Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty thương mại và sản xuất thiết bị giao thông vận tải
Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975, đất nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội trên khắp cả nước. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm đầu của thời kì này, đất nước ta vẫn chưa thoát ra khỏi tình hình khó khăn trên các phương diện kinh tế, xã hội và chính trị. Đất nước lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng và toàn diện. Đứng trước tình hình đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI từ ngày 15 đến 18-12-1986 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu Đảng viên và có 32 đoàn đại biểu quốc tế đến dự Đại hội. Trong các cuộc họp, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đại hội cho rằng: “trong mười năm qua, đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế”. “Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng”. Những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng”, do “sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kì quá độ”. Từ thực tiễn của đất nước, nhất là từ những sai lầm khuyết điểm, Đại hội đã nêu lên 4 bài học kinh nghiệm chủ yếu: •Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. •Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. •Phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. •Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng toàn quốc lần VI cũng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện cả về kinh tế, xã hội và chính trị. Về mặt chính trị, Đại hội đã đề ra phương hướng đổi mới là xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước cho phù hợp với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và cơ chế quản lý mới. Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội. Làm rõ chứ năng quản lý nhà nước và hoạt động quản lý sản xuất- kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Đảng phải đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ Đảng viên, đổi mới nội dung, phương thức và phong cách lãnh đạo của Đảng. Về mặt xã hội, Đảng chủ trương chăm lo đời sống của nhân dân, lợi ích kinh tế của người lao đông, phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện có nề nếp khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, trang tríá cả vì nhân dân và do nhân dân. Động viên và tổ chức quần chúng tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, tham gia các hoạt động cải chách kinh tế. Tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Tuy nhiên, kinh tế là mặt được quan tâm bàn bạc nhiều nhất, và cũng là mặt có sự đổi mới quan trọng nhất, sâu sắc nhất và thành công nhất. Trong phạm vi ngắn của bài tiểu luận này, tôi muốn trình bày về đường lối kinh tế nước ta sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI. I. Ba chương trình lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu II. Công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng III. Giá cả, thương nghiệp, tài chính tiền tệ IV. Điều chỉnh phương hướng và cơ cấu đầu tư V. Các vấn đề xã hội và đời sống nhân dân VI. Đổi mới cơ chế kế hoạch hoá