MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH1
1.Kế toán thành phẩm 1
1.1 Khái niệm1
1.1.1 Thành phẩm1
1.1.2 Tiêu thụ1
1.1.3 Doanh thu1
1.1.4 Doanh thu bán hàng1
1.2 Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm tiêu thụ1
1.3 Kế toán chi tiết thành phẩm2
1.3.1 Đánh giá thành phẩm theo giá thực tế 2
1.3.2 Đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán2
1.4 Kế toán tổng hợp thành phẩm2
1.4.1 Ké toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kiểm kê thường xuyên2
1.4.2 Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ3
2.Kế toán tiêu thụ thành phẩm4
2.1Kế toán doanh thu bán hàng4
2.2 Kế toán giá vốn hàng bán 4
2.3 Kế toán giảm trừ doanh thu5
2.4 Kế toán doanh thu-chi phí hoạt động tìa chính6
2.4.1 Kế toán doanh thu hoạt động tìa chính6
2.4.2 Kế toán chi phí tài chính6
2.4.3 Sơ đồ tổng hợp kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính6
2.5 Kế toán thu nhập – chi phí khác7
2.5.1 Kế toán thu nhập khác7
2.5.2 Kế toán chi phí khác7
2.5.3 Sơ đồ tổng hợp kế toán thu nhập và chi phí khác7
3.Kế toán xác định kết quả kinh doanh 7
3.1 Nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh7
3.2 Kế toán chi phí bán hàng8
3.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp9
3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh11
3.5 Kế toán phân phối lợi nhuận12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HẢI THẠCH14
1/ Khái quát về công ty tnhh đầu tư và xây dựng hải thạch14
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 14
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triẻn của công ty:14
1.1.2 Một số công trình công ty đã hoàn thành trong những năm qua:15
1.1.3Mạng lưới kinh doanh của công ty:15
1.1.4 Tình hình tổ chức vốn của công ty:15
1.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý16
1.1.6 Những thuận lợi khó khăn và phương hướng phát triển22
2 .Tổ chức công tác kế toán trong công ty TNHH đầu tư và xây dựng Hải Thạch 23
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán23
2.1.1 Hình thức kế toán công ty sử dụng: 23
2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh29
2.1.4 Đánh giá khái quát hoạt động SXKD của công ty trong thời gian qua30
3. Thực trạng công tác kế toán thành phẩm tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hải Thạch34
3.1. Đặc điểm của thành phẩm:34
3.2 Trình tự kế toán:34
3.2.1. Kế toán thành phẩm:34
3.2.2 Kế toán giá vốn:36
3.2.3 Kế toán tiêu thụ thành phẩm:39
3.2.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính:42
3.2.5 Kế toán doanh thu tài chính:43
3.2.6. Kế toán thu nhập khác:44
3.2.7 . Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:47
3.2.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:50
CHƯƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP, BIỆN PHÁP
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÔNG TY56
1. Thuận lợi :56
2. Khó khăn:56
3. Đề xuất kiến nghị:57
KẾT LUẬN58
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1. Kế toán thành phẩm.
1.1. Khái niệm:
1.1.1. Thành phẩm: là những sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, có thể nhập kho hoặc mang bán trên thị trường.
1.1.2. Tiêu thụ: là quá trình đem thành phẩm,bán thành phẩm, dịch vụ để bán cho khách hàng thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán theo giá quy định trên hoá đơn hay hợp đồng .
1.1.3. Doanh thu bán hàng: là tổng số tiền bán hàng hoá lao vụ dịch vụ…cho khách hàng.
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu được tính theo giá bán chưa có thuế GTGT đầu ra, kể cả khoản phụ thu.
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc bán hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT thì doanh thu là toàn bộ số tiền hàng được tính theo giá bán có cả thuế GTGT, kể cả các khoản phụ thu, phí thu mà doanh nghiệp được hưởng.
1.1.4. Doanh thu bán hàng thuần: là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản giảm trừ, chiết khấu, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có).
1.2. Nhiệm vụ kế tốn thành phẩm tiêu thụ:
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ kịp thời,chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm, hàng hoá theo cả chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị.
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí từng hoạt động trong doanh nghiệp, theo dõi, đôn đốc các khoản nợ phải thu của khách hàng.
- Phản ánh tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, tình hình phân phối kết quả hoạt động kinh doanh.
67 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3292 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác kế toán thành phẩm tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Hải Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1. Kế toán thành phẩm.
1.1. Khái niệm:
1.1.1. Thành phẩm: là những sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, có thể nhập kho hoặc mang bán trên thị trường.
1.1.2. Tiêu thụ: là quá trình đem thành phẩm,bán thành phẩm, dịch vụ để bán cho khách hàng thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán theo giá quy định trên hoá đơn hay hợp đồng .
1.1.3. Doanh thu bán hàng: là tổng số tiền bán hàng hoá lao vụ dịch vụ…cho khách hàng.
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu được tính theo giá bán chưa có thuế GTGT đầu ra, kể cả khoản phụ thu.
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc bán hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT thì doanh thu là toàn bộ số tiền hàng được tính theo giá bán có cả thuế GTGT, kể cả các khoản phụ thu, phí thu mà doanh nghiệp được hưởng.
1.1.4. Doanh thu bán hàng thuần: là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản giảm trừ, chiết khấu, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có).
1.2. Nhiệm vụ kế tốn thành phẩm tiêu thụ:
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ kịp thời,chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm, hàng hoá theo cả chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị.
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí từng hoạt động trong doanh nghiệp, theo dõi, đôn đốc các khoản nợ phải thu của khách hàng.
- Phản ánh tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, tình hình phân phối kết quả hoạt động kinh doanh.
1.3. Kế toán chi tiết thành phẩm:
1.3.1. Đánh giá thành phẩm theo giá thực tế :
a. Đối với thành phẩm nhập kho :
- Nhập từ sản xuất:
Gía thành thực tế SX
=
Chi phí sản xuất dd đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong kỳ
–
Chi phí dd cuối kỳ
Nhập từ thuế ngoài gia công chế biến xong:
Gía thành thực tế TP nhập khẩu
=
giá thành sản xuất khi giao gia công
+
Chi phí gia công phải trả
b. Đối với thành phẩm xuất kho:
Thành phẩm xuất kho được tính bằng một trong phương pháp sau:
+ Phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp thực tế đích danh.
+ Phương pháp nhập trước xuất trước.
+ Phương pháp nhập sau xuất trước.
+ Phương pháp hệ số.
1.3.2. Đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán:
- Gía hạch toán do phòng kế toán quy định thường được sử dụng giá kế hoạch, được chi tiết trên các chứng từ nhập-xuất.
-Cuối tháng tính được giá thực tế thì kế toán điều chỉnh theo giá thực tế, việc điều chỉnh sử dụng phương pháp hệ số chênh lệch giá.
Hệ số chênh lệch giá thành phẩm
=
Giá thực tế định kì
+
Giá thực tế nhập trong kì
Giá hạch toán định kì
+
Giá hạch toán nhập trong kì
Gía thực tế thành phẩm xuất kho
=
Hệ số chênh lệch giá thành phẩm
*
Giá hạch toán thành phẩm xuất kho trong kỳ
1.4. Kế toán tổng hợp thành phẩm:
1.4.1. Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kiểm kê thường xuyên:
a. Tài khoản sử dụng: TK “155”
* Kết cấu:
Bên nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho
-Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê
Bên có: Trị giá thực tế của hàng xuất kho
-Trị giá của thành phẩm thiếu khi kiểm kê
Số dư nợ: phản ánh trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho
b. Trình tự kế toán:
1.4.2. Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
a. Tài khoản sử dụng: TK “611”
b.Trình tự kế toán:
2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm:
2.1. Kế toán doanh thu bán hàng:
2.1.1. Tài khoản sử dụng: TK “511”
(Kết cấu:
Bên nợ:
- Thuế TTĐB, thuế XK phải nộp Nhà nước.
- Khoản giảm giá, chiết khấu.
- Kết chuyển doanh thu thuần.
Bên có:
- Phản ánh doanh thu về bán sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
* TK 511 không có số dư.
2.1.2. Trình tự kế toán:
2.2. Kế toán giá vốn hàng bán :
2.2.1. Tài khoản sử dụng: TK “632”
( Kết cấu:
Bên nợ:
- Trị giá vốn hàng hoá, dịch vụ đã được cung cấp.
- Phản ánh chi phí vượt quá mức trong quá trình xây dựng hay tự chế.
- Thuế GTGT được khấu trừ phải tính vào giá vốn hàng hoá.
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Bên có :
- Kết chuyển giá vốn hàng bán bị trả lại.
- Kết chuyển trị giá hàng hoá được xác định tiêu thụ.
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
( Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
2.2.2. Trình tự kế toán:
2.3. Kế toán giảm trừ doanh thu:
2.3.1. Tài khoản sử dụng:
(TK “521” chiết khấu thương mại .
(TK “531” hàng hoá bị trả lại.
(TK “532” giảm giá hàng bán.
(Kết cấu :
Bên nợ:
- Phản ánh số chiết khấu, thương mại, trị giá hàng hoá bị trả
lại , trị giá giảm giá hàng bán.
Bên có:
- Kết chuyển chiết khấu thương mại, trị giá hàng bán bị trả lại,
trị giá giảm giá hàng bán sang Tk 511.
2.3.2. Trình tự kế toán:
2.4. Kế toán doanh thu-chi phí hoạt động tài chính:
2.4.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:
a. Tài khoản sử dụng: TK 515
b. Kết cấu:
Bên nợ:
-Thuế GTGTphải nộp theo phương pháp trực tiếp.
-Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính xác định kết quả kinh doanh.
Bên có:
- Phản ánh doanh thu từ hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
Tài khoản này không có số dư.
2.4.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính:
a. Tài khoản sử dụng: TK 635
b. Kết cấu:
Bên nợ:
- Phản ánh các khoản chi phí của hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
Bên có:
- Các khoản giảm trừ chi phí tài chính.
- Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính xác định kết quả kinh doanh.
( Tài khoản này không có số dư.
2.4.3 Sơ đồ hạch toán:
2.5. Kế toán thu nhập và chi phí khác:
2.5.1Kế toán thu nhập khác:
a.Tài khoản sử dụng: TK “711”
b. Kết cấu:
Bên nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp về các khoản thu nhập khác tính theo
phương pháp trực tiếp.
- Kết chuyển các khoản thu nhập thuần của hoạt động khác để xác
định kết quả kinh doanh.
Bên có:
- Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
(Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
2.5.2. Kế toán chi phí khác:
a. Tài khoản sử dụng: TK 811
b. Kết cấu:
Bên nợ:
-Phản ánh chi phí khác phát sinh trong kỳ.
Bên có:
-Kết chuyển các khoản chi phí khác để xác định kết quả kinh doanh.
2.5.3. Sơ đồ hạch toán
:
3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
3.1 Nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh:
- Phản ánh, tính toán và ghi chép chính xác kết quả của từng loai hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp, xác định chính xác số thuế phải nộp cho Nhà nước, phân phối đúng kết quả kinh doanh theo quy định.
- Cung cấp thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu lập báo cáo tài chính, phân tích các hoạt động kinh tế, phân tích kết quả kinh doanh và tình hình phân phối kết quả hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
3.2 Kế toán chi phí bán hàng:
3.2.1. Tài khoản sử dụng: TK 641
3.2.2. Kết cấu:
Bên nợ:
- Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.
Bên có:
- Các khoản giảm chi phí.
- Cuối kỳ kết chuyển và phân phối chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh hoặc kết chuyển thành chi phí chờ kết chuyển.
( Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
3.2.3. Sơ đồ hạch toán:
3.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
3.3.1. Tài khoản sử dụng: TK642
3.3.2 . Kết cấu:
Bên nợ:
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có :
- Các khoản giảm trừ chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Cuối niên độ kế toán hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi đã trích lớn hơn số phải trích lập cho năm tiếp theo.
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh hay chờ kết chuyển.
(Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
3.3.3. Sơ đồ hạch toán:
3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
3.4.1 Tài khoản sử dụng: TK911
3.4.2 Nội dung:
a. Khái niệm:
- Là kết quả cuối cùng về hoạy động sản xuất mà doanh nghiệp đạt được trong thời gian nhất định nói cách khác kết quả kinh doanh là khoản chênh lệch giữa thu nhập với chi phí bỏ ra.
b. Nội dung:
(Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Kết quả HĐKD
=
Doanh thu thuần
-
Gía vốn hàng bán
+
Doanh thu HĐTC
-
Chi phí HĐTC
-
chi phí BH QLDN
Trong đó:
Doanh thu thuần từ bán hàng và CCDV
=
Tổng doanh thu bán hàng và CCDV
-
Các khoản giảm trừ doanh thu
( Kết quả hoạt động tài chính:
Kết quả hoạt động tài chính
=
Thu nhập hoạt động tài chính
-
Chi phí hoạt động tài chính
Lãi thuần về hoạt động tài chính
=
Kết quả sản xuất kinh doanh
-
Chi phí hoạt động tài chính
( Kết quả hoạt động khác:
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
c. Kết cấu:
Bên nợ:
- Kết chuyển trị giá vốn hàng hoá.
- Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết chuyển lãi trước thuế của hoạt động trong kỳ.
Bên có:
- Kết chuyển doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hoá tiêu thụ.
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính.
- Kết chuyển thu nhập khác.
- Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh.
(Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
3.4.3. Sơ đồ hạch toán:
3.5 Kế toán phân phối lợi nhuận:
3.5.1 Tài khoản sử dụng: TK 421
3.5.2 Sơ đồ hạch toán:
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG HẢI THẠCH
1/ Khái quát về công ty tnhh đầu tư và xây dựng hải thạch
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triẻn của công ty:
- Công ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Hải Thạch là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo giấy phép số: 360.2000052 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên cấp. Ngày thành lập: 14/06/2002.
- Tiền thân của công ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Hải Thạch là một xí nghiệp xây dựng và xây lắp điện Hải Thạch. Qua thời gian hoạt động xí nghiệp đã hoàn thành nhiều công trình trong tỉnh đạt chất lượng cao đem nhiều lợi ích và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. Từ tháng 01/1999 xí nghiệp đã từng bước ổn định sản xuất kinh doanh với sự điều hành của Ban giám đốc, đơn vị nhanh chóng phát huy năng lực hoạt động và kinh doanh hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình. Trong những năm 2000 - 2001đơn vị được UBND thị xã Tuy Hoà và UBND tỉnh Phú Yên trao tặng bằng khen tập thể và cá nhân đã đạt được thành tích và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đển nay mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động chuyển đổi theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Xí nghiệp xây dựng và xây lắp điện Hải Thạch đổi thành công ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Hải Thạch có đầy đủ khả năng để tham gia đấu thầu thi công với công trình có quy mô lớn.
- Công ty Hải Thạch còn có Ban giám đốc gồm những thành viên có trình độ năng lực kinh nghiệm thực tiễn, bên cạnh đó còn có hệ thống điều hành giúp việc cho giám đốc như kỹ thuật, kế hoạch, cấp phát vật tư, các đội ngũ thi công đầy đủ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác, đảm nhận tham gia triển khai trực tiếp có hiệu quả đúng theo luật định của Nhà nứơc.
