Thực trạng kế toán về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh một thành viên ngọc thảo hoà bình

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Lao động, tiền lương và các hình thức chế độ trả lương trong doanh nghiệp……………………………………………………………….……06 1.1.1 Vai trò lao động, phân loại lao động………………………………06 1.1.1.1.Vai trò lao động………………………………………….………06 1.1.1.2. Phân loại lao động……………………………………….………06 1.1.2. Tiền lương và các hình thức trả lương…………………….…….08 1.1.2.1. Khái niệm, vai trò tiền lương và nghiệp vụ trong kế toán tiền lương……………………………………………………………….…….08 1.1.2.2. Chế độ tiền lương………………………………………….……09 1.1.2.3. Các hình thức trả lương………………………………….…….11 1.1.3. Các chế độ độ của nhà nước quy định về các khoản trích theo lương, thưởng, trợ cấp………………………………………………….………16 1.1.3.1. Chế độ nhà nước quy định về các khoản tính, trích, theo lương………….…………………………………………………………16 1.1.3.2. Chế độ tiền thưởng quy định………………………………….17 1.1.3.3. Tính lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội…………….….…….17 1.2. Tính Lương và các khoản trích theo lương………….…………18 1.2.1. Quỹ lương và phân loại quỹ lương trong hạc toán….….………18 1.2.1.1. Quỹ lương……………………………………………………. 18 1.2.1.2. Phân loại quỹ lương trong hạch toán……………………. 18 1.2.2. Các khoản trích theo lương và nguyên tác hạch toán.18 1.2.2.1. Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN………………………….18 1.2.2.2. Nguyên tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo Lương………………………………………………….…….21 1.3. Nội dung và phương pháp tính trích tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất……………………………………………….22 1.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương…………….22 1.4.1. Chứng từ sử dụng……………………………………………22 1.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng………………………………….22 1.4.3. Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo Lương ……………………………………………………………….25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NGỌC THẢO HOÀ BÌNH. 2.1. Tìm hiểu chung về công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình…………………………………………………………………………27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình………………………………………………………27 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình……………………27 2.1.3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý,tổ chức sản xuất,tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình……………29 2.2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình…………………33 2.2.1. Công tác quản lý lao động tại công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo hoà Bình………………………………………………………………….33. 2.2.2. Nội dung quỹ tiền lương và thực tế công tác quản lý quỹ tiền lưong và hạch toán lao động ,tính lương trợ cấp bảo hiểm xã hội của công ty TNHH một thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình……………………………………33. 2.2.2.1 .Nội dung quỹ tiền lương…………………………………………33 2.2.2.2. Công tác quản lý quỹ tiền lương…………………………….….33 2.2.3. Hạch toán lao động và tính lương trợ cấp BHXH tại công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình……………………………………….34 2.2.3.1. Hạch toán……………………………………………………. 35 2.2.3.2. Trình tự tính lương BHXH phải trả và tổng hợp số liệu tại công ty TNHH một thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình…………………………35 CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHI VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 3.1. Đánh giá chung công tác tiền lương của công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình……………………………………….….61 3.1.1. Ưu điểm……………………….………………………….61 3.1.2. Hạn chế………………………………………………….62

doc69 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng kế toán về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh một thành viên ngọc thảo hoà bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Lao động, tiền lương và các hình thức chế độ trả lương trong doanh nghiệp……………………………………………………………….……06 1.1.1 Vai trò lao động, phân loại lao động………………………………06 1.1.1.1.Vai trò lao động…………………………………………..………06 1.1.1.2. Phân loại lao động……………………………………….………06 1.1.2. Tiền lương và các hình thức trả lương……………………..……..08 1.1.2.1. Khái niệm, vai trò tiền lương và nghiệp vụ trong kế toán tiền lương……………………………………………………………….……..08 1.1.2.2. Chế độ tiền lương…………………………………………..……09 1.1.2.3. Các hình thức trả lương…………………………………..…….11 1.1.3. Các chế độ độ của nhà nước quy định về các khoản trích theo lương, thưởng, trợ cấp…………………………………………………...………16 1.1.3.1. Chế độ nhà nước quy định về các khoản tính, trích, theo lương…………..…………………………………………………………16 1.1.3.2. Chế độ tiền thưởng quy định…………………………………...17 1.1.3.3. Tính lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội……………...….……..17 1.2. Tính Lương và các khoản trích theo lương…………...…………18 1.2.1. Quỹ lương và phân loại quỹ lương trong hạc toán….….………18 1.2.1.1. Quỹ lương…………………………………………………….. 18 1.2.1.2. Phân loại quỹ lương trong hạch toán……………………...... 18 1.2.2. Các khoản trích theo lương và nguyên tác hạch toán................18 1.2.2.1. Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN…………………………..18 1.2.2.2. Nguyên tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo Lương…………………………………………………...……..21 1.3. Nội dung và phương pháp tính trích tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất………………………………………………..22 1.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương……………...22 1.4.1. Chứng từ sử dụng……………………………………………22 1.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng………………………………….22 1.4.3. Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo Lương ………………………………………………………………....25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NGỌC THẢO HOÀ BÌNH. 2.1. Tìm hiểu chung về công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình…………………………………………………………………………27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình………………………………………………………27 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình……………………27 2.1.3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý,tổ chức sản xuất,tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình……………29 2.2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình…………………33 2.2.1. Công tác quản lý lao động tại công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo hoà Bình…………………………………………………………………..33. 2.2.2. Nội dung quỹ tiền lương và thực tế công tác quản lý quỹ tiền lưong và hạch toán lao động ,tính lương trợ cấp bảo hiểm xã hội của công ty TNHH một thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình……………………………………33. 2.2.2.1 .Nội dung quỹ tiền lương…………………………………………33 2.2.2.2. Công tác quản lý quỹ tiền lương…………………………….…..33 2.2.3. Hạch toán lao động và tính lương trợ cấp BHXH tại công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình……………………………………….34 2.2.3.1. Hạch toán…………………………………………………….... 35 2.2.3.2. Trình tự tính lương BHXH phải trả và tổng hợp số liệu tại công ty TNHH một thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình…………………………35 CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHI VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 3.1. Đánh giá chung công tác tiền lương của công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình……………………………………….…..61 3.1.1. Ưu điểm……………………….………………………….61 3.1.2. Hạn chế…………………………………………………..62 PHẦN MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng XHCN để đáp ứng được yêu cầu này nước ta cần phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu tất yếu của quá trình sản xuất kinh doanh sự phát triển của đất nước và nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy việc thu hút những lao động giỏi, có năng lực làm việc quản lý tốt là một việc làm hết sức khó khăn. Một trong những yếu tố tạo ra sức hút cho người lao động và các nhà quản lý, nhà đầu tư đó chính là tiền lương cho người lao động. Do vậy tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một phần trọng yếu trong công tác tổ chức kế toán của doanh nghiệp. Việc quản lý tốt tiền lương trong doanh nghiệp góp phần tăng tích lũy trong xã hội, giảm chi phí trong giá thành sản phẩm, khuyến khích tinh thần tự giác trong lao động của công nhân viên, tiền lương làm cho họ quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy họ phát huy khả năng sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao tay nghề, năng suất chất lượng, mẫu mã sản phẩm góp phần không nhỏ vào sự phồn vinh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Ngày nay cuộc sống đang thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi nhu cầu Nhận thức được vai trò của công tác kế toán, đặc biệt là tiền lương và các khoản trích theo lương trong quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty là vấn đề trọng yếu, vì thế Em chọn đề tài này là: Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH một thành viên Ngọc Thảo Hòa Bình nhằm mục đích tìm hiểu về vấn đề kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Ngọc Thảo nói riêng và các công ty khác nói chung. Chính sự thay đổi đó làm cho tiền lương của công nhân viên trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có một mức thù lao xứng đáng để phù hợp với cuộc sống hiện tại thì khi đó quản lý tiền lương là yếu tố cực kỳ cần thiết. Bài viết gồm có 03 Chương Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Chương 2:Thực trạng kế toán về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình. Chương 3: Thực hiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Thảo Hoà Bình. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Lao động, tiền lương và các hình thức chế độ trả lương trong doanh nghiệp. Khái niệm, vai trò lao động, phân loại lao động. 1.1.1.1 Khái niệm lao động, Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh Trong quá trình tiến hoá của nhân loại lao động là hoạt động có bản chất cơ bản nhất, lao động quyết định sự tồn tại và phát triển của xó hội loài người do đó nó không chỉ là quyền mà cũn là nghĩa vụ của xó hội, cú thể hiểu lao động như sau: “ Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, nhằm tác động vào giới tự nhiên, biến chúng thành vật có ích đối với đời sống của mình” Nền sản xuất xã hội được cấu thành từ 3 yếu tố cơ bản là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất bởi nó mang tính chủ động và quyết định. Người lao động bỏ sức lực kết hợp với tư liệu lao động tác động lên đối tượng lao động để tạo ra vật chất xã hội. Tuy nhiên sức lao động không phải là vô tận mà nó phải được tái tạo để đảm bảo cho sự sống của con người cũng như sự liên tục của quá trình sản xuất xã hội. Như vậy, người sử dụng sức lao động phải trả cho người lao động hao phí một khoản thù lao, khoản thù lao này được gọi là tiền lương. 1.1.1.2. Phân loại lao động. * Phân loại theo thời gian lao động. Lao động thường xuyên trong danh sách: là khi hai bên là người lao động và doanh nghiệp thành lập một hợp đồng mà trong đó không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng hoặc thời hạn trên 36 tháng. Lao động tạm thời mang tính chất thời vụ: là hợp đồng lao động áp dụng cho những công việc mang tính chất tạm thời mà thời gian hoàn thành trong một vài ngày, một vài tháng đến một vài năm hoặc để thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, làm các nghĩa vụ công dân khác mà nhà nước quy định nghỉ theo chế độ thai sản. Người lao động tạm giữ. Tạm giam hoặc trong trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận. * Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất. - Lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hóa hay thực hiện các lao vụ thuộc loại này bao gồm những người điều khiển thiết bị, máy móc để sản xuất sản phẩm (kể cả cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng những người phục vụ quá trình sản xuất, vận chuyển, bốc dỡ nguyện vật liệu, cơ chế nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất…) - Lao động gián tiếp sản xuất: là bộ phận tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc bộ phận này bao gồm nhân viên kỹ thuật( trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế),( trực doanh, cán bộ các phòng ban kế toán, thống kê,cung tiêu…),(nhân viên quản lý hành chính, những người làm công tác tổ chức nhân sự, văn thư,đánh máy). * Phân loại lao động theo chức năng của người lao trong quá trình sản xuất doanh nghiệp. - Lao động thực hiện chức năng sản xuất: bao gồm những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ như: công nhân trực tiếp sản xuất nhân viên phân xưởng… - Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch bụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường, marketing… - Lao động thực hiên chức năng quản lý: là những lao động tham gia vào hoạt dộng quản trị kinh doanh và quản trị hành chính… * Ý nghĩa, tác dụng của công tác quản lý lao động, tổ chức lao động - Đối với doanh nghiệp: công tác quản lý lao động là bộ phận công việc phức tạp trong kế toán chi phí kinh doanh, giúp doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động, từ đó có biện pháp tổ chức bố trí lao động theo yêu cầu công việc tinh giảm bộ máy gián tiếp. Chính vì vậy quản lý lao động tổ chức lao động có ý nghĩa và tác dụng vô cùng quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Đối với người lao động: việc áp dụng quản lý lao động vào sản xuất kinh doanh giúp cho người lao động xác định được vị trí của mình trong kinh doanh. Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngày càng cao thì thu nhập của người lao động càng lớn từ đó thúc đẩy người lao động hăng say sản xuất tăng năng suất lao động thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đóng góp một phần lớn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. 1.1.2. Tiền lương và các hình thức trả lương. 1.1.2.1. khái niệm, vai trò tiền lương và nghiệp vụ trong kế toán tiền lương.) * * Khái niệm: Tiền lương là thù lao mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng mà người lao động đóng góp để tái sản xuất sức lao động, bù đắp sức lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. * Vai trò của tiền lương: Tiền lương có vai trò rất to lớn nó làm thoả mãn nhu cầu của người lao động. Vì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, người lao động đi làm cốt là để cho doanh nghiệp trả thù lao cho họ bằng tiền lương để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho họ. Đồng thời đó cũng là khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra trả cho người lao động vì họ đã làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Tiền lương có vai trò như một nhịp cầu nối giữa người sử dụng lao động với người lao động. Nếu tiền lương trả cho người lao động không hợp lý sẽ làm cho ngưòi lao động không đảm bảo ngày công và kỉ luật lao động cũng như chất lượng lao động. Lúc đó doanh nghiệp sẽ không đạt được mức tiết kiệm chi phí lao động cũng như lợi nhuận cần có được để doanh nghiệp tồn tại lúc này cả hai bên đều không có lợi. Vì vậy việc trả lương cho người lao động cần phải tính toán một cách hợp lý để cả hai bên cùng có lợi đồng thời kích thích người lao động tự giác và hăng say lao động. * Ý nghĩa tiền lương. ở bất kỳ xã hội nào việc tạo ra của cải vật chất đều không thể thiếu lao động, trong quá trình tạo ra của cải vật chất sức lao động của con người bị hao phí và được doanh nghiệp bù đắp bằng cách trả lương cho người lao động, như vậy: Tiền lương hay tiền công là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động theo số lượng lao động và chất lượng lao động mà họ đòng góp vào doanh nghiệp đảm bảo cho người lao động tái sản xuất sức lao động và nâng cao bồi dưỡng sức hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài ra tiền lương do được thưởng thực tế có được để tái sản xuất sức lao động và đảm bảo cuộc sống lâu dài người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… các khoản này góp phần trợ cấp cho người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn hoặc vĩnh viến mất sức lao động. Vì vậy tiền lương được coi là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động hăng say phấn đấu không ngừng học tập nâng cao trình độ để nâng cao hiệu quả lao động, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển trước tầm quan trọng của tiền lương như vậy nên trong mỗi doanh nghiệp đều có bộ phận hạch toán tiền lương. Trong điều kiện sản xuất hàng hóa hạch toán tốt tiền lương giúp cho việc quản lý lao động đi vào nề nếp, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, ngoài hạch toán tốt lao động tiền lương là điều kiện cần thiết để tính chính xác chi phí sản xuất kinh doanh vào giá thành sản phẩm từ đó góp phần thực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước đối với người lao động và ổn định lưu thông tiền tệ trên toàn lãnh thổ. 1.1.2.2. Chế độ tiền lương. * Chế độ của nhà nước quy định về tiền lương. Các quy định cơ bản của nhà nước về khung lương (bậc lương, hệ số lương) áp dụng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; các nguyên tắc xây dựng thang lương và bảng lương: Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và ngành nghề đào tạo. Bội số của thang lương bảng lương là hệ số mức lương cao nhất của người lao động có trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất so với người có trình độ thấp nhất. Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc của công việc đòi hỏi. Khoảng cách của bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích nâng cao trình độ, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ các tài năng, tích lũy kinh nghiệm. Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương do nhà nước quy định, mức lương của nghề hoặc công việc độc hại nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường. Chế độ quy định về mức lương tối thiểu Mức lương tối thiểu nghị định số 166/2007/NĐ-Cp ngày 16/11/2007 của chính phủ quy định về mức lương tối thiểu chung cụ thể như sau: Áp dụng mức lương tối thiểu chung từ ngày 01/05/2010 đến với người lao động làm công việc đơn giản nhất ( chưa qua đào tạo) với điều kiện lao động bình thường trong doanh nghiệp không thấp hơn mức lương tối thiểu chung là 730.000 đồng/tháng. - Chế độ quy định về tiền lương làm đêm, làm thêm giờ, thêm ca, làm thêm trong các ngày nghỉ theo quy định ( ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ…) - Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương của công việc đang làm như sau: + Vào ngày thường được trả lương ít nhất bằng 150% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường. + Vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ, được trả lương ít nhất bằng 200% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường. + Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300%. Nếu làm thêm giờ vào ban đêm còn được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương của công việc đang làm ban ngày, nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động còn được trả lương thêm giờ. Nếu người lao động được nghỉ bù vào những giờ làm thêm, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần chênh lệch 50% so với tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm giờ của ngày làm việc bình thường, 100% nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ trong tuần, 200% nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương - Trả lương cho người lao động theo thời gian như sau: + Nếu làm ngoài giờ tiêu chuẩn thì doanh nghiệp phải trả lương làm thêm giờ: Tiền lương làm thêm giờ = tiền lương giờ thực trả x 150% hoặc 200% hoặc 300% x số giờ làm thêm. Đối với số lao động trả lương theo sản phẩm nếu ngoài giờ tiêu chuẩn doanh nghiệp có yêu cầu làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài định mức hoặc những công việc phát sinh chưa xác định trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, mà doanh nghiệp cơ quan cần làm thêm giwof thì đơn giá tiền lương của những sản phẩm công việc làm thêm được trả bằng 150% so với đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn, nếu làm thêm vào ngày thường, bằng 200% nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần bằng 300% nếu làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương. Trả lương làm việc vào ban đêm đối với người lao động trả lương theo thời gian thì doanh nghiệp trả lương vào ban đêm theo cách sau: Tiền lương làm việc vào ban đêm = tiền lương giờ thực trả x 130% x số giờ làm việc vào ban đêm Đối với lao động trả lương theo sản phẩm đơn giá trả tiền của sản phẩm làm ban đêm = đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn làm trong giờ vào ban ngày x 130% Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì tiền lương làm thêm giờ được tính như sau: - Đối với lao động trả lương theo thời gian: Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = tiền lương giờ thực trả x 130% x 150% hoặc 200% hoặc 300% x số giờ làm thêm - Đối với lao động trả lương theo sản phẩm: đơn giá tiền lương theo sản phẩm làm thêm vào ban đêm = đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm x 150% hoặc 200% hoặc 300% 1.1.2.3. Các hình thức trả lương. * Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động Khái niệm: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động được tính theo thời gian làm việc cấp bậc và tháng lương theo tiêu chuẩn được nhà nước quy định tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý thời gian có thể tiến hành trả lương theo thời gian và trả lương theo thời gian có thưởng. Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương. - Hình thức tiền lương thời gian giản đơn. - Số tiền trả cho người lao động căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc không xét đến thái độ và kết quả lao động. Chế độ trả lương này chỉ áp dụng cho người lao động không thể định mức hoặc công việc của người lao động chỉ đòi hỏi đảm bảo chất lượng sản phẩm mà không đòi hỏi năng suất lao động Lương tháng áp dụng đối với công nhân viên làm việc gián tiếp: Mức lương = lương cơ bản + phụ cấp Lương ngày áp dụng đối với cán bộ công nhân viên làm việc gián tiếp khuyến khích người lao động đi làm đều. + Đối với doanh nghiệp nhà nước làm việc 5 ngày /tuần Lương tháng Mức lương = x Số ngày làm việc thực tế 22 ngày + Đối với doanh nghiệp làm việc 6 ngày / tuần: Lương tháng Mức lương = x Số ngày làm việc thực tế 26 ngày Tiền lương tuần bằng lương tháng chia cho 52 tuần và nhân với 12 tháng trong một năm. tiền lương giờ bằng lương ngày chia cho 8 giờ làm việc/ ngày và nhân với số ngày làm việc thực tế. - Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng Hình thức này áp dụng cho nhân viên phục vụ tiền thưởng khi công nhân vượt mức chỉ tiêu số lượng và chất lượng quy định, Mức lương = lương thời gian giản đơn + tiền thưởng Một số hình thức được áp dụng đối với từng kết quả sản xuất kinh doanh: thưởng tăng năng suất lao động thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng theo quý, thưởng cuối năm. Ưu nhược điểm của tiền lương thời gian. - Ưu điểm: dễ làm, dễ tính toán. - Nhược điểm: chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động chưa
Luận văn liên quan