Thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội

Được vận dụng những kiến thức lý luận đã được tiếp thu trong quá trình học tập vào thực tiễn nhằm phân tích và giải quyết những vấn đề do thực tế đặt ra là một cơ hội lớn cho các sinh viên nâng cao nhận thức, kinh nghiệm, qua đó có thể làm quen với với công tác quản lý kinh tế. Với mong muốn được tiếp cận với những vấn đề thực tế về chuyên ngành kế toán, đồng thời được sự giúp đỡ của nhà trường, đặc biệt là sự giúp đỡ của khoa Quản lý kinh tế đã tạo điều kiện cho em được vận dụng những kiến thức đã được trau dồi từ quá trình học tập thông qua thời gian em thực tập tại Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội. Có thể nói đây là bước mở đầu với nhiều bỡ ngỡ, song qua quá trình thực tập đã giúp em hiểu rõ hơn về quá trình hình thành phát triển, các chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện. Việc tiếp cận với những vấn đề thực tế giúp em hiểu được những thuận lợi và khó khăn mà Công ty đã phấn đấu vượt qua, cũng như phương hướng và nhiệm vụ đặt ra cho Công ty trong thời gian sắp tới. Với những kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, em xin trình bày ý kiến đã tiếp thu trong quá trình thực tập tại Công ty qua bản " Báo cáo Tổng hợp về tình hình thực tế tại công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội ". Báo cáo tổng hợp bao gồm có 3 phần: Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà nội. Phần II: Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội. Phần III: Phần Kết luận.

doc22 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI nói đầu Được vận dụng những kiến thức lý luận đã được tiếp thu trong quá trình học tập vào thực tiễn nhằm phân tích và giải quyết những vấn đề do thực tế đặt ra là một cơ hội lớn cho các sinh viên nâng cao nhận thức, kinh nghiệm, qua đó có thể làm quen với với công tác quản lý kinh tế. Với mong muốn được tiếp cận với những vấn đề thực tế về chuyên ngành kế toán, đồng thời được sự giúp đỡ của nhà trường, đặc biệt là sự giúp đỡ của khoa Quản lý kinh tế đã tạo điều kiện cho em được vận dụng những kiến thức đã được trau dồi từ quá trình học tập thông qua thời gian em thực tập tại Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội. Có thể nói đây là bước mở đầu với nhiều bỡ ngỡ, song qua quá trình thực tập đã giúp em hiểu rõ hơn về quá trình hình thành phát triển, các chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện. Việc tiếp cận với những vấn đề thực tế giúp em hiểu được những thuận lợi và khó khăn mà Công ty đã phấn đấu vượt qua, cũng như phương hướng và nhiệm vụ đặt ra cho Công ty trong thời gian sắp tới. Với những kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, em xin trình bày ý kiến đã tiếp thu trong quá trình thực tập tại Công ty qua bản " Báo cáo Tổng hợp về tình hình thực tế tại công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội ". Báo cáo tổng hợp bao gồm có 3 phần: Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà nội. Phần II: Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội. Phần III: Phần Kết luận. Phần thứ nhất Tổng quan về công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà nội Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội được thành lập tách ra khỏi Liên Hiệp Xí Nghiệp Xe Đạp Hà Nội (LIXEHA) theo quyết định số 4184/ QĐ-UB ngày 3/10/1989 và là một đơn vị kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về các hoạt động kinh doanh của mình theo quyết định số 3224/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội. Từ trước năm 1989 khi còn chung với cơ quan văn phòng Liên hiệp Xí Nghiệp Xe Đạp Hà Nội, ngành hàng chủ yếu là sản xuất xe đạp và phụ tùng xe đạp. Nhưng sau khi chuyển đổi cơ chế của nhà nước từ bao cấp sang tự hạch toán kinh doanh thì ngành hàng xe đạp không còn phù hợp nữa. Nhu cầu xe đạp ít hơn trước, hơn nữa xe đạp Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, giá lại rất rẻ. Vì vậy các đơn hàng giảm dần dẫn đến thị trường bị thu hẹp, sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Công ty xác định rằng phải tự đổi mới, đổi mới toàn diện mà trước hết phải đổi mới về tổ chức, mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi ngành hàng kinh doanh, chỉ có như vậy mới có thể phù hợp với tính đổi mới của nền kinh tế, mới vực dậy được hoạt động của bản thân doanh nghiệp. Công ty đã bỏ ra nhiều công sức đi khảo sát, tìm hiểu thị trường, lắng nghe ý kiến của các đồng chí lãnh đạo đầu ngành ở các tỉnh trong cả nước về rất nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề về trang thiết bị trong các bệnh viện, các cơ sở y tế được nâng cấp đầu tư để từng bước hiện đại hoá các bệnh viện, các cơ sở y tế. Ngoài ra Công ty còn nghiên cứu một số ngành hàng phục vụ dân dụng như: xe đẩy vận chuyển, nội thất dân dụng... Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, phát triển theo định hướng XHCN có sự điều tiết của nhà nước ở tầm vĩ mô, đã tạo ra một môi trường kinh doanh mới, đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải lựa chọn cho mình một hướng đi thích hợp và việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là một xu hướng tất yếu. Trước tình hình đó năm 1999 Công ty đã được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần theo quyết định 5666/QĐ-UB ngày 31/12/1999 của UBND Thành phố Hà Nội. Hiện nay với công nghệ sản xuất các loại INOX, đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh, Công ty không chỉ đáp ứng được mọi yêu cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm của khách hàng mà còn là đơn vị đứng đầu ngành về sản xuất các trang thiết bị y tế, nội thất giành được nhiều uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Công ty có trụ sở chính đặt tại số 46 phố Bích Câu – Quận Đống Đa – Hà Nội và 3 chi nhánh đặt tại: 216 Hoàng Hoa Thám- Quận Tân Bình-Thành Phố Hồ Chí Minh. ĐT: (08) 8.425.364 – Fax: (088) 8. 425.364 Đường Nguyễn Du - Phường Ninh Xá - Thị xã Bắc Ninh. ĐT: (0241) 826.433 – Fax: (0241) 826.433 Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Địa chỉ :Ban Thạt Khảo Nuôi 16-Muông Khe Sat Tanat Tônabungta Chuông. 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 055999 ngày 02/02/1999 thì ngành hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội là: Các loại trang thíêt bị y tế bằng INOX, thép sơn mạ. Các loại trang trí nội thất bằng INOX. Các loại xe đẩy tay có sức chở từ 10 kg đén 1000 kg (sản xuất theo yêu cầu của khách hàng). Sản xuất các loại bồn đựng nước, bình lọc nước INOX. Sản xuất lan can nội ngoại thất, cửa INOX. Dịch vụ sản xuất cơ điện. Xuất nhập khẩu trực tiếp. 3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội. a. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong bất cứ doanh nghiệp nào việc tổ chức quản lý cũng rất cần thiết và không thể thiếu được. Tổ chức bộ máy quản lý phải tuỳ thuộc vào qui mô, loại hình doanh nghiệp, đặc điểm và điều kiện sản xuất cụ thể của từng doanh nghiệp. ở Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội, bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến đã đem lại hiệu quả thiết thực trong kinh doanh. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty như sau: b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điêù hành: Là người chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông, HĐQT về việc quản lý sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn. Giứp việc cho Giám đốc là 2 phó giám đốc Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng Tổng Hợp Phó Giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh kiêm trưởng phòng Kế Hoạch - Tài Chính Thị Trường. Phòng tổng hợp bao gồm các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ như sau: Bộ phận kỹ thuật : Xác định rõ các bước công nghệ sản xuất trên cơ sở công nghệ đang được sử dụng ở Công ty. Thẩm định ứng dụng những cải tiến kỹ thuật của các kỹ sư, công nhân trong Công ty trong việc chế tạo sản phẩm hay những phương pháp, giải pháp tiết kiệm trong sản xuất. Theo dõi sự phát triển khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực mà Công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh để nắm được thông tin cần thiết về khoa học công nghệ. Thiết kế sản phẩm sản xuất của Công ty. Bộ phận an toàn PCCC - Bảo vệ: Tuần tra canh gác, bảo vệ tài sản của Công ty đồng thời giữ nghiêm kỷ luật lao động (quản lý giờ giấc lao động). Bộ phận Tổ chức: Chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo lao động cho Công ty. Phụ trách về đất đai nhà cửa của Công ty. Phụ trách về thi đua, xét duyệt thi đua cho các cá nhân, tập thể trong Công ty để trình Giám đốc. Xây dựng quỹ lương, định mức và đơn giá tiền lương của các sản phẩm trong từng kỳ kế hoạch sản xuất. Xây dựng các qui chế, chế độ trả lương khoán sản phẩm của Công ty theo tình hình thực hiện sản xuất trên cơ sở chế độ chính sách của Nhà nước. Phòng Kế hoạch - Tài chính thị trường bao gồm các bộ phận có chức năng và nhiệm vụ như sau: Bộ phận kế hoạch: Xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn, trung và dài hạn toàn Công ty và phân xưởng, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất đó. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất của năm kế hoạch, mua sắm vật tư đủ số lượng và chủng loại đảm bảo chất lượng vật tư, đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất. Cung cấp số liệu cho phòng nghệp vụ tính toán giá thành, báo cáo sản lượng nội bộ để Giám đốc làm căn cứ quyết định mức lương thưởng và có biện pháp điều chỉnh nhiệm vụ sản xuất kỳ tiếp theo. Bảo quản giữ gìn vật tư, xác định nội dung quản lý vật tư, quản lý sản phẩm dở dang và thành phẩm nhập kho cũng như các phương tiện dụng cụ sản xuất khác. Tổ chức giao hàng cho khách kịp thời. Bộ phận Kế toán - Tài chính: Tạo nguồn vốn để sản xuất kinh doanh bao gồm vốn ngân sách, vốn vay, vốn bổ sung. Sử dụng vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Quản lý lưu thông, thanh toán các quan hệ tín dụng. Hạch toán sổ sách về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bộ phận xuất nhập khẩu: Thực hiện chức năng Xuất – Nhập khẩu khi có yêu cầu về XNK hàng hoá. Bộ phận Cửa hàng và các đại lý: Giới thiệu và bán sản phẩm, cung cấp cho khách hàng có nhu cầu về các ngành hàng của Công ty. Bộ phận kho tàng: Có nhiệm vụ lưu giữ và bảo quản nguyên vật liệu, hàng hoá đông thời làm nhiệm vụ xuất nhập vật tư hàng hoá theo các quyết định của Công ty. Cập nhật số liệu và thẻ kho, cung cấp số liệu chính xác về từng chủng loại, số lượng hàng cho kế toán. Phân Xưởng sản xuất: Gồm 4 tổ sản xuất Tổ sản xuất định hình ống INOX: Sản xuất ống INOX các loại. Tổ cơ khí: Cắt phôi, pha cắt định hình, hàn ghép các loại sản phẩm. Tổ mạ điện hoá: Mạ, sơn. Tổ hoàn thiện và bao gói sản phẩm: Lắp rắp, bao gói . Giữa các phòng ban, bộ phận chức năng luôn có quan hệ chặt chẽ, phòng ban này cung cấp số liệu cho phòng ban kia. Tất cả tạo thành bộ máy quản lý bộ máy quản lý thống nhất điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao. 2. Cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán của Công ty a . Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Với chức năng quản quản lý tài chính, phòng kế toán của Công ty góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm. Công tác kế toán của Công ty được tổ chức tập trung tại phòng kế toán, bộ máy kế toán được tổ chức khép kín, thực hiện từ khâu thu nhận chứng từ, phân loại vào xử lý chứng từ đến khâu ghi sổ và lập các báo cáo kế toán. Nhiệm vụ của bộ máy kế toán : Hạch toán chi tiết, tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh, tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, lập các BCTC, tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ, hợp lý, đạt hiệu quả cao. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán vốn bằng tiền. KT thanh toán với người mua KT tiêu thụ Thành phẩm Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Kế toán NVL, TSCĐ, Tiền lương Thanh toán với người bán Chức năng nhiệm vụ của các nhân viên kế toán Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán của Công ty, là người theo dõi nguồn vốn, là người lập báo cáo tổng hợp. Kế toán nguyên vật liệu, TSCĐ, tiền lương, thanh toán với người bán : Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu. Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ. Theo dõi thanh toán với người bán. Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán với người mua, thành phẩm, tiêu thụ: Hạch toán chi tiết tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Hạch toán tình hình chi tiết với người mua, thanh toán nội bộ. Hạch toán tình hình tiêu thụ sản phẩm, xác định doanh thu, kết quả tiêu thụ. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Tập hợp tất cả các chi phí nhân công, nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Vì số lượng nhân viên kế toán ít nên mỗi người trong phòng đều phải thực hiện kiêm nhiệm một số phần hành kế toán khác nhau. Các bộ phận trong phòng luôn phối hợp, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau trong công việc nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên tắc của tổ chức hạch toán. Do vậy, phòng kế toán đã làm tốt chức năng quản lý tài chính cuả Công ty. b. Hình thức kế toán áp dụng Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của Công ty Chứng từ nhập, xuất NK chứng từ liên quan 1,2, 4, 10 Sổ chi tiết vật liệu Thẻ kho Sổ chi tiết thanh toán với người bán Sổ cái TK 152 NKCT số 5 Sổ cái TK 331 Bảng kê số 3 NKCT số 7 Bảng kê Số 4, 5 Bảng phân bổ số 2 Bảng tổng hợp N – X - T Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu Phần thứ II thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà nội. 1.Tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà nội trong thời gian qua. a. Tình hình sản xuất kinh doanh Nắm bắt được chủ trương đổi mới của Nhà nước, ngay từ khi chuyển sang thành Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội theo quyết định số 5666/QĐ-UB ngày 31 tháng 12 năm 1998 của UBND Thành phố Hà Nội, Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn tìm ra cho mình hướng đi mới bắt kịp được xu hướng phát triển không ngừng của thị trường. Trong những năm gần đây thiên tai, lũ lụt xảy ra liên tiếp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khoẻ của cộng đồng, trong khi đó các Bệnh viện, Trung tâm y tế và các cơ sở y tế bị xuống cấp nghiêm trọng nên không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh, điều đó đòi hỏi phải có sự đầu tư, nâng cấp mới. Dưới