Mỗi khi muốn đưa một loại thuế mới vào áp dụng trong thực tiễn cần phải tạo cơ sở pháp lý cho việc cưỡng chế thi hành. Thuế đối với đất đai không phải là một ngoại lệ. Để đánh thuế đối với đất đai, nhà nước phải ban hành các văn bản phap luật về thuế đối với đất đai làm nền tảng pháp lý cho việc thực thi những loại thuế này. Tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập trung các khoản thu về thuế có liên quan đến đất đai vào ngân sách nhà nước tạo thành pháp luật thuế đối với đất đai.
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2917 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng áp dụng thuế nông nghiệp đối với đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Khái quát về pháp luật thuế đối với đất đai
1: Khái niệm, vai trò của thuế áp dụng đối với đất đai
1.1: Khái niệm pháp luật thuế đối với đất đai
1.2: Vai trò của pháp luật thuế đối với đất đai
2: Nội dung cơ bản của pháp luật thuế áp dụng với đất đai
2.1: Pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp
2.2: Pháp luật thuế nhà đất
II. Thực trạng áp dụng pháp luật thuế đối với đất đai
1. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật thuế đối với đất đai
1.1. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp
1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật thuế nhà đất
2. Những bất cập của hệ thống pháp luật thuế áp dụng đối với đất đai
2.1: Mặt tích cực của hệ thống pháp luật thuế đối với đất đai
2.2: Những hạn chế của hệ thống pháp luật thuế đối với đất đai
III. Phương hướng hoàn thiện pháp luật thuế đất đai
NỘI DUNG
I. Khái quát về pháp luật thuế đối với đất đai
1: Khái niệm, vai trò của pháp luật thuế đối với đất đai
1.1: Khái niệm pháp luật thuế đối với đất đai
Mỗi khi muốn đưa một loại thuế mới vào áp dụng trong thực tiễn cần phải tạo cơ sở pháp lý cho việc cưỡng chế thi hành. Thuế đối với đất đai không phải là một ngoại lệ. Để đánh thuế đối với đất đai, nhà nước phải ban hành các văn bản phap luật về thuế đối với đất đai làm nền tảng pháp lý cho việc thực thi những loại thuế này. Tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập trung các khoản thu về thuế có liên quan đến đất đai vào ngân sách nhà nước tạo thành pháp luật thuế đối với đất đai.
1.2: Vai trò của pháp luật thuế đối với đất đai
Kể từ khi được ban hành, pháp luật thuế đối với đất đai đã phát huy được một số tác động tích cực, hỗ trợ cho công tác quản lý đất đai.
Thứ nhất, pháp luật thuế đối với đất đai là công cụ quan trọng giúp Nhà nước quản lý hoạt động sử dụng đất, khuyến khích việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Vai trò này do pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và pháp luật thuế nhà, đất đảm nhiệm.
Thứ hai, trong hơn một thập kỉ qua pháp luật thuế đối với đất đai còn là công cụ giúp nhà nước quản lý một cách hữu hiệu thị trường giao dịch quyền sử dụng đất. Vai trò này thuộc về pháp luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Chính trong quá trình áp dụng pháp luật thuế chuyển quyền sử dụng đất và quá trình giám sát việc thực thi pháp luật thuế chuyển quyền sử dụng đất, nhà nước có thể phát hiện những vấn đề mới nảy sinh từ đó kịp thời sửa đổi mảng pháp luật thuế này thích ứng với những đòi hỏi của thực tiễn. Đây là việc làm cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng đầu cơ đất đai, gây nên những bất hợp lý trong quan hệ cung – cầu trên thị trường giao dịch quyền sử dụng đất.
Thứ ba, pháp luật thuế đối với đất đai góp phần đảm bảo sự động viên công bằng giữa các tầng lớp dân cư có sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc để ở.
Thứ tư, pháp luật thuế đối với đất đai đã tạo nguồn thu thường xuyên, ổn định cho ngân sách địa phương, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý và điều tiết kinh tế ở địa phương. Ở Việt Nam, đã có giai đoạn thu từ thuế đối với đất đai đáp ứng được hầu hết nhu cầu chi tiêu của chính quyền cấp huyện và cấp xã.
2: Nội dung cơ bản của pháp luật thuế áp dụng với đất đai
2.1: Pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp
Theo Điều 1 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, tổ chức và cá nhân (gọi chung là hộ nộp thuế) sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Hộ được giao quyền sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế. Như vậy, theo quy định trên, đối tuợng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp phải có một trong hai dấu hiệu: một là đối tượng đó có sử dụng đất nông nghiệp, hai là đối tượng đó được giao đất vào sản xuất nông nghiệp bất kể có sử dụng hay không.
Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích đất, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilogam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Tuy nhiên trong trường hợp chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp có diện tích đất nông nghiệp được sử dụng vượt quá hạn mức còn phải nộp thuế bổ sung. Phần thuế bổ sung được xác định vào ba yếu tố: diện tích đất nông nghiệp sử dụng vượt quá hạn mức, mức thuế ghi thu bình quân cho từng loại đất nông nghiệp và thuế suất.
Việc xác định hạng đất là yêu cầu bắt buộc để có thể xác định được chính xác định suất thuế mà hộ nộp thuế phải nộp cho một đơn vị diện tích. Đất được phân hạng dựa vào các yếu tố như chất đất, vị trí địa lý, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết và điều kiện tưới tiêu.
2.2: Pháp luật thuế nhà đất
Bắt đầu giai đoạn đổi mới kinh tế, nhà nước đã rất chú trọng việc cải cách hệ thống pháp luật thuế. Pháp lệnh thuế nhà, đất đã được ban hành ngày 29/6/1991(sau đó được thay thế bằng Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 31/7/1992 và sửa đổi ngày 19/5/1994. Theo các văn bản này, thuế nhà, đất là loại thuế thu vào việc sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình và nhà. Mặc dù được định danh là Pháp lệnh thuế nhà, đất nhưng nội dung pháp lệnh này chỉ quy định thu thuế đối với đất ở, đất xây dựng công trình mà tạm thời chưa quy định thu thuế đối với nhà. Do đó, đối tượng nộp thuế theo quy định của Pháp lệnh thuế nhà, đất chỉ bao gồm các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở và đất xây dựng công trình. Quyền sử dụng đất này có thể do được Nhà nước giao hoặc do được chuyển đổi, chuyển nhượng, được thừa kế hoặc được sử dụng một cách hợp pháp. Thuế nhà, đất được thu hàng năm, có tính chất là thuế thu với chủ thể sử dụng đất phi nông nghiệp. Bên cạnh nhu cầu động viên một phần thu nhập của người sử dụng đất nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, chính sách thuế này còn khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả quỹ đất ở, đất xây dựng công trình, hạn chế việc chuyển quỹ đất sản xuất nông nghiệp sang xây dựng nhà ở.
Về nguyên tắc, mọi chủ thể có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình hợp pháp đều có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Việc thu thuế nhà, đất góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước song mục đích trước hết khi ban hành thuế nhà, đất là phục vụ cho việc quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất ở, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, phù hợp với quy định của Luật đất đai.
Căn cứ tính thuế nhà đất là diện tích đất, giá đất tính thuế và thuế suất. Diện tích đất tính thuế bao gồm toàn bộ diện tích thực tế sử dụng vào trồng trọt, xây dựng nhà ở, công trình kể cả phần diện tích bỏ trống. Giá đất tính thuế thường được xác định căn cứ vào giá cả thị trường và thấp hơn giá thị trường hoặc là giá do chính quyền địa phương ấn định, dựa vào khung giá đất của nhà nước. Hạng đất tính thuế và mức thuế đất được xác định có sự phân biệt giữa đất ở, đất xây dựng công trình ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn với khu vực ven đô thị, ven đầu mối giao thông, ven trục giao thông chính và đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng nông thôn, đồng bằng, trung du, miền núi. Nguyên tắc xác định mức thuế là: khu vực nào đất đai có khả năng sinh lợi càng lớn thì mức thuế (so với mức thuế sử dụng đất nông nghiệp) càng cao.
Một đặc trưng của pháp luật thuế nhà, đất hiện hành là ở chỗ, việc xác định mức thuế nhà, đất cần phải dựa vào mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của địa phương. Đây là điểm tương đối đặc trưng trong cách thức xác định thuế nhà, đất ở Việt Nam so với nhiều quốc gia trên thế giới – vốn coi diện tích đất, giá đất tính thuế và thuế suất mới là những yếu tố cấu thành nên căn cứ tính thuế.
II. Thực trạng áp dụng pháp luật thuế đối với đất đai
1. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật thuế đối với đất đai
1.1. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp
Pháp luật thuế đối với đất đai được khẳng định là công cụ hàng đầu giúp nhà nước quản lý hoạt động sử dụng đất, khuyến khích việc sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả. Việc áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993, nhà nước đã nắm được quỹ đất nông nghiệp trong thực tế, kiểm soát được sự biến động về số lượng diện tích đất và chất lượng một cách kịp thời, từ đó luôn có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Thời kì trước đây khi chưa định hướng kinh tế thị trường, quỹ đất nông nghiệp khá ổn định, việc người nông dân hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp là phổ biến, việc thu thuế tính thuế diễn ra đơn giản hơn. Tuy nhiên, trong 20 năm trở lại đây có một vấn đề luôn đặt ra với các nhà hoạch định chính sách là đất nông nghiệp được chuyển đổi khá nhiều để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, đường giao thông. Đây là một tất yếu khách quan, song chính sự thay đổi này đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong nền sản xuất kinh tế ở Việt Nam, mà đặc biệt là giảm sút hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc thu thuế từ sản xuất đất nông nghiệp cũng giảm sút đáng kể.
Thực trạng hiện nay về vấn đề áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu vẫn là do sự tác động của các quy định pháp luật, mà chủ yếu nằm trong luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993, đến nay đã không còn hợp lý. Khi xem xét những quy định về căn cứ tính thuế, các trường hợp miễn giảm…ta nhận thấy nhiều điều bất cập đã gây ảnh hưởng không tốt cho việc áp dụng thực hiện pháp luật thuế trong thực tế. Về căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp, Điều 5 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp có quy định rõ:
“ Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp:
- Diện tích
- Hạng đất
- Định suất thuế tính bằng kilogam thóc trên một diện tích của từng hạng đất”
Theo quy định trên, thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính bằng thóc nhưng lại thu bằng tiền theo giá thóc do UBND cấp tỉnh quyết định nên không hợp lý giữa các vùng, dẫn đến việc cùng một hạng đất nhưng miền núi lại thu cac hơn đồng bằng, khi mất mùa lại thu cao hơn được mùa và dẫn đến sự chênh lệch giữa các địa phương có giá thóc khác nhau. Cũng chính việc tính thuế bằng hiện vật không giúp cho người sử dụng, nhất là người nông dân nhìn nhận được giá trị thực của đất, chưa khuyến khích được sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Ngay như việc Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành quy định căn cứ tính thuế phức tạp, dựa vào hạng đất khiến cho việc xác định số thuế phải thu khó khăn, cũng gây nên những bất lợi cho người nông dân, khiến họ không có ý thức tốt khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước
Bên cạnh đó, việc quy định quá nhiều chính sách miễn giảm thuế như hiện nay như một con dao hai lưỡi, nó gây thêm nhiều rắc rối cho người nộp thuế, khiến họ luôn hoang mang, không tin tưởng vào suất thuế mà mình phải nộp cũng như không tin tưởng vào luật pháp.
Một thực trạng nữa không thể bỏ qua trong hoạt động áp dụng luật thuế đối với đất nông nghiệp là việc bộ máy quản lý thuế không hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, lạm quyền, gian dối, dẫn đến nguồn thu từ loại thuế này thất thoát, không minh bạch, đời sống người nông dân thêm khổ cực, mà ngân sách nhà nước thì không được đáp ứng. Trong thực tế, cán bộ nhũng nhiễu nông dân, người nông dân do điều kiện không đủ thông tin đại chúng, không được phổ biến rõ ràng nên ý thức thuế rất kém. Thêm vào đó, các cơ quan địa phương lại còn báo cáo chậm chễ để tình hình thuế đất ở các địa phương trì trệ.
1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật thuế nhà đất
Pháp lệnh thuế nhà, đất được ban hành từ năm 1992, sửa đổi bổ sung một lần vào năm 1994 và được áp dụng cho tới hiện nay. Ra đời và tồn tại gần 20 năm, có thể nói đây là một sắc thuế ít có sự sửa đổi bổ sung nhất so với các sắc thuế khác trong hệ thống pháp luật thuế hiện hành. Điều này càng cho thấy rõ nét mục đích chủ yếu của Nhà nước khi ban hành loại thuế này là nhằm thể hiện sự quản lý nhà nước đối với đất đai – một loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về nhà ở, đất ở càng cao, trong bối cảnh nhiều nguồn thu ngân sách bị giảm sút do Việt Nam phải đáp ứng những cam kết hội nhập, tất yếu cần phải chú trọng hơn nữa vai trò tạo nguồn thu ngân sách của thuế nhà, đất. Số thuế thu trên thực tế hiện nay chưa phản ánh đúng khả năng tạo nguồn thu mà thuế nhà, đất có thể đem lại cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa, so với nhiều sắc thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…thì thuế đất là loại thuế đảm bảo được tính công bằng cao, khả năng trốn thuế là thấp hơn do tính không chuyển dịch của đối tượng chịu thuế. Chính vì vậy, so với việc quản lý hoạt động kinh doanh, việc quản lý về đất đai rõ ràng có nhiều thuận lợi hơn. Do vậy, cần thiết phải sửa đổi những quy định đang ngày càng trở nên bất cập của pháp luật thuế nhà, đất hiện hành để sắc thuế này thực sự thể hiện vai trò quan trọng của mình trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam.
Thứ nhất, về việc xác định diện tích đất tính thuế còn nhiều bất cập. Để đảm bảo xác định diện tích tính thuế một cách chính xác, theo quy định tại Thông tư số 83 TC/TCT ngày 7/10/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ về thuế nhà, đất, yêu cầu có đủ ba loại tài liệu: giấy giao quyền sử dụng đất, bản đồ địa chính của lô đất, số liệu đo đạc thực tế với diện tích đất đang sử dụng. Tuy nhiên, trong thực tế, do khó hội đủ các tài liệu trên nên phần lớn các trường hợp tính thuế đều căn cứ vào tờ khai của đối tượng nộp thuế. Điều này khó tránh khỏi sự chênh lệch giữa diện tích đất ở thực tế với diện tích kê khai nộp thuế, dẫn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải mất nhiều chi phí cho việc thực hiện xác minh, kiểm tra. Hơn nữa, đối tượng nộp thuế chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất để ở, nhiều khu vực dân cư chưa có quy hoạch ổn định, thậm chí có khu dân cư nằm trong các cơ quan, đơn vị… Có những khu vực hộ khẩu biến động liên tục do vậy tình trạng bỏ sót, tính trùng hộ, thừa hộ xảy ra phổ biến.
Thứ hai, về việc phân chia hạng đất tính thuế không còn phù hợp với tốc độ phát triển, đặc biệt là các khu đô thị. Yếu tố hạng đất theo quy định hiện hành được xác định căn cứ vào loại đô thị (từ I đến VI), loại đường phố (dựa vào vị trí đất ở khu vực trung tâm, cận trung tâm hay ven đô), các điều kiện có lợi trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt…Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, quy định này từ năm 1994 đã không còn hoàn toàn phù hợp, nhất là gây khó khăn cho những địa phương mới được xếp hạng lên đô thị loại cao hơn.
Thứ ba, việc xác định mức thuế đất quy định dựa vào mức thuế sử dụng đất nông nghiệp đã dẫn đến việc xác định thuế gặp nhiều khó khăn. Điều 7 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 19/5/1994 quy định: “Đối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc thành phố, thị xã, thị trấn, mức thuế đất bằng 3 lần đến 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng… Đối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng ven đô thị, ven trục giao thông chính, mức thuế đất bằng 1,5 đến 2,5 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng…”. Quy định như trên vừa không thể hiện được tính độc lập của loại thuế này vừa không đảm bảo tính toán thuế một cách chính xác, hợp lý, không đảm bảo công bằng bởi phải dựa vào việc xác định hạng đất theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. Trên thực tế, quy định phân hạng đất tại Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 về mặt hình thức là rất khoa học, tuy nhiên trên thực tế, việc phân hạng đất thường mang tính chất đối phó, áp đặt theo ý chí chủ quan của các cơ quan quản lý (ngay cả khi muốn tính toán chính xác để phân hạng thì điều kiện kỹ thuật, nhân lực, vật lực cũng còn nhiều hạn chế). Từ đó, khi xác định mức thuế đất cũng dẫn đến bất cập tương tự đã thường xuyên xảy ra với đất nông nghiệp (ví dụ: trong trường hợp cùng một khu đất nhưng thuộc hai địa phương khác nhau thì mức thuế áp dụng sẽ khác nhau do việc xác định hạng đất nông nghiệp ở hai địa phương không đồng nhất).
Áp dụng căn cứ tính thuế nhà, đất trên cơ sở tính thuế của thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ động viên thuế nhà, đất quá thấp so với thuế sử dụng đất nông nghiệp vì quy định mức thuế đất cao nhất là bằng 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp, không phản ánh được giá trị thật mà đất ở, đất xây dựng công trình mang lại. Giá đất ở, đất xây dựng công trình cao hơn rất nhiều so với đất nông nghiệp và những lợi nhuận mà nó mang lại có khi gấp hàng trăm lần đất nông nghiệp .
Thứ tư, việc xác định thuế nhà, đất theo mức thuế tính bằng thóc nhưng thu bằng tiền đã tạo tính luỹ thoái của thuế, đi ngược với chính sách thuế trực thu. Thuế nhà, đất được tính theo hệ số so sánh với định suất thuế hạng đất nông nghiệp, kết quả tính thuế đất theo số lượng kilogam thóc trong khi thuế đất lại thu bằng tiền nên phải quy đổi theo giá thóc. Quy định này vừa gây thất thu cho ngân sách nhà nước vừa tạo ra tính lũy thoái ngoài mong muốn của thuế nhà, đất với tính chất là một loại thuế trực thu, bởi trong khi giá đất ở, đất xây dựng công trình có xu thế tăng nhanh chóng thì giá thóc tăng không đáng kể, thậm chí giữ nguyên hoặc giảm đi. Do vậy việc tính thuế đất bằng thóc theo giá thuế sử dụng đất nông nghiệp vụ cuối năm trước liền kề năm tính thuế vô hình chung khiến cho mức thuế đất tỷ lệ nghịch với giá thực tế của đất ở, đất xây dựng công trình.
Thứ năm, tình hình kinh tế xã hội hiện nay đặt ra yêu cầu cần phải thu thuế đối với nhà ở. Pháp lệnh thuế nhà, đất hiện hành có ghi nhận: “Thuế nhà, đất là thuế thu đối với nhà và đối với đất ở, đất xây dựng công trình. Trong tình hình hiện nay, tạm thời chưa thu thuế nhà và chưa quy định về thuế nhà”. Đặt trong thời điểm ra đời của Pháp lệnh, quy định trên là phù hợp với điều kiện xây dựng, sử dụng cũng như đăng ký sở hữu và quản lý nhà còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên cho đến nay, qua 15 năm đổi mới, tình hình kinh tế – xã hội đã có nhiều thay đổi, đời sống của đại bộ phận người dân được cải thiện, công tác quản lý nhà cũng đã tương đối ổn định, chủ trương tạm thời chưa thu thuế nhà đã làm mất đi một nguồn thu khá lớn cho ngân sách nhà nước đồng thời hạn chế đáng kể vai trò phân phối lại thu nhập của loại thuế này. Thực tế, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, phân hoá giầu nghèo ngày càng rõ nét hơn, thể hiện ở việc có rất nhiều biệt thự, ngôi nhà giá trị được xây dựng. Nếu có sự phân hoá hợp lý, việc thu thuế đối với nhà không những đem lại nguồn thu cho ngân sách mà còn đảm bảo thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Thêm vào đó, thuế nhà, đất mới chỉ được tồn tại dưới hình thức pháp lý là Pháp lệnh, chưa thể hiện được đầy đủ tầm quan trọng của sắc thuế này. Chế độ miễn giảm quy định trong văn bản pháp luật cũng tạo nên những tiêu cực, chủ quan khi đánh giá, xem xét. Chi phí quản lý thuế nhà, đất được đánh giá là khá cao trong khi công tác hành thu lại không hiệu quả, kết quả thu thấp, đóng góp không nhiều vào tổng số thu thuế chung của nhà nước
2. Những tồn tại của hệ thống pháp luật thuế áp dụng đối với đất đai
2.1: Mặt tích cực của hệ thống pháp luật thuế đối với đất đai
Dựa trên những tiêu chí đánh giá ở trên, cùng với thực tế tồn tại rất lâu của hệ thống pháp luật thuế liên quan đến đất đai ở Việt Nam, ta có thể nhận thấy những điểm hợp lý cũng như những thành tựu to lớn mà hệ thống pháp luật này đã đóng góp để đảm bảo nguồn thu ngân sách từ tài nguyên đất trong những năm vừa qua.
Với những quy định cụ thể của pháp luật trong hai văn bản chính Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và pháp lênh thuế nhà đất năm 1992, cùng hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành, pháp luật Thuế đất đai đã khẳng định được những ưu điểm khi thỏa mãn hầu hết các tiêu chí đánh giá được đặt ra.Trước hết, tính công bằng được thể hiện rõ khi cả hai loại thuế đất đều có quy định rất chi tiết về đối tượng nộp thuế, đối tượng không nộp thuế ngoại lệ và những đối tượng được miễn giảm. Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Điều 2 và ngoại lệ tại Điều 4 của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993. Còn đối tượng nộp thuế nhà đất được quy định rõ ràng trong Điều 3 Pháp lệnh thuế nhà đất 1992. Về tư tưởng chung thì đối tượng nộp thuế của hai loại này đều là cá nhân, tổ chức sử dụng hoặc có quyền sử dụng đất, có nghĩa là tất cả các đối t