Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Công 68

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Công 68 được thành lập năm 2004 với tên Xưởng sản xuất gạch Block thuộc Công ty Cổ phần Thành Công. - Cùng với sự phát triển của Công ty Cổ phần Thành Công tháng 1 năm 2005 Xưởng sản xuất và kinh doanh gạch Block, vật liệu xây dựng được chuyển thành xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trực thuộc Công ty Cổ phần Thành Công nay là Công ty Cổ phần TASCO. - Tháng 4 năm 2007 Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần đầu tư và xây dựng Thành Công 68 là đơn vị chuyên sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô Thị. Công ty được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103016748 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp. Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất gạch Block tự chèn và gạch Terrazzo. Với những kinh nghiệm đã tích luỹ được Công ty đã và đang cung cấp sản phẩm cho các công trình của Tập đoàn phát triển Nhà và đô thị (HUD) và các đơn vị trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Trong thời gian qua với đội ngũ kỹ thuật, cán bộ, công nhân sản xuất lành nghề được đào tạo cơ bản và trưởng thành từ thực tế những cán bộ, công nhân đầy sáng tạo năng động, đội ngũ cán bộ quản lý có bề dày kinh nghiệm cùng với hệ thống thiết bị máy móc sản xuất chuyên dụng đầy đủ và hiện đại, Công ty đã cung cấp được nhiều sản phẩm gạch Block, gạch Terrazzo cho nhiều công trình tiêu biểu như: Lát hè khu đô thị mới Linh Đàm; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Văn Quán; Nhà ở cao tầng CT2A Văn Quán - Yên Phúc - Hà Đông; Hè đường dẫn cầu Thanh trì v.v...

doc32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2968 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Công 68, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH, TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH CÔNG 68 1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Công 68. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: a. Giới thiệu Công ty: - Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Công 68. - Tên giao dịch quốc tế: TASCO 68 CONSTRUCTION AND INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY. - Tên viết tắt: TASCO 68, JSC - Trụ sở chính: K1 - CT2 KĐT BẮC LINH ĐÀM - ĐẠI KIM - HOÀNG MAI -HN - Điện thoại: 04. 2 215 8271 - Fax: 04. 3 641 9594 - Email: tasco68@gmail.com - Giám đốc (ông): Phạm Văn Dũng - Tài khoản ngân hàng số: 21310000082513 - Tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Nam Hà Nội - Mã số thuế: 01012222178 - Vốn điều lệ: 1.500.000.000 VNĐ b. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty: - Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Công 68 được thành lập năm 2004 với tên Xưởng sản xuất gạch Block thuộc Công ty Cổ phần Thành Công. - Cùng với sự phát triển của Công ty Cổ phần Thành Công tháng 1 năm 2005 Xưởng sản xuất và kinh doanh gạch Block, vật liệu xây dựng được chuyển thành xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trực thuộc Công ty Cổ phần Thành Công nay là Công ty Cổ phần TASCO. - Tháng 4 năm 2007 Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần đầu tư và xây dựng Thành Công 68 là đơn vị chuyên sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô Thị. Công ty được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103016748 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp. Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất gạch Block tự chèn và gạch Terrazzo. Với những kinh nghiệm đã tích luỹ được Công ty đã và đang cung cấp sản phẩm cho các công trình của Tập đoàn phát triển Nhà và đô thị (HUD) và các đơn vị trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Trong thời gian qua với đội ngũ kỹ thuật, cán bộ, công nhân sản xuất lành nghề được đào tạo cơ bản và trưởng thành từ thực tế những cán bộ, công nhân đầy sáng tạo năng động, đội ngũ cán bộ quản lý có bề dày kinh nghiệm cùng với hệ thống thiết bị máy móc sản xuất chuyên dụng đầy đủ và hiện đại, Công ty đã cung cấp được nhiều sản phẩm gạch Block, gạch Terrazzo cho nhiều công trình tiêu biểu như: Lát hè khu đô thị mới Linh Đàm; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Văn Quán; Nhà ở cao tầng CT2A Văn Quán - Yên Phúc - Hà Đông; Hè đường dẫn cầu Thanh trì v.v... 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán Công ty đang áp dụng 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng kế toán trong Công ty Với đặc điểm Sản xuất kinh doanh của Công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tập trung với một phòng kế toán. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được giải quyết, tổng hợp tại phòng kế toán. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán qua sơ đồ sau Nhiệm vụ của từng thành viên trong phòng kế toán: - Kế toán trưởng (trưởng phòng): là người chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán của công ty, thực hiện việc chỉ đạo công tác kế toán đồng thời theo dõi tổng hợp số liệu từ các tài khoản vào Sổ cái lập bảng cân đối kế toán, lập thuyết minh báo cáo tài chính. Tổ chức theo định kỳ ngoài ra Kế toán trưởng còn chịu trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty để cung cấp cho kế toán tính giá thành tính toán giá thành sản phẩm làm ra. - Phó phòng: là người giúp việc cho trưởng phòng đồng thời làm nhiệm vụ hạch toán phần tính giá thành sản phẩm, kế toán tiêu thụ xà xác định kết quả kinh doanh, kế toán phần thanh toán với người mua, tiến hành đối chiếu số liệu thanh toán, kế toán tăng giảm tài sản cố định và khấu hao TSCĐ toàn Công ty cuối quý. Đến cuối năm phó phòng kế toán phải báo cáo kết quả hoạt động Sản xuất kinh doanh và tiến hành phân tích hoạt động kinh tế toàn Công ty theo yêu cầu. - Kế toán NVL, theo dõi chi tiết và tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL, chi tiết theo từng loại vật tư. Theo dõi và tính toán từng loại vật tư tiêu hao cả về số lượng và giá thành xuất kho cho từng phân xưởng để làm căn cứ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán thanh toán theo dõi tình hình thanh toán giữa Công ty với từng đối tượng bên ngoài, tính toán và phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất làm căn cứ xác định giá thành sản xuất. Kết thúc 1 quý kế toán thanh toán có nghĩa vụ lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Kế toán giá thành có nhiệm vụ tính toán, xác định các định mức tiêu hao về chi phí NVL, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật đã được thông báo. - Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của công ty thực hiện thu, chi tiền mặt khi có chứng từ hợp lệ ghi chép sổ quỹ tiến mặt và lập báo cáo. 2.2. Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng Để thuận tiện cho việc phân công nhiệm vụ cũng như ghi các nghiệp vụ phát sinh Công ty TNHH Tr­êng S¬n đã áp dụng hình thức kế toán theo hình thức Sổ Nhật Ký Chung, trình tự ghi sổ kế toán của công ty về cơ bản được thực hiện như sau: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán ở công ty: Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán ghi các số liệu vào Sổ Nhật Ký Chung. Sau đó, căn cứ số liệu đã ghi trên Sổ Nhật Ký Chứng kế toán ghi vào các TK phù hợp trên Sổ Cái. Các số liệu liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng được đông thời ghi vào các sổ, thẻ chi tiết tương ứng. - Cuối tháng, quý, năm kế toán cộng các số liệu trên Sổ Cái, tính số dư để lập bảng cân đối số phát sinh. Các số liệu trên sổ kế toán chi tiết cũng được tổng hợp để lập ra các bảng tổng hợp chi tiết - Các số liệu trên sau khi kiểm tra thấy khớp đúng được sử dụng để lập Báo Cáo Tài Chính. 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất trong công ty 3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Sơ đồ bộ máy tổ chức * Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của Công ty là cơ quan quản lý cao nhất, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm các chức danh quản lý của Công ty. Hội đồng quản trị của Công ty có các quyền và nhiệm vụ sau: - Quyết định chiến lược phát triển của Công ty. - Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, quyết định huy động theo hình thức khác. - Quyết định chính xác của Công ty. - Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác của Giám đốc. - Xem xét và quyết định xử lý sai phạm của Giám đốc gây thiệt hại cho Công ty và quyết định các biện pháp cần thiết để khắc phục. - Quyết định việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty. * Giám đốc: - Giám đốc là người điều hành hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất hàng ngày của Công ty - Tổ chức thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản trị. - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư. - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức - Quyết định mức lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty. - Có quyền khen thưởng, xử lý vi phạm kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo nội quy lao động của công ty đã đăng ký với cơ quan thẩm quyền phù hợp với người lao động. - Tổ chức các thống kê, kế toán tài chính trong công ty, xây dựng báo cáo quyết toán hàng năm. * Phó Giám đốc: Các Phó Giám đốc là những người giúp cho Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc, có quyền hạn và nhiệm vụ như: Thực hiện chức năng tham mưu đề xuất các biện pháp cùng với Giám đốc thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. - Thường xuyên báo cáo kết quả kinh doanh, đề xuất những chiến lược, chịu trách nhiệm giải quyết những việc trong phạm vi của mình. * Phòng Kinh doanh thị trường: + Chức năng: - Tổ chức quản lý và tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất ra. - Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức hoạt động Maketting, nắm bắt nhu cầu của thi trường, xây dựng chiến lược, phương thức bán hàng năng động phù hợp với tình hình thị trường từng khu vực trong nước và xuất khẩu. + Nhiệm vụ: - Trực tiếp tổ chức thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm và kế hoạch tiêu thụ Giám đốc giao. - Trực tiếp soạn thảo các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo quy định. - Cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường làm căn cứ xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. - Thực hiện đối chiếu và thanh quyết toán theo quy định. - Tổng hợp phân tích hoạt động tiêu thụ theo mỗi năm trên một lần - Thực hiện nhiệm vụ khác khi Giám đốc giao. * Phòng kỹ thuật: + Chức năng: - Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật; đổi mới thiết bị và bảo vệ môi trường. + Nhiệm vụ: - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kỹ thuật theo quy định. - Tổng hợp sáng kiến, sáng chế, phân tích đánh giá hiệu quả và đề xuất mức khen thưởng với hội đồng khoa học. - Tham gia lập dự án đầu tư phát triển và xây dựng nhà xưởng, kho tàng. - Thực hiện các chế độ báo cáo, cung cấp số liệu theo quy định và giải quyết một số công việc khác khi được Giám đốc giao. * Phòng Hành chính Nhân sự: + Chức năng: Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc về các lĩnh vực sau: - Công tác cán bộ, tổ chức lao động, đào tạo, tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. - Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo luật quy định. + Nhiệm vụ: - Trực tiếp quản lý và sử dụng con dấu, ban hành các văn bản có liên quan đến hoạt động của công ty đúng với quy định pháp luật Nhà nước. - Thực hiện soạn thảo hợp đồng lao động, quản lý lao động, kỷ luật lao động, định mức lao động, công tác thi đua, khen thưởng, đào tạo, tuyển dụng. - Thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng theo quy định và những công việc khác khi Giám đốc giao * Phòng kế toán: + Chức năng: Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty về: - Nguồn vốn, quản lý vốn. - Kế toán hạch toán chế độ kiểm toán theo đúng quy định Nhà nước. + Nhiệm vụ: - Thực hiện hạch toán kế toán, chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của tất cả các hoạt động tài chính doanh nghiệp. - Lập kế hoạch và các báo cáo tài chính hằng năm, thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp số liệu hàng tháng theo quy định. - Kiểm tra chứng từ , hoá đơn, các chứng từ thu - chi đầy đủ, chính xác, kịp thời và trực tiếp thanh toán cho công ty và khách hàng. - Xác định giá thực tế, phân tích lỗ, lãi trong kinh doanh theo từng thời kỳ và tổ chức phân tích hoạt động kinh tế 1năm trên 1 lần, đề xuất các biện pháp tài chính. - Thực hiện nghĩa vụ quyết toán thuế, BHXH, BHYT ... và nộp các khoản khác phải nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các chế độ báo cáo các nhiệm vụ khi Giám đốc giao. * Xưởng Sản xuất: là nơi công ty đặt thiết bị máy móc để sản xuất sản phẩm đồng thời là nơi nhập NVL và xuất kho các sản phẩm. - Giúp kế toán tập hợp số lượng nhập, xuất, tồn kho để làm báo cáo hàng tháng và quý nên Giám đốc - Giúp các phòng ban trong công ty nắm được tình hình sản xuất sản phẩm để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho công ty. 3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất bao gồm 3.2.1 Qúa trình định lượng và trộn tự động: Nguyên vật liệu bao gồm mạt đá được đổ vào một phễu chứa số 17. Cát vàng được đổ vào phễu số 17. Cát và đá mạt được đổ vào phễu bằng xe xúc lật hay băng tải sau đó được đổ lên thiết bị sàng số 14 (tự trộn). Những hạt NVL thô to quá cỡ, không thích hợp với việc sản xuất gạch Block sẽ bị giữ lại trên sàng và được đổ ra máng và đưa ra ngoài. Nguyên vật liệu phù hợp sẽ qua sàng và được rơi xuống phễu cân chất độn số 13. Khi đủ trọng lượng cốt liệu cho một mẻ trộn (trọng lượng này do người vận hành máy đặt trước), tín hiệu từ phễu cân sẽ phát ra và ra lệnh cho thiết bị sàng dừng lại. Thiết bị sàng dừng lại thì lập tức băng tải số 21 dừng, hai băng tải 20 cũng dừng. Khi đó phễu cân được mở ra bằng 1 xi lanh khí tự động, đổ cốt liệu xuống máy trộn số 11. Xi măng được vận chuyển từ silo xi măng số 16, qua vít tải và đổ lên phễu cân số 15. Khi trọng lượng xi măng đủ cho 1 mẻ trộn, phễu cân xi măng phát tín hiệu để vít tải ngừng hoạt động và xi lanh khí mở tự động cửa phễu đổ xi măng xuống máy trộn số 11. Khi NVL đã đủ cho 1 mẻ trộn, máy trộn số 11 sẽ hoạt động trộn liệu, thời gian trộn 1 mẻ sẽ do người vận hành đặt trước. Nước được cấp vào máy trộn bằng 1 thiết bị cấp nước bên cạnh máy trộn. Lượng nước cho 1 mẻ trộn được người vận hành đặt trước. Lượng nước này có thể thay đổi tuỳ theo độ ẩm của NVL (phụ thuộc vào thời tiết). Sau khi quá trình trộn liệu kết thúc và vữa bê tông sẽ được xả xuống phễu số 19. Vữa từ phễu này được băng tải số 22 đưa lên đổ vào phễu của máy chính. Các hoạt động đóng mở xi lanh khí tự động được cung cấp từ máy nén khí số 10. Sau khi vữa được xả hết từ máy trộn, cửa máy trộn sẽ tự động đóng lại. Một chu trình định lượng và trộn tự động lại tiếp tục. Toàn bộ quá trình được điều khiển bởi tủ điều khiển trung tâm số 3 3.2.2. Định lượng và trộn liệu cho lớp màu bề mặt: Qúa trình định lượng được thực hiện thủ công, Công nhânvận hành chuyên trách sẽ cân cát vàng sàng mịn, xi măng xám hoặc xi măng trắng tuỳ theo yêu cầu cùng với bột màu theo tỷ lệ định trước cho mỗi mẻ trộn, sau đó đổ vào máy trộn số 24. Nước được cấp vào máy trộn và sau đó đổ xuống băng tải số 23 và đổ lên phễu của thiết bị làm màu tự động. 3.2.3. Qúa trình sản xuất: Qúa trình sản xuất gạch Block được thực hiện trên máy STAR – 600 FM. Sau khi nạp lớp đế bê tông xong, khuôn trên sập xuống ép sơ bộ lần thứ nhất (có thể có hoặc không rung) sau đó rút lên, hộp nạp liệu lớp màu tiến vào nạp bề mặt cho viên gạch và rút ra và khuôn trên sập xuống, lúc này mới rung ép tạo ra hình viên gạch. Qúa trình dỡ khuôn tiếp theo và đẩy pallet gạch ra, xếp gạch, dỡ gạch. 3.2.4 Dưỡng hộ gạch Block: Việc dưỡng gạch hoàn toàn theo phương pháp tự nhiên. Sau khi gạch được xếp đầy lên giá thép các xe nâng sẽ đưa ra ngoài tại đó gạch được dưỡng hộ 24 giờ. Trong quá trinh dưỡng hộ gạch luôn giữ độ ẩm cho gạch bằng cách phun nước. Sau khi dưỡng hộ xong được các công nhân bốc dỡ đưa ra ngoài và vẫn tiếp tục được phun nước bảo dưỡng hàng ngày và chờ xuất xưởng. Gạch được sản xuất sau 28 ngày mới được chuyển đến các công trình cung cấp. 3.3 Các loại Thành phẩm khác Gạch Block là thành phẩm chính của công ty, ngoài ra công ty còn sản xuất các loại gạch khác phục vụ nhu cầu của thị trường Vật liệu xây dựng như: Gạch Bêtông ximăng 300x500, gạch Bêtông Ximăng 300x500, Bó vỉa, gạch bãi đỗ xe, Bó gốc cây… Những loại gạch Bêtông được sản xuất thủ công, trộn nguyên vật liệu với nhau rồi cho ra khuôn sẵn, sau 28 ngày có thể xuất xưởng. Chương II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH CÔNG 68. 1. Khái niệm về Nguyên vật liệu - Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định bị tiêu hao toàn bộ giá trị hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành thực thể của sản phẩm. 1.1. Đặc điểm của Nguyên vật liệu - Trong doanh nghiệp mua ngoài hoặc tự chế dùng cho sản xuất, kinh doanh nhất định thì chi phí NVL chiếm một tỉ lệ khá lớn và là một bộ phận dự trữ sản xuất quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu có đặc điểm chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn cộ giá trị NVL được chuyển hết một lần vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.Khi tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh dưới tác