Hiện nay, chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của hội nhập kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới. Năm 2006 là năm quan trọng đánh dấu sự gia nhập của Việt Nam vào tổ chức WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC. Hội nhập kinh tế vừa là cơ hội để phát triển đất nước, nhưng cũng là thử thách lớn đối với nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Việt Nam để có thể cạnh tranh với các hàng hoá nước ngoài trên thị trường trong và ngoài nước.
Trong xu thế chung của nền kinh tế đất nước, lĩnh vực dịch vụ kiểm toán Việt Nam cũng đang từng bước chuẩn bị hội nhập hoàn toàn với quốc tế. Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán - AASC cũng có những định hướng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng như dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế… AASC đã trở thành một trong hai tổ chức hợp pháp đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và quản trị kinh doanh, tài chính kế toán và kiểm toán.
TSCĐ là bộ phận chủ yếu trong tổng tài sản, là một trong các yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. TSCĐ bao gồm những khoản mục lớn có mối liên hệ chặt chẽ với các khoản mục khác trên BCTC và cũng là đối tượng quan tâm của nhiều bên. Đối với công ty kiểm toán, việc thực hiện tốt quy trình kiểm toán TSCĐ đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả toàn cuộc kiểm toán. Đối với đơn vị khách hàng, kết quả kiểm toán sẽ đưa ra những thông tin đáng tin cậy giúp họ thấy được những điểm bất hợp lý trong công tác kế toán cũng như trong công tác quản lý TSCĐ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nội dung của khoá luận gồm 3 phần:
Phần 1: Lý luận chung về kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC
Phần 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do AASC thực hiện tại đơn vị khách hàng
Phần 3: Bài học kinh nghiệm và phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do AASC thực hiện.
122 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3425 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do aasc thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC. 3
1.1.TSCĐ VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH…………...3
1.1.1. Khái niệm TSCĐ 3
1.1.2. Đặc điểm TSCĐ 6
1.1.3. Phân loại TSCĐ 7
1.2.CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ………………………………………8
1.2.1. Chứng từ kế toán TSCĐ 8
1.2.2. Hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán 8
1.2.3. Phương pháp và nội dung hạch toán TSCĐ 10
1.3. KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC ………….13
1.3.1. Vai trò kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính 13
1.3.2. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ 14
1.3.3. Nội dung và trình tự kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính 15
1.3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 16
1.3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 18
1.3.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 26
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO AASC THỰC HIỆN 28
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC)……………………………………….28
2.1.1. Quá trình hình thành và lĩnh vực hoạt động 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy kế toán 29
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty 29
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 30
2.1.2.3. Đội ngũ nhân viên. 31
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty 31
2.1.3.1. Các loại hình dịch vụ Công ty cung cấp 31
2.1.4. Kết quả hoạt động của Công ty 33
2.2. KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO AASC THỰC HIỆN TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG ……………………34
2.2.1. Tiếp cận khách hàng 35
2.2.2. Lập kế hoạch chiến lược 35
2.2.3. Thiết kế chương trình kiểm toán TSCĐ 40
2.2.3.1. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ báo cáo tài chính 40
2.2.3.2. Đánh giá rủi ro cho khoản mục TSCĐ tại hai khách hàng 43
2.2.3.3. Đánh giá về mức trọng yếu và phân bổ ước lượng về tính trọng yếu 45
2.2.4. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 53
2.2.4.1. Thực hiện thủ tục phân tích 53
2.2.4.2. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 54
2.2.5. Kết thúc cuộc kiểm toán 74
2.2.5.1. Soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 74
2.2.5.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính 74
2.2.5.3. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý 75
PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI AASC 76
3.1. NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY…76
3.1.1. Nhận xét chung về Công ty 76
3.1.2. Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động kiểm toán tại AASC 78
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI AASC ………………………...82
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại AASC 82
3.2.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại AASC 84
3.2.2.1. Sử dụng ý kiến của chuyên gia 84
3.2.2.2. Áp dụng các thủ tục phân tích 86
3.2.2.3. Hoàn thiện công tác tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB 88
3.2.2.4. Việc áp dụng chương trình kiểm toán trong môi trường tin học 90
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC
Báo cáo tài chính
KSNB
Kiểm soát nội bộ
KTV
KTV
SXVC
Sản xuất vật chất
TM,DV
Thương mại, dịch vụ
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TK
Tài khoản
TSCĐ
Tài sản cố định
XDCB
Xây dựng cơ bản
XDCB
Xây dựng cơ bản
VNĐ
Việt Nam đồng
Lý luận chung về kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính.
