gọi là thu bù đắp thiếu hụt ngân sách. Trong tình trạng NSNN bị bội chi thì Nhà nước phải có giải pháp bù đắp lại phần thâm hụt đó, vì không thể để tình trạng ngân sách mất cân đối kéo dài. Thu bù đắp thiếu hụt ngân sách thức chất là vay để bù đắp, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài. Vay trong nước được tiến hành qua việc phát hành công trái, trái phiếu chính phủ….để huy động lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân. Vay nước ngoài được thực hiện qua vay nợ nước ngoài hay nhận các khoản viện trợ nước ngoài của các Chính Phủ,các tổ chức phi tài chính quốc tế. d, Vai trò: Như chúng ta đã biết, NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Và có thể nói rằng thu NSNN chính là việc tạo lập quỹ NSNN, từ đó NSNN mới có khả năng phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ này nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Có thu thì mới có chi, thu phải tốt thì chi mới có thể tốt, vậy nên có thể khẳng định thu NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng. 2. Nguồn thu, các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN và phân loại các khoản thu NSNN: a, Nguồn thu Ngân sách nhà nước: Thu NSNN bao gồm : - Thuế, lệ phí, phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật. - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước như : + Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế. + Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế. + Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước ( cả gốc và lãi ). - Thu từ các hoạt động sự nghiệp. - Thu tù bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước - Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhận trong và ngoài nước. - Thu khác: như thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản … b, Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu và mức động viên nguồn thu vào NSNN: Một vấn đề hết sức quan trọng trong thu NSNN là việc xác định mức động viên và lĩnh vực động viên một cách đúng đắn, hợp lý. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến số thu NSNN mà còn tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Mức động viên và lĩnh vực động viên lại chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN cần phải kể đến là: * Thu nhập GDP bình quân đầu người: Là một chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng và phát triển của một quốc gia,phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước.GDP bình quân đầu người là một nhân tố khách quan quyết định mức động viên của NSNN, vì vậy khi ấn định mức động viên vào ngân sách, Nhà nước cần cân nhắc chỉ tiêu này. * Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế: Phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế, quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN, tỷ suất doanh lợi càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn. Dựa vào tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu NSNN sẽ tránh được việc động viên vào NSNN gây khó khăn cho hoạt động kinh tế. Hiện nay lợi nhuận trong nền kinh tế nước ta đạt thấp, chi phí tiền lương lại cao nên tỷ suất doanh lợi chưa thể cao được. * Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên: Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên càng lớn càng có ảnh hưởng tới thu NSNN . Thực tế cho thấy nếu tỷ trọng của nước nào xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu trở lên thì tỷ suất thu NSNN sẽ cao và có khả năng tăng nhanh. Nước ta cũng là một nước có khối lượng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản lớn trong tương lai, đó là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến nâng cao tỷ suất thu NSNN. * Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước: - Nhân tố này phụ thuộc vào: Quy mô tổ chức của bộ máy Nhà nước và hiệu quả hoạt động của nó. Những nhiệm vụ kinh tế – xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ. Chính sách sử dụng kinh phí của Nhà nước. - Khi các nguồn tài trợ khác cho chi phí Nhà nước không có khả năng tăng lên, chi phí Nhà nước lại tăng sẽ làm tăng tỷ suất thu NSNN. * Cách thức tổ chức bộ máy thu nộp NSNN : Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao chống được thất thu do trốn, lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN. => Tóm lại để có mức thu đúng đắn có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải có sự phân tích đánh giá tỷ mỷ, cụ thể những nhân tố tác động đến nó trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và phải được xem xét một cách toàn diện. c, Phân loại thu NSNN: Việc phân loại các khoản thu NSNN có ý nghĩa thiết thực trong việc phân tích, đánh giá và quản lý các nguồn thu NSNN. Có hai cách phân loại phổ biến là: Phân loại theo nội dung kinh tế: + Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc, gồm thuế, phí, lệ phí với nhiều hình thức cụ thể do luật định. + Nhóm thu không thường xuyên bao gồm các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và các khoản thu khác đã kể ở trên. - Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN: + Thu trong cân đối NSNN bao gồm các khoản thu thường xuyên và thu không thường xuyên. + Thu bù đắp thiếu hụt NSNN: khi số thu NSNN không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu và Nhà nước phải vay, bao gồm vay trong nước tù các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế – xã hội, vay từ nước ngoài. 3. Chính sách, chế độ thu NSNN: a, Quan điểm xây dựng chính sách, chế độ thu NSNN: - Phải chú trọng kết hợp tốt việc khai thác, huy động các nguồn tài chính vào NSNN với việc bồi dưỡng, phát triển các nguồn tài chính. - Phải coi nâng cao năng suất lao động xã hội, năng suất lao động của từng doanh nghiệp và tiết kiệm là con đường cơ bản để tạo vốn, để tăng thu NSNN. - Phải thực hiện toàn dân tạo vốn: Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và dân cư nhằm tăng trưởng kinh tế. Không chỉ dựa vào nguồn vốn NSNN mà còn phải dựa vào vốn của doanh nghiệp, vốn tiết kiệm trong dân cư. b Nguyên tắc xây dựng chính sách, chế độ thu NSNN: * Nguyên tắc ổn định và lâu dài: - Trong những điều kiện hoạt động bình thường thì phải cẩn ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế không được gây xáo trộn lớn trong hệ thống thuế; đồng thời tỷ lệ động viên của nhà nước phải thích hợp, đảm bảo kích thích nền kinh tế tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. - Để thực hiện được nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự lụa chọn đối tượng tính thuế sao cho đối tượng đó ít có sự biến động. - Ý nghĩa: + Thuận lợi cho việc kế hoạch hóa NSNN. + Tạo điều kiện để kích thích người nộp thuế cải tiến, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. * Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng: - Việc thiết lập hệ thống thuế phải có quan điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế, không phân biệt địa vị xã hội, thành phần kinh tế. - Việc thiết kế hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập của người chịu thuế. Để đảm bảo được nguyên tắc công bằng trong thiết kế hệ thống thuế phải thiết kết hợp giữa sắc thuế trực thu với sắc thuế gián thu. * Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn: - Trong thiết kế hệ thống thuế các điều luật của các sắc thuế phải rõ ràng, cụ thể ở từng mức thuế, cơ sở đánh thuế…để tránh tình trạng lách luật, trốn thuế. Hơn nữa việc sửa chữa, bổ sung các điều khoản trong sắc thuế ko phải lúc nào cũng thực hiện được, cho nên các điều khoản trong luật phải bao quát và phù hợp với các hoạt động của nền kinh tế xã hội. - Ý nghĩa: đảm bảo được nguyên tắc này giúp cho việc tổ chức chấp hành luật thống nhất, tránh được tình trạng lách luật trốn thuế. * Nguyên tắc đơn giản: - Cần hạn chế số lượng thuế suất, xác định rõ mục tiêu chính, không đề ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế. - Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai luật thuế vào thực tiễn, tránh được những tiêu cực trong thu thuế. PHẦN II THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP HỆ THỐNG THU NGÂN SÁCH NƯỚC TA HIỆN NAY I. Thực trạng Trong thời gian qua, thu ngân sách góp phần củng cố và tăng cường tiềm lực tài chính Nhà nước. Thu ngân sách không những đã đảm bảo đủ nguồn thu cho chi tiêu thường xuyên của chính phủ mà còn để dành ra một phần tích luỹ cho đầu tư phát triển. Số thu ngân sách, theo giá hiện hành, đã tằn 7.7 lần từ năm 1991 đến năm 2000. Trong đó số thu từ thuế là lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN. Bình quân thu từ thuế, phí và lệ phí chiếm khoảng 95 % trong tổng số thu. Cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu qua một chút về những chỉ tiêu đã đạt được trong trong giai đoạn 2005 - 2009: * Năm 2005 Tổng dự toán cân đối thu NSNN năm 2005 là 183.000 tỷ đồng. Dự toán thu nội địa ( không kể dâu thô) năm 2005 tăng 13,6%, trong đó thu từ khu vực DN nhà nước tăng 12,3%, thu từ khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 30,1%, từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 20,5%, dự toán thu phí, lệ phí tăng 4,1%, để hạ chi phí đầu vào của nền kinh tế, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu. Điều đặc biệt, năm 2005 quốc hội đã nhất trí tăng dự toán thu nội địa từ thu tiền sử dụng đất thêm 800 tỷ đồng ( để tăng dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng của địa phương), tăng dự toán thu ngân sách trung ương từ dầu thô 2.500 tỷ đồng( do giá dầu thô thế giới tại thời điểm này ở mức cao và dự báo trong năm 2005 vẫn ở mức cao). Tổng hợp chung, dự toán thu NSNN năm 2005 tăng thêm 3.300 tỷ đồng. Điểm nổi bật trong hoạt động thu NSNN năm 2005 là thu nội địa đạt 170.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cả dự toán đặt ra và so với năm trước. Không chỉ về đích sớm từ cuối tháng 10, lần đầu tiên 64/64 tỉnh thành đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN, nâng tổng số địa phương đạt số thu 500 tỷ đồng lên con số 39 và 22 địa phương được đứng trong câu lạc bộ 1000 tỷ đồng( tăng thêm 4 địa phương so với năm trước), 39/64 địa phương hoàn thành trên mức bình quân chung của toàn ngành, trong đó 6 địa phương đã vượt dự toán ở mức rất cao( hơn 50%) là Đà Nẵng, Bình Thuận, Lai Châu, Thái Bình và Quảng Ngãi. Thu từ dầu thô đạt hơn 55.000 tỷ đồng, vượt hơn 46% so với dự toán do giá dầu thô luôn duy trì ở mức cao, bình quân cả năm ở mức 397 USD/ tấn, tăng hơn 50% so với giá xây dựng dự toán. Toàn khối doanh nghiệp nộp ngân sách hơn 75.000 tỷ đồng. Trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 20.000 tỷ đồng( tương đương 1.3 tỷ USD, tăng mạnh nhất hơn với hơn 39% so với năm 2004). Mặc dù các giao dịch nhà đất chững lại, nhưng số thu từ nguồn này vẫn đạt hơn 16.000 tỷ đồng, tăng gần 34% so với dự toán. Thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao đạt hơn 4.400 tỷ đồng, tăng 25% so với dự toán. Nếu so với thời kỳ trước đây thì thu ngân sách đã có những tiến bộ lớn. Tuy nhiên, nếu so với tốc độ tăng trưởng thì việc tăng thu NSNN còn chậm, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh, trong khi giá trị công nghiệp tăng 19,2% thì nguồn thu ngân sách chỉ tăng 12%. * Năm 2006 Dự toán NSNN năm 2006 với tổng các nguồn thu ước đạt 237.900 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2005. Theo Bộ Tài chính, trong tổng thu ngân sách năm 2006, nguồn thu trong nước ước đạt 132.000 tỷ đồng, thu từ dầu khí khoảng 63.400 tỷ đồng, từ thuế XNK 40.000 tỷ đồng và viện trợ không hoàn lại khoảng 2500 tỷ đồng. Ngoài ra khoảng 8000 tỷ đồng trong NSNN năm 2005 cũng đã được chuyển sang năm 2006. Trong số nguồn thu ngân sách trong nước ( không kể thu từ dầu thô ) thì thu từ kinh tế quốc doanh đạt 42.243 tỷ đồng, doanh nghiệp FDI là 27.807 tỷ đồng, còn lại là thu từ các loại thuế, phí… * Năm 2007 Mục tiêu thu chi ngân sách năm 2007 do chính phủ trình quốc hội tại kỳ họp thứ 10 như sau: “ Tổng thu NSNN trên 274 nghìn tỷ đồng, bằng 24,2% GDP và tăng 15,5%; tổng chi NSNN 347 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với dự toán năm 2006; bội chi NSNN bằng 5% GDP ”, so với GDP đạt khoảng 26,3%. Thực tế thực hiện tổng thu cân đối NSNN năm 2007 là 281.900 tỷ đồng và thu kết dư 19.000 tỷ đồng năm 2006 chuyển sang; tổng thu NSNN năm 2007 là 300.900 tỷ đồng. “số vượt thu chủ yếu tập trung vào các khoản ngân sách địa phương , trong đó các khoản về nhà và đất vượt gần 15.800 tỷ đồng so với dự toán, chiếm đến 70,1% số vượt thu nội địa, nhiều hơn 12.200 tỷ so với báo cáo Quốc hội”. Trong khi đó, thu từ kinh tế quốc doanh lại thấp hơn đến trên 3.500 tỷ đồng so với dự toán. Các nguyên nhân chủ yếu: giảm thu đối với sản xuất, kinh doanh khí thiên nhiên; Cục dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất cơ bản, dẫn đến giảm thu từ chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước; các Ngân hàng thương mại Nhà nước tăng trích vốn để lập quỹ dự phòng rủi ro, và cuối cùng là giảm thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Uỷ ban Tài chính – ngân sách Quốc hội cho rằng: mặc dù năm 2007 nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhưng tình trạng thu NSNN vẫn chưa bền vững. Có 13 khoản thu đạt và vượt, có hai khoản thu giảm so với dự toán, là thu nội địa( không đạt là do thu từ kinh tế quốc doanh không đạt) và thu phí xăng dầu. Chính phủ lý giải thu từ kinh tế quốc doanh không đạt chủ yếu là do chưa thực hiện điều chỉnh chính sách thu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh khí thiên nhiên trong năm 2007, giảm thu ngân sách từ tổng công ty Khí… Trong khi đó, giảm thu từ phí xăng dầu do giá xăng dầu tăng cao nên lượng tiêu thụ không đạt mức dự kiến. * Năm 2008 Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn Ninh, tổng số thu cân đối NSNN năm 2008 ước đạt 399.000 tỷ đồng, vượt dự toán 76.000 tỷ đồng. Dự ước tổng số thu NSNN đạt khá, vượt 23,5% so với dự toán, tăng 26,3% so với thực hiện năm 2007, đạt tỷ lệ động viên 26,8% GDP. Tính đến cuối tháng 9 – 2008, tổng thu NSNN ước đạt 90,5% dự toán cả năm do Quốc hội phê duyệt, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tương ứng ( 68,6%) của năm ngoái. Trong đó, thu nội địa đạt 84,8%, thu từ dầu thô đạt 86%, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu đạt 111%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực Nhà nước đạt 83%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( không kể dầu thô) đạt 75%; thu từ thuế công, thươ
Luận văn liên quan