Hội nhập quốc tế với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng trong và ngoài nước, các ngân hàng hiện nay đang trong trạng thái cạnh tranh quyết liệt trong tất cả các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh hiện nay ngoài việc các ngân hàng phải có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, năng lực tài chính đủ mạnh, nền công nghệ hiện đại. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, so với ngân hàng nước ngoài, dịch vụ, công nghệ, công tác quản trị của hệ thống ngân hàng trong nước vẫn còn thua kém nhiều. Chính vì vậy, trong những năm trở lại đây, hợp tác với các đối tác chiến lược để thông qua đó khai thác được thế mạnh của các bên là hướng đi của nhiều ngân hàng đặt ra trong chiến lược kinh doanh của mình. Hiện nay nhiều ngân hàng TMCP của Việt Nam đang nhắm đến mục tiêu mời gọi được nhiều nhà đầu tư chiến lược, các đối tác lớn có tiềm lực từ nước ngoài để tạo ra bước đột phá về công nghệ, về quản trị và dịch vụ, trang bị năng lực cạnh tranh cho mình trước khi bước vào cuộc chơi mới đầy hứa hẹn và nhiều thách thức. Nắm vững được xu hướng đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có những bước đi chủ động, tích cực hội nhập và lựa chọn được cổ đông chiến lược là Ngân hàng TNHH Mizuho của Nhật Bản.
5 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Thực trạng mối quan hệ giữa Vietcombank và cổ đông chiến lược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hội nhập quốc tế với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng
trong và ngoài nước, các ngân hàng hiện nay đang trong trạng thái cạnh tranh
quyết liệt trong tất cả các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Để tồn tại trong môi
trường cạnh tranh hiện nay ngoài việc các ngân hàng phải có một chiến lược
kinh doanh đúng đắn, năng lực tài chính đủ mạnh, nền công nghệ hiện đại.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và toàn
cầu. Tuy nhiên, so với ngân hàng nước ngoài, dịch vụ, công nghệ, công tác
quản trị của hệ thống ngân hàng trong nước vẫn còn thua kém nhiều. Chính vì
vậy, trong những năm trở lại đây, hợp tác với các đối tác chiến lược để thông
qua đó khai thác được thế mạnh của các bên là hướng đi của nhiều ngân hàng
đặt ra trong chiến lược kinh doanh của mình.
Hiện nay nhiều ngân hàng TMCP của Việt Nam đang nhắm đến mục tiêu
mời gọi được nhiều nhà đầu tư chiến lược, các đối tác lớn có tiềm lực từ nước
ngoài để tạo ra bước đột phá về công nghệ, về quản trị và dịch vụ, trang bị
năng lực cạnh tranh cho mình trước khi bước vào cuộc chơi mới đầy hứa hẹn
và nhiều thách thức. Nắm vững được xu hướng đó, Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) đã có những bước đi chủ động, tích cực hội
nhập và lựa chọn được cổ đông chiến lược là Ngân hàng TNHH Mizuho của
Nhật Bản.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh
doanh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, tác giả lựa chọn đề tài:
“Mối quan hệ giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và cổ đông
chiến lược”. Vì theo tác giả thấy đây là một đề tài đến nay vẫn chưa có công
trình nào nghiên cứu, mặt khác trong khuôn khổ đề tài tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu cổ đông chiến lược của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam, không nghiên cứu cổ đông chiến lược nói chung. Đề tài nghiên cứu
được xây dựng thành luận văn tốt nghiệp với 4 chương cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Luận văn đã đưa ra được tổng quan những nghiên cứu trước đây của các
tác giả khác về quản trị công ty, hầu hết những nghiên cứu chỉ tập trung
nghiên cứu tổng thể về quản trị công ty, về cơ cấu sở hữu.... Tuy nhiên,
nghiên cứu về quản trị công ty trong mối quan hệ với cổ đông chiến lược là
vấn đề mới, chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn để cổ đông chiến lược nói
chung và cổ đông chiến lược tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
nói riêng.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ ĐÔNG CHIẾN LƯỢC VÀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA CỔ ĐÔNG CHIẾN LƯỢC VỚI
CÔNG TY CỔ PHẦN
Luận văn trên cơ sở lý thuyết đã có một cái nhìn tổng quan về quản trị
công ty, công ty cổ phần, những khác biệt về quyền lợi và vốn sở hữu cổ
đông, cổ đông chiến lược. Đồng thời, cũng đưa ra bài học kinh nghiệm thông
qua nghiên cứu kinh nghiệm hợp tác với cổ đông chiến lược tại một số ngân
hàng ở Việt Nam như: Viettinbank và Eximbank. Qua phân tích tác giả cũng
đưa ra được sự cần thiết phải có sự tham gia của cổ đông chiến lược. Việc
hợp tác với cổ đông chiến lược mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức. Dựa trên
nền tảng tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại – tiên tiến, kinh nghiệm
quản trị, điều hành ngân hàng theo cơ chế thị trường hàng trăm năm và sản
phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú, các định chế tài chính nước
ngoài (với tư cách là cổ đông chiến lược của ngân hàng Việt Nam) đang được
kỳ vọng hỗ trợ, giúp đỡ và song hành cùng với ngân hàng Việt Nam để phát
huy hơn nữa các thế mạnh sẵn có và nâng cao năng lực quản trị, điều hành,
mở rộng, phát triển các lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ còn yếu của các ngân hàng
Việt Nam. Thực tế cho thấy, sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài
tại các ngân hàng Việt Nam đã tạo động lực và điều kiện cho các ngân hàng
Việt Nam tăng cường được tính công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng
hoạt động và khả năng cung cấp dịch vụ, đồng thời khẳng định được tầm vóc,
thương hiệu trên thị trường nội địa và quốc tế. Vì vậy, việc các ngân hàng
Việt Nam chào bán cổ phần riêng lẻ cho cổ đông chiến lược nước ngoài trong
bối cảnh hội nhập quốc tế là rất cần thiết.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VIETCOMBANK
VÀ CỔ ĐÔNG CHIẾN LƯỢC
Luận văn nêu khái quát được tổng quan về Vietcombank, cơ cấu tổ chức,
và kết quả kinh doanh của Vietcombank. Qua phân tích, có thể thấy được
trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Vietcombank ổn định và
phát triển tốt. Các chỉ số kinh doanh đều hiệu quả và an toàn, đảm bảo lợi ích
cho khách hàng và cổ đông. Vietcombank hướng tới một ngân hàng đa năng
và hướng tới ngân hàng số một về bán lẻ, số hai về bán buôn.
Đồng thời, trong chương này, tác giả cũng giới thiệu về cổ đông chiến
lược của Vietcombank. Cổ đông chiến lược duy nhất tại thời điểm hiện tại của
Vietcombank là một đối tác của Nhật Bản, Ngân hàng Mizuho. Đây là một
trong ba ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản, ngân hàng có uy tín không chỉ
trong khu vực mà còn trên thị trường tài chính thế giới.
Sự hợp tác giữa Vietcombank và Mizuho đánh dấu một bước quan trọng
khẳng định quá trình cổ phần hóa của Vietcombank đã hoàn tất và đây cũng là
sự hợp tác đầu tiên của Vietocmbank với cổ đông nước ngoài. Quá trình hợp
tác diễn ra được 4 năm nhưng đã có những bước phát triển tốt, đạt kết quả
cao như: quan hệ hợp tác giữa Vietcombank và cổ đông nước ngoài ngày
cảng sâu rộng, khẳng định vị thế của Vietcombank trên thị trường Việt Nam,
tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn còn những
thách thức hạn chế nhất định cần hoàn thiện hơn nữa như: sự khác biệt về văn
hóa, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN
HỆ GIỮA VIETCOMBANK VÀ CỔ ĐÔNG CHIẾN LƯỢC
Qua phân tích định hướng, mục tiêu và triển vọng phát triển của
Vietcombank và Mizuho, căn cứ vào kết quả khảo sát và những ý kiến của
những thành viên được khảo sát và phỏng vấn tại chương 3, tác giả xin đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ giữa Mizuho và
Vietcombank như sau:
1 Xây dựng chiến lược cụ thể rõ ràng trong quan hệ với cổ đông chiến lược
2 Nâng cao năng lực tài chính
3 Đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng và hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch
4 Hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị rủi ro
5 Hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng