Thực Trạng khai thác du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Du lịch biển đảo là một trong những loại hình du lịch đang phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây, ở thực tại và trong tương lai du lịch biển đảo sẽ là loại hình du lịch chủ đạo sau du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Loại hình du lịch biển đảo đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghành du lịch, góp phần tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển. không chỉ vậy, du lịch biển đảo còn góp phần bảo vệ môi trường phát triển bền vững Biển đảo Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi với những bãi biển đẹp đầy tiềm năng cho việc phát triển du lịch, khả năng liên kết với các điểm du lịch khá cao nhằm tạo ra sự đa dạng của tour du lịch, ngoài ra còn tạo cơ hội cho các dịch vụ du lịch phát triển nhằm khai thác tốt tài nguyên biển đảo Quảng Nam. Biển đảo Quảng Nam nói riêng và biển đảo Việt Nam nói chung hiện nay vẫn chưa được đầu tư khai thác một cách có hiệu quả để đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội tương xứng với tài nguyên nổi trội của nó. Vì vậy, đề tài khoa học này đã tìm ra thực trạng khai thác du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam tương xứng với tiềm năng của chúng.

doc59 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7051 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực Trạng khai thác du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch biển đảo là một trong những loại hình du lịch đang phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây, ở thực tại và trong tương lai du lịch biển đảo sẽ là loại hình du lịch chủ đạo sau du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Loại hình du lịch biển đảo đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghành du lịch, góp phần tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển. không chỉ vậy, du lịch biển đảo còn góp phần bảo vệ môi trường phát triển bền vững Biển đảo Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi với những bãi biển đẹp đầy tiềm năng cho việc phát triển du lịch, khả năng liên kết với các điểm du lịch khá cao nhằm tạo ra sự đa dạng của tour du lịch, ngoài ra còn tạo cơ hội cho các dịch vụ du lịch phát triển nhằm khai thác tốt tài nguyên biển đảo Quảng Nam. Biển đảo Quảng Nam nói riêng và biển đảo Việt Nam nói chung hiện nay vẫn chưa được đầu tư khai thác một cách có hiệu quả để đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội tương xứng với tài nguyên nổi trội của nó. Vì vậy, đề tài khoa học này đã tìm ra thực trạng khai thác du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam tương xứng với tiềm năng của chúng. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu ngiêm cứu của đề tài Đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Từ đó đề xuất giải pháp góp phần phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Thu thập tài liệu liên quan đến thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Qua việc hiểu biết thực tế nắm bắt được tình hình phát triển du lịch biển đảo tai Quảng Nam. Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển đảo ở Quảng Nam Đề xuất kiến nghị, giải pháp góp phần phát triển du lich biển đảo tại Quảng Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài tìm hiểu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 4.Giới hạn nghiên cứu của đề tài Về không gian: Đề tài tìm hiểu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Thời gian: Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam trong những năm trở lại đây và đề tài này được hoàn thành trong 2 tháng. 5. Xây dựng lập giả thuyết nghiên cứu Quảng Nam sẽ là nơi có tiềm năng phát triển về du lịch biển đảo, nó sẽ có không có tiềm năng phát triển trong tương lai Quảng Nam có tiềm năng phát triển du lịch biển đảo thuận lợi cho việc phát triển du lịch trong tương lai. 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 6.1. Quan điểm nghiên cứu 6.1.1. Quan điểm tổng hợp Vận dụng các quan điểm tổng hợp trong đề tài này, khi phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tôi đã xem xét nó trong mối quan hệ với các yếu tố tự nhiên như : địa hình, khí hậu,thủy văn…và các yếu tố xã hội như: dân cư, cơ sở hạ tầng, giao thông…Trên cơ sở mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau để phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển đảo tại Quảng Nam. 6.1.2. Quan điểm hệ thống Trên cơ sở Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng đồng thời xem xét mối quan hệ với thực trạng khai thác du lịch biển đảo Việt Nam nói chung. Từ đó rút ra thực trạng cơ bản của du lịch biển đảo Quảng Nam. Từ đó tiến hành phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 6.1.3. Quan điểm phát triển bền vững Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải đặt trong sự phát triển ổn định và bền vững của du lịch biển đảo Quảng Nam với môi trường xung quanh và với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam, nhằm đảm bảo phát triển du kịch biển đảo Quảng Nam, phục vụ nhu cầu của nhân dân trong thời điểm hiện tại nhưng không ảnh hướng đến đời sống của các thế hệ công dân mai sau của tỉnh. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu tiến hành tổng hợp các lý thuyết về khái niệm du lịch biển đảo, đặc điểm của du lịch biển đảo, các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch biển đảo, vai trò của du lịch biển đảo, đây là cơ sở để hình thành cơ sở lý luận. Ngoài ra tổng hợp lý thuyết về du lịch biển đảo trên thế giới và Việt Nam là cơ sở để đưa ra cơ sở thực tiễn. Từ việc thu thập tài liệu liên quan đến đề tài tiến hành phân tích nguồn tài liệu. Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu nguyên gốc của tác giả, các nguồn tài liệu từ báo trí và mạng internet tiến hành phân tích và đưa ra ý kiến riêng của mình. Dựa trên việc tổng hợp tài liệu tiến hành bổ túc tài liệu, lựa chọn tài liệu hợp với đề tài, tái hiện quy luật trong giai đoạn trước du lịch biển đảo không được chú trọng phát triển nhưng trong giai hiện tại cho đến tương lai du lịch biển đảo sẽ là loại hình du lịch chủ đạo để phát triển du lịch nước nhà. 6.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu Đây là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu. Các thông tin liên quan đến đề tài được thu thập từ các nguồn cơ bản sau: - Các tài liệu sách có liên quan đến đề tài - Các thông tin được lấy từ báo trí và mạng internet 6.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Trên cơ sở lập bảng anket với các câu hỏi đóng và mở tiến hành phân phát cho đối tượng cần điều tra liên quan đề tài nghiên cứu và đưa ra nhận định chung 6.2.4.Phương pháp phỏng vấn Từ việc chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân sống tại khu vực biển đảo để đưa ra ý kiến chung về thực trạng khai thác du lịch biển đảo Quảng Nam. 6.2.5.Phương pháp khảo sát thực tế Trên cơ sở khảo sát thực tế một số biển đảo Quảng Nam trên một số địa bàn có những bãi biển đẹp như: tam hải, bãi rạng (Núi Thành), tam thanh (Tam Kỳ), Cửa đại (Hội An), đươc trực tiếp tiếp cận đối tượng một cách trực tiếp tiến hành tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch một cách chính xác, từ đó tiến hành phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch biển đảo Quảng Nam. 7- Lịch sử nghiên cứu của đề tài Đề tài này hiện chưa có ai nghiên cứu. B – NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 1. Cơ sở lý luận về du lịch biển đảo 1.1. Khái niệm liên quan đến du lịch biển đảo 1.1.1. Du lịch Theo Luật du lịch Việt Nam: ‘‘ Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên cuả mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí nghĩ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định với mục đích giải trí, công vụ hoặc những mục đích khác ngoài mục đích kiếm tiền’’. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Theo tôi, Du lịch là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên, có tiêu tiền, lưu trú qua đêm và có sự trở về và người đi du lịch là những người điên. Mục đích của chuyến đi là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị… không nhằm mục đích kiếm tiền tại nơi đến 1.1.2. Khái niệm du lịch biển đảo Du lịch biển đảo là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên diễn ra trong các vùng có tiềm năng về biển đảo hướng tới thõa mãn nhu cầu của con người về vui chơi giải trí, nghĩ dưỡng, tham quan, tắm biển, nghiên cứu… 1.2. Đặc điểm của du lịch biển đảo 1.2.1. Phân bố Biển đảo Việt Nam với tiềm năng du lịch lớn với đường bờ biển dài 3.260 km có hình cong chữ s từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang)và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh từ bắc trí nam 1.2.2. Tính mùa vụ Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới nóng ẩm. Vì vậy, hoạt động du lịch biển đảo chịu ảnh hưởng của yếu tố khí hậu, vào mùa hè là mùa cao điểm của du lịch biển đảo bởi thời tiết nóng bức nên nhu cầu tắm biển, nghĩ dưỡng tăng cao, còn về mùa đông ở miền bắc du lịch biển lại trở lại mùa thấp điểm vì mùa đông ở miền bắc lạnh không thích hợp cho loại hình du lịch tắm biển và nghĩ dưỡng. Do tính thất thường của thời tiết như mưa bão vì thế hoạt động du lịch biển không diễn ra thường xuyên liên tục. 1.2.3. Sự đa dạng về các loại hình du lịch Du lịch biển là sự tổng hợp đa dạng nhiều loại hình du lịch khác nhau như nghĩ dưỡng, thể thao, nghiên cứu, thám hiểm, cắm trại…vì vậy, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng khác nhau của du khách. 1.3. Vai trò của du lịch biển đảo 1.3.1. Tạo ra sự đa dạng về loại hình du lịch Du lịch biển đảo tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch, việc phát triển du lịch biển kéo theo hàng loạt các loại hình du lịch ra đời và phát triển như lưu trú, nghĩ dưỡng, thể thao, nghiên cứu…, điều này sẽ tạo ra sự đa dạng trong các loại hình du lịch cùng khai thác tiềm năng của biển đảo, nhằm thõa mãn tối đa nhu cầu của du khách. 1.3.2. Phát triển kinh tế Theo Tổng cục Du lịch cuối 2010 tổng cục sẽ trình Chính phủ Đề án phát triển du lịch biển, đảo mục tiêu năm 2010 và tầm nhìn 2020. Theo đó, đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% GDP cả nước, trong đó du lịch biển là khâu đột phá thứ 4 sẽ có mức đóng góp khoảng 14-15% GDP của nền kinh tế biển quốc gia. Biển đảo nói chung và du lịch biển đảo nói riêng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước, góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, mang lại cơ hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân ở vùng ven biển đảo nhiều địa phương trong cả nước, nhằm mục tiêu cuối cùng đó là mang lại hiệu quả kinh tế cao từ tiềm năng của biển đảo. 1.3.3. Bảo vệ môi trường phát triển bền vững Việc phát triển du lịch biển đảo góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường phát triển bền vững, du lịch biển là hướng tới sự trong lành và sạch sẽ vì thế các loại hình du lịch phát triển trên biển đảo đã hướng tới việc bảo vệ môi trường trong sạch không bị ô nhiễm hướng tới môi trường phát triển bền vững cho thế hệ hôm nay và mai sau. 2. Cơ sở thực tiễn về du lịch biển đảo 2.1. Tình hình phát triển du lịch biển đảo trên thế giới Hiện nay, trên thế giới ngoài việc khai thác lợi thế về tiềm năng của biển đảo nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho mỗi quốc gia mà còn rất chú trọng đến việc phát triển du lịch biển đảo nhằm khai thác tối đa tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng, đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm thõa mãn nhu cầu đa dạng của du khách. Trên thế giới có một số quốc gia đang phát triển mạnh về du lịch biển đảo như Tây Ban Nha nổi tiếng với hòn đảo Tenerife, Mỹ có đảo Hawaii, Ấn Độ với đảo Maldives, Thái Lan nổi tiếng với biển Phuket, Australia với bãi biển Bondi, Mỹ nổi tiếng với biển Las Minitas…, những khu biển đảo này nổi tiếng trên thế giới và có sức thu hút khách rất mạnh nhờ có du lịch biển đảo. Ở Tây Ban Nha, hiện đang phát triển mạnh về du lịch biển đảo, với hòn đảo nổi tiếng là Tenerife nằm trên Đại Tây Dương, cách bờ biển châu Phi khoảng 200 km mỗi năm đảo thu hút 5 triệu khách du lịch tới thăm hòn đảo, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm nghỉ mát lớn nhất thế giới. Đảo Tenerife nổi tiếng với cái tên "Đảo của mùa xuân vĩnh cửu" vì nhiệt độ dễ chịu quanh năm, khoảng từ 22 đến 28 độ C. Diện tích đảo là 2.034 km2 với khoảng 1 triệu người dân sinh sống. Nơi đây có 2 sân bay đón khách, 2 công viên, 10 khu bảo tồn tựnhiên, 14 đài tưởng niệm, 9 khu thắng cảnh được bảo vệ. Vì vậy, với tiềm năng sẵn có đảo đang phát triển du lịch rất mạnh Ở Thái Lan, cũng đang phát triển mạnh về du lịch