Thực tiễn hoạt động cho thuê tài chính

Khi thị trường tài chính của Việt Nam chưa thật sự phát triển, thì vấn đề vốn kinh doanh luôn là một bài toán đau đầu cho các nhà quản trị. Thực tế cho thấy, việc đổi mới công nghệ cũng như mua máy móc hiện đại ở các doanh nghiệp là một vấn đề bức thiết cần phải giải quyết. Vì nhìn chung, số máy móc hiện đại trong các nhà máy sản xuất không nhiều và quá trình đổi mới công nghệ không diễn ra thường xuyên. Với máy móc hiện đại sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn máy móc ở các doanh nghiệp Việt Nam đã rất lạc hậu, nhưng vấn đề nan giải, vốn ở đâu để đầu tư mua máy móc? Nắm bắt được nhu cầu đó, các công ty cho thuê tài chính đã ra đời. Vậy cho thuê tài chính là gì, hoạt động của công ty cho thuê tài chính ra sao. Dân hoạt động tài chính vẫn nói rằng, cho thuê tài chính là một kênh tín dụng hữu hiệu cho doanh nghiệp, câu nói này có ý nghĩa ra sao?

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4492 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tiễn hoạt động cho thuê tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu 2 I. Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính 3 1. Lịch sử ra đời nghiệp vụ cho thuê tài chính 3 2. Khái niệm 3 3. Ưu và nhược điểm của việc cho thuê tài chính 4 II. Công ty cho thuê tài chính 4 1. Mô hình hoạt động 4 2. Hoạt động của công ty cho thuê tài chính 6 3. Các quy định khác về hoạt động của công ty cho thuê tài chính 9 III. Thực tiễn hoạt động cho thuê tài chính 10 1.Những bất cập của pháp luật điều chỉnh vấn đề cho thuê tài chính 10 2. Những vấn đề cụ thể về cho thuê tài chính 11 Danh mục tài liệu tham khảo 15 LỜI MỞ ĐẦU Khi thị trường tài chính của Việt Nam chưa thật sự phát triển, thì vấn đề vốn kinh doanh luôn là một bài toán đau đầu cho các nhà quản trị. Thực tế cho thấy, việc đổi mới công nghệ cũng như mua máy móc hiện đại ở các doanh nghiệp là một vấn đề bức thiết cần phải giải quyết. Vì nhìn chung, số máy móc hiện đại trong các nhà máy sản xuất không nhiều và quá trình đổi mới công nghệ không diễn ra thường xuyên. Với máy móc hiện đại sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn máy móc ở các doanh nghiệp Việt Nam đã rất lạc hậu, nhưng vấn đề nan giải, vốn ở đâu để đầu tư mua máy móc? Nắm bắt được nhu cầu đó, các công ty cho thuê tài chính đã ra đời. Vậy cho thuê tài chính là gì, hoạt động của công ty cho thuê tài chính ra sao. Dân hoạt động tài chính vẫn nói rằng, cho thuê tài chính là một kênh tín dụng hữu hiệu cho doanh nghiệp, câu nói này có ý nghĩa ra sao? I. Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính. 1. Lịch sử ra đời nghiệp vụ cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính hay còn gọi là tín dụng thuê mua là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại được áp dụng ở Mỹ năm 1952 bởi công ty United State Leasing Corporation. Sang đến thập niên 70, 80 thì nghiệp vụ cho thuê tài chính được thực hiện phổ biến, không chỉ ở Mỹ mà còn lan rộng sang các nước khác và cũng có rất nhiều các tổ chức trung gian tài chính thực hiện nghiệp vụ này. Cho thuê tài chính là một hình thức cấp tín dụng được pháp luật lần đầu tiên ghi nhận tại Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 với tên gọi hoạt động thuê mua tài chính. Cho đến năm 1995, Việt nam mới bắt đầu thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính sau Quyết định số 149/QĐ-NH5 ngày 27/05/1995 của Ngân hàng nhà nước, với sự ra đời của công ty cho thuê tài chính Vinaleasing. Sau đó hoạt động này được điều chỉnh bởi Nghị định 64/1995/NĐ-CP ngày 09/10/1995 và Thông tư 03/TT-NH5 của Ngân hàng nhà nước ngày 09/02/1996. Tiếp sau, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 ra đời (được sửa đổi bổ sung năm 2004), hoạt động cho thuê tài chính được điều chỉnh chi tiết và hệ thống hơn. Các văn bản dưới luật cũng lần lượt ra đời như Nghị định 16/2001/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 65/2005/NĐ-CP để quy định chi tiết hơn. 2. Khái niệm Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận.[3, khoản 1 điều 1]. Một giao dịch cho thuê tài chính phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây: - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên; - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại; - Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê; - Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.[4, điều 1] 3. Ưu và nhược điểm của việc cho thuê tài chính 3.1 Ưu điểm Doanh nghiệp được chủ động lựa chọn tài sản (máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển…) đáp ứng được mục đích sử dụng của mình với mức chi phí phù hợp nhất nhờ được thanh toán dần tiền thuê theo năng lực trả nợ. Đây là dịch vụ dành cho khách hàng là tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh tại Việt nam có nhu cầu thuê và trực tiếp sử dụng tài sản thuê. Nếu doanh nghiệp của bạn là một trong số đó, đừng bỏ qua kênh tài trợ tiện ích này. Tại sao bạn phải đầu tư một số tiền lớn ngay một lúc cho một tài sản khi mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng tài sản đó với mức giá rẻ hơn rất nhiều? 3.2 Nhược điểm Nhược điểm lớn nhất của cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp là chi phí sử dụng của nguồn vốn này cao hơn các nguồn vốn vay khác như vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu… II. Công ty cho thuê tài chính Mô hình hoạt động Công ty cho thuê tài chính phải được thành lập và hoạt động tại Việt Nam đối với hoạt động cho thuê tài chính trên lãnh thổ Việt Nam. Các hoạt động cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính ra nước ngoài được thực hiện theo quy định của Nghị định 16/2001/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam hoặc các bên tham gia có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam. Công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng; là pháp nhân Việt Nam vì nó được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh mình tham gia các hoạt động một cách độc lập. Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau: - Công ty cho thuê tài chính nhà nước: Là công ty cho thuê tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh. Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính Nhà nước được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Ngân hàng Nhà nước . - Công ty cho thuê tài chính cổ phần: Là công ty cho thuê tài chính được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó các tổ chức, cá nhân cùng góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật. - Công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là Công ty cho thuê tài chính trực thuộc): Là công ty cho thuê tài chính có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, do một tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng chủ sở hữu) thành lập bằng vốn tự có của mình. - Công ty cho thuê tài chính liên doanh: Là công ty cho thuê tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Bên Việt Nam phải có ít nhất một tổ chức tín dụng Việt Nam là thành viên của Công ty cho thuê tài chính liên doanh. - Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài: Là công ty cho thuê tài chính được thành lập bằng vốn góp của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhưng Nghị định của Chính phủ số 95/2008/NĐ-CP quy định sửa đổi như sau: Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau: - Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; - Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên; - Công ty cho thuê tài chính cổ phần - Công ty cho thuê tài chính liên doanh là công ty cho thuê tài chính được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Công ty cho thuê tài chính liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên - Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là công ty cho thuê tài chính được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của một hoặc một số tổ chức tín dụng nước ngoài. Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. 2. Hoạt động của Công ty cho thuê tài chính 2.1. Huy động vốn - Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân. - Vay vốn ngắn, trung và dài hạn của tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. - Phát hành các loại giấy tờ có giá: Công ty cho thuê tài chính được phép phát hành các loại giấy tờ có giá (kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,…) có thời hạn trên một năm để huy động vốn của tổ chức và cá nhân trong nước theo đúng quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước. Công ty cho thuê tài chính được phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác có thời hạn trên 01 năm để huy động vốn của tổ chức và cá nhân nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. - Tiếp nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 2.2 Các nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng nhà nước - Cho thuê tài chính Hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sau đây: Thứ nhất: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên; Thứ hai: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại; Thứ ba: Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó; Thứ tư: Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. - Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính - Dịch vụ ủy thác: Công ty cho thuê tài chính cho khách hàng thuê theo chỉ định của bên uỷ thác và được hưởng phí uỷ thác cho thuê. Mọi rủi ro trong quá trình uỷ thác cho thuê do bên uỷ thác chịu. Gồm các dịch vụ sau: Nhận ủy thác bằng máy móc, thiết bị để cho thuê tài chính đối với khách hàng. Nhận uỷ thác bằng tiền từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để nhập máy móc, thiết bị cho thuê tài chính đối với khách hàng. Các dịch vụ uỷ thác khác liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính. Thực hiện các dịch vụ quản lý tài sản liên quan cho thuê tài chính: Làm dịch vụ quản lý tài sản cho thuê tài chính của các Công ty cho thuê tài chính khác, các dịch vụ quản lý tài sản khác liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính. Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh liên quan đến cho thuê tài chính theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước. Cho thuê vận hành: (được thực hiện theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 731/2004/QĐ-NHNN ngày 15/06/2004 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) là hình thức cho thuê tài sản, theo đó bên thuê sử dụng tài sản cho thuê của bên cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài sản đó cho bên cho thuê khi kết thúc thời hạn cho thuê tài sản. Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng cho thuê. Một giao dịch cho thuê được xác định là cho thuê vận hành khi: Quyền sở hữu tài sản cho thuê không được chuyển giao cho bên thuê khi kết thúc hợp đồng cho thuê vận hành. Hợp đồng cho thuê không quy định việc thỏa thuận mua tài sản cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Thời hạn thuê chỉ chiếm một phần trong khoảng thời gian hữu dụng của tài sản cho thuê. Tổng giá trị tiền thuê chỉ chiếm một phần trong giá trị tài sản cho thuê. Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính: (sau đây gọi tắt là mua và cho thuê lại) là việc công ty cho thuê tài chính mua tài sản thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính tài sản đó theo hình thức cho thuê tài chính để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình. Trong giao dịch mua và cho thuê lại, bên thuê đồng thời là bên cung ứng tài sản cho thuê.[7, điều 1] Bán các khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính cho các tổ chức, cá nhân 2.3 Công ty cho thuê tài chính được thực hiện các nghiệp vụ khác khi được Ngân hàng nhà nước cho phép. 2.4 Công ty cho thuê tài chính được phép hoạt động ngoại hối theo giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp.[6, điều 19] 3. Các quy định khác về hoạt động của công ty cho thuê tài chính 3.1 Tỷ lệ đảm bảo an toàn Thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều 130 Luật các tổ chức tín dụng Cụ thể như sau: a) Tỷ lệ khả năng chi trả b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn d) Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có đ) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi e) Các tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn. 3.2 Những trường hợp công ty cho thuê tài chính không được quyền cho thuê Công ty cho thuê tài chính không được cho thuê đối với các đối tượng sau: a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của Công ty cho thuê tài chính. b) Người thẩm định, xét duyệt cho thuê. c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của Công ty cho thuê tài chính. Công ty cho thuê tài chính không được chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng quy định nêu trên để làm cơ sở cho thuê đối với khách hàng. 3.3 Các trường hợp hạn chế cho thuê Công ty cho thuê tài chính không được cho thuê với những điều kiện ưu đãi cho các đối tượng sau: a) Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên hiện đang kiểm toán tại Công ty cho thuê tài chính; Kế toán trưởng; Thanh tra viên. b) Các cổ đông lớn của Công ty cho thuê tài chính. c) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng nêu tại mục 3.2 ở trên sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Tổng dư nợ cho thuê đối với các đối tượng này không được vượt quá 5% vốn tự có của Công ty cho thuê tài chính. III. Thực tiễn hoạt động cho thuê tài chính. 1. Những bất cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề cho thuê tài chính. Hiện nay, pháp luật điều chỉnh cho thuê tài chính có nhiều bất cập, những bất cập này không những làm giảm hiệu quả điều chỉnh pháp luật mà còn hạn chế khả năng kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính. Thứ nhất, theo pháp luật quy định hoạt động cho thuê tài chính chỉ được thực hiện bởi các công ty cho thuê tài chính hoạt động tại Việt Nam, và công ty cho thuê tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Pháp luật quy định như vậy, đã không công bằng với các ngân hàng, và đồng thời không phù hợp với Luật các tổ chức tún dụng (văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn các nghị định); luật các tổ chức tín dụng nói rằng “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” như vậy ngân hàng có thể hoạt động cho thuê tài chính vì đây là cũng là một hình thức cấp tín dụng. Trên thực tế, các ngân hàng chỉ có thể thực hiện hoạt động cho thuê tài chính khi nó thành lập riêng một công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng. Thứ hai, hiện nay tổ chức tín dụng chỉ được quyền cho thuê tài chính đối với đối tượng là động sản, và bất động sản không phải là đối tượng cho thuê tài chính. Có những điểm bất hợp lý ở đây, đó là bất động sản không phải là đối tượng của cho thuê tài chính. Hiện nay, hiện tượng thuê cao ốc, văn phòng làm việc rất là nhiều, vậy lên cho phép những tổ chức tín dụng có sức mạnh tài chính tham gia việc cho thuê này. Những vấn đề cụ thể về cho thuê tài chính. 2.1 Ví dụ. Ví dụ: Ngân hàng công thương Việt Nam - Vietinbank Đối tượng cho thuê Bao gồm các khách hàng là tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có nhu cầu thuê tài sản trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình và đáp ứng đủ điều kiện thuê. Tài sản thuê bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác (không kể đất đai, nhà xưởng). Về pháp lý của doanh nghiệp: có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Về tài chính: tình hình tài chính lành mạnh, phương án kinh doanh có hiệu quả kinh tế, đảm bảo khả năng trả nợ. Quy trình cho thuê tài chính: Bên thuê được chủ động lựa chọn máy móc thiết bị, thoả thuận với nhà cung cấp bằng hợp đồng hoặc Bản ghi nhớ. Bên thuê - Bên cho thuê ký kết hợp đồng cho thuê Tài chính trên cơ sở hồ sơ pháp lý/ phương án sản xuất kinh doanh/ hợp đồng mua máy móc thiết bị/ kết quả thẩm định của Công ty cho thuê Tài chính đồng ý cho thuê. Bên cho thuê - Nhà cung cấp ký kết hợp đồng mua bán máy móc thiết bị là tài sản thuê theo thoả thuận giữa Bên thuê và Nhà cung cấp.  Nhà cung cấp giao hàng cho Bên thuê, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu tài sản giao nhận. Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản thuê cho Nhà cung cấp. Bên cho thuê thanh toán tiền thuê tài chính theo hợp đồng cho thuê Tài chính và phụ lục kèm theo.[9] 2.2 Vấn đề của Công ty cho thuê tài chính II ( Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn).  Hình biếm họa về những sai phạm của Công ty cho thuê tài chính II Theo kiểm toán nhà nước, năm 2009 công ty cho thuê tài chính II lỗ 3.000 tỷ đồng, số tiền thua lỗ này nhiều hơn gấp 8,5 lần vốn điều lệ của công ty; do có nhiều sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đồng vốn của nhà nước. Trong hoạt động huy động vốn của mình công ty đã làm sai nguyên tắc, vi phạm các quy định tiền gửi ngắn hạn. Trong hai năm 2008-2009, công ty này huy động sáu hợp đồng tiền gửi dưới 12 tháng với số tiền trên 510 tỷ đồng nhằm đáp ứng khả năng thanh toán cho các khoản cam kết đầu tư, cho thuê của công ty. Bên cạnh đó, công ty trả lãi cho khách hàng không đúng thỏa thuận theo hợp đồng, gây thiệt hại trên 1,1 tỷ đồng. Công ty huy động 26 hợp đồng trị giá hơn 1.300 tỷ đồng với mức lãi suất trên 17,5%/năm, vượt trần lãi suất quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đối với hoạt động cho thuê tài chính, Hội đồng quản trị công ty đã ban hành văn bản hướng dẫn có nội dung không đầy đủ, trái quy định nhà nước, thực hiện thẩm định hồ sơ trước khi cho thuê còn nhiều vi phạm. Nhiều khách hàng thuê không trả được nợ gốc và lãi hoặc có nợ xấu ở các tổ chức tín dụng khác nhưng công ty vẫn mua và cho thuê thêm tài sản... Trong đó, điển hình là nhóm năm công ty của ông Lê Xuân Ninh thuê tài chính 10 con tàu với tổng số tiền 326 tỉ đồng. Ngoài ra, công ty không thực hiện quy định kiểm tra chất lượng tài sản cho thuê theo quy định, thực hiện mua, cho chuyển đối tác cho thuê một số tàu biển sử dụng trong thời gian ngắn đã phải đưa vào sửa chữa, nâng cấp với số tiền trên 100 tỷ đồng...Theo kế toán nhà nước, một trong những sai phạm dẫn đến thua lỗ nhiều nhất của công ty là đầu tư vào tài sản cho thuê. Công ty đầu tư tài sản cho thuê không có dự toán, thiết kế; đầu tư vào tài sản cho thuê nhưng không có cơ sở xác định giá của tài sản hoặc có dấu hiệu không bình thường trong việc xác định giá tài sản. Kiểm toán Nhà nước dẫn chứng: chi nhánh Bình Dương của công ty mua xe cẩu thủy lực 250 tấn của Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại Quang Vinh với giá 65 tỷ đồng. Trong khi đó chỉ bảy ngày trước, Công ty Quang Vinh mua lại xe cẩu này từ Doanh nghiệp thương mại và dịch vụ Hồng Hoàng với giá gần 32 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty giải ngân không căn cứ tiến độ hợp đồng và chứng từ chứng minh tiến độ thực hiện. Cụ thể, hợp đồng đầu tư mua dây chuyền nghiền đá của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thịnh Tường - Đồng Nai có giá trị 7,1 tỷ đồng đã được giải ngân, nhưng đến thời điểm kiểm toán vẫn chưa có tài sản cho thuê.