Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án

Từ năm 1986, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường, chủ trương đó đã làm thay đổi căn bản nền kinh tế nước ta từ hai thành phần kinh tế chính với lối quản lý mang nặng tính hành chính sang nền kinh tế đa thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó quan hệ kinh tế trở nên sống động và đa dạng, phức tạp hơn. Mục đích đạt được lợi nhuận tối đa trở thành động lực trực tiếp của các bên tham gia quan hệ kinh tế. Trong điều kiện như vậy, tranh chấp kinh tế không những là vấn đề khó tránh khỏi, mà còn là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự quan tâm giải quyết một cách thỏa đáng. Đó vừa là một yêu cầu nghiêm ngặt của nguyên tắc pháp chế, vừa là một đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, tính đa dạng và phức tạp trong quan hệ kinh tế cũng trở nên phức tạp về nội dung, gay gắt về mức độ tranh chấp, và phong phú hơn nhiều về chủng loại. Đã vậy xuất phát từ lợi ích kinh tế của mỗi bên tranh chấp, việc giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện hiện nay phải đảm bảo các yêu cầu nhanh chóng, dân chủ, đạt hiệu quả, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên Vì vậy, trong bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, ở nước ta đang diễn ra một sự đổi mới sâu sắc trong việc tổ chức các cơ quan tài phán kinh tế nhằm đáp ứng những yêu cầu mới do nền kinh tế thị trường đặt ra. Cho đến nay, sau gần 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, toà kinh tế của các toà án trong cả nước đã bộc lộ những mặt ưu nhược điểm nhất định. Toà kinh tế thuộc toà án nhân dân tỉnh Thanh hoá cũng không nằm ngoài thực tế trên. Trong thời gian về Toà án nhân dân Tỉnh Thanh hoá thực tập tôi đã có dịp tìm hiểu về thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án và có một số ý kiến về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta. Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:'' Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án" làm chuyên đề thực tập của mình Kết cấu của chuyên đề gồm ba phần: Phần I: Nêu khái quát chung về tranh chấp kinh tế và các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay Phần II: Là phần chính của chuyên đề gồm hai phần nhỏ: phần thứ nhất nói về thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế ở Toà án nhân dân Tỉnh Thanh hoá từ ngày thành lập đến nay và phần hứ hai là những vấn đề giải pháp trước mắt cho những vấn đề còn tồn tại Phần III: Là phần mở rộng của chuyên đề nói lên ý kiến chủ quan cá nhân về xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.

doc31 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan