Thực trạng sử dụng “bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kiến thức, kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho mỗi quốc gia. Rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã khẳng định “Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận động, tâm lý xã hội. đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não bộ trong những năm đầu tiên của cuộc đời, những nghiên cứu về ảnh hưởng và ích lợi của các dịch vụ GDMN có chất lượng đã khiến các Chính phủ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam ngày càng quan tâm phát triển GDMN”.

pdf115 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng sử dụng “bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ____________________________________ Cao Thị Thùy Oanh THỰC TRẠNG SỬ DỤNG “BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI” TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ____________________________________ Cao Thị Thùy Oanh THỰC TRẠNG SỬ DỤNG “BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI” TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Chuyên ngành : Giáo dục học (Mầm non) Mã số : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ VIỆT Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” là do tôi thực hiện. Số liệu của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Người cam đoan Cao Thị Thùy Oanh LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Thị Việt, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn trường Đại học sư phạm Tp. HCM cùng toàn thể các thầy cô trong Khoa Giáo dục Mầm non đã trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ dẫn cho tôi trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Ban Giám Hiệu, giáo viên và trẻ trường Mầm non Vàng Anh, trường Mầm non Tư thục Hoa Mai, trường Mầm non 8 Quận 5, trường Mầm Non Canada-Việt Nam quận 7, trường Mầm non Măng Non III Quận 10, trường Mầm non 19-5 Quận Bình Tân, trường Mầm non Tư thục Bảo Ngọc Quận Bình Tân, trường Mầm non Họa Mi Huyện Nhà Bè, Tp.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tp.HCM, tháng 09 năm 2014 Tác giả Cao Thị Thùy Oanh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG “BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI” TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ................................................................................................. 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu về việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. ........... 6 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước .............................................................................. 6 1.1.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................. 17 1.2. Các khái niệm cơ bản ...................................................................................... 25 1.2.1. Khái niệm “Chuẩn phát triển trẻ em” ....................................................... 25 1.2.2. “Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ” ............................................. 26 1.2.3. Khái niệm “sự phát triển thể chất của trẻ em” ......................................... 27 1.2.4. Khái niệm “Tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non” ..... 29 1.2.5. Các hình thức tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non .... 31 1.3. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ 5 tuổi ..................................................... 35 1.4. Nội dung lĩnh vực phát triển thể chất trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” ........................................................................................................ 36 1.5. Sử dụng Chuẩn phát triển thể chất trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ....................................................................... 38 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 39 Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHUẨN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ..................................................... 41 2.1. Tổ chức khảo sát ............................................................................................. 41 2.1.1. Mục đích khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” và nội dung của lĩnh vực phát triển thể chất trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ............................................................. 41 2.1.2. Nội dung khảo sát ..................................................................................... 41 2.1.3. Mô tả phương pháp khảo sát – chọn mẫu ................................................ 42 2.2. Phân tích kết quả khảo sát ý kiến việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi. .............................................................................................................. 43 2.2.1. Phân tích kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý .................................... 43 2.2.2. Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên mầm non ............................................ 52 2.2.3. Kết quả khảo sát ý kiến phụ huynh trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ........................................................................ 65 2.3. Phân tích kết quả khảo sát việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua phân tích kế hoạch của giáo viên .................................................. 69 2.4. Phân tích kết quả khảo sát việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua dự giờ, quan sát việc tổ chức hoạt động của giáo viên ................. 71 2.5. Đề xuất biện pháp áp dụng hiệu quả Bộ Chuẩn trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi75 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 84 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê trình độ chuyên môn, thâm niên công tác của cán bộ quản lý tham gia trả lời phiếu khảo sát .................................................. 43 Bảng 2.2. