Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, ngành du lịch-vốn được coi là 1 ngành công nghiệp không khói, ngày càng phát triển.Việt Nam với tài nguyên thiên nhiên được ưu đãi,con người thân thiện thì du lịch ngày càng được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Mặc dù đã gặt hái được nhiều thành công nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển.Hình ảnh Việt Nam đã có cải thiện nhưng đáng kể nhưng chưa thực sự nổi bật trên trường quốc tế nói chung và khu vực Châu Á nói riêng.
Trong những năm gần đây, một loại hình du lịch mang lại lợi nhuận cao và đang thu hút các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam. Đó là loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp tổ chức sự kiện). Đối với Việt Nam loại hình du lịch này đã được các công ty trong ngành du lịch khai thác từ nhiều năm nay, bước đầu đã có kết quả khả quan. Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam.
Có thể nói đây là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp du lịch và các ngành liên quan khai thác nhưng để có thể kinh doanh và phát triển du lịch MICE cần có những điều kiện nhất định.
Theo Tổng cục Du lịch VN, doanh thu của ngành du lịch năm 2007 đạt khoảng 3,5 tỉ USD so với 2,85 tỉ USD trong năm 2006. Sở dĩ doanh thu tăng mạnh là nhờ vào sức hút của du lịch MICE .
21 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8601 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, ngành du lịch-vốn được coi là 1 ngành công nghiệp không khói, ngày càng phát triển.Việt Nam với tài nguyên thiên nhiên được ưu đãi,con người thân thiện thì du lịch ngày càng được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Mặc dù đã gặt hái được nhiều thành công nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển.Hình ảnh Việt Nam đã có cải thiện nhưng đáng kể nhưng chưa thực sự nổi bật trên trường quốc tế nói chung và khu vực Châu Á nói riêng.
Trong những năm gần đây, một loại hình du lịch mang lại lợi nhuận cao và đang thu hút các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam. Đó là loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp tổ chức sự kiện). Đối với Việt Nam loại hình du lịch này đã được các công ty trong ngành du lịch khai thác từ nhiều năm nay, bước đầu đã có kết quả khả quan. Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam.
Có thể nói đây là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp du lịch và các ngành liên quan khai thác nhưng để có thể kinh doanh và phát triển du lịch MICE cần có những điều kiện nhất định.
Theo Tổng cục Du lịch VN, doanh thu của ngành du lịch năm 2007 đạt khoảng 3,5 tỉ USD so với 2,85 tỉ USD trong năm 2006. Sở dĩ doanh thu tăng mạnh là nhờ vào sức hút của du lịch MICE .
Bài viết dưới đây trình bài một số điều cơ bản liên quan đến loại hình du lịch MICE và một số giải pháp chính nhằm phát triển du lịch MICE tại Việt Nam.
Tóm tắt
Chương I :khái quát chung về loại hình du lịch
1. Định nghĩa du lịch MICE
2. Đặc điểm du lịch MICE
3. Điều kiện phát triển du lịch MICE
4.Thực trạng du lịch MICE trên thế giới
Chương II :thực trạng phát triển du lịch MICE tại Việt Nam
1.Thuận lợi
2.Khó khăn
3.Thực trạng một số nơi tại Việt Nam
A.Miền Bắc
B.Miền Trung
C.Miền Nam
4.Một số doanh nghiệp tiêu biểu
ChươngIII :một số giải pháp phát triển loại hình du lịch MICE tại Việt Nam
NỘI DUNG
Chương I : Khái quát chung về loại hình du lịch MICE tại Việt Nam
1.Định nghĩa du lịch MICE :
_Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event
_MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meetings (hội họp), Incentives (khen thưởng, xúc tiến đầu tư), Conventions (hội nghị, hội thảo) và Exhibitions (triển lãm)..
+Meetings (Hội họp) : giao động từ 15 đến 10.000 khách gặp nhau nhằm mục đích trao đổi thông tin và nó thường được tổ chức ở những địa điểm thương mại như trung tâm hội nghị hoặc khách sạn. Các cuộc hội họp được chia làm hai lọai:
- Cuộc hội họp giữa các công ty với nhau (Association meetings).
- Các cuộc họp giữa các thành viên trong một công ty (Coporate meetings).
+Incentives (Xúc tiến đầu tư, khen thưởng) : bao gồm các chuyến đi được tổ chức bởi các công ty như là một phần của chương trình xây dựng và phát triển các sản phẩm của công ty.
- Nhằm tập hợp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận những chiến lược trong tương lai.
- Liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng hàng đầu trong bán hàng trong môi trường làm việc bên ngòai.
- Nhằm mục đích tuyên dương nhân viên nhân viên xuất sắc, khen thưởng các đại lý bán hàng vượt chỉ tiêu.
Đặc điểm của du lịch khen thưởng là phải họach định trước một năm.
+Conventions (hội nghị) : về cơ bản nó lớn hơn hội họp, nó thường được tổ chức cho rất nhiều người đến từ một vùng hoặc tất cả các vùng trên thế giới đến để gặp gỡ, thảo luận các vấn đề cùng quan tâm.
+Exhibitions (triển lãm) : một sự kiện lớn được thiết kế mang mọi người đến với nhau trong một lĩnh vực đặc biệt hoặc một nhóm người có mối quan hệ gần gũi trong kinh doanh. Họ mang các sản phẩm để trình diễn hoặc triển lãm cho khách tham quan.Bao gồm hai hình thức sau:
-Coporate events/ exhibitions là hình thức hội họp nhằm mục đích công nhận, tuyên dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản phẩm.
-Special events/ exhibitions là hình thức đặc biệt vì quy mô của nó thu hút rất nhiều báo, đài cũng như các phương tiện truyền thông khác và đây chính là các cuộc triển lãm.
_Du lịch Mice là một phần của ngành du lịch, mang mọi người đến với nhau trao đổi thông tin, các mặt hàng và dịch vụ. Mặc dù nó thường là sự hoà trộn giữa kinh doanh và nghỉ ngơi, nhưng mục đích của MICE thường được hiểu là mục đích thương mại. Gía trị của loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm.Các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường , trung bình chi tiêu gấp từ 4 đến 6 lần khách du lịch thông thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao cấp, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu riêng của khách…). MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước.
2. Đặc điểm du lịch Mice:
_Tính chuyên nghiệp cao từ khâu marketing, chuẩn bị đến tổ chức. Để có thể tổ chức 1 tour du lịch MICE cần thời gian chuẩn bị dài và kĩ lưỡng hơn các tour du lịch khác vì du lịch MICE ko chỉ đơn thuần là du lịch mà còn kết hợp với hội nghị tổ chức sự kiện. Nhận một tour du lịch MICE, các nhà tổ chức phải lo trọn gói cả quá trình tổ chức từ gửi thiếp mời, đón khách,tổ chức hội nghị,khách sạn nghỉ ngơi đến các hoạt động ngoại khóa..
_Số lượng khách lớn với chi tiêu cao hơn gấp 4 đến 6 lần khách du lịch bình thường tao nên lợi nhuận cao cho các công ty tổ chức( thường gấp 3 đến 4 lần lợi nhuận của loại hình du lịch cá nhân hay nhóm).
_Thời gian thường tập trung vào những tháng cuối năm: cuối năm được xem là “thời điểm vàng” để các công ty tổ chức khen thưởng cho nhân viên, đại lý; họp mặt khách hang; tổ chức những chuyến du lịch tập thể giáng sinh, năm mới và tổng kết thành tích đạt được trong năm…
_Du lịch MICE không chỉ đòi hỏi người tổ chức phải thể hiện được đặc trưng và mục đích của sự kiện mà phải chuyển tải được cái hồn của điểm đến với du khách.Những tour du lịch MICE sẽ càng tạo them uy tín cho những nơi tổ chức.
3.Điều kiện phát triển du lịch MICE:
_Cơ sở vật chất: MICE là loại hình du lịch không chỉ là nghỉ ngơi mà chủ yếu là hội họp kinh doanh, các đoàn khách thường rất đông và yêu cầu cao nên để kinh doanh loại hình du lịch này cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất như hệ thống sân bay, giao thông, hệ thống khách sạn với chất lượng cao và số lượng phòng đáp ứng đủ cho lượng khách đông, nhất là vị trí của các trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế phải gần với sân bay, khách sạn, từ đó tạo thuận tiện nhất cho khách…Và nơi đăng cai hội nghị phải có phong cảnh đẹp, văn hóa đa dạng, đặc sắc, nhiều khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại.
_ Điều kiện tự nhiên: là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển của du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng.Những nơi có phong cảnh đẹp khí hậu ôn hòa hay có những di sản thế giới sẽ thu hút khách du lịch MICE với số lượng đông đảo.
_ Đội ngũ phục vụ: phải có trình độ chuyên môn không chỉ về du lịch, mà còn phải đảm bảo tính chuyên nghiệp cao về mặt tổ chức từ lúc đăng ký, nhận phòng, chuẩn bị tài liệu, lễ khai mạc, giới thiệu, ánh sáng, âm thanh, ẩm thực, lễ bế mạc.….và đội ngũ phục vụ phải thông thạo nhiều ngoại ngữ do tính chất của loại hình du lịch Mice là khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham gia.
4.Du lịch MICE trên thế giới hiện nay:
_ Lọai hình du lịch MICE đã được các nhà tổ chức du lịch của các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt, vì nó đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo ra nhiều việc làm, tạo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.
_Mice là loại hình du lịch rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển. Kỳ thật, Mice không phải là loại sản phẩm du lịch mới, nó phát triển qua nhiều giai đoạn, theo nhận thức khác nhau của những người làm du lịch. Ngày nay, Mice được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định.
_Hội họp, khen thưởng, hội nghị, hay triển lãm là những sự kiện luôn xảy ra và được biết đến từ hàng thế kỷ nay; nó qui tụ nhiều khách và sự di chuyển của khách từ nơi này sang nơi khác luôn tạo cơ hội cho các công ty kinh doanh du lịch. Có rất nhiều quốc gia hiểu được cơ hội của MICE, như Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Áo, hoặc ở châu Á có Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc... Trung tâm Hội nghị Hồng Kông, nơi mà trước đây được chính quyền Hồng Kông xây dựng để tổ chức lễ chuyển giao cho Trung Quốc, trở thành cơ hội khai thác thị trường MICE của ngành du lịch Hồng Kông. Rất nhiều quốc gia và DN chọn trung tâm này làm nơi tổ chức hội nghị kinh tế, chính trị, văn hóa... Trung tâm Hội nghị Hồng Kông hàng năm thu hút trên 4,5 triệu lượt khách (nhiều gấp 3 lần tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam) tham dự các sự kiện MICE được tổ chức tại đây. Những trung tâm dành cho loại hình du lịch này dường như chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì các nước trong khu vực đã tiến một khoảng cách rất xa, cả về tư duy lẫn tầm cỡ đầu tư. Cục Du lịch Singapore từ cuối năm 2003 đã đưa ra chiến dịch xúc tiến quảng bá với 15 triệu SGD (8,6 triệu USD) nhằm hy vọng thu hút thị trường khách du lịch doanh nhân và MICE, tăng doanh số từ lĩnh vực này lên mức 3 tỉ đôla trong năm 2005. Trung Quốc được xem là địa điểm cạnh tranh nhất khu vực, với nhiều trung tâm hội nghị lớn; và Thượng Hải đang trở thành trung tâm hội nghị lớn của vùng Đông Nam Á...
_Theo số liệu điều tra của tổ chức hiệp hội, hội nghị thế giới (ICCA) thì:
+Chi tiêu trung bình trong các cuộc hội họp quốc tế là 343 USD/ ngày/ người.
+Chi tiêu trung bình trong một năm của các hiệp hội, công ty lớn trên thế giới là 3 tỉ USD.
+Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng (trong nước và quốc tế) đạt 280 tỉ USD.
_Trên thị trường du lịch MICE của thế giới hiện nay các nước châu Âu và châu MĨ có những nhu cầu và khả năng cung ứng tốt cho các cuộc họp, hội thảo.Cácquốc gia đứng đầu về số lượng các cuộc hội họp, hội nghị:
1. Mĩ
2. Anh
3. Đức
4. Nhật
_Các quốc gia phát triển du lịch MICE:
1. Úc
2. Italia
3. Tây Ban Nha
4. Pháp
5. Phần Lan
6. Đan Mạch
_ Du lịch MICE đã dần dần phát triển mạnh ở các nước châu Á, là khu vực có sự hấp dẫn bởi nền văn hóa phương Đông cổ kính với sự ưu đãi về thiên nhiên và khí hậu, hơn nữa là điểm đầu tư hấp dẫn đã thu hút du khách quốc tế và đặc biệt là du khách du lịch MICE.
Các quốc gia Châu Á có số lượng lớn các cuộc hội họp:
1. Nhật Bản
2. Hàn Quốc
3. Singapore
4. Malaysia
5. Trung QUốc
5. Đài Loan
7. Thái Lan
8. Hồng Kông
9. Ấn Độ
Trong năm 2005 đầu tư cho phát triển du lịch MICE tại một số nước như Singapore là 16 triệu USD, Thái Lan là 7,2 triệu USD.
Chương II: Thực trạng phát triển du lịch MICE
tại Việt Nam
_Việt Nam là một trong 10 điếm đến hàng đầu của du lịch MICE trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
_Thị trường du lịch MICE Việt Nam năm 2007 "bùng nổ", với lượng khách ước tính tăng khoảng 30% so với năm 2006.
1.Thuận lợi:
_Viêt Nam được đánh gía là môt điểm đến an toàn(nền kinh tế chính trị ổn định), hấp dẫn(tài nguyên thiên nhiên phong phú) và thu hút đầu tư.
_Đánh giá về tiềm năng phát triển MICE, đoàn chuyên gia WTO cho rằng: VN có tiềm năng rất lớn và nếu phát triển MICE sẽ là đối thủ đáng ngại của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên thuộc hàng kỳ quan thế giới, bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển…
_ Một trong những lý do quan trọng khiến thị trường khách MICE chuyển sang Việt Nam là việc miễn visa cho khách nội vùng ASEAN, tạo thuận lợi cho việc đi lại của khách hang. “Phần lớn khách MICE của chúng tôi trong thời gian qua đến từ các nước trong khu vực ASEAN, các công ty lớn thay vì tổ chức hội nghị khách hàng ở trong nước thì nay đã chọn Việt Nam và xem như đây là phần thưởng dành cho khách hàng”- một nhà quản lý phát biểu.
_ Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO thổi bùng làn sóng đi lại, nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư… Tại các công ty du lịch, hợp đồng đưa đoàn ra, đoàn vào du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội chợ, nghiên cứu thị trường, du lịch khen thưởng) tăng vọt.
_Việt Nam đã tổ chức thành công 1 số hội nghị mang tầm cỡ quốc tế như hội nghị APEC, hôi nghị tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ ASEAN 12…..tạo sự tin tưởng cho bạn bè quốc tế khả năng tổ chức và chất lượng của các tour du lịch MICE.
2.Khó khăn:
_Các hội nghị, hội thảo thường tổ chức vào dịp cuối năm nên thường rơi vào tình trạng "căng phòng, căng dịch vụ".Trên địa bàn cả nước,ngoài Sheraton thì không có khách sạn nào có đủ 500 phòng, gây ra hiên tượng thiếu phòng phải lien kết với các khách sạn khác..
_Khách hàng thường có khâu "khảo giá" ở một vài công ty nên họ thường không cung cấp thông tin chi tiết cho đơn vị tổ chức vì vậy gặp khó khăn trong xây dựng chương trình cho đơn vị tổ chức; thời gian để chuẩn bị cũng là một vấn đề...
_ Ngoài việc định hướng phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ sao cho phù hợp còn không thể thiếu công tác quảng bá du lịch VN và đây lại là điểm yếu nhất của ngành này. Hiện phần lớn các đoàn khách MICE có được là do các công ty du lịch tự tìm cách chinh phục, hấp dẫn khách hàng và công ty đối tác.
_Ngoài ra, nhiều khách du lịch đến VN đã phàn nàn về dịch vụ tại đây. Cụ thể, kết quả khảo sát nằm trong dự án nâng cao nhận thức về du lịch do Phái đoàn Liên minh châu Âu tại VN tài trợ cho thấy có đến 44% du khách không hài lòng về tài xế taxi, người bán hàng rong, dịch vụ tổ chức tour, đường sắt và mua sắm quà lưu niệm. Tương lai du lịch MICE đang nằm trong tay các nhà làm du lịch, từ cấp quản lí cao nhất đến những người làm dịch vụ nhỏ nhất như tài xế, người bán hàng rong…
_Các trang thiết bị phục vụ hội thảo như âm thanh, ánh sáng của nhiều khách sạn 3 sao chưa đáp ứng được; hệ thống giao thông chưa thông thoáng; khoảng cách giữa sân bay quốc tế tới nơi tổ chức hội thảo, nơi nghỉ ngơi cho khách còn xa.
_ Đội ngũ phục vụ thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ còn yếu... Chính vì vậy, đón những đoàn MICE vài trăm khách, ngành du lịch phải tự xoay sở, thậm chí phải xé lẻ đoàn thành từng nhóm nhỏ mới giải quyết được.
3.Thực trạng một số nơi tại Việt Nam:
_Hai điểm đến nổi bật thu hút khách MICE tại Việt Nam hiện nay là TP.HCM và Hà Nội, đây là các trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa lớn của cả nước với các loại hình dịch vụ và cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể để đón nguồn khách MICE. Gần đây khu vực miền trung cũng phát triển rất mạnh loại hình du lịch MICE với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi và hang loạt di sản thế giới.
A,Miền Bắc:
_Miền Bắc có thủ đô Hà Nội– trung tâm văn hóa thương mại của cả nước, tập trung nhiều cơ quan tổ chức chính phủ và phi chính phủ, nhiều trung tâm hôi nghị khách sạn cao cấp cũng như nhiều dịch vụ khác nên miền Bắc có Hà Nội là nơi thu hút khách MICE nhất với những hội nghị quốc tế như APEC, tuần lễ văn hòa cà phê ….
_Ngoài Hà Nội thì các tỉnh khác trong khu vực miền Bắc chưa phát triển loại hình du lịch MICE hoặc chỉ tổ chức ở quy mô nhỏ và trong nước..Gần đây tỉnh Sơn Tây-Hà Tây cũng đã phát triển loại hình du lịch này.
B.Miền Trung:
B1.Thuận lợi:
_Ông Jose Arcilla - giám đốc điều hành của Palm Garden Resort - đánh giá về MICE: “Lợi thế của miền Trung quá lớn. Hàng loạt di sản thế giới sẽ là điểm nhấn chủ yếu để chúng tôi nhắm đến loại hình du lịch này”. Chỉ cần ba tiếng đồng hồ sau khi tham gia hội nghị, đoàn du khách VIP của Tập đoàn Autodesk đã được chiêm ngưỡng toàn bộ các di sản, cảnh đẹp của miền Trung từ trên máy bay.
_ Hàng loạt các khách sạn và resort đạt tiêu chuẩn: từ tháng 5 đến 10-2006, tại các khu nghỉ mát năm sao Furama, Palm Garden, Golden San resort nằm dọc bãi biển Đà Nẵng và Hội An lần lượt diễn ra hội nghị SOM 3, hội nghị bộ trưởng cúm gia cầm và hội nghị bộ trưởng du lịch 21 nước thành viên APEC. Nhận thấy đây là cơ hội vàng để quảng bá du lịch và thu lợi hiệu quả, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, dịch vụ và các khu nghỉ mát lớn tại miền Trung đã nhanh nhạy tìm mọi cách kéo các đoàn khách về với mình.
_Theo đại diện Công ty du lịch Vitours tại Đà Nẵng, tour du lịch này do Công ty tổ chức sự kiện Concept Motivate của Singapore đảm trách, ước tính chi phí mỗi chuyến bay tham quan như thế không dưới 30.000 USD. Điều đó có nghĩa là trong tour du lịch đến Đà Nẵng, Tập đoàn Autodesk đã phải chi hơn 100.000 USD cho bốn chuyến du ngoạn trên bầu trời bằng trực thăng.
__Con đường Sơn Trà - Điện Ngọc dọc theo bờ biển Quảng Nam và Đà Nẵng đã hoàn thành và được gọi tên là con đường APEC. Trên tuyến này, hàng loạt khu resort đã và đang mọc lên với qui mô lớn. Chỉ cần 10-30 phút, từ sân bay quốc tế Đà Nẵng, du khách có thể đến được các địa chỉ mình muốn tìm. Thuận lợi là thế nhưng các nhà tổ chức du lịch sự kiện tại khu vực này vẫn còn e ngại, khi hàng loạt dịch vụ hỗ trợ loại hình du lịch này vẫn còn đang “manh mún” hoặc chưa định hình ra ngô ra khoai.
_Để đón đầu phát triển loại hình du lịch MICE, nhân dịp SOM 3 tổ chức tại Đà Nẵng và Hội An, Công ty LD khu du lịch Bắc Mỹ An - Furama Resort đã quyết định đầu tư gần 3 triệu USD cho một trung tâm hội nghị quốc tế (đầu tiên tại miền Trung) với sức chứa 1.500 người, tọa lạc giữa một vườn cây rộng 4.000m2. Ông Sean Halliday - giám đốc điều hành khu nghỉ mát 5 sao này - trả lời rất tự tin: “Du lịch sự kiện đang nằm trong tầm tay của các tỉnh miền Trung. Các danh lam thắng cảnh trải dài tại mảnh đất này không ở đâu có được”.
B2.Khó khăn:
_Tất cả các doanh nghiệp làm du lịch đều biết là du khách tham gia các tour du lịch MICE phần lớn có mức chi tiêu rất “sộp”. Và dĩ nhiên họ cũng đòi hỏi các dịch vụ có chất lượng tương đương với số tiền mà họ bỏ ra. Thực tế này đòi hỏi các đơn vị tổ chức tour phải đạt chất lượng dịch vụ cao, trong khi năng lực thực tế của ngành du lịch tại miền Trung còn quá yếu kém:
+Ông Phùng Cư - giám đốc Công ty du lịch Tân Hồng chi nhánh tại Đà Nẵng - phàn nàn:“Chỉ tính riêng phương tiện vận chuyển khách bằng xe ca thôi cũng không đủ đáp ứng. Đó là chưa nói đội ngũ hướng dẫn viên vừa thiếu lại không thông thạo các ngoại ngữ”.
+Còn ông Đặng Công Đình - phó giám đốc chi nhánh Công ty Du lịch VN tại Đà Nẵng (Vitour), đơn vị có kinh nghiệm tổ chức các tour du lịch MICE tại Đà Nẵng - thì cho hay: “Các phương tiện như máy bay trực thăng, tàu lặn, dịch vụ lặn biển... tại Đà Nẵng hầu như chưa có. Nếu khách có nhu cầu muốn dạo chơi trên không bằng máy bay trực thăng, chúng tôi phải thuê máy bay của quân đội từ Hà Nội và mất khá nhiều thời gian để có được giấy phép từ các cơ quan, ban, ngành liên quan”.
+Ông Đình than: mới đây, một đoàn khách MICE Hàn Quốc đã không hài lòng khi họ muốn được ăn tối trên dòng sông Hàn và ngắm pháo hoa nhưng không được UBND TP Đà Nẵng cho phép. Và còn rất nhiều trở ngại khác từ phía chính quyền sở tại cũng như các cấp cao hơn.
+“Đêm phố cổ Hội An” tổ chức vào ngày 6-9, có hơn 200 đại biểu APEC dự hội nghị SOM 3 đã tham dự. Ông Kichimiuri, một quan chức của Nhật Bản, đưa ra nhận xét: “Qua những điều trông thấy trong thời gian lưu lại đây, tôi nghĩ rằng tiềm năng du lịch của Đà Nẵng cũng như Hội An rất lớn, chỉ có điều tôi không chắc cơ sở hạ tầng có đáp ứng được yêu cầu của du khách VIP hay không!”.
C.Miền Nam:
_ TP HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước với nhiều trụ sở văn phòng của các tập đoàn trên thế giới nhưng vẫn còn thiếu những trung tâm tầm cỡ để có thể tổ chức được những sự kiện lớn.
_Trong đợt khảo sát và tư vấn hướng dẫn phát triển cho thị trường du lịch MICE tại TP.HCM mới đây các chuyên gia Tổ chức Du lịch Quốc tế cũng đã nhận định một trong những cản ngại lớn nhất là cơ sở hạ tầng của thành phố này vẫn chưa sẵn sàng để đón nhận cơ hội to lớn từ MICE.
+Cụ thể, theo các chuyên gia này, để phát triển loại hình du lịch MICE VN cần phải có những trung tâm hội chợ triển lãm, hội nghị đủ lớn (với sức chứa ít nhất vài