Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Thế Vũ

Việt Nam gia nhập WTO vừa mở ra những cơ hội mới, đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức cho các Doanh nghiệp (DN) hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DN muốn đứng vững trên thị trường cần định vị cho mình một hình ảnh đẹp với uy tín đi kèm sản phẩm chất lượng, mẫu mã,. hài lòng khách hàng. Để thực hiện được điều đó, DN phải tiến hành quản lý một cách đồng bộ các hoạt động, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Với sinh viên, ngoài những kiến thức đã được tiếp thu từ các Giảng viên thì cần tiếp xúc thực tế để thấm nhuần bản chất của vấn đề, áp dụng lý luận vào thực tiễn. Được sự đồng ý và quan tâm của ban Giám đốc Công ty TNHH Thế Vũ tại tỉnh Bình Định, sự giúp đỡ rất lớn của các bác, các anh chị ở công ty Thế Vũ, cũng như sự hướng dẫn tận tình của thầy Tô Đình Dân, em đã có thời gian thực tập ở đây nhằm tạo cho mình bước tiếp cận thực tế về các DN sản xuất kinh doanh. Bố cục bài báo cáo gồm 3 phần: Chương 1: Giới thiệu khái quát chung về công ty TNHH Thế Vũ. Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Thế Vũ Chương 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.

doc31 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Thế Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam gia nhập WTO vừa mở ra những cơ hội mới, đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức cho các Doanh nghiệp (DN) hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DN muốn đứng vững trên thị trường cần định vị cho mình một hình ảnh đẹp với uy tín đi kèm sản phẩm chất lượng, mẫu mã,.. hài lòng khách hàng. Để thực hiện được điều đó, DN phải tiến hành quản lý một cách đồng bộ các hoạt động, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Với sinh viên, ngoài những kiến thức đã được tiếp thu từ các Giảng viên thì cần tiếp xúc thực tế để thấm nhuần bản chất của vấn đề, áp dụng lý luận vào thực tiễn. Được sự đồng ý và quan tâm của ban Giám đốc Công ty TNHH Thế Vũ tại tỉnh Bình Định, sự giúp đỡ rất lớn của các bác, các anh chị ở công ty Thế Vũ, cũng như sự hướng dẫn tận tình của thầy Tô Đình Dân, em đã có thời gian thực tập ở đây nhằm tạo cho mình bước tiếp cận thực tế về các DN sản xuất kinh doanh. Bố cục bài báo cáo gồm 3 phần: Chương 1: Giới thiệu khái quát chung về công ty TNHH Thế Vũ. Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Thế Vũ Chương 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp. Với lượng kiến thức có hạn và thời gian còn hạn chế, bài báo cáo của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót và sai lầm. Em mong nhận được sự góp ý kiến của các cô chú, anh chị trong công ty, của thầy giáo hướng dẫn và các bạn đọc để bài báo cáo thực tập tổng hợp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Quy Nhơn, ngày 30 tháng 08 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huyền Trân CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THẾ VŨ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THÀNH VINH Tên công ty: Công ty TNHH Thế Vũ Tên giao dịch: The Vu Co.,Ltd Địa chỉ: 249 Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Điện thoại: (056) 834112 Fax: (056) 834110 Website: Email: thevuco@dng.vnn.vn Mã số thuế: Giấy phép kinh doanh số: Tổng diện tích: 135.000 m2 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THẾ VŨ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THẾ VŨ 1.3.1. Ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH Thế Vũ chuyên sản xuất và xuất khẩu Bàn ghế ngoài trời chất lượng cao ra thị trường tiêu thụ Thế giới và trở thành một trong những nhà sản xuất lớn, tiềm năng ở Việt Nam. 1.3.2. Sản phẩm, hàng hóa Một số sản phẩm chủ yếu của công ty như: bàn oval, bàn vuông, bàn tròn,bàn hình chữ nhật,băng và sofa, ghế xếp, ghế pos, giường tắm nắng... Công ty có rất nhiều sản phẩm khác nhau chủ yếu là phục vụ cho cấp ngoại thất ngoài trời. Công suất đạt từ 60 đến 80 conts/ 1 tháng. Đi đôi với mẫu mã đẹp và phong phú về kiểu dáng là sự ưu việt của tính năng, sự thuận tiện cho việc sử dụng, lắp ráp... sản phẩm đã tạo ấn tượng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên do nhu cầu về các loại sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp ngày càng cao nên công ty không ngừng nghiên cứu các sản phẩm tốt làm hài lòng khách hàng. Hình: Một số sản phẩm của công ty STT Tên SP Mã SP Hình Kích thước (cm) (Dài*rộng*cao) 1 Ghế xếp C-THV/720 56*46*93 2 Ghế Pos C-THV/509 67*58*110 3 Băng II B-THV/501 119*60.5*90 4 Ghế Deck D-THV/503 153*63.5*82 5 Bàn Oval T-THV/867 150*100*75 6 Giường Tắm nắng xếp chân S-THV/701 208*68*91 1.3.3. Thị trường 1.3.3.1. Thị trường đầu vào (thị trường nguyên liệu) Nguồn nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu ở địa bàn và các nước như: Lào, Campuchia, Thái Lan.. Trong năm qua, nguyên liệu luôn biến động về giá cả lẫn chủng loại. Nguồn gỗ nhập khẩu giá cao và khan hiếm, nguồn gỗ trong nước đã cạn kiệt. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu cho sản xuất vẫn được cung ứng kịp thời và đầy đủ, không có tình trạng thiếu nguyên liệu mà phải ngừng sản xuất. 1.3.3.2. Thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ) Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở trong nước và cả nước ngoài. Mặc dù trong những năm qua thị trường đầu ra có nhiều biến động về cơ cấu chủng loại nguyên liệu, về giá cả nhưng công ty vẫn giữ vững và phát triển mối quan hệ làm ăn với khách hàng, trong những năm qua công ty xác định khách hàng là đối tác quan trọng, lâu dài và đã thực hiện nhiều hợp đồng có giá trị lớn. Trong đó đã duy trì mở rộng quan hệ làm ăn với các khách hàng khác như: Trung Quốc, Lào…. Đây là những tiền đề quan trọng để mở rộng thị trường trong những năm tiếp theo. Thế Vũ có nhiều kinh nghiệm sản xuất tất cả các sản phẩm bàn ghế ngoài trời phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu. Chúng tôi đã từng tham gia nhiều Hội Chợ trong và ngoài nước như Mĩ, Úc, Singapore, Hong Kong…và Việt Nam, với Hội Chợ expo và Vifa và đã có sản phẩm đạt Huy Chương Vàng về chất lượng.Với công suất trên 80 conts một tháng, Thế Vũ đã trở thành một trong những nhà cung cấp Hàng ngoài trời chất lượng cao ở Việt Nam, đã có kinh nghiệp xuất khẩu sang Thị Trường Châu Âu hơn 10 năm và hơn 6 năm cho các Thị Trường Châu Úc, Mỹ, Anh, Nhật. 1.3.4. Nguồn nhân lực Với quy mô và đặc điểm của công ty, tổ chức bộ máy đơn giản, gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, điều hành tốt công việc quản lý, nhiệt tình trong công việc, tổ chức quá trình sản xuất có hiệu quả. Đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao. Hàng năm công ty tổ chức đợt kiểm tra nâng bậc thợ và cho đào tạo thêm lao động mới để ngày càng có thêm nhiều lao động giỏi cho công ty. Bảng : Bảng quy mô của công ty qua 2 năm 2010-2011 ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2011 Chênh lệch % Tổng số lao động của công ty 982 941 - 41 95,83 Lao động trực tiếp 901 861 - 40 95,56 Lao động gián tiếp 37 36 -1 97,29 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành Chính) Hiện nay công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn cao, có trình độ đại học và bề dày kinh nghiệm về quản lý kinh tế. Bảng: Tình hình sử dụng lao động của công ty Thế Vũ TT Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 1 Tổng số lao động toàn công ty Người 1041 100 1033 100 2 Lao động trực tiếp Người 960 92,22 950 91,97 3 Trình độ chuyên môn Đại học Người 37 3,554 42 4,065 Cao đẳng, trung cấp Người 112 10,759 120 11,62 Khác Người 25 2,402 36 3,48 (Nguồn: Báo cáo tình hình tổ chức lao động của công ty năm 2010-2011) Khoảng trên 1.300 cán bộ, công nhân viên  1.3.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua Từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã có những cố gắng đáng kể về mọi phương diện. Dưới đây là một số kết quả đạt được 5 năm từ năm 2007 đến năm 2011: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2011 (ĐVT: nghìn đồng) STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 1 Doanh thu 33,673,945 41,824,212 68,718,826 68,673,525 108,441,342 2 Chi phí 33,007,584 44,778,947 67,932,372 67,782,819 107,075,598 3 Lợi nhuận 666,361 -2,954,735 786,454 890,706 1,365,744 4 Số lao động 150 180 200 230 250 5 Thu nhập BQ 4,442 -16,415 3,932 3,873 5,463 6 Nộp ngân sách 2,735 0 17,956 0 341,436 (nguồn: phòng Kế toán- tài chính) * Về doanh thu Qua biểu đồ ta thấy doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm. Doanh thu năm 2007 từ 33,673,945 nghìn đồng lên đến 41,824,212 nghìn đồng năm 2008, đạt 68,718,826 nghìn đồng vào năm 2009, tiếp tục tăng đến năm 2011 là 108,441,342 nghìn đồng. Doanh thu đạt được từ bán hàng, từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác cũng tăng theo quy mô vốn qua các năm. Vào 2007 khoản doanh thu này hơn 33,33 triệu đồng, năm 2008 tăng hơn năm 2007 một khoản hơn 8,02 triệu đồng, đến năm 2009 tăng thêm một khoản doanh thu lớn hơn 26,78 triệu đồng. Năm 2010 doanh thu thuần giảm xuống gần 116,154 nghìn đồng. Năm 2011 lại tăng lên mức 108,097,537 nghìn đồng. Sự tăng giảm doanh thu không đều qua các năm, cho thấy công ty chưa ổn định trong việc tiêu thụ sản phẩm. *Về chi phí Qua bảng số liệu phân tích trên chúng ta có thể thấy chi phí tăng giảm không đều qua các năm. Tổng chi phí năm 2007 là 33,007,584 nghìn đồng, năm 2008 44,778,947 nghìn đồng năm 2009 tăng một lượng 22,994,198 nghìn đồng so với năm trước. Nhưng đến năm 2010 tổng chi phí giảm 207,909 nghìn đồng so với năm 2009 do lượng tiêu thụ không tăng. Năm 2011 tăng lên 40,703,135 nghìn đồng là 107,075,598 nghìn đồng. Nhìn chung chi phí tăng cao qua các năm, thậm chí còn tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu, cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa cao, sản xuất kinh doanh chưa ổn định. Mặt khác chi phí tăng chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô sản xuất đẩy mạnh tiêu thụ xuất khẩu ra nước ngoài. *Về lợi nhuận Do lượng chi phí cao gần bằng doanh thu đạt được nên lợi nhuận nhận được không cao. Năm 2007, trong khi doanh thu hơn 33,673,945 nghìn đồng, thì khoản chi phí xấp xỉ 33,007,584 nghìn đồng, dẫn đến lợi nhuận trước thuế hơn 666,361 nghìn đồng. Vào năm 2008, lượng doanh thu đạt được hơn 41,824 triệu đồng cao hơn năm trước nhưng lại có chi phí hơn 44,778 triệu đồng dẫn đến lỗ hơn 3 tỷ đồng. Năm 2009, 2010 doanh thu tăng cao hơn chi phí đạt được lợi nhuận trước thuế tương ứng là 786,454 nghìn đồng và 890,706 nghìn đồng. Việc tăng giảm lợi nhuận không đều cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây chưa tốt. *Về thu nhập bình quân Mức thu nhập BQ một người qua các năm không ổn định, năm 2007 là 2,735 nghìn đồng/người, đến năm 2008 lỗ gần 3 tỷ nên mỗi người phải chịu tương đương một khoản lỗ hơn 16 triệu. Qua đến năm 2009, 2010 thu nhập BQ mỗi năm hơn 3,932 nghìn đồng. Năm 2011, mỗi người trung bình tăng thêm gần 1,744 nghìn đồng. Có thể thấy mức lợi nhuận của công ty tăng giảm không ổn định, vì vậy thu nhập bình quân của mỗi người thấp và không ổn định. *Về năng suất lao động BQ Bảng 2.2: Năng suất lao động của công ty năm 2007-2011 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng sản lượng M3 71,366 87,960 101,342 119,230 134,538 Số lao động Người 150 180 200 230 250 NSLĐBQ M3/ người 475.8 488.7 506.7 518.4 538.2 (Nguồn: phòng TC- HC) Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy, năng suất lao động của công ty tăng qua các năm. Năng suất lao động tăng từ 475.8 m3/người năm 2007 lên đến 506.7 m3/người vào năm 2009 và mỗi người bình quân đạt 538.2 m3 vào năm 2011. Điều này cho thấy sản lượng sản xuất của công ty mỗi năm mỗi tăng. 1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 1.4.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Gỗ tròn nhập kho Xẻ gỗ tròn Sấy và tẩm thuốc Cắt phôi Nhập kho thành phẩmphẩm Hoàn thiện Tinh chế phôi Sơ đồ : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất * Chức năng nhiệm vụ của từng công đoạn: Xẻ gỗ tròn: từ nguyên liệu chính là gỗ tròn các loại đưa vào máy cưa vòng xẻ theo kích cỡ, theo yêu cầu sản xuất của sản phẩm. Sấy khô và tẩm thuốc: khi gỗ xẻ còn tươi đưa vào lò sấy (nhiệt độ từ 70-800C, độ ẩm từ 20-21%) tuỳ theo từng loại gỗ, kích thước từng loại gỗ mà thời gian sấy từ 15-20 ngày thì mới đảm bảo yêu cầu Cắt phôi: khi gỗ có độ ẩm nhất định thì đưa vào cắt phôi chi tiết, khi phôi chi tiết cắt xong được xếp vào palet chuyển vào kho để bảo quản. Tinh chế phôi: phôi chi tiết được đưa vào cưa lộng tạo cho phôi những đường cong lượn hay gợn sóng theo yêu cầu bản vẽ chi tiết sản phẩm, rồi đưa vào máy bào 4 mặt, máy cắt phay mộng, máy đục lỗ, soi rãnh để tạo ra chi tiết sản phẩm sau đó chuyển qua tổ mộc ghép để hoàn chỉnh. Tổ ghép hoàn thiện: sử dụng bào tay để sữa chữa những chỗ máy không làm được, tiến hành lắp ghép các chi tiết sản phẩm hoàn chỉnh. Nếu sản phẩm làm ra bị dính bẩn thì tổ làm đẹp sẽ sửa lại, trám trít lỗ mộng, đánh nhám đánh bóng lại sản phẩm, sau đó là nhúng dầu phun sơn… Nhập kho thành phẩm: Chi tiết mộc ghép hoàn thiện nhập kho qua khâu kiểm tra của Công ty. 1.4.2. Bộ máy tổ chức của công ty Bộ phận sản xuất Phòng kế hoạch Phòng TCHC Phòng tài vụ kế toán Phòng kỹ thuật Giám đốc Bộ phận quản lý gián tiếp (KCS, xuất kho thành phẩm) 1.4.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Quan hệ gián tiếp Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Cơ cấu này phù hợp với quy mô vừa và nhỏ của công ty. Giám đốc là người chỉ huy trực tiếp xuống từng bộ phận, đã đảm bảo được tính chỉ huy thống nhất khi vạch ra các chiến lược. Giữa các phòng ban trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ, những công việc có liên quan thì chủ động liên hệ để tìm cách khắc phục và giải quyết. Tuy vậy nhưng quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi phòng ban được quy định rõ ràng. Trường hợp không giải quyết được thì báo cáo lên Ban giám đốc tìm biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện các nhiệm vụ, kế hoạch và mục tiêu đề ra. 1.4.2.2. Nhiệm vụ, chức năng mối quan hệ các bộ phận: Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiêm toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật. Giám đốc có quyền quyết định cho mọi chủ trương, biện pháp để thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên công ty. Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng, nhiệm vụ giúp Ban giám đốc quản lý công tác kế toán tài vụ tài chính, thống kê, lập kế hoạch sử dụng vốn, thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành, phản ánh kịp thời, chính xác mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty, thực hiện công tác tiền lương, BHXH, vật tư. Phòng kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác kế toán tài chính, công tác thu chi, xuất nhập của đơn vị. Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc trong quá trình ký kết hợp đồng kinh tế, xây dựng các định mức tiêu hao vật tư, định mức lao động tiền lương cho sản phẩm hoàn thành, thống kê khối lượng đưa vào sản xuất. Lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra, kiểm soát tiến độ sản xuất, tìm kiếm đơn đặt hàng, quản lý kho vật tư, tiến hành ký kết hợp đồng sản xuất, các thủ tục xuất nhập khẩu. Phòng tổ chức hành chính: Chuyên quản lý và tổ chức nhân sự, bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động nhân sự cho các phòng ban, các bộ phận sản xuất của Công ty, tổ chức bố trí các cuộc họp, theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, kiểm tra kiểm soát nhân sự tại các phòng ban. Phân xưởng sản xuất: Tại đây tiếp nhận các đơn đặt hàng, sau đó tiến hành sản xuất theo tiến độ giao hàng. Phòng kỹ thuật: Thiết kế và xem xét các quy trình sản xuất mẫu sản phẩm, sữa chữa, quản lý thiết bị máy móc. Bộ phận quản lý gián tiếp: Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi đã làm xong đóng gói chờ xuất xưởng, báo cáo cho phòng kinh doanh, phòng kế toán về nhập xuất; nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ phòng kinh doanh. Các bộ phận và nhân viên trong Công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người có nhiệm vụ và quyền hạn được giám đốc uỷ quyền. Các bộ phận, phòng ban phải thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để cải thiện dần những khuyết điểm. 1.4.2.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Tổ phụ trợ Tổ kỹ thuật Tổ bao bì Tổ Nhúng dầu Tổ nguội Tổ Tinh chế Tổ phôi Tổ xẻ, sấy gỗ Tổ lắp ráp Tổ bốc xếp PXII PXI Bộ phận sản xuất phục vụ Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất Chú thích: Quan hệ trực tuyến. Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Chức năng và nhiệm vụ: Bộ phận sản xuất chính: Gồm 2 phân xưởng, mỗi phân xưởng có các tổ chức sản xuất làm việc với những công đoạn khác nhau: Phân xưởng I: Quản đốc phân xưởng: Là người trực tiếp quản lý điều hành tại phân xưởng, có nhiệm vụ nhận kế hoạch sản xuất và tổ chức kế hoạch được giao với kết quả tốt nhất đồng thời quản lý công nhân trong phân xưởng. Tổ trưởng sản xuất: có quyền và nhiệm vụ đối với công nhân cũng như bố trí dây chuyền về sản xuất hợp lý nhằm hoàn thành cao nhất về số lượng và chất lựợng sản phẩm mà quản đốc giao. Tổ sấy: có nhiệm vụ sấy khô cây, ván. Tổ phôi: Nhiệm vụ tạo phôi cung cấp cho phân xưởng tinh chế để sản xuất sản phẩm. Tổ tinh chế: Đưa chi tiết phôi qua máy để bào, đục, cắt tinh..để tạo ra sản phẩm. Tổ lắp ráp: Lắp ráp tất cả các chi tiết thành những cụm sản phẩm hoàn thiện. Phân xưởng II: Quản đốc: Nhiệm vụ giống như phân xưởng I. Tổ trưởng: Có nhiệm vụ giống như phân xưởng I Tổ Nguội: Trám chà nhám, làm láng, làm nguội cho sản phẩm sau khi được lắp ráp. Tổ Nhúng dầu: Có nhiệm vụ nhúng dầu tất cả các sản phẩm làm từ gỗ. Tổ bao bì: Có nhiệm vụ đóng gói các sản phẩm Tổ Bốc xếp: Có nhiệm vụ bốc hàng hoá lên container. Bộ phận sản xuất phục vụ: bao gồm Tổ phụ trợ: Là tổ phụ trợ trực tiếp cho sản xuất chính được tiến hành liên tục. Nhiệm vụ tổ này là thường xuyên bảo quản, sửa chửa máy móc thiết bị và sử lý kịp thời trong quá trình sản xuất. Tổ kỹ thuật: Hướng dẫn kỹ thuật chế biến gỗ và kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm trước khi nhập kho. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THẾ VŨ 2.1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THẾ VŨ 2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Thế Vũ là đơn vị có tổ chức kế toán riêng, có trách nhiệm hạch toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị mình . Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Sơ đồ 1.4. Bộ máy kế toán của công ty TNHH Thế Vũ @ Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ máy kế toán: @ Kế toán trưởng: là người tổ chức công tác kế toán của công ty, điều hành mọi công việc của phòng tài vụ, chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát việc chấp hành chính sách, thể lệ và hạch toán kế toán thống kê tại công ty. @ Kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm hạch toán tổng hợp các đối tượng kế toán trong đơn vị, thực hiện các bút toán kết chuyển, điều chỉnh cuối kỳ giá thành và lập báo cáo kế toán của công ty. @ Kế toán vật tư: là người theo dõi tình hình vật tư của công ty. @ Kế toán thanh toán: theo dõi việc thanh toán giữa công ty với cán bộ công nhân viên về tiền lương, tiền thưởng, các khoản tạm ứng theo dõi và quản lý công nợ, tiền mặt, tiền gởi ngân hàng. Mặt khác, kế toán thanh toán là người trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất. @ Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của công ty, là người chi trả lương, chi tạm ứng đồng thời là người theo dõi việc thu chi và tồn quỹ tiền mặt. Hàng tháng thủ quỹ tiến hành kiểm tra đối chiếu sổ sách. Định kỳ lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt. 2.1.2. Hình thức kế toán được áp dụng tại công ty TNHH Thế Vũ Hiện nay tại phòng kế toán của công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức này có đặc điểm là đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu, phù hợp với công ty vì có số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều, ít phức tạp. Công ty áp dụng kỳ kế toán 06 tháng. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sơ đồ :Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ. @ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Đối chiếu kiểm tra Quy trình hạch toán trên sổ kế toán của công ty như sau: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đươc kiểm tra, kế toán lập chứng từ ghi sổ (CTGS). Căn cứ vào CTGS để ghi vào sổ đăng ký CTGS, sau đó được dùng để ghi vào sổ Cái. Các chứng từ kế toán được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán liên quan. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên số đăng ký CTGS, tính ra tổng số phát sinh Nợ có và số dư của từng Tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký CTGS. Công ty theo dõi các nghiêp vụ nợ, vay giữa Ngân hàng và công ty trên TK 3361. Giữa hai công đoạn đưa gỗ tròn ra xẻ phôi và nhập lại gỗ xẻ từ gỗ tròn được theo dõi trên tài khoản trung gian là 13684. 2.1.3. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty 2.2. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THẾ VŨ 2.2.1. Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: 2.2.1.1. Đặc điểm, nội dung Sản phẩm của công ty là bàn ghế gỗ ngoài trời bán trong nước và xuất khẩ
Luận văn liên quan