Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty xây dựng Việt Châu

Gia nhập tổ chức thương mại thế giới là chúng ta đã bước vào sân chơi kinh tế chung của thế giới. Vì thế ,các doanh nghiệp không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt ,cũng như sự thay thế tất yêu giữa chúng. Cho nên để giữ vững vị trí của mình trên thương trường thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phâm, năng suất lao động, áp dụng kỹ thuật tiên tiến…và cái quan trọng nhất đó là hạ được giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận. Muốn như vậy các doanh nghiệp phải lập kế hoạch sản xuất cho phù hợp và bám sát thực tế. Thông qua công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho nhà quản trị biết được thực tế kế hoạch sản xuất kinh doanh. Từ đó, đề ra các biên pháp kinh tế hữu hiệu để giảm chi phí một cách hiệu quả nhằm hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nội dung gồm 3 chương: - Chương I: Cơ sở lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . - Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty xây dựng Việt Châu. - Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Việt Châu. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1.1. Khái niệm ,vị trí,nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.1.1. Khái niệm : - Chi phí sản xuất : Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh ở một kì nhất định (tháng, quí, năm). - Giá thành sản phẩm xây lắp: Là tiêu hao thực tế gắn liền với việc sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoàn thành nhất định. 1.1.2. Vị trí: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng cần phải xác định sau khi bỏ ra toàn bộ lao động sống, lao động vật hoá, các chi phí khác để từ đó phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả sử dụng tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp, với mục đích cuối cùng là bàn giao công trình cho nhà đầu tư . 1.1.3. Nhiệm vụ: - Xác định đối tượng tâp hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành - Xác định kì tính giá thành của sản phẩm xây lắp. - Xác định phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong xây lắp. - Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo qui trình sau: + Tập hợp chi phí sản xuất theo bốn khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. + Tổng hợp các chi phí sản xuất đã phát sinh, phân bổ chi phí sử dụng máy và chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan và tiến hành kết chuyển các khoản mục này vào tài khoản tính giá thành + Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kì, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì và tính giá thành sản phẩm trong kì. 1. 1.4. Phân loại: 1.1.4.1. Phân loại chi phí sản xuất : a. Phân loại theo yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác. b. Phân loại theo khoản mục giá thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công. - Chi phí sản xuất chung. c. Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc sản xuất trong kì. - Chi phí biến đổi. - Chi phí cố định. d. Theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí . - Chi phí trực tiếp - Chi phí gián tiếp.

doc75 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2827 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty xây dựng Việt Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Gia nhập tổ chức thương mại thế giới là chúng ta đã bước vào sân chơi kinh tế chung của thế giới. Vì thế ,các doanh nghiệp không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt ,cũng như sự thay thế tất yêu giữa chúng. Cho nên để giữ vững vị trí của mình trên thương trường thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phâm, năng suất lao động, áp dụng kỹ thuật tiên tiến…và cái quan trọng nhất đó là hạ được giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận. Muốn như vậy các doanh nghiệp phải lập kế hoạch sản xuất cho phù hợp và bám sát thực tế. Thông qua công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho nhà quản trị biết được thực tế kế hoạch sản xuất kinh doanh. Từ đó, đề ra các biên pháp kinh tế hữu hiệu để giảm chi phí một cách hiệu quả nhằm hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tập bằng những lý thuyết đã học ở nhà trường kết hợp với viêc tìm tòi học hỏi tại công ty em đã đi sâu tìm hiểu đề tài” Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp” của công ty xây dựng Việt Châu làm chuyên đề báo cáo thực tập của em. Nội dung gồm 3 chương: - Chương I: Cơ sở lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . - Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty xây dựng Việt Châu. - Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Việt Châu. Để hoàn thành chuyên đề này, ngoài sự cố gắng tìm hiểu tài liệu của bản thân, còn có công lao to lớn của thầy cô ở khoa kinh tế của trường đặc biệt là cô Đào Thị Bích Hồng, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các chị phòng kế toán, ban lãnh đạo công ty xây dựng Việt Châu. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn nên bài viết còn mắc nhiều sai sót và hạn chế. Rất mong sự bổ sung và đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo, phòng kế toán của công ty cùng với giáo viên hướng dẫn để bài viết được hoàn thiện hơn. Tuy Hoà , ngày 25 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện Lưu Thị Thức CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1.1. Khái niệm ,vị trí,nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.1.1. Khái niệm : - Chi phí sản xuất : Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh ở một kì nhất định (tháng, quí, năm). - Giá thành sản phẩm xây lắp: Là tiêu hao thực tế gắn liền với việc sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoàn thành nhất định. 1.1.2. Vị trí: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng cần phải xác định sau khi bỏ ra toàn bộ lao động sống, lao động vật hoá, các chi phí khác để từ đó phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả sử dụng tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp, với mục đích cuối cùng là bàn giao công trình cho nhà đầu tư . 1.1.3. Nhiệm vụ: - Xác định đối tượng tâp hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành - Xác định kì tính giá thành của sản phẩm xây lắp. - Xác định phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong xây lắp. - Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo qui trình sau: + Tập hợp chi phí sản xuất theo bốn khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. + Tổng hợp các chi phí sản xuất đã phát sinh, phân bổ chi phí sử dụng máy và chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan và tiến hành kết chuyển các khoản mục này vào tài khoản tính giá thành + Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kì, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì và tính giá thành sản phẩm trong kì. 1. 1.4. Phân loại: 1.1.4.1. Phân loại chi phí sản xuất : a. Phân loại theo yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác. b. Phân loại theo khoản mục giá thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công. - Chi phí sản xuất chung. c. Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc sản xuất trong kì. - Chi phí biến đổi. - Chi phí cố định. d. Theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí . - Chi phí trực tiếp - Chi phí gián tiếp. 1. 1.4.2. Phân loại giá thành : a. Gía thành dự toán (Zd): Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất tính theo dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp, hoàn thành công trình, hạng mục công trình. Zd = Khối lượng * Định mức * Đơn giá + %Phụ phí = G-Pđm Trong đó: Zd:Gía thành dự toán Pđm: Lãi định mức (Pđm =H%*Zd) Theo thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của bộ xây dựng quyết định : - Xây dựng công trình dân dụng H = 5.5% - Xây dựng công trình công nghiệp H =6.0% - Xây dựng công trình giao thông H=6.0% - Xây dựng công trình thuỷ lợi H =5.5% - Xây dựng công trình hạ tầng kĩ thuật H =5.5% - Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng H=6.0% . b. Gía thành kế hoạch (Zk): Là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công định mức kinh tế kĩ thuật và đơn giá nội bộ của doanh nghiệp. Zk =Zd -%hạ Zk Trong đó Zk: Gía thành kế hoạch Zd: Gía thành dự toán %hạ Zk: Được tính trên giá thành Zd. c. Gía thành thực tế (Zt): Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí thực tế đã phát sinh để hoàn thành khối lượng xây lắp. Gía thành thực tế được tính trên cơ sở tài liệu của kế toán. Gía thành thực tế được xác định khi có khối lượng công trình hoàn thành, hạng mục công trình hoàn thành. Gía thành thực tế là căn cứ để lập giá thành kế hoạch cho năm sau Zt < Zk < Zd. 1.1.5. Đặc điểm, đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.1.5.1. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp. - Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ, đơn chiếc có qui mô lớn và kết cấu phức tạp, không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, chi phí bỏ ra cho các sản phẩm khác nhau, việc tính giá thành sản phẩm được tính cho từng sản phẩm riêng biệt. - Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn , khối lượng công trình lớn,thời gian xây dựng lâu dài .Vì vậy vòng quay vốn chậm, không đợi khi công trình hoàn thành toàn bộ mới tính giá thành mà tính theo giai đoạn qui ước, theo hạng mục công trình hay theo gói thầu. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán, giá kí kết giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư, tiêu thụ trước khi hoàn thành. - Sản xuất xây lắp mang tính lưu động và tiến hành ở ngoài trời chịu tác động trực tiếp bởi các yếu tố môi trường nên mang tính chất thời vụ. - Sản phẩm xây lắp có thời gian sử dụng lâu dài, mọi sai phạm có thể sữa chữa phải phá đi làm lại, dẫn đến lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng nên chất lượng sản phẩm phải được xác định , phải đảm bảo đúng dự toán và thiết kế đã phê duyệt. 1.1.5.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp : - Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất : Theo hạng mục công trình, bộ phận công trình, đơn đặt hàng - Đối tượng tính giá thành : Từng công trình , từng hạng mục công trình hoàn thành - Kì tính giá thành : Thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Vì vậy không phù hợp với kì báo cáo, mà phù hợp với chu kì sản xuất sản phẩm. 1.2. Nội dung, tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây xắp. 1.2.1. Tài khoản sử dụng: Hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp xây lắp được kết hợp quyết định 15/2006 với QĐ 1864 dùng cho doanh nghiệp xây lắp .Trong doanh nghiệp xây lắp được mở thêm những tài khoản phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp. - TK 141: Có 4 tài khoản cấp 2. + TK 1411: Tạm ứng lương và phụ cấp + TK 1412: Tạm ứng mua vật tư hàng hoá +TK 1413: Tạm ứng giao khoán xây lắp nội bộ +TK 1418: Tạm ứng khác - TK 137: Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng. - TK 337: Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - TK 2117: Đà giáo cốt pha - TK 334: Có 2 tài khoản cấp 2: + TK 3341: Phải trả công nhân viên + TK 3342: Phải trả hợp đồng lao động - TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có 4 tài khoản cấp 2 + TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm xây lắp + TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm khác + TK 1543: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của dịch vụ + TK 1544: Chi phí bảo hành sản phẩm - TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm: Có 2 tài khoản cấp 3 + TK 51121: Doanh thu bán các sản phẩm xây lắp hoàn thành + TK 51122: Doanh thu bán các sản phẩm khác - TK 623: Chi phí sử dụng máy: Có 6 tài khoản cấp 2 + TK 6231: Chi phí nhân công sử dụng máy + TK 6232: Chi phí vật liệu + TK 6233: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất + TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công + TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Đối với doanh nghiệp xây lắp không tổ chức các hoạt động khác thì không sử dụng tài khoản 641 và tài khoản 338 1.2.2. Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng - Sử dụng các chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006 về chỉ tiêu lao động tiền lương, chỉ tiêu hàn tồn kho, chỉ tiêu tiền tệ, tài sản cố định … và các chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác như các hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng thông thường… - Hình thức sổ kế toán : Có 4 hình thức sổ kế toán là: Nhật ký sổ cái ,nhật ký chung ,chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ. 1.3. Phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 1.3.1. Kế toán chi phí sản xuất: 1.3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Nội dung và nguyên tắc hạch toán: - Nội dung: Phản ánh chi phí nguyên vật liệu dùng cho hoạt động xây lắp hoặc sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp xây lắp - Nguyên tắc hạch toán : Đối với chi phí nguyên vật liệu có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó. Đối với chi phí nguyên vật liệu liên quan nhiều đối tượng chịu chi phí Thì tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho những đối tượng có liên quan theo tiêu thức thích hợp . Mức phân bổ chi phí vật liệu cho đối tượng  =  Tổng chi phí vật liệu cần được phân bổ  *  Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng đó     Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng     Tiêu thức phân bổ chi phí vật liệu: + Nguyên vật liệu chính thường là định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính tỉ lệ với đối tượng sản phẩm + Nguyên vật liệu phụ: Thường là định mức tiêu hao vật liệu phụ hay định mức tiêu hao vật liệu chính + Nhiên liệu: Theo định mức hay số giờ ca máy b. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 621 Có yyt uhhj   -Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm, dịch vụ trong kỳ  -Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập kho, trị giá phế liệu thu hồi - phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu để tính giá thành   Tài khoản này không có số dư cuối kì c. Phương pháp kế toán:  1.3.1.2. Kế toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp a. Nội dungvà nguyên tắc hạch toán: -Nội dung: Là khoản chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương của công nhân xây lắp - Nguyên tắc hạch toán: Hạch toán trực tiếp cho đối tượng trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ. Nếu không hạch toán riêng được tiến hành phân bổ theo định mức nhân công hay theo hệ số, số giờ, số ngày công, qui định theo tiêu chuẩn Mức phân bổ chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất cho từng đối tượng  =  Tổng chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất cần được phân bổ  *  Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng đó     Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng     b. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 622 Có yyt uhhj   -Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực tế phát sinh trong kỳ  -Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng -Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tính giá thành   Tài khoản này không có số dư cuối kì. c. Trình tự hạch toán:  1.3.1.3.Kế toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. a. Nội dung : - Máy thi công bao gồm toàn bộ số máy, phương tiện phục vụ trực tiếp cho hoạt động thi công xây lắp như: máy trộn vữa, máy trộn bê tông, máy đào đất … b. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 623: Chi phí sử dụng máy thi công .Tài khoản này áp dụng đối với những doanh nghiệp xây lắp tổ chức thi công hỗn hợp và không tổ chức kế toán riêng ở đội máy thi công Nợ TK 623 Có yyt uhhj   -Tập hợp chi phí liên quan máy thi công  -Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng -Kết chuyển chi phí sử dụng máy để tính giá thành   Tài khoản này không có số dư cuối kỳ Nội dung chi phí sử dụng máy gồm: + Chi phí thường xuyên về sử dụng máy : Bao gồm lương chính, phụ của công nhân điều khiển máy , phục vụ máy , công nhân bốc dỡ vật liệu phục vụ cho máy, chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí bằng tiền, chi phí mua ngoài + Chi phí tạm thời cho máy : Chi phí sữa chữa máy thi công, chi phí công trình tạm thời cho máy, chi phí vận chuyển, tháo dỡ lắp đặt trong quá trình di chuỷên. Các khoản chi phí này sẽ được phân bổ cho các đối tượng c. Phương pháp phân bổ chi phí sử dụng máy: - Đối với chi phí thường xuyên: + Nếu theo dõi riêng được chi phí cho từng loại máy: Chi phí sử dụng máy thi công phân bổ cho hạng mục công trình A  =  Tổng chi phí sử dụng máy trong kỳ  *  Số ca máy đã phục vụ cho hạng mục công trình A     Tổng ca máy đã thực hiện     + Nếu theo dõi chi phí sử dụng máy chung cho tất cả các loại máy, trường hợp này vẫn theo dõi số ca máy thực hiện theo phương pháp hệ số gồm các bước sau Chọn đơn giá kế hoạch một ca máy làm việc chuẩn để tính đổi số ca máy của các loại ca máy khác H ca máy khác  =  Đơn giá kế hoạch ca máy khác     Đơn giá kế hoạch ca máy tiêu chuẩn   Qui đổi ca máy khác về ca máy tiêu chuẩn Q qui đổi  =  H ca máy khác  *  Số ca máy khác   Tính giá thành thực tế một ca máy tiêu chuẩn Z tt một ca máy tiêu chuẩn  =  Tổng chi phí sử dụng máy     Tổng ca máy tiêu chuẩn   Phân bổ chi phí sử dụng máy cho các đối tượng Chi phí sử dụng máy phân bổ cho công trình A  =  Z tt một ca máy tiêu chuẩn  *  Số ca máy tiêu chuẩn phục vụ cho hạng mục công trình A   Phân bổ chi phí tạm thơì sử dụng máy : Chi phí tạm thời không được tính một lần vào chi phí sử dụng máy thi công mà được phân bổ dần theo thời gian sử dụng đối với công trình tạm thì phân bổ theo thời gian thi công trên công trường. Chi phí tạm thời hàng tháng phân bổ vào chi phí sử dụng máy  =  Chi phí thực tế xây dựng công trình tạm  +  Chi phí tháo dỡ công trình tạm theo dự kiến  -  Giá trị phế liệu thu hồi(nếu có)     Thời gian sử dụng công trình tạm hoặc thời gian máy thi công trên công trường   d. Phương pháp hạch toán : -Nếu doanh nghiệp không có các bộ phận kế toán riêng biệt để theo dõi chi phí sử dụng máy thi công thì tất cả các chi phí sử dụng máy phát sinh đều được theo dõi trên tài khoản 623 sau đó phân bổ cho đối tượng liên quan  Nếu doanh nghiệp phân cấp hạch toán riêng ở đội máy thi công  1.3.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung Nội dung và nguyên tắc hạch toán: - Phản ánh chi phí phát sinh ở đội công trường xây dựng theo nội dung chi phí và các chi phí trực tiếp khác - Nếu phân xưởng chỉ sản xuất một loại sản phẩm thì toàn bộ chi phí sản xuất chung được tính hết vào chi phí. Nếu sản xuất từ hai loại sản phẩm trở lên thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng đối tượng. Mức phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng  =  Tổng chi phí sản xuất chung cần được phân bổ  *  Tiêu thức phân bổ của đối tượng đó     Tổng tiêu thức phân bổ     Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 627 Có yyt uhhj   - Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ  - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung - Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vaò tài khoản tính giá thành   Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 2 + Tài khoản 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + Tài khoản 6272: Chi phí vật liệu + Tài khoản 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất +Tài khoản 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định + Tài khoản 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + Tài khoản 6278: Chi phí khác bằng tiền Trình tự kế toán:  1.3.2. Kế toán tập hợp chi phí và đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1.3.2.1. Kế toán tổng hợp phân bổ và kết chuyển chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm những chi phí có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Để tính giá thành công trình cần tập hợp tất cả các chi phí này kết chuyển hoặc phân bổ vào tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành . Nợ TK 154 Có yyt uhhj   -Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi máy máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ  -Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành   Trình tự hoạch toán:  1.3.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành : - Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tùy thuộc vào phương thức thanh toán giữa doanh nghiệp xây lắp với chủ đầu tư. + Nếu thanh toán theo giai đoạn công việc hoàn thành thì kế toán phải tính được giá thành của các giai đoạn xây lắp đã hoàn thành và sản phẩm dở dang được xác định là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kĩ thuật hợp lí qui định . Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ  =  (Chi phí của khối lượng xay lắp dở dang đầu kỳ  +  Chi phí khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ)  *  Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ  *  %HT     Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hòan thành bàn giao  +  Giá trị dự tóan của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ  *  %HT   Trong đó : %HT: Tỉ lệ % hoàn thành + Nếu thanh toán theo công trình hoàn thành toàn bộ : Chi phí dở dang được tính là toàn bộ chi phí thực tế đã phát sinh kể từ lúc khởi công đến trước thời điểm công trình hoàn thành. + Nếu thanh toán theo tiến độ kế hoạch thì không xác định chi phí dở dang mà toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến phần công việc đã hoàn thành được coi là giá thành thực tế. Việc tính giá thành sản phẩm xây lắp : Thường được tính khi khối lượng công tác xây lắp hoàn thành . Công thức: Giá thành thực tế khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao  =  Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ  +  Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ  -  Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ  -  Phế liệu thu hồi từ sản phẩm hỏng trong sản xuất   Ngoài ra còn dùng các phương pháp liên hợp: Kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tỉ lệ hoặc phương pháp hệ số THẺ TÍNH GIÁ THÀNH Khoản mục chi phí  Dđk  Ctk  Dck  Z   Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp       Chi phi nhân công trực tiếp       Chi phí sử dụng máy thi công       Chi phí sản xuất chung       Cộng       CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VIỆT CHÂU 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty : 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát
Luận văn liên quan