Thực trạng dạy và học tiếng Anh hiện nay ở trường THCS

Trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước của chúng ta ngày nay, mọi người ai ai cũng muốn góp phần mình vào sự nghiệp đổi mới đất nước, đưa đất nước hoà nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực: Văn hoá- Kinh tế- Chính trị- Thể thao. Đặc biệt ngày nay với một nền công nghệ thông tin chiếm lĩnh trên toàn thế giới cũng như việc cần thiết nghiên cứu tài liệu nước ngoài, thì việc trang bị cho những kiến thức về ngôn ngữ chung của thế giới là vô cùng cấp thiết đối với mỗi con người chúng ta. Trước những yêu cầu cấp thiết đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định : "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" và đưa môn Tiếng Anh vào dạy ở trường học như một ngôn ngữ tất yếu bắt buộc- Một ngôn ngữ chung của thế giới để giao tiếp, đưa mọi người đến gần nhau hơn. -Hoà chung với không khí phát triển không ngừng của đất nước, thầy - trò trường THCS Yên Bái ra sức thi đua dạy tốt, học tốt để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội ở tất cả các bộ môn trong khuôn khổ giáo dục phổ thông. Bộ môn Tiếng Anh là một bộ môn mới nhưng rất được cấp trên chú ý tới. Người ta thường nói " Biết thêm một ngôn ngữ là hiểu thêm được một nền văn minh". Chính vì vậy mà thầy- trò trường THCS Yên Bái xác định đó là bộ môn cơ bản trong giáo dục ở nhà trường.

doc20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng dạy và học tiếng Anh hiện nay ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- ĐẶT VẤN ĐỀ I-LỜI MỞ ĐẦU -Trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước của chúng ta ngày nay, mọi người ai ai cũng muốn góp phần mình vào sự nghiệp đổi mới đất nước, đưa đất nước hoà nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực: Văn hoá- Kinh tế- Chính trị- Thể thao... Đặc biệt ngày nay với một nền công nghệ thông tin chiếm lĩnh trên toàn thế giới cũng như việc cần thiết nghiên cứu tài liệu nước ngoài, thì việc trang bị cho những kiến thức về ngôn ngữ chung của thế giới là vô cùng cấp thiết đối với mỗi con người chúng ta. Trước những yêu cầu cấp thiết đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định : "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" và đưa môn Tiếng Anh vào dạy ở trường học như một ngôn ngữ tất yếu bắt buộc- Một ngôn ngữ chung của thế giới để giao tiếp, đưa mọi người đến gần nhau hơn. -Hoà chung với không khí phát triển không ngừng của đất nước, thầy - trò trường THCS Yên Bái ra sức thi đua dạy tốt, học tốt để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội ở tất cả các bộ môn trong khuôn khổ giáo dục phổ thông. Bộ môn Tiếng Anh là một bộ môn mới nhưng rất được cấp trên chú ý tới. Người ta thường nói " Biết thêm một ngôn ngữ là hiểu thêm được một nền văn minh". Chính vì vậy mà thầy- trò trường THCS Yên Bái xác định đó là bộ môn cơ bản trong giáo dục ở nhà trường. -Về bộ môn Tiếng Anh có rất nhiều vấn đề cần được đề cập đến. Tuy nhiên ở đây tôi thiết nghĩ chúng ta cần quan tâm đến bước đầu các em bắt đầu học Tiếng Anh ở lớp 6. Chúng ta cần dạy cho các em một kỹ năng học ngoại ngữ tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học cao hơn, rộng hơn. II-THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH HIỆN NAY Ở TRƯỜNG THCS. 1- Thực trạng 1.1- Thuận lợi. -Việc dạy và học Tiếng Anh hiện nay được sự quan tâm và chỉ đạo của ngành. -Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông của thế giới nên học sinh có ý thức học hỏi. -Đây là môn học mới nên học sinh rất thích học. -Tiếng Anh là ngôn ngữ viết bằng chữ La tinh nên có cùng hình thức chữ viết của Tiếng Việt, tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng tiếp cận được. -Tài liệu tham khảo rất phong phú. 1.2- Khó khăn: -Tiếng Anh là ngôn ngữ có âm gió nên học sinh gặp khó khăn trong việc phát âm. -Cơ sở vật chất ở địa phương còn nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy của bộ môn này như : Băng, đài, máy chiếu, tranh ảnh.... -Chưa có phòng chức năng dành cho môn học này. -Học sinh ở lớp 6 nhiều em mải chơi, chưa say mê học tập, hay làm việc riêng trong giờ. -Các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh. - Tiếng Anh là môn học khó, phải học thuộc lòng từ vựng, cấu trúc câu và ngữ pháp, học sinh rết dễ quên. -Học sinh chưa có nhiều thời gian thực hành trên lớp vì bài học quá dài. -Cán bộ giáo viên chưa có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài để mở rộng vốn từ và phát âm chuẩn hơn. Thực tế thường thấy với một số tiết học thì công việc của thầy và trò là : Học sinh chuẩn bị trước từ mới, thầy thuyết minh, học sinh ghi chép và lặp lại. Sau đó giáo viên nhận xét rồi đưa ra câu trả lời đúng cho học sinh thực hành. Cách tổ chức này thực tế tôi thấy chỉ có 25%-30% học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực. Học sinh cũng chỉ ghi chép bài trên bảng và lắng nghe một cách thụ động, máy móc. Một số học sinh khác thì coi như không biết gì. Như vậy hiệu quả đào tạo rất thấp, học sinh khá giỏi thì cứ giỏi, còn học sinh yếu kém thì vẫn mãi không tiến bộ được, hơn nữa lớp học thì rất ồn, học sinh mất tập trung. Với suy nghĩ như trên, hai năm nay tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu tài liệu và thông qua những giờ dạy thực tế trên lớp để cố gắng tìm ra một phương pháp quản lý lớp học và đặc biệt là lớp 6 mới bắt đầu làm quen với Tiếng Anh. Để thu hút được 100% học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động, sinh động hơn và các tác động tích cực hơn đến học sinh, cũng như gây hứng thú cho học sinh mỗi lần đến tiết Anh Văn. Giúp học sinh xoá bỏ cảm giác ngại khi học Tiếng Anh và giáo viên có thể nắm bắt được mọi hoạt động của học sinh nhằm giúp cả lớp tập trung hướng vào bài học, để thực hành chính xác hơn. Sau đây là một vài suy nghĩ của tôi về " Cách quản lý tốt tiết dạy Tiếng Anh mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. Cách quản lý tốt tiết dạy Tiếng Anh thực chất đó là cách thu hút học sinh vào bài học". Qua thực tế tôi thấy kết quả đạt được tương đối khả quan, học sinh hiểu bài, có kỹ năng vận dụng từ mới, ngữ pháp và giao tiếp, học sinh có kỹ năng thực hành tốt. Đặc biệt là thu hút tất cả các em vào bài học, gây cho học sinh hứng thú học Tiếng Anh và dần dần yêu thích môn Tiếng Anh. Kết quả khả quan nhất là tôi đã dùng phương pháp này trong tiết thao giảng đợt thi giáo viên giỏi trường vừa qua đạt kết quả tốt. 2- Kết quả, hiệu quả của thực trạng. Từ thực trạng trên, để công việ đạt hiệu quả tốt hơn, tôi mạnh dạn trình bày những việc làm thực tế của mình trước đồng nghiệp, để trao đổi học tập lẫn nhau, không ngừng nâng cao tay nghề. Rất mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ *Phần giải quyết vấn đề gồm có 2 phần: Các biện pháp tổ chức thực hiện và tìm ra giải pháp. 1- Các biện pháp tổ chức thực hiện Nhận thức được vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả đào tạo bằng cách quản lý lớp tốt và thu hút học sinh vào bài dạy ở lớp 6 và đạt kết quả rất khả quan. Đầu tiên tôi khảo sát lớp 6D bài tập 12 phần A tiết 73 "what are you doing? " Tôi đưa ra phương pháp dạy đơn thuần là yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc lại. Sau đó giải thích từ mới và cấu trúc, yêu cầu học sinh dịch và làm bài tập tương tự, tôi tiếp tục phát phiếu bài tập cho học sinh để kiểm tra khả năng hiểu bài của các em. Câu 1 : use the verbs in the present progressive or present simple tense. 1. Nga (play) tennis now. 2. we (swim) at the moment 3. what you always (do) in the morning ? 4. Mary and I (do) aerobics 5. what he (do) now ? 6. she (jog) every afternoon. Câu 2 : look at the pictures and say what they are doing ? Câu 3 : write new words in AI Kết quả đạt được như sau : Lớp Tổng 0-2,5 đ 3-4,5 đ 5-6,5đ 7-8,5 đ 9-10 đ 5 ­ Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % 6D 40 5 13% 15 37% 14 35% 4 10% 2 5% 20 50% Từ kết quả bài tập trên chỉ có 50% học sinh nắm được bài, nhưng chưa chắc chắn và sâu sắc, kỹ năng thực hành giao tiếp của các em còn kém. Cũng bài học đó, tiết học đó tôi áp dụng ở lớp 6C. Điều tiên, tôi xác định mục đích của bài là : Dạy cho các em thực hành giao tiếp thông qua cấu trúc ở thì hiện tại tiếp diễn và thì hiện tại đơn. -Thì HTTD : S + tobe + V-ing -Thì HT đơn : S + V/V-s, es -Với câu hỏi : what + tobe + S + V - ing ? which sport + do/ does + S + play ? Học sinh dùng các câu hỏi và mẫu câu trên để nói về sức khoẻ hoặc một số tình huống làm cho lớp phấn chấn trước khi học bài. Tôi quan sát nhanh về phía lớp như muốn nhắc nhở mốtố em còn chưa chú ý, sau đó tôi kiểm tra bài cũ: Thì hiện tại tiếp diễn học sinh đã học ở bài 8 nên tôi kiểm tra luôn ở thì này, nhằm giúp các em có kiến thức đã học liên quan đến kiến thức ở bài mới. Câu hỏi như sau : Dùng từ gợi ý viết thành câu hoàn chỉnh. 1. I/ playing/ video games/ am. 2. she/ riding/ bike/ her / is. Hai bài tập này học sinh lớp 6C đều làm được. Khi hai học sinh lên bảng làm, tôi bắt đầu kiểm tra vở bài tập của các em ở dưới lớp và hỏi câu hỏi tự do, yêu cầu các em trả lời từ dễ đến khó. 1. what are you doing now ? 2. what is your mother doing now ? 3. what color do you want ? 4. how do you go to school ? 5. where does your sister live ? -Yêu cầu học sinh trả lời và thực hành với bạn bên cạnh, những học sinh khác chưa được trả lời thì lắng nghe sau đó kể lại, hoặc nhận xét bài làm của bạn mình. -Với một loạt câu hỏi từ dễ đến khó đã thu hút cả lớp vào yêu cầu của giáo viên. -Phần giới thiệu ngữ liệu mới, tôi yêu cầu cả lớp chú ý và dùng tranh ảnh để yêu cầu học sinh đoán nghĩa của từ : Ví dụ muốn giới thiệu từ "swim" tôi đưa ra một bức tranh có hình người đang bơi, hoặc giới thiệu từ "badminton" bằng tranh có hình người đang chơi cầu lông. -Cách dùng tranh ảnh này thu hút học sinh lớp 6C vào bài rất nhanh, các em đoán nghĩa từ và ghi nhớ rất lâu. -Sau đó tôi yêu cầu học sinh cả lớp chú ý vào sách và đưa ra cấu trúc mới bằng tranh ảnh, cử chỉ tôi giới thiệu từ mới kèm theo cấu trúc. Tôi phân nhóm hoặc phân cặp cho các em thực hành mẫu câu, học sinh lớp 6 rất thích được đóng vai nên các em rất hăng hái, cho mỗi học sinh thực hành trước lớp ít nhất một lần. -Khi các em đã nghe băng và thực hành tốt thì tôi yêu cầu các em làm bài tập theo phiếu. Câu 1 : Sửa lỗi các câu sau: `1. he is swim. 2. they are play badminton 3. what they are doing ? 4. what sport do she play ? Câu 2 : Sắp xếp lại các chữ cái để thành một từ có nghĩa. 1. eabiser 2. bdatomnin 3. tnnise tbela 4. Hycbolvl Sau đó toio đưa ra đáp án đúng. -Tôi yêu cầu cả lớp làm bài tập, các em sẽ không còn thời gian để làm việc riêng hay nói chuyện. -Tôi yêu cầu học sinh hỏi và trả lời về chính các em và những người thân, bạn bè của các em, đề tài thật gần gũi với các em, làm cho học sinh vừa ôn được từ vựng đã học ở những bài trước, vừa nhớ lâu hơn từ mới trong bài này. -Trong khi luyện tập, tôi luôn luôn chú ý đến mọi đối tượng học sinh và lôi cuốn các em vào bài học, lớp học sôi nổi, không có học sinh làm việc riêng, trong khi thực hành tôi luôn chú ý sửa sai cho học sinh. Kết thúc tiết học, tôi cũng đưa ra bài tập kiểm tra giống như ở lớp 6D, kết quả thật bất ngờ như sau : Lớp Tổng 0-2,5 đ 3-4,5 đ 5-6,5đ 7-8,5 đ 9-10 đ 5 ­ Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % 6C 40 0 0% 0 0% 8 20% 22 55% 10 25% 40 100% Tiết học 73 ở lớp 6C vừa đạt kết quả cao, vừa rất sôi nổi, nghiêm túc, mọi học sinh được làm việc, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, còn học sinh là người chủ động tiếp thu kiến thức, học sinh thì bị tôi cuốn vào bài học một cách nhẹ nhàng. -Một vài học sinh yếu kém luôn được tôi chú ý, phân loại bài tập phù hợp. Học sinh đã chú ý vào bài, trong giờ học, tôi luôn luôn phân nhóm để học sinh làm việc các em thi đua nhau giữa các nhóm và cùng nhau tiến bộ. -Điều tôi rất mừng là học sinh đã phát triển được kỹ năng giao tiếp, các em đã mạnh dạn hơn trước. Để rõ ràng hơn, tôi đã khảo sát trực tiếp ở giờ thao giảng giáo viên giỏi tuyến trường. *Tiết 85-Bài 14 : Making plan A: vacation destinations (A4; A5) Khi vào lớp, tôi cũng băn khoăn, lần đầu tiên trên lớp 6A học sinh chưa quen, song tôi cũng tự tin rằng: Với phương pháp thu hút học sinh vào bài như tôi đã trình bày trên, tôi tin rằng giờ dạy sẽ đạt kết quả cao. -Để tạo không khí vui vẻ, tôi tạo ra các tình huống đơn giản nhưng các em rất phấn khởi, tạo điều kiện cho các em có cảm giác gần gũi với giáo viên, với phong cách nhẹ nhàng, nghiêm túc làm cho học sinh vững tin hơn. -Phần kiểm tra bài cũ: Bởi vì đơn vị kiến thức ở thì tương lai gần + các từ để hỏi như : how long ; where ; what, học sinh đã học mà những từ này lại liên quan đến bài mới, tôi yêu cầu học sinh đặt câu hỏi cho những câu trả lời sau : 1. I am going to visit HaLong Bay. 2. they are going to stay in Hue for two days. Hai học sinh lên bảng làm bài tập. 1. where are you going to visit ? 2. how long are they going to stay in Hue? ở dưới lớp tôi yêu cầu học sinh chú ý nghe câu hỏi và trả lời. 1. what are you going to do in your vacation ? 2. where are you going to visit ? 3. how long is he going to stay in HaNoi ? Tôi yêu cầu học sinh thực hành tương tự. -Khi học sinh lên bảng làm xong, tôi yêu cầu học sinh sửa bài của bạn và sau đó đưa ra đáp án đúng. -Vào bài mới, tôi xác định được mục đích của tiết 85 là : Thông qua thực hành giới thiệu các trạng từ mang tính chất liên kết các hành động như là : first, next, then, after that, finally. Sau đó luyện tập cho các em thì tương lai gàn với các từ để hỏi. how long, what, where. Khi xác định rõ mục đích của bài, tôi hướng dẫn học sinh vào hoạt động nhằm nổi bật các ngữ liệu mới đó. -Học sinh nghe băng và tìm ra từ mới. Phần giới thiệu các từ chuyển tiếp, tôi đưa ra một bảng phụ có các hoạt động của học sinh vào buổi sáng và yêu cầu các em sắp xếp laị thứ tự. 1. I brush my teeth , clean my face 2. I go to school 3. I have breakfast 4. I take morning exercises. 5. I get up at 5.00 Hành động nào ở số một, tôi cho từ đứng trước là "First", đứng trước hành động thứ hai tôi điền từ "then", tiếp theo tôi viết từ "next", hoạt động nào tiếp theo nữa tôi điền "after that" và cuối cùng là từ "finally" sau đó tôi yêu cầu học sinh kể lại hoạt động của bạn học sinh trên. Adverbs Activites First Then Next to After that Finally I get up at 5.00 I take morning excercises I brush my teeth, clean my face I have breakfast I go to school Như vậy : Thông qua hoạt động của một học sinh vào buổi sáng sớm, tôi đã giới thiệu được các liên từ cần dạy, qua bảng học sinh nhớ rất lâu. -Trong khi học sinh làm bài tập, tôi quan sát và yêu cầu cả lớp làm việc, để cho mỗi học sinh kể lại xem các công việc của mình vào buổi tối bằng các từ vừa học, sau đó đọc trước lớp. -Tôi yêu cầu học sinh nghe lại băng và lưu ý cách đọc của người Anh vào một số từ khó, học sinh lắng nghe băng chăm chú. -Thông qua phần giới thiệu ngữ liệu mới, tôi đã giới thiệu luôn cho các em về phong cảnh Việt Nam -Tôi phân nhóm cho học sinh làm bài tập và yêu cầu học sinh đọc lại bài tập phần A4, tôi chú ý gọi nhiều đối tượng học sinh và sửa sai cho các em . Sau bài học tôi đưa ra câu hỏi dùng true or False. 1 ...............: First, Mai and Phuong are going to visit HaLong Bay. 2................: Then, they are going to visit NhaTrang beach. 3. ..............: they are going to stay in HaLong Bay for two days. 4................: Finally, they are going to visit Hue Citadel 5................: they are going to stay with their friends in HCM city. 6................: they are going to stay in NhaTrang for three days. Tôi yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm theo nhóm, nhóm nào làm nhanh nhất thì cho lêng bản điền True or False, cả lớp thi nhau làm nhanh để được lên bảng. Cuối cùng tôi đưa ra đáp án đúng 1T; 2F; 3T; 4F; 5F ; 6F. Phần kiểm tra sự hiểu biết về các trạng từ liên két, cũng như đánh giá về sự hiểu biết của học sinh. Tôi đã chuẩn bị tranh, ảnh về các nơi mà bạn phương và bạn Mai đi thăm, những trạng từ first, then,... tôi viết chữ mầu đỏ, còn các hành động tôi viết mầu đen, tôi yêu cầu học sinh lên bảng dùng các bì có sẵn chữ ghép vào tranh và yêu cầu học sinh sắp xếp lại hành động của hai bạn theo đúng cuộc hành trình. Phần này học sinh làm rất tốt. Phần A5 : Tôi phát phiếu cho các lớp lập bản. Adverbs places Where to stay How long Activity Firsi HaLong With uncle and aunt 2 days Visit HaLong bay Then HaNoi Hotel 3 days See NgocSon Temple Next to Hue Friend' s house 2 days See the citadel After that NhaTrang Friend' s house 3 days Go to NhaTrang beach finally Ho Chi Minh city Grandparents A week Visit grandparents Sau khi cả lớp đã lập bảng, tôi yêu cầu học sinh hỏi và trả lời theo bảng, dùng hệ thống câu hỏi : what, where; how long. 1. which place are they going to visit, first ? -they are going to visit HaLong. 2. where are they going to stay in HaLong ? -they are going to stay with their uncle and aunt. 3. how long are they going to stay in HaLong ? -they are going to stay there for three days. 4.what are they going to do? -they are going to visit Ha Long Bay. Sau đó tôi yêu cầu học sinh thực hành từng đôi một: Hỏi và trả lời theo bảng, học sinh thực hành rất tốt. Điều này tôi thấy tất cả các học sinh đều được thực hành. Tiếp đó, tôi cho các em thực hành hỏi và đáp bằng chính các hoạt động của các em cho kỳ hè tới. Học sinh lập ra một kế hoạch cho mình trong kỳ nghỉ Kết quả như sau : Học sinh khá giỏi thì viết về kế hoạch rất phong phú, còn học sinh yếu và trung bình thì kể về kỳ nghỉ đơn giản hơn. -Trong giờ học tôi luôn chú ý tới học sinh yếu kém để sửa lỗi cho các em, cũng như có những câu hỏi phù hợp với các em. -Thời gian trong giờ học tôi phân chia hợp lý, điều này được ban giám khảo đánh giá rất cao. -Phần củng cố bài: Tôi gọi hai học sinh trình bày nội dung đã học, sau đó gọi học sinh khác nhắc lại. -Tôi yêu cầu các em lập kế hoạch cho ngày nghỉ cuối tuần khi về nhà. Cuối giờ còn 3 phút tôi cho học sinh chơi trò chơi "survey" P1: On my vacation, I am going to visit Ha Long Bay. P2: On my vacation, I am going to visit Ha Long Bay, and Ha Noi. P3: On my vacation, I am going to visit Ha Long Bay, Ha Noi, and HCM city. P4: On my vacation, I am going to visit Ha Long Bay, Ha Noi, HCM city and Nha Trang... Tiết học trôi qua rất nhanh, học sinh được làm việc nhiều. Tất cả đối tượng học sinh đều hiểu bài và rất chú ý vào bài. Với phương pháp áp dụng vào tiết này, bài này được ban giám khảo đánh giá cao. Một giờ thao giảng tuy còn thiếu sót, song cái đạt được rất lớn đó là : Học sinh được thực hành nhiều, giáo viên có phương pháp tốt để quản lý lớp, thu hút các em vào bài học. Tuy vậy, dù tiết học này có thành công chăng nữa thì bao giờ sau các tiết học tôi cũng như các đồng nghiệp khác lại rút thêm được những kinh nghiệm mới cho bản thân, mỗi tiết dạy tiếp theo. 2- Những giải pháp . Từ những thực tiễn trên tôi đã rút ra những giải pháp cho cách quản lý tốt giờ dạy và học Tiếng Anh lớp 6 như sau : 2.1- Đối với thầy. Theo tôi nghĩ, giáo viên cần nắm vững phần ngữ liệu mới, đó là từ mới và ngữ pháp thật chắc, cần khắc sâu những đơn vị kiến thức nào mà học sinh cần rèn luyện. Muốn quản lý được lớp học tốt ở lớp 6 không phải là chuyện dễ, vì vậy tôi nghĩ phải có phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh và tôi đã phân loại đối tượng học sinh tuỳ theo mức độ tiếp thu của học sinh để chọn hệ thống câu hỏi phù hợp nhưng phải đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Thể loại bài tập phải đa dạng và phong phú. -Bài tập được dành cho mọi đối tượng học sinh , kể cả học sinh giỏi và học sinh yếu kém, nếu không học sinh yếu kém rất dễ chán. -Hệ thống bài tập được lựa chọn một cách cẩn thận, chặt chẽ, gần gũi với đời sống các em học sinh, bám sát mục tiêu dạy ở lớp 6. -Những tình huống đưa ra tôi đã có sẵn phương án giải quyết tình huốn đó một cách phù hợp với mục đích giao tiếp. -Tôi nghĩ cần tạo cho học sinh một thói quen thực hành trước lớp để thể hiện được thái độ của ngươì giao tiếp, thông qua các tình huống hay mẫu câu khác nhau. -Đối với học sinh khá giỏi cần phải có bài tập nâng cao nhằm gây hứng thú cho học sinh và tạo điều kiện cho các em tư duy, sáng tạo, tạo điều kiện cho các em vừa ôn lại kiến thức cũ mà lại tiếp nhận, phát hiện ra kiến thức mới một cách khoa học. *Còn đối với học sinh yếu kém, thầy cần phải có biện pháp cụ thể, những bài tập vừa với khả năng của các em, tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, luôn luôn động viên các em. -Tuy nhiên đối với một số học sinh có tính chai lỳ, chán học, đã nhắc nhở mà không chịu cố gắng thì giáo viên cần phải có biện pháp cứng rắn, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp cuối cùng. -Tôi đã giao tiếp với học sinh với một phong cách điềm đạm, không cứng nhắc, tuỳ theo từng đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy cần thiết. -Tôi đã yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, hoặc theo từng cặp. -Về thời gian trên lớp, tôi đã cố gắng chia từng phần thật hợp lý cũng như dùng giáo cụ trực quan để thu hút học sinh vào bài và ghi nhớ được lâu hơn. Vận dụng phương pháp mới, tôi đã dùng các thủ thuật trong từng phần cho hợp lý, hay cho học sinh chơi trò chơi bổ trợ nâng cao kiến thức, kết hợp học mà chơi, chơi mà học. -Tôi đã làm phiếu bài tập cho các em học sinh làm việc. Điều quan trọng là giáo viên phải nắm vững mục đích của tiết học. Tóm lại : Quản lý tốt một giờ học Tiếng Anh đối với học sinh khối 6 là đã thành công được 80%, vì vậy thực chất ra quản lý tốt học sinh cũng chính là phương pháp thu hút lôi cuốn tất cả học sinh vào bài giảng của mình bằng các hoạt động của thầy tạo điều kiện cho học sinh được làm việc nhiều. 2.2- Đối với trò. -Yêu cầu học sinh học bài cũ trước khi đến lớp, để liên kết kiến thức
Luận văn liên quan