Kể từ khi đất nước ta thực hiện cơ chế đổi mới từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đối với các doanh nghiệp Nhà nước đã quen với cơ chế quản lý bảo hộ của Nhà nước để đứng vững và phát triển trong cơ chế mới là một khó khăn, thử thách lớn. Trong bối cảnh mới, khi Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế và với xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ được mở rộng với những nhân tố mới, cơ hội sẽ nhiều hơn và thách thức cũng lớn hơn, cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Để đương đầu với môi trường luôn luôn thay đổi, một tổ chức kinh doanh muốn thành công cần phải có khả năng ứng phó với mọi tình huống. Một trong điều hết sức quan trọng là doanh nghiệp phải biết dự báo xu thế thay đổi, tìm ra những yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công, biết khai thác những ưu thế tương đối, hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty và của các đối thủ cạnh tranh, hiểu được mong muốn của khách hàng và khả năng đáp ứng của công ty, Công ty phải biết được hướng đi của mình trước khi vận động. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty sẽ giúp ta trả lời tốt nhất câu hỏi này. Đa số với các doanh nghiệp trong nước thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh một cách khoa học còn rất hạn chế bởi đội ngũ các nhà quản trị đã quen với sự bảo hộ trong chế độ bao cấp nên trên thực tế việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng theo ý chủ quan của người lãnh đạo.
Như vậy vấn đề cốt lõi để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển các doanh nghiệp là phải xác định cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn là chiến lược tận dụng một cách có hiệu quả những cơ hội do sự biến động của thị trường trong tương lai mang lại, những điểm mạnh trong nội bộ Tổng công ty cũng như hạn chế những nguy cơ, khắc phục được những mặt còn yếu, nâng cao được khả năng cạnh tranh và chiến thắng đối thủ cạnh tranh.
Kết cấu bài viết gồm ba phần:
Phần I : Lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Phần II : Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ 1996-2000.
Phần III : Định hướng chiến lược kinh doanh ở Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001-2010.
76 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ 1996 - 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục
Lời nói đầu 3
Phần I: Lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường. 5
I/ Chiến lược kinh doanh . 5
1. Các quan điểm chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 5
2. Các khái niệm về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 6
3. Phân loại chiến lược kinh doanh 8
II/ Sự cần thiết của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp . 9
1. Tầm quan trọng cuủa chiến lược kinh doanh 9
2. Tính tất yếu khách quan của chiến lược kinh doanh trong
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 10
III/ Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp ............................. 10
1. Những nguyên tắc, yêu cầu và căn cứ để xây dựng chiến lược 10
2. Các quan điểm cần quán triệt khi xây dựng chiến lược
kinh doanh 12
3. Các bước hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 12
Phần II: Thực trạng công tác xây dựng và thực hiện chiến lược
kinh doanh ở Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ 1996-2000 29
I/ Giới thiệu về Tổng công ty Sông Đà 29
1. Khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển và phát
triển của Tổng công ty Sông Đà 29
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà 30
II/ Tình hình xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty
Sông Đà trong thời gian qua 34
1. Phân tích môi trường kinh doanh 35
2. Các mục tiêu 36
3. Các giải pháp 40
III/ Đánh giá tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh
của Tổng công ty Sông Đà 45
1. Những kết quả đạt được 45
2. Những tồn tại 47
3. Nguyên nhân của những tồn tại 49
Phần III: Định hướng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty
Sông Đà thời kỳ 2001-2010. 51
I/ Phân tích môi trường kinh doanh cho Tổng công ty Sông Đà 51
1. Phân tích môi trường kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà 51
2. Phân tích hoàn cảnh nội bộ Tổng công ty Sông Đà 57
II/ Xác định hệ thống mục tiêu cho Tổng công ty Sông Đà 60
1. Mục tiêu dài hạn 2001-2010 60
2. Mục tiêu trung hạn 61
III/ Vận dụng một số mô hình phân tích, lựa chọn chiến lược và
xác định mô hình chiến lược cho Tổng công ty 63
A/ Vận dụng một số mô hình phân tích, lựa chọn chiến lược 63
1. Ma trận thị phần tăng trưởng của Boston Consulting 62
2. Ma trận SWOT 64
3. Lưới chiến lược kinh doanh 66
B/ Xác định mô hình chiến lược vận dụng cho Tổng công ty
Sông Đà 68
IV/ Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh
của Tổng công ty Sông Đà thời kỳ 2001-2010...................................71
1. Đổi mới công nghệ là giải pháp có tính then chốt 71
2. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường 71
3. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý 72
Kết luận............................................................................................75
Tài liệu tham khảo............................................................................76
Lời nói đầu:
Kể từ khi đất nước ta thực hiện cơ chế đổi mới từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đối với các doanh nghiệp Nhà nước đã quen với cơ chế quản lý bảo hộ của Nhà nước để đứng vững và phát triển trong cơ chế mới là một khó khăn, thử thách lớn. Trong bối cảnh mới, khi Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế và với xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ được mở rộng với những nhân tố mới, cơ hội sẽ nhiều hơn và thách thức cũng lớn hơn, cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Để đương đầu với môi trường luôn luôn thay đổi, một tổ chức kinh doanh muốn thành công cần phải có khả năng ứng phó với mọi tình huống. Một trong điều hết sức quan trọng là doanh nghiệp phải biết dự báo xu thế thay đổi, tìm ra những yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công, biết khai thác những ưu thế tương đối, hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty và của các đối thủ cạnh tranh, hiểu được mong muốn của khách hàng và khả năng đáp ứng của công ty, Công ty phải biết được hướng đi của mình trước khi vận động. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty sẽ giúp ta trả lời tốt nhất câu hỏi này. Đa số với các doanh nghiệp trong nước thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh một cách khoa học còn rất hạn chế bởi đội ngũ các nhà quản trị đã quen với sự bảo hộ trong chế độ bao cấp nên trên thực tế việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng theo ý chủ quan của người lãnh đạo.
Như vậy vấn đề cốt lõi để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển các doanh nghiệp là phải xác định cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn là chiến lược tận dụng một cách có hiệu quả những cơ hội do sự biến động của thị trường trong tương lai mang lại, những điểm mạnh trong nội bộ Tổng công ty cũng như hạn chế những nguy cơ, khắc phục được những mặt còn yếu, nâng cao được khả năng cạnh tranh và chiến thắng đối thủ cạnh tranh.
Kết cấu bài viết gồm ba phần:
Phần I : Lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Phần II : Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ 1996-2000.
Phần III : Định hướng chiến lược kinh doanh ở Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001-2010.
Phần thứ nhất
Lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
I/ Chiến lược kinh doanh
1/ Các quan điểm chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Thuật ngữ “chiến lược” xuất phát từ lĩnh vực quân sự. Ngày nay, thuật ngữ “chiến lược” đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Trong doanh nghiệp thuật ngữ chiến lược được đề cập thể hiện là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như các phạm trù quản lý khác có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. Sau đây em xin nêu ra một số quan điểm tiếp cận chiến lược kinh doanh cơ bản.
a/ Quan điểm cổ điển.
Doanh nghiệp hoạt động cần tạo ra cho mình một lợi thế trên thị trường. Theo quan điểm này doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách tối đa các yếu tố đầu vào. Như vậy, chỉ cần có các biện pháp kết hợp sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý doanh nghiệp mới để tạo ra cho mình một lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
b/ Quan điểm tiến hoá.
Doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường mở và chịu tác động của các yếu tố bên ngoài, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp sẽ tự điều chỉnh mình cho thích nghi với môi trường. Như vậy theo quan điểm này doanh nghiệp muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình cần phải biết điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với môi trường xung quanh, ngoài việc tổ chức tốt hoạt động bên trong doanh nghiệp. Theo đây doanh nghiệp mới chỉ tính đến sự điều chỉnh của mình theo thị trường một cách bị động mà chưa tính đến tác động của thị trường đến các quyết định của doanh nghiệp.
c/ Quan điểm theo quá trình.
Doanh nghiệp muốn thành công cần phải có một quá trình hoạt động trên thị trường, thời gian hoạt động sẽ mang lại cho doanh nghiệp kinh nghiệm và kinh nghiệm sẽ mang lại sự thành công cho doanh nghiệp. Theo đây điểm mấu chốt để doanh nghiệp thành công là sự từng trải trên thương trường.
d/ Quan điểm hệ thống.
Doanh nghiệp nằm trong một hệ thống mở, bao gồm rất nhiều các doanh nghiệp khác nhau. Doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình nếu nhận thức được vị trí của mình trong hệ thống. Hoạt động của doanh nghiệp không những chỉ chú ý đến bản thân doanh nghiệp mà còn phải chú ý đến hoạt động của các doanh nghiệp trong hệ thống, đây có thể là các doanh nghiệp trong ngành hoặc các đơn vị doanh nghiệp liên quan .
2/ Các khái niệm về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
a/ Các khái niệm.
Có nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào thật chính xác và đầy đủ.
Michach Mporter giáo sư trường đại học Harvard cho rằng: “ chiến lược kinh doanh là nghệ thuật tạo lập các lợi thế cạnh tranh”. Như vậy chiến lược kinh doanh là để đương đầu với cạnh tranh, là sự kết hợp giữa những mục tiêu cần đạt tới và các phương tiện mà doanh nghiệp cần tìm để đạt được mục tiêu đó. Doanh nghiệp đưa ra mục tiêu cần đạt được và tìm giải pháp để đạt được mục tiêu.
Boston Consulting Group một công ty tư vấn đưa ra khái niệm: Chiến lược kinh doanh là việc phân bổ các nguồn lực sẵn có với mục đích làm thay đổi thế cân bằng cạnh tranh bằng nguồn lực sẵn có và chuyển thế cạnh tranh về phía doanh nghiệp. Doanh nghiệp từ nguồn lực sẵn có của mình, đưa ra mục tiêu và tìm các giải pháp tạo thế cạnh tranh hướng đến và đạt được mục tiêu đề ra.
Alain Theatart trong “cuốn chiến lược của công ty” cho rằng: “chiến lược là nghệ thuật mà doanh nghiệp dùng để chống lại cạnh tranh và dành thắng lợi”
Alain Charles Martinet cho rằng: “chiến lược là nhằm phác hoạ những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, xung quanh quỹ đạo đó có thể sắp đặt những quyết định và những hành động chính xác của doanh nghiệp”.
Tóm lại, mặc dù tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản chiến lược kinh doanh là quá trình xác định các mục tiêu tổng thể phát triển doanh nghiệp và sử dụnh tổng hợp các yếu tố kỹ thuật, tổ chức kinh tế và kinh doanh để chiến thắng trong cạnh tranh và đạt được mục tiêu đề ra.
b/ Đặc trưng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc trưng cơ bản nhất của chiến lược kinh doanh là tính định hướng trong một thời gian dài. Chiến lược đưa ra những mục tiêu, phương hướng kinh doanh cho từng ngành nghề, sản phẩm cụ thể đồng thời xác định rõ những nhiệm vụ cơ bản, những giải pháp, những bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu.
Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở dự báo thị trường trong tương lai. Yếu tố thị trường đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới kết quả dự báo mục tiêu. Do dự báo chỉ mang tính tương đối nên chiến lược kinh doanh thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo trước sự biến động của thị trường. Chiến lược kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội để dành ưu thế trên thương trường kinh doanh và giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thường được xây dựng cho một thời gian tương đối dài (5 năm hoặc 10 năm) do vậy chiến lược kinh doanh mang tính lộ trình tức là chiến lược kinh doanh dài hạn sẽ được cụ thể hoá bằng những chiến lược ngắn hạn mà ta quen gọi là kế hoạch.
Chiến lược kinh doanh phải là một quá trình liên tục từ khâu xây dựng đến thực hiện, kiểm tra, giám sát.
3/ Phân loại chiến lược kinh doanh .
a/ Căn cứ vào phạm vi tác động của chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh tổng quát: là chiến lược bao quát toàn bộ mọi hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian dài. Thông thường chiến lược tổng quát mang tính định tính nên rất linh hoạt và năng động.
- Chiến lược kinh doanh trong từng lĩnh vực: là chiến lược cụ thể hoá chiến lược tổng quát, là công cụ để đạt được mục tiêu trong chiến lược tổng quát. Cụ thể như: chiến lược thị trường, chiến lược đầu tư, chiến lược sản phẩm,...
b/ Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh theo chiều sâu: là chiến lược tập trung thường xuyên các nỗ lực cho một hoạt động, làm cho hoạt động đó của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Đó là các chiến lược mở rộng thị trường, chiến lược mở rộng sản phẩm.
- Chiến lược đa dạng hoá theo chiều dọc ( hội nhập dọc ) là việc doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình nhằm kiểm soát thêm những năng lực mới như chiến lược mở rộng sản xuất.
- Chiến lược kết hợp: là sự kết hợp của chiến lược kinh doanh theo chiều sâu và chiến lược kinh doanh theo chiều dọc để đạt được mục tiêu.
- Các chiến lược đặc thù: là chiến lược mở rộng doanh nghiệp thông qua hoạt động liên kết, mua lại hoặc sáp nhập.
c/ Căn cứ vào quá trình chiến lược, một số nhà kinh tế cho rằng chiến lược kinh doanh bao gồm:
- Chiến lược định hướng: bao gồm những mục tiêu mang tính định tính thể hiện đường lối chung nhất, tổng quát nhất.
- Chiến lược hành động: là những chiến lược cụ thể để thực hiện các giải pháp hướng tới mục tiêu tổng quát.
d/ Căn cứ vào cấp làm chiến lược kinh doanh .
- Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp: Xác định được những mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp, những giải pháp để thực hiện mục tiêu.
- Chiến lược kinh doanh cấp cơ sở: là chiến lược dựa trên cơ sở mục tiêu tổng quát để xác định những mục tiêu cụ thể cũng như những giải pháp cụ thể thực hiện những mục tiêu cụ thể.
- Chiến lược kinh doanh cấp chức năng: là những chiến lược hỗ trợ thực hiện mục tiêu.
II/ Sự cần của chiến lược trong doanh nghiệp .
1/ Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh .
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được xác định cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp trả lời 5 câu hỏi: Doanh nghiệp
_ Muốn làm gì ?
_ Cần phải làm gì ?
_ Có thể làm gì ?
_ Sẽ làm gì ?
_ Làm như thế nào ?
Từ chỗ xác định hiện tại đang đứng ở đâu ? khi chiến lược kinh doanh được xây dựng sẽ trả lời cho ta biết doanh nghiệp muốn đi đến đâu và bằng cách nào để doanh nghiệp có thể đi được đến đó. Chiến lược kinh doanh đưa ra các mục tiêu và hướng hoạt động của doanh nghiệp vào hoạt động có hiệu quả. Chiến lược giúp doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực, tạo ra cho sản phẩm của mình một vị thế cạnh tranh trên thị trường, chiến lược giúp doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh của mình và phát huy nó tạo ra ưu thế cho mình đồng thời cũng phát hiện ra những mặt yếu để hạn chế và khắc phục nó. Chiến lược cũng giúp cho doanh nghiệp tranh thủ được cơ hội và hạn chế được những rủi ro do biến động thị trường mang lại, doanh nghiệp luôn luôn ở trong thế chủ động trước sự biến động của môi trường. Một doanh nghiệp nếu như không có chiến lược cạnh tranh cho mình thì khó có thể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường chứ chưa nói gì đến thành công.
2/ Tính tất yếu khách quan của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Trước đây trong nền kinh tế tập trung bao cấp, doanh nghiệp không phải xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình bởi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch phân công của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp chỉ cố gắng làm sao hoàn thành được kế hoạch được giao nên xuất hiện tình trạng sản xuất kinh doanh cầm chừng. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài ngành các doanh nghiệp không những phải nỗ lực hoàn thiện các chức năng, hoàn thiện nội bộ một cách có hiệu quả mà còn phải năng động, linh hoạt các hoạt động của mình cho thích nghi với sự biến đổi phức tạp của thị trường. Tình hình này đòi hỏi doanh nghiệp cần có cái nhìn xa hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp mình. Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thoả mãn yêu cầu này.
III/ Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp
1/ Những nguyên tắc, yêu cầu và căn cứ để xây dựng chiến lược.
a/ Nguyên tắc.
- Tính khả thi: Chiến lược đưa ra phải dựa trên cơ sở thực tế về nội bộ doanh nghiệp cũng như những yếu tố dự báo về môi trường kinh doanh. Chiến lược phải có cơ sở để thực hiện thuyết phục.
- Tính lộ trình: Chiến lược được đặt ra trong một thời gian dài, phải phân đoạn và mục tiêu cụ thể cho từng đoạn tương ứng.
b/ Yêu cầu.
Chiến lược đưa ra phải dựa trên sự biến động của thị trường dự báo trong tương lai, phải phù hợp với thị trường cụ thể: xác định được thị trường mục tiêu, những sản phẩm mà doanh nghiệp tập trung nguồn lực,..
Xác định một cách chính xác hướng đi của doanh nghiệp trong một thời gian dài, những mục tiêu mang tính chất định hướng, những giải pháp cụ thể về nguồn lực, thị trường, quản lý sản xuất.
c/ Căn cứ.
Chiến lược kinh doanh bao gồm các quyết định về: (1) nhu cầu khách hàng, hoặc thoả mãn khách hàng cái gì; (2) nhóm khách hàng hoặc thoả mãn ai; (3) năng lực khác biệt, hoặc nhu cầu khách hàng được thoả mãn như thế nào. Ba quyết định này là trung tâm của việc lựa chọn chiến lược kinh doanh vì nó cho phép công ty có lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ và xem xét làm thế nào côngty có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh và trong ngành.
- Khách hàng là nhân tố đại diện cho thị trường. Thị trường có phạm vi rộng lớn, một doanh nghiệp dù lớn mạnh đến đâu cũng không thể thoả mãn nhu cầu khách hàng ở tất cả các phân đoạn thị trường, do vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch nghiên cứu dự báo thị trường từ đó xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp, xác định những phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp có khả năng phát triển sản phẩm của mình trong tương lai.
- Đối thủ cạnh tranh là một trong những nhân tố đe doạ trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có những thông tin cần thiết về đối thủ cạnh tranh đặc biệt là đối thủ cạnh tranh trực tiếp để chủ động đối phó và tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
- Doanh nghiệp (thực lực của doanh nghiệp). Những cơ hội phát sinh do sự biến động của thị trường đóng một vai trò quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp cần tận dụng những cơ hội dựa trên nội lực của mình. Ta có thể nói, nội lực đóng vai trò quyết định, những cơ hội là yếu tố trợ lực góp phần tạo nên thành công cho doanh nghiệp.
2/ Các quan điểm cần quán triệt khi hoạch định chiến lược kinh doanh
- Căn cứ vào việc khai thác các yếu tố then chốt của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định cho mình những yếu tố nội lực chủ chốt để lập kế hoạch sử dụng có hiệu quả.
- Dựa vào phát huy những lợi thế so sánh và các ưu thế của doanh nghiệp .
- Dựa trên cơ sở khai thác những nhân tố mới, những nhân tố sáng tạo.
3/ Các bước hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu và dự báo môi trường của doanh nghiệp
Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp
Xây dựng mô hình chiến lược
Lựa chọn phương án chiến lược
Quyết định chiến lược
sơ đồ 1: các bước hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
3.1/ Nghiên cứu và dự báo môi trường của doanh nghiệp
Môi trường của doanh nghiệp bao gồm: Môi trường kinh doanh bên ngoài và phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích của việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh nhằm xác định những cơ hội ( Những yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp) và những đe doạ (Những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp) từ môi trường bên ngoài, đồng thời xác định điểm mạnh điểm (Những điểm doanh nghiệp làm tốt hơn các doanh nghiệp khác) và điểm yếu ( Những điểm hạn chế) của doanh nghiệp .
3.1.1/ Môi trường bên ngoài doanh nghiệp .
Các công ty trong ngành
Sản phẩm thay thế
đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Người cung cấp
Khách hàng
Môi trường ngành
Kinh tế
Chính trị
Công nghệ
Luật pháp
Môi trường vĩ mô
Sơ đồ 2: Các yếu tố của môi trường kinh doanh.
Môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: Môi trường ngành và môi trường vĩ mô. Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài sẽ cho phép ta chủ động trước những đe doạ, rủi ro khi có những biến động của thị trường.
a / Môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô là những yếu tố nằm ngoài ngành nhưng có ảnh hưởng đến mức cầu của ngành và tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Những yếu tố này thường xuyên biến đổi các nhà quản trị hiểu được tầm quan trọng của yếu tố vĩ mô và đánh giá được ảnh hưởng do sự thay đổi môi trường gây ra. Môi trường vĩ mô bao gồm:
- Các yếu tố kinh tế:
+ Tỷ lệ lãi suất có thể tác động đến mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, đối với một số doanh nghiệp tỷ lệ lãi suất còn tác động mức cung sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường nếu lượng vốn đi vay là đáng kể.
+ Tỷ giá hối đoái: Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ lạm pháp: Khi tỷ lệ lạm ở mức độ chấp nhận được (5-100/o) sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, ngược lại lạm phát cao sẽ là một nguy cơ đối với các doanh nghiệp .
+ Quan hệ giao lưu quốc tế: Nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập khu vực và quốc tế, thị trường được mở rộng tạo ra những cơ hội cũng như những đe doạ mới đối với doanh nghiệp.
- Các yếu tố chính trị và luật pháp. Các doanh nghiệp hoạt động phải tuôn theo những qui định của Chính phủ, Chính phủ hướng hoạt