Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty may Thăng Long

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều biến đổi quan trọng theo chiều hứơng tích cực để có thể phát triển cách duy nhất là doanh nghiệp phải thấy được sự thay đổi của môi trường kinh doanh có tác động đến doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra để bán nhằm thực hiện những mục tiêu đã định trong chương trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Do đó tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra là một khâu quan trọng. Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán đã diễn ra và quyền sở hữu hàng hoá đã thay đổi . Thông qua công tác tiêu thụ mà người ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành sản xuất kinh doanh trên thị trường bao giờ cũng để ra cho mình mục tiêu nhất định ,có nhiều mục tiêu để cho doanh nghiệp phấn đấu như lợi nhuận, vị thế, an toàn. Trong đó mục tiêu lợi nhuận , có thể được coi là hàng đầu và công tác tiêu thụ sản phẩm chiếm giữ một vai trò rất quan trọng. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự phát triển và tồn tại cuả doanh nghiệp. Chỉ có tiêu thụ được sản phẩm thì mới thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng.Tiêu thụ là cầu nối của sản xuất và tiêu dùng. Cũng như mọi doanh nghiệp trong cơ trế thị trường để kinh doanh có hiệu quả công ty may thăng long có trụ sở chính tại ( 250 MINH KHAI- Hà Nội ) đã có các biện pháp nhằm tăng cường và thúc đẩy về việc tiêu thụ sản phẩm tại công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong những năm vừa qua Công Ty May Thăng Long đã đạt được những kết quả to lớn trong việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, tạo được một ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng. Tuy nhiên Công ty cần phải có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tiêu thụ sản phẩm để nâng cao lợi nhuận và vị thế trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tiểu luận này được chia thành các phần như sau : Phần I : Lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Phần II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty may thănglong Phần III: Các biện pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của công ty may thăng long Phần kết luận

doc17 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty may Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/..lời nói đầu Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều biến đổi quan trọng theo chiều hứơng tích cực để có thể phát triển cách duy nhất là doanh nghiệp phải thấy được sự thay đổi của môi trường kinh doanh có tác động đến doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra để bán nhằm thực hiện những mục tiêu đã định trong chương trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Do đó tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra là một khâu quan trọng. Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán đã diễn ra và quyền sở hữu hàng hoá đã thay đổi . Thông qua công tác tiêu thụ mà người ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành sản xuất kinh doanh trên thị trường bao giờ cũng để ra cho mình mục tiêu nhất định ,có nhiều mục tiêu để cho doanh nghiệp phấn đấu như lợi nhuận, vị thế, an toàn... Trong đó mục tiêu lợi nhuận , có thể được coi là hàng đầu và công tác tiêu thụ sản phẩm chiếm giữ một vai trò rất quan trọng. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự phát triển và tồn tại cuả doanh nghiệp. Chỉ có tiêu thụ được sản phẩm thì mới thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng.Tiêu thụ là cầu nối của sản xuất và tiêu dùng. Cũng như mọi doanh nghiệp trong cơ trế thị trường để kinh doanh có hiệu quả công ty may thăng long có trụ sở chính tại ( 250 MINH KHAI- Hà Nội ) đã có các biện pháp nhằm tăng cường và thúc đẩy về việc tiêu thụ sản phẩm tại công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong những năm vừa qua Công Ty May Thăng Long đã đạt được những kết quả to lớn trong việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, tạo được một ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng. Tuy nhiên Công ty cần phải có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tiêu thụ sản phẩm để nâng cao lợi nhuận và vị thế trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tiểu luận này được chia thành các phần như sau : Phần I : Lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Phần II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty may thănglong Phần III: Các biện pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của công ty may thăng long Phần kết luận phần I lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty may thăng long 1, Bản chất của việc tiêu thụ sản phẩm: - Các khái niệm về tiêu thụ sản phẩm : theo quan niệm của marketing tiêu thụ sản phẩm là các quá trình kinh tế và các tổ chức liên quan tới việc điều hành và vận chuyển hàng loạt hàng hoá và dịch vụ từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng với những điều kiện tối đa. + Xét theo quá trình tiêu thụ sản phẩm là bán sản phẩm để thực hiện giá trị ở đây đòi hỏi phải có người bán (người sản xuất ) và người mua là (khách hàng) và các hoạt động này diễn ra trên thị trường . - Thực chất của tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện các giá trị trong sản xuất kinh doanh. + Bởi vì trong kinh doanh việc thực hiện một số hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời. - Tiêu thụ sản phẩm là một khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh nó thực hiện mối quan hệ : + Giữa người sản xuất với sản xuất. + Giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Trong qúa trình tái sản xuất , nếu khâu tiêu thụ sản phẩm không thực hiện tốt sẽ làm cho sản phẩm bị đình trệ. + Vì thực hiện giá trị sản phẩm trên thị trường nên khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ bị tác động trực tiếp của quy luật thị trường , quy luật giá trị , quy luật cung cầu...còn các quy luật thị trường tác động vào khâu sản xuất, thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong các doanh nghiệp sản xuất việc lập kế hoạch phải phù hợp với quá trình phát triển thị trường...kinh doanh thiếu sự đúng đắn định hướng chiến lược không đúng của sản phẩm sẽ dẫn đến việc đầu tư sản xuất tiêu thụ không có đích hoặc nhằm sai mục đích cả hai trường hợp này đều dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả và dẫn đến thất bại . Với khoảng thời gian trung và ngắn hạn một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đúng đắn luôn luôn là cơ sở để có kế hoạch sản xuất thích hợp và ngược lại. Nếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá không phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiến độ sản xuất . Trongthực tế tổ chức kinh doanh cũng như diễn biến của các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhịp độ và các diễn biến của doanh nghiệp trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chuẩn bị hàng hoá dịch vụ - Khái niệm tiêu thụ một cách chung nhất là quá trình thục hiện giá trị hàng hoá,qua tiêu thụ hàng hoá chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. + Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn quay vòng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã nhận được tiền bán. Nói chung sự cần thiết về tiêu thụ sản phẩm là có mục tiêu cần bán hết sản phẩm đã được sản xuất với doanh thu tối đa và chi phí hoạt động kinh do anh tối thiểu với mục tiêu đó trong quản trị doanh nghiệp hiện đại về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá không phải là hoạt động thụ động chờ bộ phận sản xuất tạo ra sản phẩm rồi mới tím cách tiêu thụ chúng mà hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường xác định cầu thị trường và cầu bản thân của doanh nghiệp , trong thị trường các doanh. Chủ động tiến hành các hoạt động kinh doanh quảng cáo cần thiết và nhằm giới thiệu tới các khách hàng. - Để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm thường được tổ chức thành các hoạt động chủ yếu bao gồm công tác nghiên cứu, công tác quảng cáo, công tác đẩy mạnh và phát triển bán hàng, tổ chức các hoạt động bán hàng và sau bán hàng (hậu mãi). 2. ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp : + Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng, là bước nhảy quan trọng tiến hành quá trình tiếp theo nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có hướng sản xuất kinh doanh cho chu kỳ sau. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định nguồn mua hàng , khả năng tài chính , dự trữ ,bảo quản và mọi khả năng của doanh nghiệp và cũng nhằm mục đích thúc đẩy mạnh hàng bán ravà thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, người ta không thể hình dung nổi trong xã hội toàn bộ khâu tiêu thụ bị ách tắc kéo theo đó toàn bộ khâu tiêu thụ bị đình trệ , xã hội bị đình đốn mất cân đối .Mặt khác công tác tiêu thụ còn là cơ sở cho việc sản xuất tìm kiếm khai thác cho các nhu cầu mới phát sinh mà chưa được đáp ứng. Trong các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp tuỳ thuộc và từng cơ chế kinh tế. Xuất phát từ vị trí và vai trò của công tác này đồng thời cả trên các quốc gia khác việc tiêu thụ sản phẩm luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất và kinh doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế trước hết, ta phải cần hiểu được về nội dung hoạt động của tiêu thụ sản phẩm . điều đó có nghĩa rằng phải hoàn thiện công tác tiêu thụ để tăng thu nhập và giảm đi các chi phí bảo quản hàng tồn kho. Như vậy sản xuất luôn phải gắn liền với nhu cầu thị trường nên việc nghiên cứu nhu cầu thị trường là vấn đề hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh hàng hoá nào cũng phải tiến hành việc nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên có vai trò cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh , đang kinh doanh để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Yêu cầu của việc nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ của từng loại mặt hàng, nhóm hàng trên thị trường , từ đó có biện pháp điều chỉnh sản phẩm hợp lý để cung cấp cho thị trường Đối với công tác tiêu thụ ,nghiên cứu thị trường lại càng chiếm một vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ. Công việc này đòi hỏi nhiều công sức và chi phí lớn. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có các bộ phận nghiên cứu thị trường cần phải xác định rõ: - Đâu là thị trường có triên vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao. Doanh nghiệp cần phải xử lý những biện pháp gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Để giải đáp vấn đề trên việc nghiên cứu thị trường cần phải đi sâu vào phân tích quy mô cơ cấu ,sự vận động của thị trường và các tham số không thể kiểm soát được.Nghiên cứu quy mô thị trường có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định đựợc số lượng người tiêu thụ,người sử dụng ,khối lượng bán ,doanh thu thực tế,tỷ lệ thị trường mà doanh nghiệp có thể cung ứng hay thoả mãn. Bên cạnh đó việc nghiên cứu cơ cấu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp biết được sản phẩm của mình nên tiêu thụ ở khu vực thị trường nào, ai sử dụng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp luôn bị bao bọc bởi các yêu tố của môi trường kinh doanh .Môi trường tác động liên tục và rất sâu sắc đến toàn bộ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp và ứng xử của khách hàng. Nó bao gồm môi trường pháp luật,môi trường văn hoá xã hội,môi trường dân cư,môi trường kinh tế và môi trường công nghệ. Ngoài việc nghiên cứu khái quát thị trường doanh nghiệp phải đi nghiên cứu hành vi mua sắm,thái độ của người tiêu dùng bởi khách hàng của doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau và cách thức cũng khác nhau. Phần II thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Thăng long I. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty may Thăng long 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may Thăng long Ngày 8/51958 công ty may mặc xuất khẩu ra đời trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ, tiền thân của xí nghiệp may Thăng Long hiện nay. Sau một năm hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã hoàn thành kế hoạch sản lượng là 391,120 sản phẩm tỷ lệ đạt 112,8% so với chỉ tiêu . Gía trị tổng sản lượng tăng 840.882 đồng. Đây là mốc đánh dấu thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa vô cùng to lớn với xí nghiệp . Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang kinh tế thị trường , xí nghiệp đã nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh vật tư , nguyên liệu trước đây do Nhà nước cung cấp chuyển sang sản xuất bằng nguyên liệu do khách hàng đưa đến , đồng thời xí nghiệp tổ chức triển lãm.....Từ đó mở rộng thị trường sang các nước tư bản như Mỹ , Anh. Ngày 4/3/1992 Bộ Công Nghiệp Nhẹ có quyết định đổi tên xí nghiệp thành Công ty May Thăng Long. Ngoài nhiệm vụ sản xuất chính là hàng xuất khẩu , hàng nội địa, gia công hàng thêu mũ cho các nhu cầu của tập thể , cá cá nhân , tổ chức kinh doanh vật tư nghành may. Hàng năm công ty sản xuất 8 đến 9 triệu sản phẩm, trong đó sản phẩm xuất khẩu chiếm 95% và sản phẩm gia công chiếm 80 đến 90%. Năm 1995 , công ty đã sản xuất trên 9 triệu sản phẩm với các mặt hàng chủ yếu như áo bò otto , sơ mi cao cấp , quần bò , jean , áo sơ mi bò mài , áo jacket , áo khoác.... Công ty May Thăng Long chủ yếu sản xuất hàng gia công. Loại hàng này chiếm 80% tổng sản phẩm của công ty . Ngoài ra công ty còn sản xuất hàng có tên gọi hàng “mua đứt bán đoạn”là loại hàng doanh nghiệp tự mua nguyên vật liệu