động của lao động, NVL bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành thực thể của sản phẩm. 1.2. Vai trò của Nguyên vật liệu và Yêu cầu quản lý Nguyên vật liệu * Vai trò của NVL: Chính từ những đặc điểm vừa nêu của NVL chúng ta thấy NVL có một vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Trên thực tế để sản xuất ra bất kỳ sản phẩm nào thì doanh nghiệp cũng phải cần đến NVL tức là phải có đầu vào hợi lý, nhưng chất lượng sản phẩm sản xuất ra còn phụ thuộc vào chất lượng của NVL làm ra nó. Điều này là tất yếu vì với sản phẩm không tốt sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ, dẫn đến thu nhập của doanh nghiệp không ổn định và sự tồn tại của doanh nghiệp là không chắc chắn. Vì vậy việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm đồng nghĩa với việc giảm chi phí NVL một cách hợp lý. Mặt khác xét về mặt vốn thì NVL là một thành phần quan trọng của vốn lưu động trong các doanh nghiệp, đặc biệt là vốn dự trữ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần phải tăng tốc luân chuyển vốn lưu động và không thể tách rời việc dự trữ và sử dụng NVL một cách hợp lý và tiết kiệm. Như vậy NVL có ý nghĩa rất quan trọng tới sự sống còn của doanh nghiệp. *Yêu cầu quản lý Nguyên vật liệu Ta biết rằng chi phí NVL thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật tư nói chung, NVL nói riêng là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhằm quản lý tốt NVL, CCDC cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như: Cần xây dựng hệ thống danh điểm NVL, CCDC nhằm thống nhất tên gọi, quy cách, ký hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm; Quản lý tốt quá trình bảo quản, vận chuyển NVL, CCDC về đơn vị, chống hao hụt, mất mát, giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển; Để quá trình sản xuất, kinh doanh được thực hiện liên tục, sử dụng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức dự trữ hợp lý cho từng danh điểm NVL, CCDC, tránh trường hợp dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại NVL nào đó; Xây dựng kho tàng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, nhân viên thủ kho phải có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt. 1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu gồm các nhiệm vụ cơ bản sau: - Ghi chép, tính toán, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng và giá thực tế của NVL nhập, xuất kho. - Cần kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL. - Nguyên vật liệu được xuất dùng cho nhiều đối tượng khác nhau, kế toán cần phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng cho các đối tượng. - Tính toán, phản ánh chính xác số lượng, chất lượng, giá NVL tồn kho. Phát hiện kịp thời vật tư thừa, thiếu, kém phẩm chất, từ đó có biện pháp sử lý kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra. 1.4. Phân loại nguyên vật liệu Để làm mỗi loại gạch khác nhau thì kết hợp những loại nguyên vật liệu khác nhau theo một tỉ lệ nhất định. a. Nguyên vật liệu chính của công ty bao gồm: - Cát : thường dùng cát vàng, cát đen - Đá: Sản xuất gạch Block dùng Đá 0x5 và đá mạt. Sản xuất vỉa, Gạch bêtông ximăng, Bó gốc cây dùng đá 1x2 - Ximăng: thường dùng Ximăng trắng, ximăng đen - Bột màu gồm: Bột màu đỏ, bột màu xanh, bột màu vàng tuỳ theo đơn đặt hàng gạch Block để pha chế màu. b. Vật liệu phụ bao gồm: - Phụ gia bêtông HT 07 - Bột đá c. Nhiên liệu, động lực bao gồm: Dầu Do, Điện 3 pha, nước, máy bơm nước, xe nâng, máy ép gạch, Khuân gạch các loại gạch, khuôn đóng gạch Bêtông, khuôn đóng vỉa, khuôn gạch bó gốc cây… d. Phụ tùng thay thế bao gồm: ván gỗ, ván dăm… 1.5. Tính giá nguyên vật liệu Trên thực tế có rất nhiều cách tính giá NVL nhập kho và xuất kho. Tính giá NVL, là việc sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán, xác định giá trị ghi sổ của chúng . 1.5.1 Tính giá Nguyên vật liệu nhập kho Công ty đã áp dụng cách tính giá nhập NVL theo hình thức mua ngoài. Công thức tính như sau: Giá thực tế nhập kho = Giá mua ghi trên HĐ + Chi phí thu mua + Thuế không hoàn lại (nếu có) - Các khoản giảm trừ  Trong đó: - Chi phí thu mua: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, … Vật liệu từ nơi mua về đến kho, công tác phí của nguồn vốn thu mua, Chi phí thuê kho bãi, tiền phạt, tiền bồi thường, Chi phí của bộ phận thu mua độc lập, số hao hụt tự nhiên t
Luận văn liên quan