Hệ thống các ngân hàng thương mại là một bộ phận của ngân hàng trung gian,
chiếm một vị trí quan trọng nhất về qui mô tài sản và về thành phần các nghiệp vụ. Bởi
lẽ nằm trong hệ thống ngân hàng trung gian cho nên Ngân hàng Thương mại cũng có
hoạt động thu gom nguồn tích luỹ nhỏ từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân
để tạo thành vốn kinh doanh của nó rồi tiến hành cho vay. Cứ như vậy tạo nên dòng luân
chuyển vốn trong nền kinh tế. Điều đó một mặt đáp ứng nhu cầu về vốn của những
người đi vay để phát triển sản xuất, mặt khác lại làm gia tăng những khoản vốn nhàn rỗi,
đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động của Ngân hàng Thương mại
bao gồm 3 lĩnh vực: nghiệp vụ nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay kinh doanh) và
nghiệp vụ môi giới trung gian ( dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn , thông tin ). Trong
ba lĩnh vực này thì nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận trực tiếp cho Ngân
hàng Thương mại, đồng thời cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro. Nghiệp vụ này
luôn được đặt trong mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ và bản thân các Ngân hàng
Thương mại bởi nó ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Thương
mại cũng như đảm bảo cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn bộ
nền kinh tế. Do vậy, việc bảo đảm an toàn cho nó đang là vấn đề hết sức bức bối tại hầu
hết các Ngân hàng Thương mại trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Chính
vì tầm quan trọng như vậy nên em muốn đi sâu nghiên cứu đề tài về cho vay để có thể
tìm hiêủ thêm về bản chất và hoạt động của một nghiệp vụ chứa đầy những yếu tố rủi ro
bất ngờ này.
34 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6694 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay ở các Ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Thực trạng hoạt động cho
vay ở các Ngân hàng
thương mại
Lời mở đầu
Hệ thống các ngân hàng thương mại là một bộ phận của ngân hàng trung gian,
chiếm một vị trí quan trọng nhất về qui mô tài sản và về thành phần các nghiệp vụ. Bởi
lẽ nằm trong hệ thống ngân hàng trung gian cho nên Ngân hàng Thương mại cũng có
hoạt động thu gom nguồn tích luỹ nhỏ từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân
để tạo thành vốn kinh doanh của nó rồi tiến hành cho vay. Cứ như vậy tạo nên dòng luân
chuyển vốn trong nền kinh tế. Điều đó một mặt đáp ứng nhu cầu về vốn của những
người đi vay để phát triển sản xuất, mặt khác lại làm gia tăng những khoản vốn nhàn rỗi,
đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động của Ngân hàng Thương mại
bao gồm 3 lĩnh vực: nghiệp vụ nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay kinh doanh) và
nghiệp vụ môi giới trung gian ( dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn , thông tin…). Trong
ba lĩnh vực này thì nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận trực tiếp cho Ngân
hàng Thương mại, đồng thời cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro. Nghiệp vụ này
luôn được đặt trong mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ và bản thân các Ngân hàng
Thương mại bởi nó ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Thương
mại cũng như đảm bảo cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn bộ
nền kinh tế. Do vậy, việc bảo đảm an toàn cho nó đang là vấn đề hết sức bức bối tại hầu
hết các Ngân hàng Thương mại trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Chính
vì tầm quan trọng như vậy nên em muốn đi sâu nghiên cứu đề tài về cho vay để có thể
tìm hiêủ thêm về bản chất và hoạt động của một nghiệp vụ chứa đầy những yếu tố rủi ro
bất ngờ này.
Chương I
Tổng quan về nghiệp vụ cho vay
trong Ngân Hàng thương Mại
1- vai trò của nghiệp vụ cho vay đối với Ngân hàng thương mại
NHTM huy động tiền từ các cá nhân, các doanh nghiệp và các hình thức tín dụng
khác và đương nhiên ứng với mỗi loại tiền gửi do các ngân hàng phải chi trả cho một
khoản lãi nhất định. Để đảm bảo khả năng chi trả, ngân hàng sẽ phải sử dụng phần lớn
khoản tiền huy động đưa vào các hoạt động kinh doanh như cho vay, đầu tư … . Trong
đó cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM tạo ra lợi nhuận trực tiếp cho
ngân hàng. Sở dĩ cho vay được coi là một trong những loại hình quan trọng nhất không
thể thiếu được của các ngân hàng bởi lẽ chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp
mọi chi phí mà các ngân hàng phải bỏ ra như: Chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí
kinh doanh, quản lý, thuế và các chi phí rủi ro đầu tư…
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của tầng lớp dân cư các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế ngày càng lớn. Do
vậy lượng cho vay của các NHTM càng tăng và kèm theo nó thì các loại hình cho vay
ngày càng được mở rộng và phát triển hết sức đa dạng. ở các nước phát triển hàng đầu
thế giới thì nhu cầu vay dài hạn đã dần thay thế cho nhu cầu ngắn hạn. Trong khi đó thì
ở các nước đang phát triển, hầu hết cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỉ lệ lớn so với cho vay
trung và dài hạn.
Điều đó cũng có lẽ bởi các nước này vẫn chưa tìm được biện pháp khắc phục, hạn chế
sự thiếu an toàn cho các khoản vay dài hạn. Họ e sợ cùng với nền kinh tế đất nước còn
yếu kém, lạc hậu mà rủi ro của các khoản vay dài hạn đó xảy ra đồng thời sẽ dấn đến sự
sụp đổ, nợ nần của các NHTM ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng kinh tế.
Nói đến cho vay tức là nói đến rủi ro cao. Đa phần rủi ro tín dụng xẩy ra đều bắt
nguồn từ những khoản cho vay của NHTM. Đối với những khoản cho vay càng lớn thì
độ rủi ro càng cao. Mỗi một khoản rủi ro lớn xẩy ra nó tác động mạnh mẽ đến hoạt động
của ngân hàng. Có thể nói nghiệp vụ cho vay là một nghiệp vụ phức tạp, độ an toàn
thấp,rủi ro cao nhưng lại là hoạt động không thể thiếu được, quyết định và ảnh hưởng rất
lớn đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Nó chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu tổng tài
sản của ngân hàng (trên , dưới 70%).
2. Phân loại Ngân hàng cho vay
Nghiệp vụ cho vay có rất nhiều căn cứ để phân loại, như: Căn cứ vào mục đích,
căn cứ vào thời hạn cho vay, căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, căn cứ
vào hình thái giá trị của tín dụng …. Ta có thể xem xét một số hình thức phân loại sau:
2.1-Phân loại dựa vào thời hạn cho vay.
- Cho vay ngắn hạn
Loại cho vay này có thời hạn dưới một năm, được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn
lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Tại các
NHTM Việt Nam hiện nay thì tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Cho vay trung hạn
Loại cho vay này có thời hạn từ 1 đến 3 hoặc 5 năm , được sử dụng chủ yếu để
đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản
xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Trong công nghiệp thì chủ yếu là cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng: máy
cày , bơm nước, xây dựng các vườn cà phê, điều ..
- Cho vay dài hạn
Đây là loại vay có thời hạn trên 3 hoặc 5 năm, là loại tín dụng cung cấp để đáp
ứng các nhu cầu dài hạn như xây nhà ở, xây dựng các xí nghiệp mới, mua sắm các thiết
bị, phương tiện vận tải với quy mô lớn.Hiện nay các NHTM đang cố gắng nâng cao tỷ
trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng. Mặc dù độ rủi ro gặp
phải là rất lớn nhưng bù lại lãi suất cho vay rất cao, có khả năng đem lại lợi nhuận lớn
cho ngân hàng.
2.2 Phân loại dựa trên mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
- Cho vay không có đảm bảo:
Là loại hình cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hay sự bảo lãnh của người
thứ ba mà việc cho vay được thực hiện chỉ dựa trên uy tín của bản thân khách hàng. Đối
với khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có
hiệu quả thì ngân hàng có thể tin tưởng sẵn sàng cấp tín dụng mà không cần một nguồn
thu nợ thứ hai bổ sung. Hình thức cho vay này sẽ đem lại rủi ro rất lớn cho ngân hàng
nếu như có sự nhầm lẫn, sơ ý trong việc đánh giá, phân tích, thẩm định hồ sơ khách
hàng.
- Cho vay có bảo đảm
Cho vay có bảo đảm là loại cho vay được ngân hàng cung ứng nhưng phải đi kèm
theo tài sản thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Ngân hàng
thực sự thiếu tin tưởng đối với khách hàng nên sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để
ngân hàng có thêm một nguồn thu thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất nếu như
xảy ra một sự cố nào đó trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.
3- Quy Trình cho vay.
3.1-Hợp đồng cho vay.
3.1.1-Khái niệm hợp đồng cho vay.
Hợp đồng cho vay là cơ sở pháp lý để xác lập mối quan hệ vay mượn giữa ngân
hàng và khác hàng đồng thời cũng là công cụ để quản lý tiền cho vay và những rủi ro có
thể xẩy ra.
Hợp đồng cho vay thường được viên cố vấn pháp lý của ngân hàng chuẩn bị và
được luật sư của người vay duyệt lại. Các điều khoản trong mỗi hợp đồng sẽ được điều
chỉnh thay đổi ứng với từng tình huống riêng biệt. Hợp đồng cho vay được coi như công
cụ pháp lý quản trị tín dụng. Do vậy, nếu cấu trúc của một hợp đồng cho vay vừa bao
quát vừa, vừa chi tiết và chặt chẽ sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ lợi ích cho
chính ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế, trong hầu hết hợp đồng cho vay hiện nay thiếu
những nội dung mà cho phép ngân hàng giám sát các khoán cho vay tốt hơn, để kịp thời
ra tay thực hiện những biện pháp cần thiết cứu nguy cho các khoản vay có dấu hiệu cảnh
báo có thể đưa đến chỗ rủi ro.
3.1.2- Các yếu tố cấu thành hợp đồng cho vay.
Một hợp đồng cho vay thường chứa đựng các thành phần căn bản sau:
- Lời mở đầu:
Đôi khi nêu tên của các bên và đưa ra lời tuyên bố rằng đang thực hiện hợp đồng.
Tuy nhiên cũng có khi nêu lên mục đích của khoản cho vay.
- Số lượng và kỳ hạn của khoản vay.
Trong phần này sẽ nêu lên khối lượng của khoản cho vay, cách thức người vay rút
tiền, lãi suất cho vay, ngày đáo hạn, số chi phí (nếu có) và các điều khoản liên quan đến
các khoản chi trả trước. Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro trong phần này bằng cách tổ
chức các khoản vay theo phương thức trả dần hoặc áp đặt một số dư đặt cọc. Các ngân
hàng nói chung thường không phạt trong trường hợp trả trước khoản trả góp hoặc trả hết
toàn bộ khoản vay trước hạn nếu như nguồn vốn có được từ các vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh của khách hàng, từ việc thu nợ, hay bán các tích sản. Tuy nhiên nếu như việc
hoàn trả sớm khoản vay được thực hiện do khách hàng đi vay của ngân hàng khác thì
một mức phạt đối với hành vi đó sẽ được áp dụng.
- Xin vay và bảo đảm.
ở phần này người vay sẽ trình bày và cam kết là các báo cáo tài chính mà kế
hoạch đã nộp cho ngân hàng nhằm hình thành các quyết định tín dụng là đúng và thực
sự phản ánh được tình hình tài chính hiện tại của người vay.
- Các điều kiện cho vay.
ở phần này cũng liên quan đến sự đảm bảo của khách hàng đó là tính hợp pháp
của các điều kiện phải tồn tại. Các tài liệu giấy tờ cần thiết về khách hàng phải được
giao cho người vay trước khi khoản vay được thực hiện. Đương nhiên, để suất bất cứ
khoản tiền nào cho vay thì những tài liệu đó phải đáp ứng được nhu cầu mong muốn của
cố vấn pháp lý cho ngân hàng về khách hàng cần vay vốn. Nếu như trong hợp đồng yêu
cầu cung cấp một khoản tín dụng tuần hoàn theo sau khoản vay định kỳ thì nhân viên
yêu cầu người vay phải cung cấp thêm thông tin trước mỗi lần xuất tiền để ngân hàng có
thể xác định rằng những gì đã trình bày có bảo đảm trước đây vẫn chính xác, không có
dấu hiệu nào cho thấy là khách hàng sẽ không trả được cho họ theo như thoả thuận.
- Mô tả vật thế chấp:
Các khoản vay ngân hàng có thể được đảm bảo hoặc không được đảm bảo. Nếu
như trong trường hợp khoản vay phải có bảo đảm thì hợp đồng phải mô tả chi tiết vật thế
chấp cũng như phải được xử lý như thế nào. Trong nhiều trường hợp thì vật thế chấp
được coi như phòng tuyến cuối cùng bảo vệ lợi ích của ngân hàng. Do vậy trong hợp
đồng cần có điều khoản minh bạch, rõ ràng khi nào, bằng cách nào ngân hàng có thể
chấp hữu tài sản thế chấp để thu hồi khoản vay nếu như khách hàng có nguy cơ không
trả được và khi thẩm định tài sản thế chấp cần chú ý quan tâm đến các đặc điểm sau:
+ Có tính thanh khoản tốt.
+ Không bị mất giá bởi bất cứ nguyên nhân nào.
+Có giá trị cao hơn giá trị khoản vay càng lớn càng tốt.
+ Có quyền sở hữu rõ ràng, hợp pháp.
+ Chưa bị đem sử dụng để đảm bảo cho một khoản vay khác.
- Các cam kết của người vay:
Phần này xác định những cam kết nào đó mà người vay phải thực hiện hoặc
không được thực hiện sau khi đã thoả thuận với ngân hàng. Đây là phần rất quan trọng
của hợp đồng cho vay. Số lượng và chi tiết của các điều cam kết nhiều hay ít tỷ lệ
nghịch với sức mạnh tài chính của người đi vay và chất lượng quản lý của họ. Xét về
góc độ quản lý tín dụng và rủi ro liên quan thì đây là phần tập trung thể hiện sự giám sát
của ngân hàng đối với người vay trong suốt quá trình khoản vay còn hiệu lực, đảm bảo
được tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay cũng như trả nợ của khách hàng đồng
thời căn cứ vào cam kết này ngân hàng có thể can thiệp cần thiết khi một phần hay toàn
bộ các thoả thuận không được tôn trọng làm ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng. Có
hai loại cam kết.
*Cam kết thực hiện là những giao ước áp dụng đối với quản lý, yêu cầu người vay phải
thực hiện một số hành động nào đó, như: Cung cấp các báo cáo tài chính trong phạm vi
60 ngày sau khi kết thúc năm tài chính, Ngân hàng được phép thanh tra tồn kho, các
khoản thu và tài sản khác nếu thấy cần thiết theo định kỳ, người vay phải thông báo cho
ngân hàng bất cứ tranh chấp pháp lý hoặc sai quyền nào làm ảnh hưởng đến sự thực hiện
nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng….
*Cam kết không thực hiện là những hành động mà người vay đồng ý không thực hiện
trong suốt thời hạn của khoản vay trừ phi được sự đồng ý của ngân hàng cho vay. Mục
tiêu của cam kết nhằm ngăn ngừa sự phung phí các tài sản làm suy yếu sức mạnh tài
chính của ngân hàng, có thể làm suy yếu khả năng chi trả của người vay.
- Các điều khoản hạn chế.
Các điều khoàn này cho phép các hành động nhất định nhưng giới hạn phạm vi
của chúng. Để đảm bảo nâng cao năng lực tài chính trong kinh doang, các doang nghiệp
vay sẽ giữ lại một phần lợi tức, các giới hạn thường được đặt trên số cổ tức có thể được
chi trả. Nếu như ngân hàng nhận tháy doanh nghiệp vay cần vốn ngắn hạn để thoả mãn
nhu cầu theo thời vụ thì những khoản vay như thế được cho phép nhưng thông thường
một giới hạn được áp dụng đối với tổng số tiền vay cả dài hạn lẫn ngắn hạn. Nếu người
vay mắc nợ các người khác những khoản nợ dài hạn , sự giới hạn cũng được áp dụng đối
với số lượng được dùng để chi trả hàng năm. Mục đích của nó là ngăn ngừa tình trạng
đặt ngân hàng vào vị trí người cuối cùng được chi trả cũng như là việc doanh nghiệp sử
dụng vốn của ngân hàng để trả hết cho một người cho vay khác.
- Trường hợp không trả được nợ.
