Thực trạng công ty TNHH Thanh Thành Đạt

Hà Tĩnh là vùng địa linh nhân kiệt, vị trí địa lý nằm ở miền trung, có cửa khẩu quốc tế cầu treo sang Lào gần sát cửa khẩu quốc tế Chalo, cảng biển Vũng Áng, cảng hàng không (sân bay Vinh), ga xe lửa, đường vành đai du lịch sông Lam, đường ven sông Nghi Xuân, cảng biển Xuân Hải - Bến Thuỷ, hành lang đông tây nối với các nước trong khu vực ASEAN. Là tỉnh được hành lang đông tây điều tiết đặc biệt là khách du lịch quốc tế. - Hà Tĩnh có truyền thống văn hoá lịch sử hào hùng, nơi sinh ra tổng bí thư Trần Phú, đặc biệt Nghi Xuân có khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ. - Hà Tĩnh là tỉnh có địa giới hành chính rộng, đa phần là thổ nhưỡng sinh thái, sắc tộc có bản sắc văn hoá độc đáo, thuận lợi về giao thông xuyên Việt và quốc tế, có dân số hơn 1 triệu người, nền kinh tế trong những năm gần đây phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu thăm quan du lịch ngày càng tăng. Khu đô thị Nam Bờ Sông Lam nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh Hà Tĩnh nhằm một bước chuẩn bị chiến lược phát triển khu kinh tế Bắc Hà Tĩnh đã được xác định. Ngoài ra nó còn đáp ứng nhu cầu về nhà ở của nhân dân trong vùng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Hà Tĩnh. Việc hình thành khu đô thị tại đây sẽ đóng góp một bước quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Khu vực Bắc Hà Tĩnh. - Với chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh với các điều kiện, đặc điểm trên, Hà Tĩnh cần mở rộng và phát triển các khu đô thị là cần thiết, đặc biệt là khu đô thị Nam bờ Sông Lam.

doc29 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2187 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công ty TNHH Thanh Thành Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT & MỤC TIÊU ĐẦU TƯ I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 1.1. Điều kiện, đặc điểm của tỉnh - Hà Tĩnh là vùng địa linh nhân kiệt, vị trí địa lý nằm ở miền trung, có cửa khẩu quốc tế cầu treo sang Lào gần sát cửa khẩu quốc tế Chalo, cảng biển Vũng Áng, cảng hàng không (sân bay Vinh), ga xe lửa, đường vành đai du lịch sông Lam, đường ven sông Nghi Xuân, cảng biển Xuân Hải - Bến Thuỷ, hành lang đông tây nối với các nước trong khu vực ASEAN. Là tỉnh được hành lang đông tây điều tiết đặc biệt là khách du lịch quốc tế. - Hà Tĩnh có truyền thống văn hoá lịch sử hào hùng, nơi sinh ra tổng bí thư Trần Phú, đặc biệt Nghi Xuân có khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ. - Hà Tĩnh là tỉnh có địa giới hành chính rộng, đa phần là thổ nhưỡng sinh thái, sắc tộc có bản sắc văn hoá độc đáo, thuận lợi về giao thông xuyên Việt và quốc tế, có dân số hơn 1 triệu người, nền kinh tế trong những năm gần đây phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu thăm quan du lịch ngày càng tăng. Khu đô thị Nam Bờ Sông Lam nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh Hà Tĩnh nhằm một bước chuẩn bị chiến lược phát triển khu kinh tế Bắc Hà Tĩnh đã được xác định. Ngoài ra nó còn đáp ứng nhu cầu về nhà ở của nhân dân trong vùng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Hà Tĩnh. Việc hình thành khu đô thị tại đây sẽ đóng góp một bước quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Khu vực Bắc Hà Tĩnh. - Với chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh với các điều kiện, đặc điểm trên, Hà Tĩnh cần mở rộng và phát triển các khu đô thị là cần thiết, đặc biệt là khu đô thị Nam bờ Sông Lam. 1.2. Điều kiện đặc điểm khu đô thị Nam bờ Sông Lam: Xuân An là một địa danh nổi tiếng của Hà Tĩnh, ai đến đây đều cảm nhận nơi đây