Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 – 2012

Đối với mỗi quốc gia nói chung, mỗi địa phương nói riêng, khu vực kinh tế tư nhân có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, và tỉnh Hòa Bình cũng không nằm ngoài số đó. Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp không nhỏ về tốc độ tăng GDP, tạo việc làm, đóng góp vào thu Ngân sách, . và đang dần thể hiện vai trò, vị thế của mình so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế nước ngoài. Chính khu vực kinh tế tư nhân đã làm đa dạng hóa nền kin h tế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu về vốn rất lớn cả về phái người tiêu dùng lẫn chủ sở hữu, tính đa dạng đó là ưu thế rất lớn để đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún lên nền sản xuất hàng hóa lớn. Hơn thế nữa, với phạm vi hoạt động lớn trên mọi ngành nghề, lĩnh vực cũng như địa bàn, kinh tế tư nhân đã và đang len lõi vào từng khu vực nhỏ nhất, tận dụng tối đa nguồn lực của từng khu vực, điều mà khu vực kinh tế nhà nước và nước ngoài khó có thể làm được. Với vai trò to lớn đó, cùng với sự phát triển nhanh chóng, phức tạp về cả số lượng, quy mô trong thời gian gần đây đòi hỏi phải có những nghiên cứu chi tiết thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân tỉnh, đảm bảo sự phát triển đúng quỹ đạo, định hướng kinh tế mà tỉnh Hòa Bình đặt ra. Đề tài của tôi bao gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 – 2012 Chương III: Những định hướng và giải pháp phát triên kinh tế tư nhân tỉnh Hòa Bình Hi vọng bài viết này, về một phần nào đó sẽ giúp mọi người hình dung ra bức tranh của khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Hòa Bình trong thời gian gần đây, đồng thời đóng góp những giải pháp mà tỉnh có thể thực hiện nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, biến khu vực kinh tế tư nhân thành đầu tàu kéo cả nền kinh tế tỉnh phát triển.

doc91 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2518 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 – 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT CCHC: Cải cách hành chính CCN: Cụm công nghiệp CNTT: Công nghệ thông tin CSHT: Cơ sở hạ tầng CSVC: Cơ sở vật chất DNNN: Doanh nghiệp nhà nước DNTN: Doanh nghiệp tư nhân GTGT: Giá trị gia tăng GTSX: Giá trị sản xuất KCN: Khu công nghiệp KH – CN: Khoa học – Công nghệ KHKT: Khoa học kỹ thuật KT – XH: Kinh tế - Xã hội KTNN: Kinh tế nhà nước KTQD: Kinh tế quốc dân KTTN: Kinh tế tư nhân KVTN: Khu vực tư nhân MTQG: Mục tiêu quốc gia NSLĐ: Năng suất lao động NSNN: Ngân sách nhà nước THPT: Trung học phổ thông TNHH: Trách nhiệm hữu hạn XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG Bảng 1: Tình hình thu hút lao động trong khu vực KTTN Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 11 Bảng 2: Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, 2007-2012 33 Bảng 3: Cơ cấu theo theo ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 – 2012. 35 Bảng 4: Tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực KTTN phân theo vùng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 – 2012. 36 Bảng 5: Tỷ trọng lao động phân bố theo ngành nghề kinh tế tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 – 2012 38 Bảng 6: Xếp hạng chỉ số PCI tỉnh Hòa Bình, 2007-2012 44 Bảng 7: Cơ cấu theo theo ngành nghề hoạt động của KTTN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 – 2012 49 Bảng 8: Số lượng các dự án cấp giấy chứng nhận đầu tư tỉnh Hòa Bình chia theo giai đoạn hoạt động 2002 – 2012 50 DANH SÁCH HÌNH Hình 1: Giá trị tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của khu vực KTTN 7 Hình 2: Đóng góp của KTTN vào Ngân sách nhà nước giai đoạn 2000-2010 9 LỜI NÓI ĐẦU Đối với mỗi quốc gia nói chung, mỗi địa phương nói riêng, khu vực kinh tế tư nhân có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, và tỉnh Hòa Bình cũng không nằm ngoài số đó. Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp không nhỏ về tốc độ tăng GDP, tạo việc làm, đóng góp vào thu Ngân sách,…. và đang dần thể hiện vai trò, vị thế của mình so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế nước ngoài. Chính khu vực kinh tế tư nhân đã làm đa dạng hóa nền kin h tế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu về vốn rất lớn cả về phái người tiêu dùng lẫn chủ sở hữu, tính đa dạng đó là ưu thế rất lớn để đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún lên nền sản xuất hàng hóa lớn. Hơn thế nữa, với phạm vi hoạt động lớn trên mọi ngành nghề, lĩnh vực cũng như địa bàn, kinh tế tư nhân đã và đang len lõi vào từng khu vực nhỏ nhất, tận dụng tối đa nguồn lực của từng khu vực, điều mà khu vực kinh tế nhà nước và nước ngoài khó có thể làm được. Với vai trò to lớn đó, cùng với sự phát triển nhanh chóng, phức tạp về cả số lượng, quy mô trong thời gian gần đây đòi hỏi phải có những nghiên cứu chi tiết thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân tỉnh, đảm bảo sự phát triển đúng quỹ đạo, định hướng kinh tế mà tỉnh Hòa Bình đặt ra. Đề tài của tôi bao gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 – 2012 Chương III: Những định hướng và giải pháp phát triên kinh tế tư nhân tỉnh Hòa Bình Hi vọng bài viết này, về một phần nào đó sẽ giúp mọi người hình dung ra bức tranh của khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Hòa Bình trong thời gian gần đây, đồng thời đóng góp những giải pháp mà tỉnh có thể thực hiện nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, biến khu vực kinh tế tư nhân thành đầu tàu kéo cả nền kinh tế tỉnh phát triển. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Kinh tế tư nhân và đặc điểm của kinh tế tư nhân Khái niệm Hiện nay đối với thuật ngữ “khu vực tư nhân” tồn tại một số cách hiểu khác nhau tùy theo quan điểm và cách nhìn nhận mang tính chất về sở hữu. Do vậy, trong thực tế các cách hiểu đó thường chỉ mang tính chất tương đối và không thống nhất. Ở Việt Nam, theo cách hiểu rộng nhất thì khu vực KTTN và khu vực KTNN (hay còn gọi là khu vực quốc doanh) là hai bộ phận cấu thành nền kinh tế. Như vậy, tư nhân bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước, lẫn doanh nghiệp nước ngoài dưới dạng liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Đồng thời, cách hiểu này ũng đưa đến một hệ quả là khu vực KTTN bao gồm cả các cơ sở sản xuất nông nghiệp (như hợp tác xã nông nghiệp, nuôi trông và khai thác thủy hải sản,…) và các doanh nghiệp phi nông nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều người không đồng ý với định nghĩa rộng này vì trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các công ty cổ phần hóa có sự tham gia góp vốn của các doanh nghiệp nhà nước, và khi thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty cổ phần có cổ đông là doanh nghiệp nhà nước, người ta không thể tách bạch được phần của doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu. Cách hiểu thứ hai về KTTN dựa trên việc chia nền kinh tế thành 3 khu vực là khu vực nhà nước (quốc doanh), khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Định nghĩa này đã đưa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi “khu vực ngoài quốc doanh, coi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực riêng. Theo đó, khu vực ngoài quốc doanh chỉ bao gồm các chủ thể kinh doanh trong nước, nhưng vẫn gồm các chủ thể sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong giáo trình “Kinh tế phát triển” của ĐHKTQD khi phân tích về vấn đề tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 cũng xét theo khía cạnh tăng trưởng nhanh được thể hiện ở các khu vực kinh tế bao gồm: khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực vốn đầu tư nước ngoài. Có thể thấy rằng đã có sự tương đồng về khái niệm KTTN theo cách hiểu thứ 2 này. Như vậy, các cách hiểu về các thuật ngữ “khu vực quốc doanh”, “khu vực ngoài quốc doanh” và “khu vực tư nhân” đều mang tính ước lệ chưa thống nhất hoàn toàn. Trong chuyên đề này, thuật ngữ “khu vực kinh tế tư nhân” được hiểu hẹp hơn nữa, bao gồm các doanh nghiệp trong nước trừ bộ phận kinh tế phi nông nghiệp ngoài quốc doanh. Khu vực này bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và không bao gồm bộ phận kinh tế nông nghiệp ngoài quốc doanh, kể cả lâm nghiệp, thủy sản, làm muối (bộ phận này gồm các cá nhân, hộ gia đình và hợp tác xã phi nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trông thủy, hải sản,…). Đặc điểm KTTN gắn liền với lợi ích cá nhân – là động lực để thúc đẩy xã hội phát triển. Lợi ích cá nhân là động lực trước hết để phát triển xã hội. KTTN là khu vực kinh tế năng động, người lao động tự chủ tiến hành hoạt động kinh doanh, do đó hoạt động có hiệu quả cao. KTTN mà tiêu biểu là doanh nghiệp của tư nhân là mô hình tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hóa ở giai đoạn cao. Hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa gắn liền với sự phân công lao động xã hội. Trước khi xuất hiện nền đại công nghiệp, nền sản xuất hàng hóa còn ở trình độ thấp, đó là nền sản xuất hàng hóa giản đơn, chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp. Hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp là hình thức tiên tiến, gắn liền với nèn đại công nghiệp, phát triển cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở hình thức tổ chức này, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất tăng nhanh. KTTN là nền tảng của kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là cách thức tốt nhất và duy nhất để một nền kinh tế vận hành có hiệu quả. Kinh tế thị trường là phương tiện để đạt đến nền sản xuất lớn, hiện đại và hiệu quả. Kinh tế thị trường là phương tiện để đạt đến nền sản xuất lớn, hiện đại. Và cơ chế thị trường hiện đại là môi trường để KTTN phát triển. KTTN mà điển hình là mô hình tổ chức doanh nghiệp là sản phẩm tự nhiên của kinh tế thị trường, và tự lớn lên trong kinh tế thị trường. KTTN ở nước ta được khôi phục từ sau công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong điều kiện nền kinh tế chậm phát triển, quan hệ sản xuất thống trị xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do vây, KTTN ở nước ta có một số đặc điểm riêng biệt khác nữa so với các nước trên thế giới: Thứ nhất, KTTN ở nước ta là kết quả của chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, là bộ phận của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển KTTN nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Do đó, về mặt bản chất, nó khác với KTTN ở các nước tư bản chủ nghĩa. Thứ hai, KTTN ở nước ta mang trong mình yếu tố có tính xã hội chủ nghĩa. Điều này thể hiện ở chỗ: KTTN đại diện cho một lực lượng sản xuất mới góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thức đẩy tăng trưởng xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo,… Thứ ba, các doanh nghiệp tư nhân thông qua hoạt động của mình củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, gắn kết các giai tầng xã hội vì mục tiêu dân giàu, nươc mạnh, xã họi công bằng, văn minh. Cuối cùng, mối quan hệ trực tiếp giữa các chủ doanh nghiệp tư nhân với người lao động doanh nghiệp không còn là quan hệ đối kháng, chủ - thợ, quan hệ giữa một bên là chủ sở hữu tư liệu sản xuất, một bên là người bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất mà là mối quan hệ hợp tác. Các loại hình kinh tế tư nhân KTTN có hai hình thức biểu hiện chính đó là hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ và các loại hình doanh nghiệp thuộc tư nhân. Kinh tế cá thể, tiểu chủ: Hộ kinh doanh cá thể là một chủ thể kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình là chủ, mang các đặc điểm sau: Có địa điểm, khu vực sản xuất kinh doanh ổn định, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và vốn. Chủ hộ kinh doanh cá thể toàn quyền quyết định về phương thức quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh, phân phối lợi nhuận. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Sử dụng lao động trong gia đình, dòng họ, giải quyết công ăn việc làm cho bản thân và hộ gia đình. Hộ kinh doanh cá thể được thừa nhân là một đơn vị kinh tế tự chủ, gốp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, ổn định chính trị xã hội. Các loại hình doanh nghiệp của kinh tế tư nhân Doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN bao gồm các loại hình sau: Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đặc điểm: + Chủ doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn. + Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định quy mô, phương thức hoạt động, quản lý kinh doanh, sử dụng lợi nhuận sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công ty Cổ phần Công ty Cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có tính xã hội hóa cao, người lao động có thể trở thành người chủ sở hữu, gắn được lợi ích cá nhân với hoạt động của doanh nghiệp, do đó là một mô hình hoạt động có hiệu quả hiện nay. Đặc điểm: + Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. + Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. + Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp. Công ty TNHH Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty. Đặc điểm: + Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không quá 50. + Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và có nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là tổ chức kinh doanh có ít nhất hai cá nhân là thành viên hợp danh làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty. Đặc điểm: + Công ty có tư cách pháp nhân. + Công ty phải có từ hai cá nhân trở lên tham gia thành lập bao gồm thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (có thể có). + Thành viên hợp danh phải là người có trình độ, có uy tín nghề nghiệp, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình. + Thành viên góp vốn là thành viên chỉ góp vốn vào công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình. + Tài sản của công ty độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản đó. Vai trò của kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân góp thúc đẩy việc hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế Hiện nay, trừ một số lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước độc quyền, còn lại hầu hết là do khu vực KTTN tham gia, thậm chí còn chiếm tỷ trọng áp đảo như: sản xuất lương thực, thực phẩm, nuôi trồng thủy hải sản, đánh cá, lâm nghiệp, hàng hóa bán lẻ, chế biến, sành sứ, giày dép, dệt may,… , đã mang về hàng tỷ đô là ngoại tệ cho nền kinh tế. Chính sự phát triển phong phú đa dạng các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩm dịch vụ, các hình thức kinh doanh,… của khu vực KTTN đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp nhà nước, buộc khu vực KTNN phải cải tổ, sắp xếp lại, đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh dịch vụ,… để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Qua đó, khu vực KTTN đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên năng động; đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn buộc cơ chế quản lý hành chính của Nhà nước phải đổi mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nói riêng và nên kinh tế thị trường nói chung. Kinh tế tư nhân góp phần khai thác và tận dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, các nguồn nguyên liệu ở từng địa phương. Khu vực KTTN có hiệu quả đầu tư cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo tính toán, để tạo 1 đơn vị giá trị GDP, các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân chỉ cần 3,74 đơn vị đầu tư, trong khi ở khu vực nhà nước cần tới 8,28 đơn vị và doanh nghiệp khu vực FDI cần 4,99 đơn vị. Doanh thu trên tổng số tài sản khu vực tư nhân cũng cao hơn các khu vực khác, nếu với 1 tỉ đồng tài sản, doanh nghiệp tư nhân sẽ tạo ra được 1,18 tỉ đồng doanh thu, thì doanh nghiệp ở khu vực nhà nước chỉ tạo ra được 0,80 tỉ đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 0,89 tỉ đồng. Chính vì thế, vai trò của KTTN trong nền kinh tế ngày càng trở nên quan trọng.Biều hiện, sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP cả nước ngày một tăng. Hình 1: Giá trị tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của khu vực KTTN Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: Tổng cục Thống kê. Không những tăng về số lượng đóng góp mà KTTN còn gia tăng cả tỷ trọng đóng góp cho GDP. Nếu như năm 2005, KTTN chỉ đóng góp 45,6% GDP thì sang đến năm 2011 đã tăng lên mức hơn 48%. Như vậy, vai trò của KTTN ngày càng quan trọng trong nền KTQD. Ngoài ra, KTTN tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát. Kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế năng động Khu vực KTTN đã đóng góp quan trọng vào GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong những năm gần đây. Đặc biệt trong nông nghiệp, nó đã góp phần đáng kể trong trồng trọt, chán nuôi và quan trọng hơn cả là trong các ngành chế biến, xuất khẩu, nhờ đó kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch sản xuất hàng hóa, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hơn thế nữa, mục tiêu của phát triển là nhằm tạo cho người dân có mức thu nhập cao hơn thông qua sự tăng trưởng nhanh trong tổng sản phẩm quốc nôi. Trong nền kinh tế thị trường, điều này có thể đạt được cùng với nỗ lực của khu vực công và khu vực tư nhân. Một trong những đóng góp quan trọng của khu vực tư nhân đối với phát triển kinh tế là khả năng huy động vốn cho việc sản xuất các hàng hóa và dịch vụ. Nguồn vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất. Trong một nền kinh tế đang phát triển, nguồn vốn rất khan hiếm, và đặc biệt đối với các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam thì nguồn vốn càng khan hiếm hơn khi các tổ chức tài chính chưa phát triển và không có khả năng huy động tiền tiết kiệm từ dân cư, cũng như hạn chế của ngân sách trong việc phân bổ vốn cho đầu tư. Do đó, khả năng huy động vốn của khu vực KTTN trở nên rất quan trọng. Bên cạnh đó, sư phát triển của khu vực KTTN góp phần thu hút được nhiều lao động ở nông thôn vào cac ngành phi nông nghiệp, nhất là công nghiêp đã giup chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cáu kinh tế đất nước. Khu vực KTTN tăng về số lượng và khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Nếu như trước đây, KTTN không được thừa nhận, bị coi là đối tượng của cách mạng XHCN, phải được cải tạo và xóa bỏ, với tư tưởng như thế trong giai đoạn đó KTTN vẫn chưa được phát triển mà hầu như còn bị vùi dập, kinh tế đất nước với sự hiện diện toàn bộ bởi kinh tế tập thể với cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Từ đường lối đổi mới (Đại hội 6 của Đảng 12/1986) khẳng định nền kinh tế nước ta với cơ cấu nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phàn kinh tế tồn tại lâu dài thì KTTN được phát triển rất mạnh mẽ, tạo cho cơ cấu kinh tê có xu hướng chuyển dịch cân bằng giữa KTTN và kinh tê tập thể. Cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch cân bằng không chỉ thể hiện về số lượng giữa KTTN và kinh tế tập thể, mà còn thể hiện rất rõ trong sự phát triển của các vùng lãnh thổ, và giữa các ngành. Các doanh nghiệp đăng ký hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh donh thương mại chiếm 42% tổng số doanh nghiệp, công nghiệp và xây dựng 31%, dịch vụ khác 22%, nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn khoảng 5%. Kinh tế tư nhân đóng góp thu ngân sách Đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước có xu hướng tăng nhanh, bao gồm các nguồn thu: thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, thuế môn bài, VAT trong nhập khẩu và các khoản phí khác. Với sự phát triển nhanh chóng của khu vực KTTN đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước với số vôn huy động lớn trong xã hội, KTTN đã đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách nhà nước. Năm 2000 nộp 5.802 tỷ đồng, ước tính chiếm 6,39% tổng nguồn thu ngân sách thì đến năm 2010, doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách nhà nước trên 69.925 tỷ đồng, chiếm 7,42% tổng thu ngân sách nhà nước. Hình 2: Đóng góp của KTTN vào Ngân sách nhà nước giai đoạn 2000-2010 Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: Tổng cục thống kê. Qua số liệu trên cho chúng ta thấy KTTN có vai trò rất lớn trong nguồn thu ngân sách của nhà nước. Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay thì chỉ trong một vài năm gần đây KTTN sẽ thể hiện một vị thế quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế và là chỗ dựa vững chắc trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế tư nhân góp phần giải quyết việc làm cho người lao động KTTN phát triển sẽ tạo ra việc làm cho một lượng lớn lao động, góp phần vào việc ổn định đời sống cho người dân. Thật vậy, trong giai đoạn 2000-2005, hằng năm khu vực KTTN cả nước thu hút khoảng 1,6 đến 2 triệu chỗ làm việc và đang trở thành nơi thu hút lao động chủ yếu của cả nước. Phần lớn các doanh nghiệp khu vực KTTN có quy mô vừa và nhỏ, dễ thích nghi với điều kiện nông thôn, nơi có nhiều lao động nhàn rỗi nên đã góp phần vào giải quyết việc làm, giảm thất nghiệpcho khu vực này. Hơn nữa, nhờ chi phí tạo một việc làm mới rẻ hơn so với doanh nghiệp nhà nước (theo tính toán của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chỉ hết 224 triệu đồng so với 436,5 triệu đồng) mà khu vực KTTN đã còn góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng việc làm cho nhà nước. Chính vì vậy, khu vực KTTN đã giúp giải quyết việc làm cho phần lớn lao động Việt Nam. Cụ thể: Bảng 1: Tình hình thu hút lao động trong khu vực KTTN Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 Năm Lao động khu vực KTTN (Nghìn người) Tỷ trọng LĐ khu vực KTTN (%) 2000 32358,6 87,3 2001 33356,6 87,4 2002 34216,5 87,1 2003 34731,5 86,0 2004 35633,0 85,7 2005 36694,7 85,8 2006 37742,3 85,8 2007 38657,4 85,5 2008 39707,1 85,5 2009 41178,4 86,2 2010 42214,6 86,1 Sơ bộ 2011 43401,3 86,2 Ng
Luận văn liên quan