Thực trạng hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam

Qua 15 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đánh dấu và khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định (hơn 7%/năm), đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt, đưa đất nước từng bước thoát khỏi nghèo nàn kém phát triển, giảm dần nợ nước ngoài, giảm thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, đã bắt đầu có dự trữ ngoại tệ. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam còn đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức lớn: nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ bị diễn biến hoà bình của các thế lực phản động; thất nghiệp ngày càng gia tăng; tình trạng nghèo nàn và lạc hậu vẫn đang đè nặng lên vai mỗi người dân; môi trường bắt đầu bị ô nhiễm nặng; nạn lũ lụt và thiên tai vẫn đang diễn ra thường xuyên . Trước thực trạng đó ngoài việc phát huy có hiệu quả các nguồn nội lực, lợi thế trong nước, cần phải biết khai thác các nguồn lực từ bên ngoài và sử dụng có hiệu quả nhất chúng như: vốn đầu tư, vốn viện trợ ưu đãi, viện trợ không hoàn lại, tiếp nhận công nghệ tiên tiến hiện đại, các kinh nghiệm bổ ích của đối tác,. cho phát triển kinh tế; vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán. Các biện pháp cần phải được thực hiện để ổn định môi trường kinh doanh, trong đó có sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng, hệ thống luật pháp, đẩy mạnh vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước. Thị trường chứng khoán mặc dù đã được phát triển từ lâu nhưng mới được biết đến ở Việt Nam, vì vậy, cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ, có tính hệ thống, kết hợp với kinh nghiệm hoạt động của các nước để áp dụng trong điều kiện của Việt Nam. Thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển năng động và hiệu quả hơn, các doanh nghiệp có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, các nhà đầu tư thu được cổ tức. Từ đó phát huy tối đa nguồn lực trong nước của các tổ chức và cá nhân. và huy động vốn đầu tư nước ngoài cho công cuộc công nghiệp hoá nền kinh tế đất nước, là cầu nối cho Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Ngày 20/07/2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh chính thức được đưa vào họat động đã đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong sự phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam. Mặc dù quy mô hoạt động của thị trường còn hạn chế, nhưng cũng đã gây được nhiều sự chú ý của các công ty, công chúng trong và ngoài nước. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của báo cáo tổng hợp được trình bày gồm ba phần: Phần I: Một số vấn đề chung về tổ chức thị trường Chứng khoán Việt nam. Phần II: Thực trạng hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Phần III: Định hướng xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

doc24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Qua 15 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đánh dấu và khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định (hơn 7%/năm), đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt, đưa đất nước từng bước thoát khỏi nghèo nàn kém phát triển, giảm dần nợ nước ngoài, giảm thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, đã bắt đầu có dự trữ ngoại tệ. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam còn đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức lớn: nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ bị diễn biến hoà bình của các thế lực phản động; thất nghiệp ngày càng gia tăng; tình trạng nghèo nàn và lạc hậu vẫn đang đè nặng lên vai mỗi người dân; môi trường bắt đầu bị ô nhiễm nặng; nạn lũ lụt và thiên tai vẫn đang diễn ra thường xuyên ... Trước thực trạng đó ngoài việc phát huy có hiệu quả các nguồn nội lực, lợi thế trong nước, cần phải biết khai thác các nguồn lực từ bên ngoài và sử dụng có hiệu quả nhất chúng như: vốn đầu tư, vốn viện trợ ưu đãi, viện trợ không hoàn lại, tiếp nhận công nghệ tiên tiến hiện đại, các kinh nghiệm bổ ích của đối tác,... cho phát triển kinh tế; vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán. Các biện pháp cần phải được thực hiện để ổn định môi trường kinh doanh, trong đó có sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng, hệ thống luật pháp, đẩy mạnh vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước... Thị trường chứng khoán mặc dù đã được phát triển từ lâu nhưng mới được biết đến ở Việt Nam, vì vậy, cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ, có tính hệ thống, kết hợp với kinh nghiệm hoạt động của các nước để áp dụng trong điều kiện của Việt Nam. Thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển năng động và hiệu quả hơn, các doanh nghiệp có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, các nhà đầu tư thu được cổ tức. Từ đó phát huy tối đa nguồn lực trong nước của các tổ chức và cá nhân... và huy động vốn đầu tư nước ngoài cho công cuộc công nghiệp hoá nền kinh tế đất nước, là cầu nối cho Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Ngày 20/07/2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh chính thức được đưa vào họat động đã đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong sự phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam. Mặc dù quy mô hoạt động của thị trường còn hạn chế, nhưng cũng đã gây được nhiều sự chú ý của các công ty, công chúng trong và ngoài nước. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của báo cáo tổng hợp được trình bày gồm ba phần: Phần I: Một số vấn đề chung về tổ chức thị trường Chứng khoán Việt nam. Phần II: Thực trạng hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Phần III: Định hướng xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC 1. Kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986- 2000). Kể từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI -đại hội tiến hành công cuộc đổi mới- Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá. Kinh tế sau thời kỳ lạm phát cao đã bước sang thời kỳ tăng trưởng cao (1999- 2000). Tốc độ tăng trưởng (GDP) hàng năm thời kỳ 1991- 1997 đạt 8,2%. Sau khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu á, mức tăng trưởng kinh tế bị chững lại nhưng những dấu hiệu phục hồi đã thể hiện rõ nét trong năm 2000. Lạm phát giảm từ 12,7% trong năm 1995 xuống mức bình quân thời kỳ 1996 –1999 là 4,35% năm. Đầu tư toàn xã hội bằng nguồn vốn trong và ngoài nước so với GDP tăng từ mức 15,8% năm 1990 lên 29% năm 1997. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP tăng từ 17% năm 1992 lên 22% năm 1999. Hệ thống luật về kinh tế đã được chỉnh sửa và hoàn thiện với cơ chế thị trường. Nguồn thu cho ngân sách tăng, bao cấp cho doanh nghiệp nhà nước giảm, cho phép Nhà nước dành nhiều nguồn vốn hơn cho đầu tư phát triển. Hệ thống tài chính, tiền tệ được đổi mới và phù hợp với cơ chế thị trường. Hệ thống ngân hàng được củng cố; các tổ chức tín dụng phát triển, chất lượng và hiệu quả tín dụng được nâng lên. Cơ chế quản lý ngoại hối hoàn thiện dần; chính sách tỷ giá có đổi mới dựa trên nguyên tắc của thị trường. Khu vực tư nhân phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Những thành quả kinh tế trên đây là kết quả của việc thi hành chính sách đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi đưa đất nước bước vào thời kỳ mới công nghiệp hoá nền kinh tế, đồng thời là điều kiện thuận lợi để tiến hành xây dựng một thị trường chứng khoán có hiệu quả ở Việt Nam. 2. Quá trình hình thành Thị trường chứng khoán Việt Nam Để tiến hành công cuộc công nghiệp hoá nền kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng nhanh, lâu bền phải cần đến một khối lượng lớn vốn đầu tư dài hạn mà thị trường vốn ngắn hạn không thể đáp ứng được. Do vậy, khi công cuộc đổi mới đạt được những thành quả quan trọng bước đầu, Chính phủ Việt Nam đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với việc xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán ở Việt Nam nhằm tạo thêm một kênh mới quan trọng huy động vốn dài hạn cho phát triển kinh tế, đồng thời tạo thêm các khả năng lựa chọn về tiết kiệm và đầu tư cho nhân dân. Năm 1992, các tổ nghiên cứu thuộc Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước bắt đầu nghiên cứu đề án hình thành và phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Năm 1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập “Ban nghiên cứu xây dựng thị trường vốn” là đơn vị chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Năm 1995, trên cơ sở đề án của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, và Ban Kinh tế Trung ương, Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khoán. Ngày 28/11/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 75/CP thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ quản lý các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Ngay sau khi chính thức đi vào hoạt động (4/1997), mặc dù kinh tế đang bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, đã khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng khuôn khổ pháp lý, tạo hàng hoá, các tổ chức tài chính trung gian cũng như các điều kiện khác cho sự ra đời của thị trường chứng khoán. Ngày 11/07/1998 Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được chính thức ban hành. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng banđầu để Chính phủ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản thực thi tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho việc hình thành và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày 20/07/2000 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Sau hơn một năm hoạt động, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã đạt được một số thành công đáng kể, thể hiện sự tập trung, nỗ lực của Đảng, Chính phủ và toàn thể cán bộ nhân viên ngành chứng khoán. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động đã tạo ra một kênh huy động vốn mới cho nền kinh tế và đã xây dựng cho Việt Nam một chỉ số kinh tế mới, tuy chưa phản ánh đầy đủ thực trạng nền kinh tế nhưng cũng đã thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 3. Uỷ ban chứng khoán nhà nước Thị trường chứng khoán Việt Nam có sự khác biệt so với các quốc gia khác ở chỗ: UBCKNNVN ra đời trước khi có thị trường chứng khoán và là một bộ phận quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam; TTGDCK là một bộ phận trực thuộc của UBCKNN, hoạt động trước khi có thị trường chứng khoán. 3.1. Vai trò của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập theo Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về Chứng khoán và thị trường Chứng khoán. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau: - Soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. - Cấp, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động đối với công ty kinh doanh chứng khoán, công ty tư vấn chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các đơn vị được phát hành chứng khoán để giao dịch ở thị trường chứng khoán. - Thành lập và quản lý các tổ chức dịch vụ và phụ trợ cho hoạt động của thị trường chứng khoán. - Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Sở giao dịch chứng khoán. - Kiểm tra, giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức liên quan đến việc kinh doanh, phát hành, dịch vụ chứng khoán. - Ban hành các quy định về niêm yết, thông báo phát hành, thông tin về giao dịch, mua bán chứng khoán; thoả thuận với Bộ Tài chính để quy định phí, lệ phí, và thuế liên quan đến việc phát hành và kinh doanh chứng khoán. - Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường chứng khoán diễn ra có hiệu quả và đúng phát luật. 3.2. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Ban lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Uỷ viên kiêm nhiệm cấp Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tương Chính phủ đối với toàn bộ hoạt động của Uỷ ban chứng khoán và phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên kiêm nhiệm. Bộ máy giúp việc của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước gồm có: -Vụ phát triển Thị trường Chứng khoán: Có chức năng tham mưu cho Chủ tịch về xây dựng các dự thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị định về chứng khoán và thị trường chứng khoán; xây dựng các chính sách phát triển thị trường chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, công bố thông tin về thị trường chứng khoán. -Vụ Quản lý Phát hành Chứng khoán: Có chức năng tham mưu cho Chủ tịch trong lĩnh vực quản lý hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán; cấp phép và giám sát hoạt động các đơn vị phát hành được phát hành chứng khoán để giao dịch trên thị trường chứng khoán. -Vụ Quản lý Kinh doanh Chứng khoán: Có chức năng tham mưu cho Chủ tịch trong việc xây dựng các chính sách và giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán; công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, các tổ chức lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán; cấp phép và giám sát hoạt động của Văn phòng đại diện các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam. -Vụ Quan hệ Quốc tế: Có chức năng tham mưu cho Chủ tịch về các chủ trương, chính sách đối ngoại của Uỷ ban nhằm thiết lập và mở rộng quan hệ trong lĩnh vực chứng khoán giữa Việt Nam với các tổ chức Quốc tế, các cơ quan quản lý về chứng khoán và các tổ chức tài chính liên quan đến ngành chứng khoán. -Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo: Có chức năng tham mưu cho Chủ tịch trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Uỷ ban về tổ chức bộ máy, cán bộ, biên chế, tiền lương thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam. -Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: Có chức năng thanh tra việc tuân thủ pháp luật của Sở giao dịch chứng khoán, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán. -Vụ Tài chính-Kế toán: Có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch trong việc thực hiện các chố độ, chính sách tài chính- kế toán của Nhà nước tại Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị, tổ chức trực thuộc. -Văn phòng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: Có chức năng làm đầu mối tham mưu điều hành giúp Chủ tịch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Uỷ ban. -Văn phòng Đại diện của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh: Có chức năng chủ yếu là phối hợp với các Vụ chức năng và làm đầu mối triển khai các công việc của UBCKNN về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại TP. HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam; thu thập, tổng hợp phân tích và cung cấp thông tin về chứng khoán và thị trường chứng khoán TP. HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam để phục vụ cho việc quản lý và chỉ đạo của Chủ tịch. -Tạp chí Chứng khoán: Có chức năng thông tin về chứng khoán và thị trường chứng khoán, trao đổi kinh nghiệm hoạt động chứng khoán và các lĩnh vức có liên quan, cung cấp các kiến thức cơ bản cho công chúng về lĩnh vức đầu tư và kinh doanh chứng khoán. -Phòng pháp chế: Có chức nămg tham mưu cho Chủ tịch thực hiện việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong ngành chứng khoán, tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tư vấn pháp lý về những vấn đề liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán. -Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Bồi dưỡng nghiệp vụ về Chứng khoán và thị trường Chứng khoán: Có chức năng tổ chức nghiên cứu khoa học về chứng khoán và thị trường chứng khoán, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành và kinh doanh chứng khoán, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho những người tham gia thị trường chứng khoán và công chúng. -Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (sở giao dịch chứng khoán): Là một bộ phận trực thuộc UBCKNN có chức năng quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động mua-bán chứng khoán tại trung tâm giao dịch nhằm đảm bảo cho Trung tâm hoạt động an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. 3.3 Nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán bao gồm: + Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; + Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán; + Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; + Thực hiện đăng ký chứng khoán; + Thực hiện thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng khoán; + Công bố các thông tin về hoạt động giao dịch chứng khoán; + Kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán; + Thu phí niêm yết chứng khoán, phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thông tin và các phí dịch vụ khác theo quy định của pháp luật; + Làm thủ tục cho chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán; + Đình chỉ giao dịch tạm thời một hoặc một số chứng khoán; + Được quyền yêu cầu thành viên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, tổ chức phát hành gửi báo cáo đột xuất theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; + Lập và quản lý Quỹ hỗ trợ thanh toán; Làm trung gian hoà giải cho thành viên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và người đầu tư khi có yêu cầu; + Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, kiểm toán theo quy định của Nhà nước. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Uỷ ban Chứng khoán Vụ Quản lý Kinh doanh Chứng khoán Vụ Quản lý Phát hành Chứng khoán Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Văn phòng đại diện của UBCKNN tại TP. HCM CHỦ TỊCH Các Phó chủ tịch Các Uỷ viên kiêm nhiệm: -Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư; -Thứ trưởng Bộ Tài chính; -Thứ trưởng Bộ Tư pháp; -Phó thống đốc NHNN. Phòng Pháp chế Trung tâm NCKH& BDNV về CK& TTCK Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM Tạp chí Chứng khoán Phòng Công nghệ tin học Vụ Kế toán- Tài chính CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.Hoạt động phát hành và niêm yết. 1.1 tiêu chuẩn phát hành, niêm yết và công bố thông tin. +Tiêu chuẩn phát hành, niêm yết: Tổ chức phát hành muốn phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, trừ việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Tổ chức phát hành, niêm yết cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng phải thảo mãn các điều kiện sau: - Có mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam; - Hoạt động kinh doanh có lãi trong hai năm liên tục gần nhất; - Thành viên hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng Giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh; - Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn có từ đợt phát hành cổ phiếu; - Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành; - Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trong trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cỏ phần của tổ chức phát hành (đối với cổ phiếu); - Cổ đông sáng lập phải giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể tư ngày kết thúc đợt phát hành; - Tối thiểu 20% tổng giá trị trái phiếu phát hành phải được bán cho hơn 100 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp tổng giá trị trái phiếu phát hành trên 100 tỷ đồng thì tỷ lệ này tối thiểu 15% (đối với trái phiếu). + Công bố thông tin: - Tổ chức Phát hành chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ: trong thời gian 5 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép phát hành, có nghĩa vụ công bố thông tin trên 5 số liên tiếp của một tờ báo Trung ương và một tờ báo địa phương, là những thông tin trong hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để phát hành; - Tổ chức Phát hành chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ: Có nghĩa vụ công bố thông tin tức thời và công bố thông tin theo yêu cầu của TTGDCK và UBCKNN tuân theo Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán ban hành theo Quyết định 04/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27/3/1999 của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. 1.2 Các loại Chứng khoán niêm yết. + Cổ phiếu: Cho đến nay Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã xem xét và cấp phép đăng ký niêm yết cho 12 cổ phiếu của các công ty sau: Tên công ty Vốn điều lệ (tỷ đồng) Số Cp niêm yết (triệu) Mệnh giá (đồng) Loại Chứng khoán Số giấy phép- ngày cấp Địa chỉ công ty Cty CP cơ điện lạnh REE 150 15 10.000 CP thông thường 01/GPPH 02/06/2000 TP. HCM Cty CP cáp và vật liệu viễn thông SACOM 120 12 10.000 CP thông thường 02/GPPH 02/06/2000 Đồng Nai Cty CP giấy Hải Phòng HAPACO 10.8 1.008 10.000 CP thông thường 03/GPPH 17/07/2000 Hải Phòng Cty CP kho vận tải ngoại thương HCM TRANSIMEX 22 2.2 10.000 CP thông thường 04/GPPH 20/07/2000 TP. HCM Cty CP chế biến hàng XK Long An LAFOOCO 19.3 1.93 10.000 CP thông thường 05/GPPH 06/11/2000 Long An Cty CP khách sạn Sài Gòn SGHC 17.663 1.76 10.000 CP thông thường 06/GPPH 13/06/2001 TP. HCM Cty CP đồ hộp Hạ Long- Hạ Long CANFOCO 35 3.5 10.000 CP thông thường 07/GPPH **/10/2001 Cty CP nhựa Đà Nẵng- Đanaplast (DPC) 16 1.6 10.000 CP thông thường Đà Nẵng Cty CP bánh kẹo Biên Hoà- BIBICA 56 5.6 10.000 CP thông thường Đồng Nai Cty CP nước giải khát Sài Gòn TRIBICO 37.5 3.75 10.000 CP thông thường TP. HCM Cty CP SXKDXNK Bình Thạch- GILIMEX **** **** 10.000 CP thông thường TP. HCM Cty CP cơ khí và xây dựng Bình Triệu (BTC) 12.6 1.26 10.000 CP thông thường 12/GPPH 07/01/2001 TP. HCM +Trái phiếu: Tính đến nay, đã có 18 loại trái phiếu được đưa vào giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Trong đó chỉ có 2 loại trái phiếu do Ngân hàng Đầu tư - Phát triển phát hành: Loại thứ nhất BID1-100 tổng giá trị phát h
Luận văn liên quan