Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới, hội nhập và phát triển Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế - xã hội, văn hóa đến giáo dục và y tế,. diện mạo đất nước đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì trong những năm gần đây ngành y tế nước ta cũng đã có những bước phát triển vượt bậc, công tác CSSK cho nhân dân được thực hiện tốt hơn.
Trong 65 năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời với sự nỗ lực to lớn của toàn dân, ngành y tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, mạng lưới y tế cơ sở hiện nay đã có 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số xã có trạm y tế trong đó gần 2/3 xã đạt chuẩn quốc gia, hệ thống pháp luật, chính sách về y tế đã được ban hành và từng bước được hoàn thiện trong thực tiễn; những tiến bộ khoa học - kỹ thuật về y tế ngày một phát triển, cơ sở vật chất y tế ngày càng được cải thiện, sự chăm lo của cộng đồng trong đó có hoạt động nhân đạo, từ thiện được đẩy mạnh đã góp phần tích cực hỗ trợ cho người dân, những người yếu thế trong xã hội khắc phục những rủi ro gặp phải trong quá trình KCB, CSSK.
Tuy nhiên, trước những biến động khó lường của nền kinh tế thế giới, đối mặt với tình hình giá cả, lạm phát tăng cao trong nước, ngành y tế phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của riêng mình như chất lượng y tế cơ sở còn thấp, hệ thống KCB ngày càng quá tải, công tác BHYT cũng còn nhiều vấn đề, các dịch bệnh vẫn rình rập và có thể bùng phát bất kỳ lúc nào, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đặt con người trước những nguy cơ mới.
82 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4755 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hành công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
“Thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế”
(Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện đa khoa Can Lộc, Hà Tĩnh)
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt
Từ viết tắt
Từ đầy đủ
1
BHYT
Bảo hiểm y tế
2
BV
Bệnh viện
3
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
4
CBCCVC
Cán bộ công chức viên chức
5
CK
Chuyên khoa
6
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
7
CTXH
Công tác xã hội
8
HIV
Human Immunodeficiency Virus
9
KCB
Khám chữa bệnh
10
LĐTBXH
Lao động thương binh xã hội
11
TTDSKHHGĐ
Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình
12
TTYTDP
Trung tâm y tế dự phòng
13
UBND
Ủy ban nhân dân
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới, hội nhập và phát triển Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế - xã hội, văn hóa đến giáo dục và y tế,... diện mạo đất nước đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì trong những năm gần đây ngành y tế nước ta cũng đã có những bước phát triển vượt bậc, công tác CSSK cho nhân dân được thực hiện tốt hơn.
Trong 65 năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời với sự nỗ lực to lớn của toàn dân, ngành y tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, mạng lưới y tế cơ sở hiện nay đã có 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số xã có trạm y tế trong đó gần 2/3 xã đạt chuẩn quốc gia, hệ thống pháp luật, chính sách về y tế đã được ban hành và từng bước được hoàn thiện trong thực tiễn; những tiến bộ khoa học - kỹ thuật về y tế ngày một phát triển, cơ sở vật chất y tế ngày càng được cải thiện, sự chăm lo của cộng đồng trong đó có hoạt động nhân đạo, từ thiện được đẩy mạnh đã góp phần tích cực hỗ trợ cho người dân, những người yếu thế trong xã hội khắc phục những rủi ro gặp phải trong quá trình KCB, CSSK.
Tuy nhiên, trước những biến động khó lường của nền kinh tế thế giới, đối mặt với tình hình giá cả, lạm phát tăng cao trong nước, ngành y tế phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của riêng mình như chất lượng y tế cơ sở còn thấp, hệ thống KCB ngày càng quá tải, công tác BHYT cũng còn nhiều vấn đề, các dịch bệnh vẫn rình rập và có thể bùng phát bất kỳ lúc nào, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đặt con người trước những nguy cơ mới.
Trong thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã liên tục đăng tải những vấn đề bất cập liên quan đến lĩnh vực y tế. Đó là các vấn nạn nảy sinh trong BV như : tình trạng quá tải, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa bệnh nhân với bác sĩ, giữa người nhà bệnh nhân với các cơ sở y tế, “cò BV”, những vướng mắc trong làm thủ tục KCB,…Những vấn nạn này nếu không được khắc phục sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh đó, tại cộng đồng, hiện nay, nhiều chương trình mục tiêu y tế quốc gia đang triển khai và rất cần có sự tham gia của nhân viên CTXH, đặc biệt là các chương trình liên quan đến những nhóm xã hội đặc thù như: quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV tại cộng đồng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, phòng chống lao, phòng chống bệnh tâm thần, quản lý sức khoẻ hộ gia đình, sức khoẻ sinh sản, phòng chống tai nạn thương tích…
CTXH là một ngành, một lĩnh vực có thể cung cấp các dịch vụ giải quyết tốt các vấn đề nêu trên. Đẩy mạnh triển khai thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế không chỉ là một nhu cầu bức thiết hiện nay mà đó còn là một giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế.