biển, tuy có tiềm năng du lịch rất ít nhưng do biết cách quy hoạch phát triển du lịch cho nên Thái Lan đang trong đà phát triển về du lịch biển, với Hòn đảo Phuket là một trong những điểm đến phát triển nhất Thái Lan. Thái Lan phát triển bãi biển Phuket theo một đường lối nhất định, tiện nghi và thân thiện với môi trường. Phuket có những khu bảo vệ thiên nhiên với hàng chục bãi biển thanh bình và, những điểm lướt sóng và những nhà hàng hải sản ngay trên cát, có số lượng lớn những khu nghỉ mát lãng mạn, với các khách sạn sang trọng đầy đủ tiện nghi dịch vụ…, vì thế Thái Lan thu hút lượng khách đến du lịch rất lớn với doanh thu từ du lịch đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á sau Singapo. Ở Anh, nổi tiếng với đảo Providenciales nơi nghỉ dưỡng biển hàng đầu thế giới, được bình chọn là điểm nghỉ dưỡng biển hàng đầu thế giới, theo trang web du lịch TripAdvisor. Chính vì có thương hiệu về du lịch biển nên đảo Providenciales thu hút khách trong cũng như quốc tế đến đây rất đông, với những khu nghĩ dưỡng sang trọng đầy đủ dịch vụ phù hợp với mọi loại khách. Đảo Providenciales ở Anh sẽ là điểm du lịch nghĩ dưỡng phát triển mạnh về du lịch biển đảo. Nói tóm lại, ở hầu hết các quốc gia có tiềm năng về du lịch biển đảo hiện nay, đang đầu tư phát triển du lịch nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội. 2.2. Tình hình phát triển du lịch biển đảo ở Việt Nam Việt Nam có hơn 3.200km bờ biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, với hơn 2.770 đảo ven bờ cùng hàng loạt các bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam với những đặc trưng khác nhau. Đó là lợi thế thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam để phát triển du lịch. Có khoảng 125 bãi biển, vịnh biển thuận lợi để phát triển du lịch , trên 30 bãi biển đã được đầu tư và khai tốt mang lại lợi ích kinh tế cho du lịch, xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Thông tin từ Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch) cho biết tại Việt Nam khu vực đã được khai thác du lịch biển đảo như Hạ Long-Hải Phòng-Cát Bà; Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam, Vân Phong-Đại Lãnh-Nha Trang, Phan Thiết-Mũi Né, Kiên Giang-Phú Quốc, Côn Đảo-Vũng Tàu... Trong số các bãi biển, vịnh biển của Việt Nam, có một số điểm đến đã nổi tiếng thu hút nhiều du khách quốc tế tới du lịch hàng năm. Đó là Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới thuộc tỉnh Quảng Ninh; Vịnh Nha Trang - một trong những vịnh đẹp nhất thế giới; bãi biển Đà Nẵng được bầu chọn là một trong sáu bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Vùng biển hàng năm cũng thu hút khoảng 70% số lượng khách quốc tế tới Việt Nam và 50% khách nội địa, mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước. Ở Khánh Hòa, xem du lịch biển là loại hình du lịch chủ đạo của tỉnh, với lợi thế về bãi biển đẹp gắn với nhiều di tích văn hóa đã tạo cho Khánh Hòa điểm nhấn để phát triển mạnh về du lịch biển, hàng năm thường tổ chức các sự kiện văn hóa đặc sắc như festival biển Nha Trang, festival diều quốc tế, hoa hậu hoàn vũ… nên đã cuốn hút được lượng khách trong nước cũng như nước ngoài về đây du lịch biển rất đông, đem lại nguồn thu đáng kể cho nghành du lịch của tỉnh. Ở Kiên Giang, hiện nay đang phát triển du lịch biển đảo rất mạnh, với hòn đảo Phú Quốc một hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái . Từ lâu, Phú Quốc đã trở nên nổi tiếng với khách du lịch khắp mọi miền đất nước và quốc tế. Phú Quốc có nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phiá bắc đến phía nam, có 99 ngọn núi đồi và dãy rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú. Phía Nam của đảo có 12 hòn đảo nhỏ to khác nhau thuộc quần đảo An Thới, hay ở phía Bắc có hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi, hòn Bần và hòn Thầy Bói,... là những nơi lý tưởng cho các hoạt động du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô, khám phá đảo hoang và dã ngoại... Hiện nay, Ngành du lịch Phú Quốc đã có sự chuyển biến rõ rệt, hệ thống khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí trí… trên đảo sẽ đáp ứng thõa mãn nhu cầu của du khách. Chính vì có tiềm năng về đảo đã tạo điểm nhấn cho du lịch Kiên Giang phát triển về du lịch đặc biệt là du lịch biển đảo. Không chỉ vậy, hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển đảo Việt nam không ngừng tăng lên, đặc biệt số lượng những cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên phần lớn tập trung ở các địa phương ven biển. Theo thống kê, vùng ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000 buồng. Đội ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65% tổng số lao động trực tiếp của cả nước, tập trung nhiều nhất ở TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu (trên 60%); Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng (8,5%); Hải Phòng - Quảng Ninh (8,1%). Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch biển còn tạo việc làm gián tiếp cho 60 vạn lao động là các dân cư ven biển. Vì vậy, theo định hướng của tổng cục du lịch đến năm 2020 du lịch biển đảo là loại hình du lịch chủ đạo. Hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo sẽ được xây dựng, phát triển thành sản phẩm du lịch cạnh tranh với khu vực và thế giới. Cùng với hai loại hình cũng được ưu tiên phát triển du lịch văn hoá và du lịch sinh thái cộng đồng. Chương II: Thực trạng khai thác du lịch biển đảo trên điạ bàn tỉnh Quảng Nam 1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch biển đảo 1.1. Tích cực Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi với 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc (giáp bãi biển Non Nước, thành phố Đà Nẵng) đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng như: Hà My (huyện Điện Bàn), Cửa Đại (thành phố Hội An), Bình Minh (huyện Thăng Bình), Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ), Tam Hải, Bãi Rạng (huyện Núi Thành)..., hơn nữa còn có đảo Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nơi đâu cũng hoang sơ, tràn đầy gió và ánh nắng mặt trời. Biển đảo Quảng Nam đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xứ Quảng như khai thác thủy hải sản, hải cảng… Đặc biệt trong những năm gần đây việc khai thác giá trị tài nguyên du lịch biển đảo ở các địa phương vào phát triển du lịch đang phát triển mạnh góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh Hầu hết các bãi biển ở Quảng Nam như Cửa Đại, Biển Rạng,Tam Thanh, Bình Minh… đều có bãi cát trắng, mực nước nông, có độ mặn vừa phải và quanh năm trong xanh, sự đa dạng sinh học cao. Vì vậy, việc đưa tài nguyên biển vào khai thác du lịch đang phát triển nhưng còn nhiều hqanj chế, nhiều loại hình du lịch biển đang được hình thành phục vụ du khách nhưng chưa đa dạng và đặc trưng. Đảo Quảng Nam, nổi tiếng với đảo Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, với sự đa dạng sinh học nhiều loài động vật quý hiếm và nét văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương đã tạo dấu ấn cho đảo Cù Lao Chàm phát triển mạnh về du lịch và với tiềm năng đó hiện tại Cù Lao Chàm đang phát triển du lịch biển đảo mạnh với những loại hình du lịch đa dạng đáp ứng được nhu cầu khám phá của du khách. 1.2. Tiêu cực Bên cạnh những tích cực thì việc khai thác tài nguyên du lịch biển đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn nhiều hạn chế: Thứ nhất, Nhiều biển của Quảng Nam hiện đang có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch như xã đảo Tam Hải, Bãi Rạng ( Núi Thành), Bình Minh ( Thăng Bình )… với bãi biển đẹp và sự đa dạng sinh học thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa được khai thác vào phát triển du lịch một cách hiệu quả gây ra lãng phí nguồn tài nguyên du lịch. Thứ hai, việc khai thác bừa bãi tại một số bãi biển Quảng Nam vào mục đích kinh tế và mang tính tự phát như tình trạng lấn chiếm lấy cát biển ở biển Tam Thanh đã làm phá vỡ cảnh quan tài nguyên biển, gây uổng phí tài nguyên. 2. Thị trường khách du lịch 2.1. Khách du lịch quốc tế 2.1.1. Thị trường khách theo mùa vụ Biển đảo Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung thu hút khách quốc tế quanh năm, chủ yếu vào các tháng 2 là dịp tết Nguyên đán chiếm trung bình 10% thị phần; tháng 12 và tháng 5 - 9%. Các tháng còn lại chiếm 7 - 8% mỗi tháng. Sau năm 2000, tháng tập trung khách du lịch là mùa hè, tháng 7 và tháng 8. 2.1.2. Theo mục đích du lịch Khách quốc tế đ
Luận văn liên quan