Tất cả các khoản cho vay định kỳ có các điều khoản về việc không trả được nợ
khiến cho toàn bộ khoản cho vay lập tức hết hạn và có thể được trả dưới các địa chỉ nhất
định. Nếu các địa chỉ nhất định không được đáp ứng thì toàn bộ khoản cho vay lập tức
được coi là đáo hạn. Việc này sẽ tiết kiệm ít phiền hà hơn là chờ cho đến khi mỗi khoản
tích góp đáo hạn mới áp dụng hành động pháp lý.
3.2- Lãi suất cho vay ở các Ngân hàng Thương mại.
3.2.1- Khái niệm lãi suất cho vay.
Lãi suất cho vay là tỉ lệ % giữa số tiền mà người đi vay phải trả thêm cho người
cho vay sau một thời hạn nhất định sử dụng số tiền vay đó. Lãi suất cho vay có thể được
tính theo tháng hoặc theo năm ( ở Việt Nam thường tính theo tháng còn hầu hết các
nước khác đều tính theo năm).
Lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi thông thường biến động cùng chiều: khi lãi
suất tiền gửi được nâng lên thì lãi suất cho vay nâng lên và ngược lại, làm sao dung hoà
được hai yêu cầu: nâng lãi suất huy động để thu hút được nguồn vốn và kiềm chế lạm
phát. Hạ lãi suất tiền gửi để hạ lãi suất cho vay, nâng đỡ sản suất.
Lãi suất cho vay trung bình phải cao hơn lãi suất huy động trung bình. Khoản
chênh lệch chính là “lãi gộp” của ngân hàng để bù đắp chi phí, thuế, phí dự trữ bắt buộc,
đề phòng rủi ro và có lãi. Có thế mới hạn chế được hiện tượng vay ồ ạt mang tính bao
cấp do lãi suát vay quá thấp, buộc người vay phải đảm bảo hài hoà 3 mặt lợi ích của
người gửi, người vay và bản thân ngân hàng.
3.2.2- Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của Ngân hàng Thương mại.
Lãi suất cho vay được đàm phán giữa người vay và ngân hàng cho vay giữa các
ngân hàng khác nhau thì lãi suất cho vay cũng khác nhau. Chúng phản ánh cả dặc tính cá
biệt của khoản cho vay lẫn cung cầu về tín dụng trên thị trường tiênf tệ. Lãi suất cho vay
chịu tác động của nhiều yếu tồ. Nó thay đổi theo sự biến động cuă các yếu tố như: Lãi
phải trả cho người gửi, chi phí ngân hàng, rủi ro tín dụng, sự cạnh tranh giữa các ngân
hàng số dư tiền gửi của người vay và các chứng khoán ….Lãi suất cho vay luôn luôn
phải lớn hơn lãi suất tiền gửi, có như vậy mới bảo đảm được hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngân hàng, mới bù đắp được những chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra trước đó.
Hay cạnh tranh giữa các ngân hàng, đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lãi
suất. Để đảm bảo thu hút được khách hàng về phía mình các ngân hàng luôn luôn phải
cân nhắc, giảm lãi suất cho vay đến một mức độ nhất định hòng giành khách hàng với
các ngân hàng khác. Nói chung khả năng cho vay của ngân hàng tuỳ thuộc vào mức dự
trữ thặng dư trong hệ thống Ngân hàng. Nếu nhu cầu về tín dụng ngân hàng tương đối
ổn định, các khoản dự trữ thặng dư gia tăng, lãi suất cho vay sẽ giảm khi các ngân hàng
tìm kiếm các tích sản sinh lợi. Tuy nhiên nếu có nhu cầu mạnh được tín dụng ngân hàng
và khoản dự trữ thặng dư tiếp tục ổn định hay phát triển chậm hơn nhu cầu tin dụng, lãi
suất sẽ tăng lên. Thái độ con người cũng ảnh hưởng đến lãi suất. Nếu người ta có cái
nhìn bi quan về kinh tế thì các giám đốc Ngân hàng không hạ mức lãi suất mặc dù nguồn
vốn cho vay có thể bảo đảm. Nếu lạc quan nghĩa là họ thấy rằng hệ thống dự trữ sẽ cấp
thêm vốn cần đến, lãi suất không bị tăng lên một cách rõ rệt, mặc dù dự trữ thặng dư
tương đối thấp lãi suất thị trường cũng chịu sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước theo
chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng. Nếu Ngân hàng Nhà nước muốn mở rộng tiền
tệ thì lãi suất thị trường giảm để thu hút người vay và ngược lại khi Ngân hàng Nhà
nước muốn thắt chặt tiền tệ thì lãi suất sẽ tăng lên để hạn chế tín dụng. Ngoài ra, lãi suất
còn chịu sự chi phối của kỳ hạn vay. Kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng cao, thanh toán khó
khăn nên lãi suất cao để bù đắp những khó khăn có thể xảy ra.
3.3 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay của các ngân hàng thông thường diễn ra qua 5 bước sau:
a) Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục xin vay vốn
Nếu lần đầu xin vay thì khách hàng phải cung cấp cho ngân hàng những tài liệu
chứng minh tính pháp lý của mình. Gửi đơn xin vay, trong đó điền đầy đủ những thông
tin cần thiết . Ngoài ra, người xin vay phải nộp kế hoạch sản xuất kinh doanh để xác
định nhu cầu, cung cấp cho ngân hàng những hợp đồng kinh tế liên quan đến việc thực
hiện kế hoạch, dự án để xác định tính khả thi của dự án. Nộp báo cáo tài chính kinh
doanh hiện tại của khách hàng, kèm theo những tài liệu chứng minh về đảm bảo an toàn
tiền vay như : giấy tờ sở hữu, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.
b)Ngân hàng tiến hành thu thập thông tin
Căn cứ vào các tài liệu trên thì ngân hàng tiến hành kiểm tra về tính pháp lý của
các tài liệu, uy tín của khách hàng, khả năng sinh lời của dự án, quyền sở hữu tài sản để
xem khách hàng có đảm bảo đủ độ tin cậy hay không . Ngân hàng có thể kiểm tra thông
qua các cách sau:
+Phỏng vấn người xin vay:
Qua phỏng vấn người xin vay, nhân viên tín dụng sẽ biết được lý do vay, biết
được yêu cầu xin vay có đáp ứng được các đòi hỏi khác nhau do các chính sách cho vay
của ngaan hàng ấn định không. Qua phỏng vấn, nhân viên tín dụng có mmột ý niệm nào
đó về tính thật thà và khả năng của người vay và coa thể có ý kiến xem có cần thiết phải
có vật thế chấp hay không. Những thông tin về lịch sử và sự phát triển của ngành kinh
doanh, bản chất của các sản phẩm dịch vụ, nguồn nhiên liệu, thế cạnh tranh và các kế
hoạch trong tương lai có thể có được qua phỏng vấn.
+Kiểm tra qua sổ sách của ngân hàng
Một ngân hàng có thể lưu trữ tập trung của cả người ký thác và người vay, từ đó
có thể nhận được thông tin về tín dụng. Thậm chí, nếu người xin vay chưa từng là khách
hàng của ngân hàng, hồ sơ tập trung cũng có một số thông tin nào đó.
+ Điều tra nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay
Người xin vay phải cho phép một nhân viên tín dụng đến tham quan nơi kinh
doanh của mình. Một nhân viên tín dụng có kinh nghiệm sẽ biết được một cách đáng kể
về mức độ phát triển hiện nay trong kinh doanh của người vay cũng như trình độ quản lý
thông qua tham quan các tiện nghi của nó.
+ ĐIều tra qua việc thẩm định các báo cáo tài chính
Việc đánh giá chính xác thông tin phản ánh trong những báo cáo tài chính là rất
quan trọng trong phân tích tín dụng. Ngân hàng dựa trên báo cáo tài chính để đánh giá
các khoản mục tài sản, tài sản và vốn tự có, đánh giá báo cáo lãi lỗ, những thay đổi tình
hình tài chính.
Nếu không chấp nhận thì gửi giấy báo từ chối trong vòng 10 ngày. Chấp nhận thì ra
quyết định cho vay.
c)Ra quyết định cho vay
Khi ra quyết định cho vay thì ngân hàng sẽ ấn định mức cho vay căn cứ vào nhu
cầu xin vay vốn của khách hàng và khả năng có thể đáp ứng được của ngân hàng, xác
định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ của những kỳ hạn. Những đIều này
thể hiện trên hợp đồng cho vay được ký kết giữa ngân hàng với khách hàng.
d) Giải ngân
Việc tiến hành c