là điểm hội tụ của đất trời, gió mây, núi biển, nó tạo nên một cảnh quan thơ mộng và hoành tráng. Khu đô thị Nam bờ Sông Lam thuộc thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh 1km, cách sân bay Vinh 6km cách cảng Cửa Lò và khu du lịch Cửa Lò 15km, cách đường quốc lộ 1A, đường sắt xuyên việt 5km, cách thành phố Hà Tĩnh 49km. Khu đô thị Nam bờ Sông Lam được bao bọc bởi con đê hữu Sông Lam xung quanh là khu dân cư và các xí nghiệp sản xuất, có nền đất tương đối bằng phẳng giao thông thuận lợi, hệ thống cấp nước, cấp điện thuận lợi phù hợp cho việc xây dựng khu đô thị. 1.3. Sự cần thiết đầu tư xây dựng khu đô thị Nam bờ sông Lam Từ những đặc điểm trên, điều kiện nêu trên, việc xây dựng khu đô thị Nam bờ Sông Lam là thực sự cần thiết đón đầu cho công tác đô thị hóa của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm sắp tới. Ngoài ra nó còn đáp ứng nhu cầu về nhà ở của nhân dân trong vùng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Hà Tĩnh. Việc hình thành khu đô thị tại đây sẽ đóng góp một bước quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Khu vực Bắc Hà Tĩnh. 1.4. Những căn cứ pháp lý của dự án Luật xây dựng; Nghị định số 37/2010/NĐCP ngày 7/04/2010 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 16/2005/NĐCP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 209/2004/NĐCP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 10/2010 TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng; Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007của Bộ xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Thông tư số 03/2008/TT-BXD của Bộ xây dựng về hướng điều chỉnh dự toán công trình XDCB; Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình; Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình; Thông tư số 07/2005/TT-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí dự án ĐTXD công trình tại thời điểm bàn giao đưa vào sử dụng; Quyết định số 957/QĐ-BXD, ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/03/2001 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư; Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06/05/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số nội dung về cấp phép xây dựng; Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD ngày 03/02/2005 cùa Bộ xây dựng vè việc ban hành định mức quy hoạch xây dựng; Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/04/2005 của Bộ xây dựng về việc ban hành quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công XDCT; Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ xây dựng về việc ban hành quy chế cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng; Về bồi thường giải phóng mặt bằng Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 quy định về thi hành luật đất đai; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 31/12/2004 về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Về thiết kế quy hoạch Quy hoạch chung xây dựng huyện Nghi Xuân; Căn cứ quy hoạch chung thị trấn Xuân An tỷ lệ 1/5000 được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt kèm theo quyết định số 2309 QĐ/UB-XD ngày 16 tháng 12 năm 2004. Căn cứ quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam bờ Sông Lam tỷ lệ 1/500 được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt kem theo quyết định số 2365 QĐ/UB-XD ngày 23 tháng 12 năm 2004. Căn cứ quy hoạch điều chỉnh khu đô thị Nam bờ Sông Lam tỷ lệ 1/500 đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt theo quyết định số 2423 QĐ/UB-XD ngày 01 tháng 12 năm 2005. Căn cứ văn bản số 2186/UBND-XD ngày 10/10/2006 về việc điều chỉnh phạm vi ranh giới quy hoạch khu đô thị Nam Bờ Sông Lam. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành theo quyết định 642/BXS/CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ xây dựng; Tiêu chuẩn thiết kế - Quy hoạch xây dựng đô thị TCVN 4449/1987 Căn cứ nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý về quy hoạch xây dựng; Bản đồ đo đạc tỉ lệ 1/2000 do công ty cổ phần tư vấn kỹ thuật Nam Kinh lập tháng 11 năm 2010. Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật do địa phương cũng như các cơ quan liên quan cung cấp qua thực tế điều tra khu vực. II. MỤC TIÊU, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 2.1. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng một khu đô thị hoàn chỉnh, tạo điều kiện sống thật tốt, theo hướng đô thị hiện đại cho người dân, phát triển và hội nhập được với khu vực phía Bắc là thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Tận dụng tối đa lợi thế vị trí địa lý, đảm bảo phát huy tiềm năng sẵn có và tạo động lực phát triển đô thị. Khai thác cảnh quan bên bờ sông Lam. Đảm bảo môi trường sống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi… thuận lợi cho con người. Bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Kế thừa hợp lý các đồ án quy hoạch và các dự án đầu tư đã được nghiên cứu và phê duyệt trong khu vực. 2.2. Hình thức đầu tư: Xây dựng mới toàn bộ 2.3. Chức năng nhiệm vụ Khu đô thị Nam bờ Sông Lam là khu đô thị loại IV với chức năng chính là khu ở và dịch vụ thương mại, mang dáng dấp của một khu đô thị hiện đại đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sống và làm việc của người dân tại khu vực. Đây có thể coi là một khu đô thị điển hình của tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình phát triển đô thị hóa của toàn tỉnh. CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ HIỆN TRẠNG I. VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 1.1. Vị trí: Khu đất quy hoạch khu đô thị mới Nam bờ Sông Lam thuộc thị trấn Xuân An huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp: Sông Lam. Phía Đông giáp: đê hữu, Cảng đóng tàu. Phía Nam giáp: khu dân cư. Phía Tây giáp: Quốc lộ 1A. Vị trí khu đất quy hoạch trong Quy hoạch chung thị trấn Xuân An 1.2. Diện tích: Tổng diện tích của khu đất nghiên cứu là: 29,69 ha 1.3. Địa hình địa mạo: Khu đất nghiên cứu một phần nằm trong khu dân cư thị trấn Xuân An một phần là ao, ruộng lúa, cao độ trung bình 1,5m. 1.4. Các điều kiện tự nhiên Khí hậu thủy văn: Khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa hè có gió tây nam khô nóng, mùa đông có gió đông bắc lạnh ẩm Các thông số điều tra khí hậu thuỷ văn do Trung tâm thuỷ văn tỉnh Hà Tĩnh cung cấp. Bảng 1: Số liệu khí hậu, thuỷ văn Nhiệt độ - Nhiệt độ trung bình hàng năm 30 – 350C - Cao nhất tuyệt đối 42.10C (tháng 6/1912) - Nhiệt độ thấp trung bình hàng năm 150C – 180C - Nhiệt độ thấp nhất Độ ẩm - Độ ẩm không khí trung bình năm 85% - Độ ẩm không khí thấp nhất 15% - Độ ẩm không khí thấp nhât 100% Lượng mưa - Lượng mưa trung bình năm 1944.3mm - Lượng mưa năm lớn nhất (1989) 3520.8mm - Lượng mưa ngày lớn nhất (1931) 484.0mm - Lượng mưa nhiều nhất 1592.8mm Mưa phân bố không đều, tập trung vào tháng 8, 9, 10 nên gây ngập úng cục bộ. Trong hơn 15 năm tại đây không thấy xuất hiện bão lớn ở khu vực, các hiện tượng khí hậu thời tiết không có những thay đổi bất thường. Lượng bốc hơi cao nhất vào các tháng 6 và tháng 7, tổng lượng bốc hơi cả năm trung bình: 954,3mm. Một số đặc điểm thủy văn đoạn hạ lưu sông Lam: - Dòng chảy năm: Sông Lam có lượng nước tương đối dồi dào, trung bình hàng năm sông Lam đổ ra biển 24,2 tỷ m3 nước, nhưng phân phối rất không đều trong năm, lượng nước trong mùa lũ (từ tháng 07 đến tháng 10) chiếm 75% lượng nước cả năm. - Tình hình lũ: Lũ lớn nhất trong năm thường xuất hiện tháng 9 tháng 10. Tần suất xuất hiện lũ lớn nhất vào tháng 9 là 40% tháng 10 là 33.3%. Theo số liệu quan trắc từ năm 1962 đến nay trên sông Lam trung bình mỗi năm có 2 trận lũ, năm nhiều nhất có 5 trận (1964), 4 năm không có lũ (1969, 1993, 1997, 1998) và 3 năm xảy ra lũ lịch sử (1954, 1978, 1988). Bảng 2: Mực nước đỉnh lũ cao nhất trong các tháng (đơn vị: cm) Trạm Đặc trưng 5 6 7 8 9 10 11 Năm Bến Thuỷ Hmax T/gian 281 1989 190 1965 261 1971 275 1973 568 1978 532 1988 242 1964 568 29/09/78 Cửa Hội Hmax T/gian 131 1989 128 1985 168 1971 211 1987 199 1978 471 1989 172 1988 471 13/10/89 Hạ lưu sông Lam thường có sự tổ hợp lũ giữa lũ sông Lam và sông La, ngoài ra có sự tổ hợp giữa lũ và triều gây ra hiện tượng đỉnh lũ nâng cao, thời gian lũ kéo dài. Những trận lũ lớn hạ lưu sông Lam thường là lũ kép, khi có bão đổ bộ vào khu vực Nghệ Tĩnh gặp phải triều cường thì lũ càng cao và thời gian trận lũ kéo dài như trận lũ tháng 10/1989. - Thuỷ triều: Thuỷ triều vùng ven biển Nghệ Tĩnh thuộc chế độ nhật triều không đều. Trong tháng xuất hiện hai lần triều cường và hai lần triều kém, trung bình chu kỳ triều 14 – 15 ngày. Biên độ triều vùng cửa sông từ 200 – 250 cm; trong sông biên độ triều còn phụ thuộc vào lưu lượng nước thượng lưu. Theo quy luật biên độ triều giảm dần từ cửa sông vào nội địa. Tại Cửa Hội thời gian triều lên trung bình 7h30ph, tại chợ Tràng thời gian triều lên là 6h. Biên độ triều lên trung bình đoạn sông chợ Tràng đến cửa Hội từ 205 – 231 cm, biên độ triều xuống từ 204 – 232cm. - Nước dâng: Nước dâng do bão là hiện tượng thiên tai nguy hiểm ở vùng ven biển và hạ lưu các sông lớn trực tiếp đổ ra biển. Khi bão đổ bộ ra vùng ven biển người ta quan tâm đến 3 yếu tố: Thuỷ triều, nước dâng và độ cao sóng. Sự tổ hợp các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Tại Cửa Hội, nước dâng cao 3 - 4 mét so với mực nước triều bình thường tràn qua đê biển, khối nước khổng lồ ào ào kéo vào đất liền, khi rút ra biển kéo theo nhiều nhà cửa cùng tài sản của nhà nước và nhân dân ra biển đông. Mực nước cao nhất lịch sử tại Cửa Hội là 4,71 mét. - Xói lở: Sự tương quan giữa gió và sóng, đặc biệt là giữa bão và triều cường, đã gây xói lở nghiêm trọng bờ sông, đê biển. Tại vùng cửa sông Lam quy luật xói lở bờ Bắc (thuộc xã Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) bồi ở bờ Nam (xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Đoạn sông hạ lưu cầu Bến Thuỷ, xói lở diễn ra mạnh ở đê Hưng Hoà những năm lũ lớn thường gây ra vỡ đê tại đây. Bờ hữu xói lở đang gặm dần mỏm trên đảo Xuân Giang 2; dòng sông đang có sự đổi dòng mạnh mẽ. Hạ lưu cầu Bến Thuỷ dòng sông tách làm 2: một hướng chủ lưu trước đây về cảng Bến Thuỷ, cảng Dầu, hướng khác theo lạch Xuân Giang. Năm 1925, người Pháp xây mỏ hàn lái dòng sông chảy tập trung về phía cảng Bến Thuỷ, nên lưu lượng nước chảy qua cảng Bến Thuỷ 60%, hướng lạch Xuân Giang 40%. Sau khi xây dựng cầu Bến Thuỷ, lưu lượng có xu hướng ngược lại: hướng Xuân Giang 60%, hướng cảng Bến Thuỷ 40% (nghĩa là chủ lưu dòng có sự thay đổi). Nhìn vào sơ đồ đoạn sông hạ lưu cầu Bến Thuỷ, chúng ta thấy như cái dạ dày, co thắt ở cầu Bến Thuỷ và đoạn ngang bệnh viện huyện Nghi Xuân, ở giữa có bãi nổi. - Độ mặn: Độ mặn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, vật kiến trúc trên sông ở vùng hạ lưu. Nước mặn làm tăng thêm độ phèn của đất, làm giảm khả năng dính kết của đất. Độ mặn nước sông trung bình tại cầu Bến Thuỷ trong 9 tháng (tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau) là 1,2‰, độ mặn lớn nhất là 19,1‰ (xuất hiện tháng 5/1972). - Tình hình ngập lụt: Khu vực bãi nổi và thị trấn huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh nằm trên bờ hữu hạ lưu sông Lam nên hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ sông Lam khá nặng nề. Một số đặc trưng mực nước tại trạm thuỷ văn Bến Thuỷ: Mực nước đỉnh lũ lớn nhất: 5,68 mét (xảy ra ngày 29/09/1978); Mực nước thấp nhất: - 1,08 mét Mực nước trung bình: 0,33 mét Kết quả nghiên cứu khảo sát của cơ quan chuyên ngành thủy văn: Số điểm tính toán: 44 điểm Hệ số Cv = 0.380 Hệ số Cs = 1.319 Mực nước đỉnh lũ trung bình: 2,72 mét Tần suất đỉnh lũ lớn nhất: 1,2% - Dự báo tính hình ngập lụt Trước đây khi chưa có cầu Bến Thuỷ và đường quốc lộ 1A chưa tôn cao việc thoát lũ rất nhanh; đỉnh lũ tại trạm thuỷ văn Bến Thuỷ chỉ duy trì trong thời gian 2 – 4 giờ. Sau khi xây dựng cầu Bến Thuỷ, mặt cắt ngang của sông vận động theo quy luật thắt nút cổ chai, khi có lũ mực nước sông trên 3 m thì phía thượng lưu cầu xảy ra hiện tượng nước dềnh từ 0,2 – 1,3 m như một hồ chứa nước lớn, việc thoát nước rất chậm, trận lũ tháng 9/1996 thời gian duy trì đỉnh lũ 21 giờ. Sau mỗi trận lũ đáy sông bị bồi lên và xói ngang phát triển mạnh đồng thời có sự đổi dòng chủ lưu sông Lam như đã nêu trên. Vì vậy, về bờ tả từ cầu Bến Thuỷ đến Cảng Cá tiếp tục xói ngang với tốc độ từ 10 – 15 m/năm. Ở bờ hữu thuộc xã Xuân Hội dòng sông tiếp tục bồi mạnh. Đó là hiện tượng xói bờ tả, bồi bờ hữu là quy luật của cửa sông Lam. Do hoạt động dân sinh, kinh tế trên bờ mặt lưu vực và dòng sông nên chế độ thuỷ văn có sự thay đổi đáng kể. Đặc biệt là sau khi có các công trình thuỷ điện trên sông Hiếu, sông Lam (Nghệ An), sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động thì chế độ dòng chảy sông Lam được điều hoà hơn. Đó là do sự điều tiết của các công trình thuỷ điện. Nếu mức độ điều tiết của các hồ đập thuỷ điện, hồ chứa nước thủy lợi trên lưu vực càng lớn thì dòng chảy có tính hoà mãn hơn; diện tích ngập lụt vùng hạ lưu nói chung và vùng cửa sông từ cầu Bến Thuỷ trở xuống bị thu hẹp và độ cao ngập lụt sẽ giảm. Để khẳng định độ cao ngập lụt giảm bao nhiêu thì cần phải có các công trình nghiên cứu tiếp theo hậu công trình. II. HIỆN TRẠNG + Hiện trạng kiến trúc cảnh quan: Khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất nông nghiệp, có một vài công trình kiến trúc trong khu vực tập chung ở phía nam khu đất. Hầu hết các công trình kiến trúc đều cũ, được người dân xây dựng không có thiết kế không có giá trị về mặt kiến trúc. + Hiện trạng sử dụng đất: Khu đô thị được xây dựng trên một vùng đất phần lớn là đất hoang, sình lầy nước đọng và ao hồ. Bảng 3: Thống kê hiện trạng sử dụng đất Stt Loại đất Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích Quy hoạch 289.261 100,00 1 Đất nông nghiệp 143.162 49,49 2 Đất quân đội 12.778 4,42 3 Đường đê 16.709 5,99 4 Đất ở hiện trạng 7.578 2,62 5 Ao, mương nước 109.213 3,53 6 Đất giao thông hiện trạng 99.822 34,51 + Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật: Trong khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống hạ tầng kĩ thuật. + Hiện trạng cấp, thoát nước: Khu vực nghiên cứu địa hình tương đối bằng phẳng có cao độ từ 1.0 đến 2.0m độ dốc từ nam xuống bắc. Trong khu vực có đường đê với cao độ trung bình 4.3m. Toàn bộ lượng nước mưa sẽ thoát xuống cống ngầm dưới đê ở phía Đông Bắc sau đó chảy xuống sông Lam. Trong khu vực chưa có hệ thống cấp nước sạch. + Hiện trạng giao thông: Khu vực nghiên cứu có giao thông tương đối thuân tiện. Giao thông đối ngoại: Phía tây giáp với QL 1A Giao thông trong khu vực: có đường đê Sông lam chạy ngang qua khu đất + Hiện trạng cấp điện: Nguồn điện: tuyến điện cao thế 35KV chạy từ Tây sang Đông. Phía Đông ngoài khu quy hoạch có trạm biến thế nằm cạnh. Trạm này cấp điện cho xí nghiệp đóng tàu và nhân dân lân cận. Toàn thị trấn Xuân An dùng điện từ lưới điện quốc gia. + Đánh giá tổng hợp: Nhìn chung đây là một vùng đất hết sức thuận lợi cho việc tổ chức một khu đô thị không chỉ trong tỉnh Hà tĩnh mà với cả tỉnh Nghệ An qua thành phố Vinh. Đây sẽ là đối trọng hài hoà với Thành Phố Vinh hai bên bờ sông Lam. Tuy nhiên việc chi phí đầu tư hạ tầng rất lớn đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực và sự hỗ trợ về phía chính quyền tỉnh. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QH & XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KIẾN TRÚC. 1.1. Các yêu cầu và nguyên tắc chung: Yêu cầu và quan điểm tổ chức không gian: Đô thị nằm giáp thành phố Vinh, thuộc thị trấn Xuân An tỉnh Hà Tĩnh với trục cảnh quan chính là dòng sông Lam. Khai thác tối đa sông Lam cho tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị và phát triển khu đô thị mới mang tầm vóc quốc gia. + Khai thác hiệu quả tối đa quỹ đất cho xây dựng đô thị. + Đảm bảo ổn định, đồng bộ, hiện đại của khu đô thị trong tương lai. + Các công trình kiến trúc được tổ chức theo kiểu công trình độc lập có không gian cây xanh xung quanh. Kiến trúc mái cần được chú trọng trong thiết kế công trình, đặc biệt khuyến khích các kiến trúc khai thác theo phong cách hiện đại. + Đảm bảo khoảng lưu không giữa 2 công trình kế cận. + Các công trình công cộng và biệt thự phải đảm bảo chỗ đỗ ô tô trong khuôn viên lô đất. + Các công tŕnh công cộng cần khai thác kiến trúc hiện đại mang phong cách trong tổ chức kiến trúc công tŕnh. * Màu sắc, ánh sáng, tầm nhìn và chi tiết kiến trúc: Màu sắc các công tŕnh cần được khai thác hài hoà với thiên nhiên xung quanh cũng như các màu đặc trưng của khu vực Bắc Trung Bộ. Các chi tiết kiến trúc thiết kế mang phong cách hiện đại được kết hợp với tính truyền thống nhưng không rườm rà. Các công trình không được che lấp ánh sáng và tầm nh́ìn của các công trình kế cận, đặc biệt là các công trình ven 2 bên sông. Các công trình phía sát sông có tầng cao thấp, không che lấp tầm nhìn của các công trình công cộng phía sau. * Cây xanh, lối đi bộ, vìa hè và quảng trường: Cây Xanh: Cây xanh đường phố được trồng với khoảng cách trung bình từ 10-15m/cây và trồng cách mép vỉa hè tối thiểu 1,0m. Hệ thống cây xanh đô thị cần có dự án riêng nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện vi khí hậu, cảnh quan cũng như đặc trưng văn hoá của khu vực. Cây xanh khu vực vùng bán ngập xung quanh bãi nổi: là hệ thống cây xanh cảnh quan. Các khu vực này cần được tổ chức đường dạo kết hợp vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ tham quan, du lịch. Khu vực cây xanh vùng bán ngập cần có nghiên cứu loại cây trồng và hoa phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của khu vực. Vỉa hè và lối đi bộ: Được thiết kế đảm bảo diện tích cây xanh đường phố không ảnh hưởng xuống phía lòng đường để tạo điều kiện cho người tàn tật và đi bộ. Hệ thống đường đi bộ trong quảng trường trung tâm và dọc 2 bên sông cần được tổ chức thiết kế chi tiết các biểu tượng, tượng đài, phun nước, biển báo,... Khi hình thành các dự án cho từng khu vực cần có thiết kế chi tiết kiến trúc cho từng loại hình. Nguyên tắc thiết kế: Kế thừa và điều chỉnh khu vực theo điều chỉ