chế biến sản phẩm bán ra thi trường chiếm 20% trong tổng sản phẩm của công ty. Với mô hình sản xuất như vậy doanh nghiệp đã bố trí lực lượng lao động . Tổng số lao động: 2003 người Công nhân trực tiếp: 1847 người Công nhân gián tiếp: 156 người 2. Hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty may Thăng long Là một doanh nghiệp sản xuất và gia công hàng may mặc theo quy trình khép kín từ cắt, may, và đóng gói, đóng hòm, bằng các máy móc chuyên dùng với số lượng sản phẩm tương đối lớn. Tính chất sản xuất của các loại hàng trong công ty là sản xuất phức tạp kiểu liên tục , loại hình sản xuất hàng loạt lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. * Cơ cấu Công ty được bố trí như sau: Đứng đầu là tổng giám đốc là thủ trưởng cao nhất công ty có nhiệm vụ quản lý toàn diện chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất, kỷ thuật kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp. Sau đó là giám đốc điều hành , mỗi giám đốc điều hành một mảng nhất định. -GĐĐH Kỹ thuật : một người -GĐĐH sản xuất : một ngưới -GĐĐH nội chính: một người Các phòng chức năng là những tổ chức bao gồm cán bộ , nhân viên kình tế kỹ thuật , hành chính v.v.....được phân công chuyên môn hoá theo các chức năng quản trị, có nhiệm vụ giúp giám đốc chuẩn bị các quyết định, theo dõi, hướng dẫn các phân xưởng, các bộ phận các cán bộ, nhân viên cấp dưới thực hiện đúng đắn kịp thời những quyết định quản lý. Trách nhiệm chung của các phòng chức năng là phải vừa hoàn thành tôt nhiệm vụ, vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng khác nhằm bảo đảm cho tất cả các lĩnh vực công tác của doanh nghiệp được tiến hành ăn khớp đồng bộ , nhịp nhàng . Phòng kỹ thuật (30 người) có nhiệm vụ chuẩn bị công tác kỹ thuật như gia công chuẩn bị mẫu, thiết kế. Phòng KCS (10 người) có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm (có tính chất kiểm tra lại), kiểm tra nguyên vật liệu đối với hàng gia công và hàng mua về. Phòng kế hoạch (16 người ) chịu trách nhiệm tổng hợp :kế hoạch tiến độ sản xuất , định mức , quản lý lao động , lương sản phẩm , kỹ thuật , công nghệ , kiểm tra phục vụ sản xuất . Phòng kế toán tài vụ (9 người) , gồm các khâu : tài chính , hạch toán kế toán, thống kê , kiểm kê tài sản , kiểm tra kiểm soát, quản lý những tài liệu kế toán. Phòng thị trường (23 người) với nhiệm vụ tiếp cận thị trường thu thấp số liệu , tiêu thụ sản phẩm ,ký hợp đồng với khách hàng làm thủ tục xuất nhập khẩu . Ngoài ra còn có hàng trăm cán bộ công nhân viên ở các phòng ban khác ở các Xí nghiệp gián tiếp trực tiếp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở chi nhanh khác. II. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Thăng long trong những năm qua. 1.Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Thăng long Do đặc thù của doanh nghiệp nên quá trình sản xuất kinh doanh mới ở hình thức liên kết kinh tế cụ thể là gia công hàng may mặc và một số chủng loại hàng hoá khác cho khách hàng trong và ngoài nước. Sản phẩm của Công ty may Thăng long là những mặt hàng áo sơ mi, áo khoá, jeacket, áo đông xuân và các loại quần áo jean.Phải nói rằng các sản phẩm của Công ty được sản xuất theo dây chuyền và công nghệ hiện đại và mới mẻ, được sản xuất từ các nguyên vật liệu rất tốt mọi thành phẩm đều đảm bảo chất luợng và an toàn cho khách hàng để được thị trường chấp nhận. Hiện nay với hệ thống dây chuyền hiện đại các thiết bị máy may mới Công ty đã sản xuất được nhiều khâu bằng máy móc tự động nhanh chóng và số lượng nhiều để có thể khi nhu cầu cần thì có thể đáp ứng kịp thời. * Về sản phẩm thị trường trong nước Trong những năm qua các sản phẩm của Công ty may Thăng long sản xuất ra chủ yếu là tiêu thụ ở nước ngoài là một phần sản phẩm được sản xuất ra tiêu thụ trong nước theo kế hoạch được giao của nhà nước. Vì thế trong thời kỳ này sản phẩm của Công ty may Thăng long dần lấy được ưu thế thị trường trong nước chiếm tỷ trọng rất cao. Như vậy giữa các năm đã có sự chênh lệch đáng kể ,chỉ tính riêng năm 1997 so với năm 1996 thì tổng doanh thu của năm 1997 tăng 12% so với năm 1996. Trong đó riêng doanh thu bán hàng FOB và nội địa của năm1997 cao hơn so với doanh thu của năm 1996. Do dó sản phẩm thị trường trong nước của Công ty may Thăng long chủ yếu là phục vụ cho người tiêu dùng hoặc một số đoàn thể cơ quan tổ chức nào đấy. - Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường đặc biệt là từ năm 1992 xí nghiệp đã được bộ công nghiệp nhẹ và nhà nước cho đổi thành Công ty may Thăng long thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở trong nước được rộng mở. Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước của Công ty may Thăng long được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu 1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước Đơn vị :1000 (sản phẩm) Khu vực 1996 Tỷ trọng( %) 1997 Tỷ trọng( %) Miền bắc 217 69,2 307 71,5 Hà nội 60 19,2 92 21,4 Hải phòng 30 9,6 50 11,6 Nam định 23 7,3 35 8,1 Quảng ninh 55 17,6 62 14,4 Hải hưng 12 3,8 26 6,0 Hà tây 19 6,0 20 4,6 Thái bình 18 5,7 22 5,1 Miền trung 65 20,8 70 16,3 Vinh 18 5,7 20 4,7 Đà nẵng 25 8,0 27 6,3 Thanh hoá 22 7,0 23 5,3 Miền nam 30 10 52 12,2 TP.HCM 13 4,7 25 5,8 Quy nhơn 9 2,8 15 3,6 Nha trang 8 2,5 12 2,8 Tổng : 312 100 429 100 Qua đây chúng ta có thể thấy các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trong nước tại các khu vực như hà nội ,hải phòng , nam định , quảng ninh..các sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận bằng cách tin tưởng mua sản phẩm của Công ty. Cũng có khu vực thị trường sản phẩm Công ty mà khách hàng chưa được hiểu biết về chất lượng hay có thể do mẫu mã không hợp với thị hiếu .Do vậy Công ty cần có kế hoạch tiếp cận thị trường này để mở rộng thị trường tiêu thụ cho Công ty.song song với việc đó thì Công ty đang cố gắng đẩy mạnh tiêu thụ ở các khu vực kế tiếp. * Về vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài :Trong những năm qua Công ty may Thăng long đã thu được những kết quả đáng mừng cho ngành may mặc gia công nước nhà nói chung và Công ty may Thăng long nói riêng. Có thể nói rằng những sản phẩm Công ty xuất khẩu sang thị trường nước ngoài cũng đạt được yêu cầu về chất lượng sản phẩm cho nên các bạn hàng nước ngoài vẫn tiếp tục ký hợp đồng và làm ăn với Công ty. Đặc biệt là các nước Đông Âu cũ như Liên Xô, Ba Lan,Tiệp Khắc..Chính vì sản phẩm chất lượng cao mà giá thành lại hợp lý nên Công ty đang dần dần phát triển sang các nước tư bản như Nhật, Hồng Công,Đức vàPháp..Điều đó chúng ta có thể được chứng minh qua bảng tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở thị trường nước ngoài sau đây: Biểu 2: Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài ` Đơn vị :(sản phẩm ) Chỉ tiêu 1996 1997 Tổng sản phẩm xuất khẩu 1.862.000 1.900.000 Pháp 240.943 146.509 Đức 257.604 317.248 Hungari 498.119 505.422 Hà lan 103.204 124.575 Nhật 354.691 378.419 - Cạnh tranh với các loại sản phẩm cùng loaị phục vụ nghành của các doanh nghiệp công nghiệp may nhà nước và các doanh nghiệp như :Công ty may 10,Chiến Thắng,X20.., bên cạnh đó tình trạng các sản phẩm may mặc nhập lậu một cách tràn lan cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với Công ty. Do đó Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh và nó phải được chi tiết đến từng loại sản phẩm trong từng thời kỳ khác nhau.Nhưng cho đến nay hình như Công ty vẫn chưa có bộ phận nàophụ trách việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh ,cũng như nghiên cứu thị trường của đối thủ cạnh tranh với mình .Các biện pháp áp dụng của Công ty để tăng khả năng cạnh tranh đều chỉ là các biện pháp phổ thông và nhất thời . + Thay đổi mẫu mã sản phẩm + áp dụng phương thức tiết kiệm nguyên vật liệu. Phương thức này nhằm để hạ giá thành sản phẩm .Trong khi đó việc đưa ra các biện pháp cạnh tranh mang tính chiều sâu trên cơ sở phát huy những thế mạnh của ngành mình thì Công ty vẫn chưa thực hiện được một cách hiệu quả. 2 . Kết quả công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Thăng long a . Kết quả tiêu thụ sản phẩm với khối lượng mặt hàng : Công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Thăng long từ khi bắt đầu xuất khẩu sản phẩm trực tiếp đã không ngừng nâng cao được cả về mặt giá trị qua các chỉ tiêu sản lượng hàng hoá và đặc biệt là kết quả tiêu thụ sản phẩm với khối lượng mặt hàng Biểu 3: Kết quả tiêu thụ sản phẩm với khối lượng mặt hàng Đơn vị :1000(sản phẩm ) Khu vực 1996 1997 áo sơ mi áo jacket q jean áo sơ mi áo jacket q jean Tiêu thụ trong nước 18 80 52 230 120 79 Tiêu thụ xuất khẩu 800 580 482 870 563 467 Tổng mặt hàng tiêu thụ 980 660 534 1100 683 546 Qua biểu trên cho ta thấy kết quả tiêu thụ sản phẩm với khối lượng mặt hàng của năm 1997 so với cùng kỳ 1996 đạt mức kế hoạch tăng tỷ trọng khoảng 20%. Trong thời gian qua Công ty may Thăng long đã từng bước đẩy nhanh tiến độ công tác sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm và các kỹ thuật công nghệ hiện đại giúp cho công việc này đạt được hiệu quả tốt .Ngày càng được phát triển. b. Doanh thu tiêu
Luận văn liên quan