Theo Từ điển Bách khoa Xã hội, “Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho mọi người trong xã hội”. Trên một thế kỷ qua, khoa học và nghề chuyên môn công tác xã hội đã hình thành và phát triển đem lại những lợi ích đáng kể thông qua việc cung cấp các dịch vụ hữu ích cho con người. Đến nay, công tác xã hội có mặt tại 80 nước trên thế giới, đã và đang hỗ trợ cho những người yếu thế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại bình đẳng và công bằng xã hội. Với ý nghĩa quan trọng đó, công tác xã hội đã được đưa vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Chăm sóc hỗ trợ những đối tượng thiệt thòi, yếu thế (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật,…) trong toà án, trường học và nhất là trong lĩnh vực y tế.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 15/07/2011, Bộ Y tế đã chính thức triển khai “Đề án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) trong lĩnh vực y tế”, nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình KCB.
Hiện nay ở Việt Nam trong đào tạo CTXH chưa có chuyên ngành CTXH y tế riêng biệt. Đây còn là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng cũng đang có nhiều triển vọng để phát triển. Là một nhân viên CTXH trong tương lai, thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế cũng là một nội dung hoạt động của ngành CTXH nên tôi thực sự quan tâm và muốn tìm hiểu về vấn đề này.
Với tất cả những lý do trên, cùng với sự động viên khuyến khích của giáo viên hướng dẫn đã tạo động lực để tôi quyết định chọn đề tài: “Thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế” (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện đa khoa Can Lộc, Hà Tĩnh) làm nội dung cho khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành CTXH của mình.
Lý thuyết Công tác Xã hội
Lý thuyết hệ thống trong CTXH
Trong tiến trình thực hành CTXH nói chung và CTXH cá nhân nói riêng, nhân viên xã hội khi giúp đỡ thân chủ của mình cần áp dụng rất nhiều kĩ năng và kiến thức như: thuyết hành vi, lý thuyết phân tâm học, thuyết nhân văn, hiện sinh…và nhiều lý thuyết khác để giải thích hành vi của thân chủ từ đó đưa ra được tiến trình giúp đỡ phù hợp mang lại hiệu quả cao.
Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được vận dụng trong công tác xã hội. Khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ không thể thiếu được lý thuyết hệ thống bởi nhân viên xã hội cần chỉ ra thân chủ của mình đang thiếu và cần đến những hệ thống trợ giúp nào và tìm cách giúp đỡ để họ có thể tiếp cận và tham gia các hệ thống. Có làm được như vậy thì nhân viên xã hội mới thực sự hoàn thành tiến trình giúp đỡ của mình. Chỉ khi nào thân chủ được sự giúp đỡ và tham gia các hệ thống họ mới thực sự trở lại là chính họ. Đó cũng là cái đích cuối cùng mà CTXH hướng đến.
Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Bertalanffy sinh ngày 19/09/1901 tại Vienna và mất 12/06/1972 tại Newyork - Mĩ. Ông đã tốt nghiệp các trường đại học: Vienna(1948), London(1949), Montreal(1949). Ông là một nhà sinh học nổi tiếng. Lí thuyết của ông là một lí thuyết sinh học cho rằng “ mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các phân tử , mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn. Lý thuyết này được áp dụng đối với các hệ thống xã hội cũng như những hệ thống sinh học. Sau này, lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson(1995), Mancoske(1981), Siporin(1980)…và phát triển.
Hanson cho rằng giá trị của thuyết hệ thống là nó đi vào giải quyết những vấn đề tổng thể nhiều hơn là những bộ phận của các hành vi xã hội con người. Mancoske thì cho rằng thuyết hệ thống bắt nguồn dưới học thuyết Darwin xã hội của Herbert Spencer. Theo Siporin đã tìm hiểu và nghiên cứu khảo sát thực tế trong xã hội cuối thế lỉ XIX ở Anh để tìm hiểu và phát triển thuyết này. Và cũng có trường phái các nhà xã hộsi học sinh thái Chicago vào những năm 1930 cũng trở thành những người tiên phong trong phong trào nghiên cứu và tìm hiểu về thuyết hệ thống.
Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội phải kể đến công lao của Pincus va Minahan cùng các đồng sự khác. Tiếp đến là Germain và Giterman. Những nhà khoa học trên đã góp phần phát triển và hoàn thiện thuyết Hệ thống trong thực hành CTXH trên toàn thế giới.
Hiện nay đang có nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống. Theo từ điển tiếng Việt: “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất.”Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hội hiện đại”: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất.”Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận của hệ thống lớn hơn. Và mỗi cá nhân được coi như là một hệ thống. Cũng có nhiều cách phân loại hệ thống khác nhau như: hệ thống đóng, hệ thống mở, các hệ thống sinh học hay hệ thống xã hội.
Trong công tác xã hội, hai hình thức cơ bản của lý thuyết hệ thống được phân biệt rõ ràng là: Lý thuyết hệ thống tổng quát và lý thuyết hệ thống sinh thái.
Lý thuyết hệ thống tổng quát trọng tâm là hướng đến những cái “tổng thể” và nó mang tính “hoà nhập” trong công tác xã hội. Pincus và Minahan áp dụng lý thuyết hệ thống vào thực hành công tác xã hội. Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thoả mãn được cuộc sống riêng, do đó công tác xã hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống.
Ba hình thức hệ thống tổng quát đó là: Hệ thống chính thức, hệ thống phi chính thức và hệ thống xã hội.
Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người thân, cộng sự đồng nghiệp…
Hệ thống chính thức: Các nhóm cộng đồng, các tổ chức công đoàn…
Hệ thống xã hội: BV, cơ quan, tổ chức đoàn thể nhà nước, nhà trường…Như vậy, BV là một hệ thống xã hội. Bệnh nhân, nhân viên y tế và những người khác trong BV cùng thuộc một hệ thống và có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Mô hình đời sống về thực hành CTXH của Germain và Gitterman(1980) là một mô hình chính trong hệ thống sinh thái. Mô hình cuộc đời nhìn nhận cá nhân như việc họ thích ứng thường xuyên trong một sự trao đổi lẫn nhau với nhiều khía cạnh khác nhau về môi trường sống của họ.Tất cả chúng đều biến đổi thông qua môi trường. Vấn đề của công tác xã hội xảy ra khi các hệ thống cá nhân sống trong đó không thích ứng được với môi trường sống của họ.
Áp dụng lý thuyết này vào vấn đề nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu đúng vấn đề và có cách giải quyết tốt nhất. Mỗi cá nhân là một hệ thống, như vậy mỗi bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế là một tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn hơn là bệnh viện. Những vấn đề trong bệnh viện xảy ra khi sự tương tác giữa các tiểu hệ thống hay giữa các hệ thống khác nhau liên quan đến các tiểu hệ thống này có vấn đề. Theo thuyết hệ thống thì người bệnh có thể nằm trong các hệ thống như: gia đình, bạn bè, các nhóm cộng đồng, các tổ chức đoàn thể… Hiểu được lý thuyết hệ thống sẽ tìm ra được nguyên nhân của các vấn đề mà người bệnh đang gặp phải , thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề đó và đưa ra được những giải pháp đúng đắn, mang lại hiệu quả cao.
Lý thuyết hành động xã hội
Nói tới hành động là nói tới việc chủ thể gắn cho hành vi của mình một ý nghĩ chủ quan nào đó. Hành động kể cả hành động thụ động và không hành động đều được coi là hành động xã hội khi ý nghĩa chủ quan của nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại hay trong tương lai, ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động.
Max Weber cho rằng: “Hành động” có nghĩa là một thái độ của con người (tự có, hành động bên ngoài hoặc bên trong, không được phép hoặc được phép), khi và chỉ khi chủ thể gắn liền thái độ của mình với một ý nghĩa chủ quan. “Hành động xã hội” thì lại là hành vi có định hướng ý nghĩa theo thái độ của những người khác”.
M.Weber cho rằng việc phân loại hành động xã hội của con người có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội học vì, mặc dù nghiên cứu hành động người, khoa học xã hội học chủ yếu quan tâm đến hành động xã hội. M.Weber đã phân hành động xã hội thành 4 loại cơ bản là:
Hành động duy lý - công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất.
Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục tiêu phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý.
Hành động cảm tính (xúc cảm): là hành động do các trạng thái cảm xúc hoặc tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động.
Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này sang đời khác.
Vận dụng thuyết hành động xã hội vào tiến trình CTXH giúp ta hiểu được vì sao bệnh nhân lại có những thái độ, cách ứng xử như vậy. Ở mỗi điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì bệnh nhân có những hành động khác nhau được thể hiện thông qua thái độ, cử chỉ, lời nói và những suy nghĩ, hành vi của bệnh nhân. Nhân viên CTXH phải hiểu được động cơ và mục đích của người bệnh để có sự trợ giúp tốt nhất.
Lý thuyết vai trò
Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó. Thí dụ, bố phải thương con, mẹ phải hiền, chồng phải biết chăm sóc vợ, vợ phải đảm đang, con cái phải nghe lời bố mẹ, trò phải chăm chỉ, thầy phải nghiêm túc. Có hai loại vai trò khác nhau: vai trò hiện và vai trò ẩn. Vai trò hiện là vai trò bên ngoài mọi người có thể thấy được. Vai trò ẩn là vai trò không biểu hiện ra bên ngoài mà nhiều khi chính người đóng vai trò đó cũng không biết. Trên thực tế, mỗi người có thể đóng nhiều vai trò cùng một lúc. Ở BV vai trò của bác sĩ là chữa bệnh cho bệnh nhân, vai trò của y tá, điều dưỡng là chăm sóc cho bệnh nhân. Vai trò của nhân viên CTXH ở đây là giúp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cán bộ y tế thấy được những vai trò khác nhau mà họ có thể đóng tuỳ vào hoàn cảnh cá nhân và tiềm năng mà họ huy động được.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
CTXH trong lĩnh vực y tế
1.3.1.1. Trên thế giới
Ở Mỹ, CTXH lần đầu tiên được đưa vào BV năm 1905 tại Boston và đến nay hầu hết các BV đều có phòng CTXH và đây là một trong những điều kiện để các BV được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện Mỹ. Tại BV, nhân viên xã hội là một thành phần trong ê kíp trị liệu. Nhân viên xã hội có nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chữa trị thích hợp trên cơ sở thu thập thông tin về điều kiện sống, thói quen, cá tính, đặc điểm tâm lý của bệnh nhân. Nhân viên xã hội còn thực hiện các trợ giúp về tâm lý đối với người bệnh như: trấn an, giảm áp lực, tránh xấu hổ, tư vấn về điều trị… Nhân viên xã hội cũng có thể tham mưu về kế hoạch xuất viện của bệnh nhân và theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện. CSSK tại gia đình và cộng đồng cũng rất cần có sự tham gia của nhân viên xã hội. Họ có thể tham dự vào các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng như: truyền thông, giáo dục sức khoẻ, giúp các nhóm đặc thù phục hồi, phát triển thể chất và tinh thần… Sự xuất hiện của nhân viên xã hội trong CSSK tại cộng đồng là phương thức để mở rộng mạng lưới CSSK đến với người dân ở mọi nơi, mọi lúc, nhằm khuyến khích họ tích cực tham gia giải quyết những vấn đề sức khoẻ bằng chính khả năng của mình và với các phương pháp thích hợp. Đồng thời, CTXH còn cần thiết phải được ứng dụng ở cấp hoạch định chính sách về CSSK. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, CSSK được xác định là một trong những lĩnh vực của an sinh xã hội. Do đó, khi hoạch định những chính sách về CSSK cần phải ứng dụng những tri thức của CTXH sao cho mọi người dân đều có cơ hội được hưởng lợi.
Ở Singapore, Philippines tại hầu hết ở các BV đều thành lập một đơn vị chuyên đảm nhận hoạt động thực hành CTXH trong BV. Về cơ cấu tổ chức có thể là một bộ phận trực thuộc BV do ngành y tế quản lý, cũng có thể là một bộ phận độc lập hoạt động tại bệnh viện nhưng do ngành chủ quản (như ngành LĐ-TB&XH) quản lý. Kinh phí để duy trì hoạt động có thể từ kinh phí Nhà nước, song cũng có thể huy động từ quỹ của bệnh nhân hoặc quỹ KCB tại BV do cộng đồng quyên góp.
1.3.1.2. Việt Nam
Theo thống kê của ngành y tế, hiện nay cả nước có hơn 1.000 BV, với gần 300.000 giường bệnh. Trong số đó, có 42 BV TW với gần 22.000 giường bệnh, 348 BV tuyến tỉnh với 199.342 giường bệnh... Tuy nhiên, hiện tại, ở cả 3 cấp độ hoạt động của ngành y tế (tại cộng đồng, trong BV và ở cấp hoạch định chính sách) đều thiếu hoặc ít có sự tham gia của CTXH.