- Công ty còn có cộng tác với các xí nghiệp khác để hỗ trợ thiết bị máy móc phương tiện vận chuyển như : Công ty xây dựng 520.
- Địa chỉ công ty:
+ Trụ sở chính: 44 Trần Hưng Đạo - TP Tuy Hoà.
+ Điện thoại: 057828382
+ Fax: 057.828.380
1.1.2 Một số công trình công ty đã hoàn thành trong những năm qua:
- Đường hầm đèo cả: Tổng vốn đầu tư trên 9000 tỷ, phối hợp với tập đoàn Mai linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và công ty BOT cầu phú mỹ.
- Đường trần phú nối dài,với tổng vốn đầu tư : >30 tỷ.
- Hệ thống chiếu sáng đường hùng vương.
- Cấp điện khu TĐC PV khu đô thị mới nam thành phố Tuy Hòa
- Công trình nhà trẻ BaBy.
- Công trình khách sạn Mai Linh.
- Công trình trạm dừng chân Mai Linh.
- Sữa chữa nhà trẻ Sơn Ca.
1.1.3Mạng lưới kinh doanh của công ty:
- Công ty có địa điểm đóng tại thành phố Tuy Hòa
+ Phòng làm việc chình gồm cán bộ công ty đóng tại số nhà 44-Trần Hưng Đạo- Thành Phố Tuy Hòa.
+ Nhà kho nguyên liệu để phục vụ SXKD đóng tại đường 1/4 thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên
+ Trạm trộn bê tông cung cấp bê tông thương phẩm đóng tại KM3+500 QL 1A thành phố Tuy Hòa.
- Công ty có địa điểm đóng tại Sài Gòn ( Công ty cổ phần đâu tư xây dựng Hải Thạch Sài Gòn).
+ Phòng làm vieäc tại trụ sở: 142B Nguyễn ăn Trỗi-Quận Phú Nhuận-TP Hồ Chí Minh.
-Công ty có địa điểm đóng tại Hà Nội( Công ty CP đầu tư xây dưng Hải Thạch Hà Nội): Phòng làm việc chính đóng tại 400 Thụy Khuê-Quận Ba Đình-Hà Nội.
1.1.4 Tình hình tổ chức vốn của công ty:
Hình thức sở hữu vốn: Vốn góp.
Vốn điều lệ: 20.000.000.000đ
1.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
b/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
b.1/ Giám đốc
- Quyết định phương hướng, kế hoạch dự án sản xuất - kinh doanh và các chủ trương lớn của Công ty.
- Quyết định việc hợp tác và đầu tư, liên doanh kinh tế của Công ty.
- Quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của Công ty.
- Phê chuẩn quyết toán các đơn vị trực thuộc và duyệt tổng quyết toán của Công ty.
- Quyết định việc chuyển nhượng, mua bán các loại tài sản chung của công ty.
- Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể các phòng nghiệp vụ, sản xuất - kinh doanh thuộc nguồn vốn đầu tư của Công ty.
- Quyết định việc đề cử Phó Giám đốc, Trợ lý Giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty; bổ nhiệm, bãi miễn Trưởng, Phó phòng của Công ty và các chức danh lãnh đạo khác.
- Quyết định kế hoạch đào tạo cán bộ, cử cán bộ của Công ty đi nước ngoài.
- Quyết định các biện pháp bảo vệ môi trường sản xuất, thi công và kinh doanh.
- Tổ chức thanh tra và xử lý các trường hợp vi phạm Qui chế của Công ty.
b.2/ Phó giám đốc trực: Chịu trách nhiệm về mọi họat động của công ty
- Chức năng
+ Phó Giám đốc Trực là người thay mặt cho Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty.
+ Được giám đốc ủy quyền và chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty.
+ Nghiên cứu đề ra chính sách hợp lý, tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động thường kỳ cho Giám đốc.
+Phối hợp với phòng tổ chức, bố trí nhân sự cho hợp lý.
- Nhiệm vụ
+ Xây dựng phương án làm việc và biện pháp thực hiện.
+ Tham mưu cho Giám đốc về mọi họat động của công ty
+ Tổ chức thanh tra và xử lý các trường hợp vi phạm Qui chế của Công ty.
b.3/ Phó Giám đốc phụ trách về Tài chính - Kế hoạch (PGĐ Tài chính)
- Chức năng
+Phó Giám đốc Tài chính là người giúp việc cho Giám đốc về phương diện tài chính và kế hoạch:
+ Chịu trách nhiệm trong lĩnh vực triển khai, quản lý và điều hành mọi hoạt động tài chính-kế hoạch của công ty.
+ Nghiên cứu thị trường, đề ra chính sách hợp lý, tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động thường kỳ cho Giám đốc.
- Nhiệm vụ
+ Xây dựng phương án làm việc và biện pháp thực hiện.
+ Tham mưu cho Giám đốc về phương diện quản lý: bố trí đủ, đúng cán bộ cho Phòng Kế toán và Phòng Kế hoạch của công ty.
+ Quan hệ mật thiết với các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị sản xuất của Công ty để thống nhất số liệu, giải quyết tốt những vấn đề về nghiệp vụ, chuyên môn.
+ Phân công, giao nhiệm vụ cho các bộ phận dưới sự quản lý của mình đúng người đúng việc theo sở trường, năng lực của từng người; động viên, phát huy vai trò sáng tạo trong công việc, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ Giám đốc giao.
b.4/ Phó Giám đốc phụ trách về Đầu tư (PGĐ Đầu tư)
- Chức năng
+Phó Giám đốc Đầu tư là người giúp việc cho Giám đốc về phương diện Đầu tư:
+ Chịu trách nhiệm trong lĩnh vực đấu thầu, thanh toán, quyết toán các công trình.
+ Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Phòng Đầu tư, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thiết kế các dự án.
- Nhiệm vụ
+ Xây dựng phương án làm việc và biện pháp thực hiện.
+ Tham mưu cho Giám đốc về các dự án đầu tư.
+ Phối hợp với Phòng Tổ chức trong công tác nhân sự.
+ Phân công, giao nhiệm vụ cho các bộ phận dưới sự quản lý của mình đúng người đúng việc theo sở trường, năng lực của từng người; động viên, phát huy vai trò sáng tạo trong công việc, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ Giám đốc giao.
b.5/ Phó Giám đốc phụ trách về Kỹ thuật (PGĐ Kỹ thuật)
- Chức năng
+ Quản lý, điều hành mọi hoạt động về kỹ thuật, tiến độ, chất lượng thi công các công trình.
- Nhiệm vụ
+ Xây dựng phương án làm việc và biện pháp thực hiện.
+ Phối hợp với các đơn vị và bộ phận liên quan để thống nhất kế hoạch triển khai và giải quyết tốt những vấn đề về nghiệp vụ, chuyên môn.
+ Phân công, giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc theo sở trường, năng lực của từng người; động viên, phát huy vai trò sáng tạo trong công việc, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ Giám đốc giao.
b.6/ Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh (PGĐ Kinh doanh)
- Chức năng:
+ Phó Giám đốc Kinh doanh là người giúp việc cho Giám đốc về phương diện sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Nhiệm vụ
+ Xây dựng phương án làm việc và biện pháp thực hiện.
+ Tham mưu cho Giám đốc về phương diện quản lý Phòng Kinh doanh của công ty.
+ Quan hệ mật thiết với các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị sản xuất của công ty để thống nhất về số liệu, giải quyết tốt những vấn đề về nghiệp vụ chuyên môn