TSCĐ với hoạt động sản xuất kinh doanh
Khái niệm TSCĐ
TSCĐ hữu hình:
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03: TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Một tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:
Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành;
TSCĐ vô hình:
Theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC:: TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04: TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình cũng tương tự như tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03.
TSCĐ thuê tài chính:
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06: Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
TSCĐ thuê tài chính là những tài sản chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Nhưng bên thuê phải có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý về quản lý, bảo dưỡng, giữ gìn, sử dụng và trích khấu hao cho TSCĐ thuê tài chính như một TSCĐ của doanh nghiệp.
Khấu hao TSCĐ:
Theo QĐ 206: Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03: Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ
. Theo Chuẩn mực kế toán Việt nam số 03: có ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm:
Phương pháp khấu hao đường thẳng
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; và
Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.
Nguyên giá của TSCĐ:
Theo QĐ 206: Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Đặc điểm TSCĐ
TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu, có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài.
TSCĐ là cơ sỏ vật chất chủ yếu, giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về hoạt động về tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh
Đặc điểm cơ bản nhất của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh…
Phân loẠi TSCĐ
Theo công dụng kinh tế: TSCĐ gồm 4 loại:
TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh
TSCĐ hành chính sự nghiệp
TSCĐ phúc lợi
TSCĐ chờ xử lý
Theo nguồn hình thành: TSCĐ gồm có 4 loai:
TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp;
TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung (từ các quỹ xí nghiệp…)
TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay;
TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn liên doanh hoặc vốn cổ phần (góp vốn bằng hiện vật là TSCĐ)
Theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, TSCĐ gồm 3 loại:
TSCĐ hữu hình
TSCĐ vô hình
TSCĐ thuê tài chính
Theo tính chất sở hữu: TSCĐ gồm có 2 loại:
TSCĐ tự có
TSCĐ thuê ngoài
Công tác kế toán TSCĐ
Chứng từ kế toán TSCĐ
Kế toán TSCĐ sử dụng các chứng từ chủ yếu sau:
Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01 – TSCĐ)
Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu 02 – TSCĐ)…
Hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán
Hệ thống tài khoản
TSCĐ hữu hình: TK 211, bao gồm những tiểu khoản sau:
TK 2111 “Nhà cửa, vật kiến trúc”
TK 2112 “Máy móc, thiết bị”
TK 2113 “Phương tiện, thiết bị vận tải, truyền dẫn”
TK 2114 “Thiết bị, dụng cụ quản lý”
TK 2115 “Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm”
TK 2118 “TSCĐ khác”
TSCĐ vô hình: TK 213, bao gồm những tiểu khoản sau:
TK 2131 “Quyền sử dụng đất”
TK 2132 “Quyền phát hành”
TK 2133 “Bản quyền, bằng sáng ahế”
TK 2134 “Nhãn hiệu hàng hoá”
TK 2135 “Phần mềm máy vi tính”
TK 2136 “Giấy phép và giấy phép nhượng quyền”
TK 2138 “TSCĐ vô hình khác”
TSCĐ thuê tài chính : TK 212
Để theo dõi hao mòn TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214 và theo dõi ngoài bảng nguồn vốn khấu hao cơ bản của doanh nghiệp trên TK 009.
TK 214 có 4 tiểu khoản sau:
TK 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình”
TK 2142 “Hao mòn TSCĐ đi thuê tài chính”
TK 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình”
TK 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư”
Sổ sách kế toán TSCĐ:
Các doanh nghiệp sử dụng sổ (thẻ) TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ theo bộ phận sử dụng hoặc theo loại TSCĐ.
Để hạch toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ, tương ứng với 4 hình thức sổ kế toán chủ yếu sẽ có các loại sổ kế toán tổng hợp phù hợp.
Phương pháp và nội dung hạch toán TSCĐ
Trình từ kế toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình
Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐ vô hình
Trình tự kế toán tăng giảm TSCĐ thuê tài chính
Kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính
Vai trò kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính
Mục tiêu kiểm toán TSCĐ
Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mục và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không
Mục tiêu kiểm toán tài chính gồm có 6 mục tiêu chung. Đối với khoản mục TSCĐ trên BCTC, 6 mục tiêu chung này đựơc cụ thể hoá thành các mục tiêu đặc thù
Nội dung và trình tự kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”: Kế hoạch kiểm toán gồm ba bộ phận: kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.
Ba bộ phận của kế hoạch kiểm toán được cụ thể hoá thành bước công việc sau:
Thu thập thông tin cơ sở:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” và số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”, KTV phải thu thập những hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng.
Đối với khoản mục TSCĐ, qua quá trình thu thập thông tin cơ sở, KTV xác định được đơn vị kiểm toán thuộc loại hình doanh nghiệp nào và xác định được tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản đối với loại hình doanh nghiệp cụ thể đó, liệu khoản mục TSCĐ có ảnh hưởng trọng yếu trên BCTC của doanh nghiệp hay không
Thực hiện các thủ tục phân tích:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 “quy trình phân tích”: KTV phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán. KTV phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể rủi ro.
Thủ tục phân tích thực hiện đối với TSCĐ gồm hai loại cơ bản:
Phân tích ngang (phân tích xu hướng)
Phân tích dọc (phân tích tỷ suất)
Đánh giá trọng yếu và rủi ro:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “Tính trọng yếu trong kiểm toán”: khi tiến hành một cuộc kiểm toán, KTV phải quan tâm đến dính trọng yếu của thông tin và mối quan hệ của nó với rủi ro kiểm toán.
Đánh giá rủi ro:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”: KTV phải sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức có thể chấp nhận được.
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”: KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả.
Sau khi thực hiện xong năm bước công việc của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, KTV tiến hành bước công việc thứ sáu – đó là lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Các thử nghiệm kiếm soát chỉ áp dụng trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán khi trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV cho rằng có thể dựa vào hệ thống KSNB để giảm bớt qui mô và phạm vi các thử nghiệm cơ bản.
KTV sử dụng các phương thức chủ yếu là quan sát việc quản lý và sử dụng TSCĐ ở đơn vị, phỏng vấn những người có liên quan về các thủ tục và quy định của đơn vị đối với TSCĐ, kiểm tra các chứng từ sổ sách, làm lại thủ tục kiểm soát TSCĐ của đơn vị.
Thủ tục phân tích đối với TSCĐ
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 “Quy trình phân tích”: Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến.
Thử nghiệm cơ bản (thủ tục kiểm tra chi tiết) đối với khoản mục TSCĐ:
Kỉêm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ
Thử nghiệm cơ bản thường được sử dụng để kiểm tra việc mua sắm TSCĐ là xem xét các chứng từ phê duyệt mua, hợp đồng mua bán TSCĐ. KTV so sánh số tiền ghi trên hoá đơn của người bán, người vận chuyển lắp đặt, các khoản thuế phải nộp… với số liệu phản ánh nguyên giá TSCĐ ghi trên sổ kế toán, kiểm tra quá trình ghi sổ TSCĐ…
Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ:
Trước hết, KTV lập hoặc sử dụng bảng kê các nghiệp vụ giảm TSCĐ có sẵn của doanh nghiệp. KTV tiến hành cộng các chỉ tiêu giá trị của bảng và đối chiếu số liệu có đựơc với sổ hạch toán chi tiết từng trường hợp ghi giảm TSCĐ. Đồng thời xem xét mức trích khấu hao từng TSCĐ và mức khấu hao luỹ kế, trên cơ sở đó tính toán giá trị còn lại của TSCĐ.
Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ
KTV quan tâm tới số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của khoản mục TSCĐ trên BCTC
Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ:
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 “TSCĐ hữu hình” và số 04 “TSCĐ vô hình”, phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại theo định kỳ, ít nhất 1 năm 1 lần, và thường là cuối năm Nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được phép thay đổi khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong BCTC. Vì vậy, KTV đối với mọi trường hợp thay đổi mức khấu hao, KTV phải xem xét cụ thể việc xin duyệt mức khấu hao mới của doanh nghiệp.
Kiểm tra tài khoản hao mòn TSCĐ:
KTV tập trung kiểm tra số khấu hao luỹ kế bằng cách phân tích số dư TK 214 thành các bộ phận chi tiết của từng loại tài sản. Với số tổng hợp, cần xem xét tính toán chính xác số dư cuối kỳ dựa vào số liệu khấu hao đầu kỳ, khấu hao tăng trong kỳ và khấu hao giảm trong kỳ.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ
Đánh giá kết quả kiểm toán
Công bố Báo cáo kiểm toán kèm Thư quản lý
Thực trạng kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện
Giới thiệu về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tàa chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Quá trình hình thành và lĩnh vực hoạt động
Tên giao dịch quốc tế: AUDITING & ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCE SERVICE COMPANY (viết tắt là AASC).Trụ sở chính của Công ty đặt tại: số 1, Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vốn kinh doanh của Công ty là 229.107.173 đồng trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp là 137.040.000 đồng; vốn huy động thêm là 92.067.173 đồng.
Quá trình phát triển của công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán được xem xét trong các giai đoạn sau:
Giai đoạn I: Từ 01/01/1991 đến tháng 08/1993 (giai đoạn hình thành)
Giai đoạn II: Từ năm 1993 đến nay (giai đoạn phát triển)
Cơ cấu tổ chức và bộ máy kế toán
Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Nhân viên kế toán
Tổ chức công tác kế toán
Chế độ kế toán áp dụng Công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ và biểu mẫu sổ sách ban hành theo Quyết định 15/QĐ – BTC ngày 20/03/2006.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm, trừ năm bắt đầu thành lập thì niên độ bắt đầu từ ngày 14/09/1991 đến 31/12/1991.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: sổ nhật ký chung.
Hạch toán và chuyển đổi ngoại tệ:Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi sang Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh nghiệp vụ.
Hạch toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định của Công ty được ghi nhận theo giá gốc.
Đội ngũ nhân viên.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty
Các loại hình dịch vụ Công ty cung cấp
Hiện nay AASC đã và đang cung cấp cho các khách hàng các dịch vụ chuyên nghiệp gồm:Kiểm toán, Kế toán, Thẩm định giá trị tài sản phục vụ cổ phần hóa, Công nghệ thông tin, Tư vấn tài chính, quản trị kinh doanh, Tư vấn thuế, Đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng.
Kết quả hoạt động của Công ty
Kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện tại một số đơn vị khách hàng
Tiếp cận khách hàng
Công ty XYZ là Công ty liên doanh và là khách hàng kiểm toán đầu tiên của AASC thông qua thư mời kiểm toán do Công ty này trực tiếp gửi cho AASC.
ABC là một doanh nghiệp Nhà nước và là khách hàng thường xuyên từ 1996. Hằng năm theo yêu cầu của Công ty ABC, đại diện Ban Giám đốc AASC đến thoả thuận và ký hợp đồng kiểm toán với ABC
Lập kế hoạch chiến lược
Tìm hiểu hoạt động của khách hàng
Công ty ABC
Điều kiện thành lập: doanh nghiệp nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần
Lĩnh vực hoạt động: sản xuất, kinh doanh Xút. Axit HCL, Clo hoá lỏng…
Cơ cấu tổ chức
Bộ máy kế toán và các chính sách kế toán chủ yếu
.Công ty XYZ
Điều kiện thành lập: Công ty XYZ là Công ty liên doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Lĩnh vực hoạt động Công ty chuyên sản xuất các loại cột thép mạ kẽm, các kết cấu thép, phụ tùng, phụ kiện có liên quan và cung cấp các dịch vụ về mạ.
Hình thức góp vốn của Công ty
Cơ cấu góp vốn của Công ty XYZ
Hình thức góp vốn
Tỷ trọng
USD
Phía nước ngoài
Tiền mặt
50%
1.670.300
Phía Việt Nam
Quyền sử dụng đất, một số trang thiết bị
50%
1.670.300
Tổng cộng
100%
3.340.600
Cơ cấu tổ chức
Bộ máy kế toán và các chính sách kế toán chủ yếu
Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ:
Dự kiến về nhân sự và thời gian thực hiện
Các vấn đề khác
Thiết kế chương trình kiểm toán TSCĐ
Đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ báo cáo tài chính
Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC.
KTV tiến hành lập bảng đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với Công ty ABC, XYZ
Kết luận của KTV về rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC của khách hàng ABC, XYZ là trung bình.
Đánh giá rủi ro kiểm soát trên toàn bộ BCTC.
Việc đánh giá này được tiến hành bằng cách thu thập những thông tin theo bảng câu hỏi về Hệ thống KSNB của khách hàng.
Kết luận của KTV về rủi ro kiểm soát đối với Công ty XYZ là trung bình.
Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của AASC nên KTV hiểu rõ về tổ chức và hoạt động của hệ thống KSNB nói chung và công tác kế toán nói riêng. Dựa vào kinh nghiệm từ các lần kiểm toán trước, KTV đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng này là kém hiệu quả, rủi ro kiểm soát cao.
Đánh giá rủi ro phát hiện trên toàn bộ BCTC.
Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV xác định rủi ro phát hiện thông qua mô hình xác định rủi ro dưới đây.
Đánh giá của KTV vể rủi ro kiểm soát
Cao
Trung bình
Thấp
Đánh giá của KTV vể rủi ro tiềm tàng
Cao
Thấp nhất
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
Trung bình
Cao
Thấp
Trung bình
Cao
Cao nhất
Khách hàng ABC có rủi ro tiềm tàng trên BCTC được đánh giá là Trung bình, rủi ro kiểm soát là Cao,