đây là bản báo cáo chỉ tiêu chủ yếu của Công ty qua các năm như sau: ( Trang bên ) S tt Chỉ tiêu Đơn vị tính Trước khi cổ phần hoá Sau khi cổ phần hoá Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 I Vốn Triệu đồng 19.654 14.021 14.595 14.792 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 3.280 2.987 2.892 3.010 Tổng nợ phải trả Triệu đồng 16.374 11.034 11.703 11.782 Tổng nợ phải thu Triệu đồng 10.510 2.328 4.358 5.136 III Lao động và thu nhập 1. Lao động bình quân năm Người 34 40 55 64 2. Số lao động tuyển mới Người 14 15 9 3. Thu nhập bình quân năm Nghìn đ/th 1.000 965. 1.040 1.250 IV Kết quả sản xuất kinh doanh Sản phẩm chủ yếu Sản phẩm 6.720 10.528 13.620 14.150 Tổng doanh thu Triệu đồng 27.821 10.351 13.054 17.959 Tổng lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 762 2.220,323 2.889,27 3.241,47 Tổng số nộp ngân sách Triệu đồng 502 538,26 700,429 785,810 Tỷ lệ cổ tức năm % 6.5% 7% 7% Với phương châm “ Sản xuất những thứ xã hội cần chứ không sản xuất những thứ xã hội có sẵn “, Công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm máy móc thiết bị, nhà xưởng, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng, sản lượng sản phẩm không ngừng tăng đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước. Sự phát triển này được thể hiện qua số lượng các Hợp đồng kinh tế của Công ty ngày càng nhiều, riêng đầu năm 2003 Công ty đã ký với Dự án dân số và sức khoẻ gia đinh hợp đồng sản xuất 6.500 giường bệnh nhân với tổng trị giá trên 7 tỷ VNĐ. Dưới đây là bảng tổng kết các hợp đồng kinh tế Công ty ký kết, đã và đang thực hiện qua các năm 2000- 2001 -2002 như sau: Thị trường trong và ngoài nước Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Miền Bắc 4.662.764.600 3.487.729.800 3.016.895.706 Miền Nam 1.849.744.500 4.422.250 4.967.517.800 Miền Tây 508.830.000 2.714.197.335 295.610.000 Nước ngoài (VNĐ) 1.397.722.000 (Ngoại tệ) 12.100 USD 265.997,90 USD 57.066,42 EURO 506 USD Tổng cộng 7.021.339.100 7.604.071.385 8.280.023.506 12.100 USD 265.997,90 USD 57.066,42EURO 506 USD Để đạt được bước phát triển này Công ty đã không ngừng học hỏi, không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm, đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh, tiết kiệm vật tư nhằm giảm giá thành, tăng doanh số sản phẩm bán ra hàng năm. Bên cạnh đó Công ty còn tiếp tục đầu tư mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh tăng diện tích nhà xưởng từ 840m2 lên thành 4.000m2 và tăng diên tích cửa hàng từ 60m2 lên 240m2 trong năm 2001. Sau khi được cổ phần hoá, trong 3 năm liên tiếp 200-2001-2002, Công ty liên tục trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại, phương tiện vận chuyển để giảm bớt các chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm. Có thể thấy rõ sự năng lực sản xuất tăng thêm của Công ty qua các năm như sau: Stt danh mục đầu tư giá trị thực tế Năm 2000 1 Máy bẻ tôn 14.000.000đ 2 Máy vi tính 6.038.000đ 3 Xe hoda 15.000.000đ 4 Nhà xưởng + MMTB 955.000.000đ Cộng 990.038.000đ Năm 2001 1 Trạm điện Bắc Ninh 170.000.000đ 2 Máy hàn lăn 258.521.645đ 3 Cải tạo nhà xưởng Bắc Ninh 386.504.972đ 4 Cải tạo sửa chữa vỉa hè Bắc Ninh 27.210.000đ Cộng 842.236.617đ Năm 2002 1 Máy nắn dây 1 cái Máy tẩy mối hàn 4 cái 131.775.680đ 2 Xây bể mạ, đổ nền bê tông 20.294.000đ 3 Khung nhà, mái nhà 22.881.892đ 4 Bể điện hoá 232.614.000đ 5 Ô tô tải 128.850.000đ 6 Máy hàn bấm đạp chân 46.012.800đ 8 Máy cắt tôn 144.000.000đ 9 Máy mài 2 đá 6.000.000đ 10 Máy ép thuỷ lực 63 tấn 39.600.000đ 11 Máy ép thuỷ lực 23 tấn 22.200.000đ Cộng 794.228.372đ b. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước: Hàng năm Công ty đóng góp một tỷ lệ không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế đúng và đủ theo luật thuế quy định đối với doanh nghiệp. Hàng hoá do Công ty sản xuất chủ yếu là trang thiết bị phục vụ cho ngành y tế cung cấp cho Bệnh viện, trung tâm y tế và các cơ sở y tế nên chỉ chiụ mức thuế 5%, tuy nhiên trong trường hợp hàng hoá sản xuất ra thuộc các Dự án đầu tư không chịu thuế GTGT thì được miễn nộp thuế nhưng phải có các văn bản chỉ rõ nguồn gốc của nguồn viện trợ được miễn thuế. Đối với các hàng hoá được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài được miễn thuế 100%. Riêng năm 2001 Công ty phát triển thêm ngành hàng các đồ gia dụng dùng trong gia đình thì chịu mức thuế 10%. Tình hình nộp thuế của Công ty qua các năm 2000 - 2001 -2002 như sau: Stt Thuế phải nộp NSNN Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Thuế GTGT (Thuế suất 5%) 508.710.000đ 637.801.800đ 703.852.000đ Thuế GTGT(Thuế suất 10%) 2.031.812đ 5.854.600đ Thuế thu nhập 29.550.000đ 60.595.400đ 76.103.200đ 2.Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội: Qúa trình sản xuất tại Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội được diễn một cách liên tục với sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các bộ phận, phòng ban và các phân xưởng trong suốt chu trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khi nhận được điện thoại, Bản Fax, Văn bản ( thư mời thầu ) của khách hàng hoặc Khách hàng đến hoặc mang mẫu trực tiếp tới công ty, nhân viên tiêu thụ phòng Kế hoạch tài chính thị trường tiếp nhận các yêu cầu, đơn đặt hàng, sau đó báo cáo Trưởng phòng Kế hoạch tài chính thị trường xem xét. Đối với hàng đấu thầu Cán bộ phòng kế hoạch lập hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và trình lên Giám Đốc. Giám đốc Công ty hoặc người được Giám đốc Công ty uỷ quyền ( Có giấy uỷ quyền ) ký và chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ dự thầu. Khi có thông báo trúng thầu ( hoặc điện báo trúng thầu ) cán bộ phòng kế hoạch lập hợp đồng kinh tế. Đối với khách hàng đặt hàng hoặc mua lẻ thì Giám đốc Công ty hoặc trưởng phòng Kế hoạch tài chính trị trường trực tiếp thảo luận để xác định năng lực đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Các nội dung xem xét bao gồm: Số lượng, thời hạn giao hàng, quy cách sản phẩm và các yêu cầu về dịch vụ sau bán hàng. Nếu Công ty có khả năng đáp ứng thì Giám đốc Công ty hoặc Trưởng phòng kế hoạch tài chính thị trường xác nhận, đồng thời thông báo cho các bên liên quan triển khai thực hiện . Nếu Công ty không có khả năng đáp ứng thì trả lời khách. Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ, kế hoạch sản xuất nhân viên Phòng KHTCTT dựa vào định mức sản phẩm để cân đối đồng bộ vật tư, bán thành phẩm. Nếu sản phẩm là mới chưa có định mức thì thông báo với phòng Tổng hợp để làm định mức và thiết kế sản phẩm. Sau khi được Giám đốc duyệt nhân viên phòng KHTCTT lên bảng cân đối đồng bộ sản phẩm cần sản xuất và lập kế hoạch sản xuất từ đó xác định nhu cầu về vật tư. Với vật tư là ống INOX thì phòng kế hoạch sẽ giao kế hoạch sản xuất ống theo từng tháng đến phân xưởng sản xuất định hình ống INOX. Căn cứ vào đó xưởng sản xuất theo chủng loại, số lượng và theo thời gian ghi trong kế hoạch. Đối với vật tư mua ngoài nhân viên phòng kế hoạch phải thông báo vào sổ mua hàng và trình Trưởng Phòng xem và xét duyệt về số lượng, chủng loại, giá cả và đơn vị cung cấp. ở Phân xưởng sản xuất khi nhận được lệnh sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật và Kế hoạch chất lượng sản phẩm phải chuẩn bị máy
Luận văn liên quan