Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc đảm bảo đủ số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm rất quan trọng trong mỗi cơ quan, tổ chức. Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng XI thông qua ngày 16/2/2011. Đối với Việt Nam, khi làm chiến lược phát triển kinh tế thường không song hành với chiến lược phát triển nhân lực. Đây là một hạn chế lớn, ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực nước ta. Và hệ quả của cách làm này cho thấy, dù chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng lớn của GDP nhưng nguồn nhân lực vẫn không có bước đột phá, các chiến lược phát triển kinh tế không có đủ nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện. Theo Phó giáo sư – Tiến Sĩ Đức Vượng (Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực Việt Nam) đã khẳng định “nếu không làm tốt vấn đề tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, thì khó lòng đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Hiện nay, Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 85.000 cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, thu hút 300.000 lao động làm việc. Tuy nhiên, toàn vùng chỉ giải quyết được việc làm cho khoản 170.000 người. Theo tiến sĩ Bùi Thị Thanh (Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định: “Môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân tài của Đồng bằng Sông Cửu Long, chậm cải thiện, chưa đủ mạnh và thiếu đồng bộ giữa các địa phương nên không tạo ra các điều kiện cần thiết kích thích phát triển và thu hút nguồn nhân lực. Điều đó dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám sang các vùng khác như Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ”.

doc38 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4533 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN GIỚI THIỆU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc đảm bảo đủ số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm rất quan trọng trong mỗi cơ quan, tổ chức. Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng XI thông qua ngày 16/2/2011. Đối với Việt Nam, khi làm chiến lược phát triển kinh tế thường không song hành với chiến lược phát triển nhân lực. Đây là một hạn chế lớn, ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực nước ta. Và hệ quả của cách làm này cho thấy, dù chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng lớn của GDP nhưng nguồn nhân lực vẫn không có bước đột phá, các chiến lược phát triển kinh tế không có đủ nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện. Theo Phó giáo sư – Tiến Sĩ Đức Vượng (Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực Việt Nam) đã khẳng định “nếu không làm tốt vấn đề tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, thì khó lòng đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Hiện nay, Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 85.000 cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, thu hút 300.000 lao động làm việc. Tuy nhiên, toàn vùng chỉ giải quyết được việc làm cho khoản 170.000 người. Theo tiến sĩ Bùi Thị Thanh (Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định: “Môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân tài của Đồng bằng Sông Cửu Long, chậm cải thiện, chưa đủ mạnh và thiếu đồng bộ giữa các địa phương nên không tạo ra các điều kiện cần thiết kích thích phát triển và thu hút nguồn nhân lực. Điều đó dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám sang các vùng khác như Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ”. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của những vấn đề trên nên việc Phân tích “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” là vấn đề cần được nghiên cứu. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích hực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ đó tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam. - Phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi về không gian và đối tượng nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là nguồn nhân lực có trình độ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 3.2. Phạm vi về thời gian Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thống kê trong năm 2010, 2011 và 2012 về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam. 3.3. Phạm vi về nội dung Do thực hiện trong thời gian ngắn, nên đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại Đồng bằng Sông Cửu Long. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Do hạn chế về thời gian nên đề tài không sử dụng số liệu sơ cấp mà chỉ sử dụng số liệu thứ cấp. Các số liệu thứ cấp này được thu thập trên Internet, các trang web, các bài báo và tạp chí chuyên ngành,… 4.2. Phương pháp phân tích Dùng phương pháp thống kê và mô tả để biết được thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và thực trạng nguồn nhân lực tại Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng. Từ mô tả và phân tích trên sử dụng phương pháp suy luận để đề ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu hút nguồn nhân lực có trình độ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KHÁI NIỆM NGUỒN NHÂN LỰC Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc hội  nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh. Vậy nguồn nhân lực là gì? Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực: - Dưới dưới góc độ của Kinh tế Chính trị: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. - Theo Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. - Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định (vì đến lúc đó con người muốn phát triển đầy đủ, mới có khả năng lao động). Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển  kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển Nguồn  nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư  có tinh chiến lược , là  cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia: chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực . Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. 1.2. NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề ( về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (Đại học,  trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề. Giữa chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là muốn nói đến tổng thể nguồn nhân lực của một quốc gia, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có chất lượng nhất. Bởi vậy, khi bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nói chung của một đất nước. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường ( yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc. Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể không cần đông về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất. Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”. Bởi trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những người có năng lực thực sự. 1.3. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế. Theo nhà kinh tế  người  Anh , William Petty  cho rằng  lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất; Các-Mác cho rằng con người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất. Trong truyền thống Việt Nam xác định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer  nhấn mạnh vai trò của lao động tri thức, theo ông ta “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”. Thứ  nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ,… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay một quốc gia có thể  không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu hội đủ bốn điều kiện : + Một là, quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn. + Hai là, quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó. + Ba là, quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông đảo. + Bốn  là, quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba. Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa. Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển bền vững. Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm  phát triển bền vững. Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và  quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Chương 2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO Ở VIỆT NAM 2.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số Việt Nam vào năm 2010 là 86,82 triệu người. Đến năm 2011, dân số nước ta tăng thêm 1,06% so với năm 2010, đạt 87,84 triệu người. Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011. Bảng 1. DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012 ĐVT: Triệu người Dân số Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 +/- Tỷ lệ % +/- Tỷ lệ % Theo Giới tính 86,93 87,84 88,78 0,91 1,05 0,94 1,07 Nam 42,99 43,44 43,92 0,45 1,05 0,48 1,10 Nữ 43,94 44,40 44,86 0,46 1,05 0,46 1,04 Theo Khu Vực 86,93 87,84 88,78 0,91 1,05 0,94 1,07 Thành thị 26,51 27,89 28,81 1,38 5,21 0,92 3,30 Nông thôn 60,42 59,95 59,97 -0,47 -0,78 0,02 0,03 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Phân theo giới tính: Dân số nam năm 2011 là 43,44 triệu người, tăng 1,05% và dân số nữ năm 2011 là 40,44 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2010. Đến năm 2012, dân số nam 43,92 triệu người, tăng 1,10%; dân số nữ 44,86 triệu người tăng 1,04%. Nhìn chung, tốc độ gia tăng dân số nam cao hơn tốc độ gia tăng dân số nữ trong giai đoạn 2010 – 2012. Xét theo khu vực: Trong tổng dân số cả nước năm 2011, dân số khu vực thành thị là 27,89 triệu người, tăng 1,38% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 59,95 triệu người, giảm 0,47%. Tuy nhiên, dân số ở cả hai khu vực đều tăng trong năm 2012. Dân số khu vực thành thị tăng 3,30% so với năm 2011, đạt mức 28,81 triệu người. Dân số khu vực nông thôn cũng tăng thêm nhưng với tỷ lệ thấp là 0,03% so với năm 2011 và đạt 59,97 triệu người Theo tính toán của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, đến giữa thế kỷ XXI, dân số Việt Nam (VN) có thể đạt ngưỡng 100 triệu người [10, Tr 1]. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực VN đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế VN xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng [10, Tr1]. Tuổi thọ trung bình của người VN hiện nay là 75 tuổi. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc có xu hướng tăng qua các năm. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,40 triệu người, tăng 1,96% so với năm 2010. Trong năm 2012, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã tăng thêm 1,18 triệu người, tương đương 2,30%, đẩy con số này lên 52,58 triệu người. Bảng 2. LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012 ĐVT: Triệu người Lực lượng lao động Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 +/- Tỷ lệ % +/- Tỷ lệ % Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 50,41 51,40 52,58 0,99 1,96 1,18 2,30 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc 49,05 50,34 51,69 1,29 2,63 1,35 2,68 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Tương tự, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2011 là 50,34 triệu người, tăng 2,63% so với năm 2010. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng 2,26% so với năm 2011. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc biến động với tỷ lệ thấp. Xét theo thành phần kinh tế, lực lượng lao động khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng từ 86,06% năm 2010 lên 86,30% năm 2012; Cơ cấu lao động khu vực nhà nước có xu hướng giảm tăng trong năm 2011 từ 10,42% năm 2010 lên 10,43% năm 2011 và giảm trong năm 2012 xuống còn 10,39%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp nhất và giảm dần qua các năm, từ năm 2010 là 3,53% giảm xuống còn 3,31% năm 2012. Phân theo ngành kinh tế, lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm dần qua các năm, từ năm 2010 là 49,50% xuống 47,49% năm 2012; lĩnh vực dịch vụ tăng từ 29,54% năm 2010 lên 31,40 % năm 2012. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng dần qua 3 năm từ 20,96% năm 2010 lên 21,11% năm 2012. Bảng 3. CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ĐVT: % Năm 2010 2011 2012 Theo thành phần kinh tế 100,00 100,00 100,00 Nhà nước 10,42 10,43 10,39 Ngoài nhà nước 86,06 86,20 86,30 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3,53 3,38 3,31 Theo ngành kinh tế 100,00 100,00 100,00 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 49,50 48,39 47,49 Công nghiệp và xây dựng 20,96 21,28 21,11 Dịch vụ 29,54 30,33 31,40 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Số liệu từ Điều tra biến động dân số năm 2011 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho thấy, số lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác nên chỉ số già hóa cũng gia tăng nhanh chóng, trong khi đó tỷ số hỗ trợ tiềm năng lại giảm đáng kể [20, Tr1]. Thời gian để VN chuyển đổi từ cơ cấu dân số già hóa sang cơ cấu dân số già sẽ ngắn hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế cũng như các chương trình an sinh xã hội cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm dân số cao tuổi được coi là nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, hơn 39% người cao tuổi VN vẫn đang làm việc. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi của VN giai đoạn 2010-2012 có chiều hướng giảm dần qua các năm, đây là một dấu hiệu tích cực của thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm đã giảm từ 2,88% năm 2010 xuống 1,99% năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị luôn cao hơn ở khu vực nông thôn. Trong đó, khu vực thành thị giảm từ 4,29% năm 2010 xuống 3,25% năm 2012 và khu vực nông thôn giảm từ 2,30% năm 2010 xuống 1,42% năm 2012. Tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 của lao động trong độ tuổi là 2,80%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35%, thấp hơn so với tỷ lệ lao động thiếu việc làm năm 2010 (các tỷ lệ tương ứng năm 2009 là: 3,57%, 1,82%, 4,26%). Ngược lại với tỷ lệ lao động thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị. Bảng 4. TỶ LỆ LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012 ĐVT: % Năm 2010 2011 2012 Tỷ lệ lao động thất nghiệp 2,88 2,27 1,99 Thành thị 4,29 3,60 3,25 Nông thôn 2,30 1,71 1,42 Tỷ lệ lao động thếu việc làm 3,57 3,34 2,80 Thành thị 1,82 1,82 1,58 Nông thôn 4,26 3,96 3,35 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực VN giai đoạn 2011-2020 [6, Tr1], thì trong 10 năm tới cần tăng nhanh tỷ lệ nhân lự
Luận văn liên quan