Những năm gần đây, tại một số BV tuyến TW cũng đã triển khai hoạt động CTXH với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc trong phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh… góp phần làm giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB. Một số mô hình tổ chức của hoạt động CTXH trong BV và tại cộng đồng cũng đã được hình thành trong thực tiễn như: phòng CTXH, phòng Chăm sóc khách hàng, tổ Từ thiện xã hội…thuộc BV hay nhóm CTXH tham gia hỗ trợ người có HIV/AIDS, bệnh nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại xã/phường…
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 22/11/2011, Bộ Y tế đã chính thức triển khai Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011 – 2020”, nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề y tế nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hiện mô hình CTXH đang được triển khai thí điểm ở BV Nhi TW (Hà Nội) và BV Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh).
BV Nhi TW là một trong những BV đã thành lập tổ CTXH sớm nhất ở nước ta. Năm 2008, Tổ CTXH của BV được thành lập. Với hoạt động giúp đỡ, chia sẻ với bệnh nhân; trợ giúp bác sỹ trong KCB; theo dõi, chăm sóc bệnh nhân nhi mắc bệnh hiểm nghèo; gây quỹ; tổ chức các sự kiên… Tổ CTXH đã góp phần xoa dịu nỗi đau bệnh tật của bệnh nhi, trợ giúp đắc lực cho bác sỹ, tạo ra mối thiện cảm, sự gắn kết giữa bệnh nhân - cơ sở y tế - người nhà bệnh nhân.
Việc triển khai thí điểm Đề án ở BV Nhân dân 115 cho thấy CTXH thực sự mang lại hiệu quả: Các nhân viên CTXH có vai trò tích cực trong giải thích cho người dân về BHYT, về cơ sở vật chất của BV, giải thích những thắc mắc của bệnh nhân trong quá trình điều trị và báo cáo kịp thời diễn biến tâm tư của người bệnh với thầy thuốc để có hướng điều trị tối ưu.
Thực tế, tại hầu hết các BV, hoạt động KCB chỉ được thực hiện bởi các nhân viên có trình độ chuyên môn về y. Các biện pháp trị liệu về xã hội chưa được quan tâm. Do vậy, chưa có chức danh chuyên môn về CTXH trong cơ cấu nhân sự và chưa có phòng CTXH trong tổ chức bộ máy của BV. Tại BV Chợ Rẫy, BV Nhi Đồng 1 đã tổ chức các hoạt động CTXH hỗ trợ cho cán bộ y tế và bệnh nhân, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và vượt qua những lo lắng bệnh tật.
Tuy nhiên, hoạt động CTXH trong Ngành hiện mới chỉ mang tính tự phát, chưa được điều chỉnh bởi các văn bản mang tính pháp lý. Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động chủ yếu mới chỉ có nhiệt huyết và kinh nghiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng nên thường thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động chưa được như mong đợi. Theo phản ánh của đại diện Sở Y tế tỉnh Lào Cai, hiện nay, trong các BV tại tỉnh chưa có cán bộ làm CTXH, cán bộ y tế người Kinh ít biết tiếng dân tộc, thiếu kỹ năng về CTXH.
Từ đòi hỏi thực tế và bản chất quan trọng của CTXH trong lĩnh vực y tế, công tác này đã được xác định là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển bền vững trong công tác CSSK nhân dân.
Tại Hội thảo “Phát triển CTXH trong lĩnh vực y tế”, Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh, Bộ Y tế sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo phát triển CTXH trong Ngành. Bộ trưởng đã giao Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Dân số - Y tế, Bộ Y tế thường trực báo cáo để triển khai lĩnh vực này.
Như vậy, ngành CTXH trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam đã có một hướng đi rõ ràng. Thực hiện thành công việc đưa CTXH vào lĩnh vực y tế sẽ góp phần đáng kể cải thiện năng lực của hệ thống Y tế Việt Nam.
Có thể nói, CTXH trong ngành Y tế là một nội dung hoạt động rất quan trọng trong quá trình chuyên nghiệp hoá lĩnh vực CTXH, góp phần không nhỏ vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
CTXH trong lĩnh vực y tế không phải là một vấn đề mới ở nhiều nước phát triển trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì đây là một lĩnh vực khá mới mẻ. Trên thực tế ở nước t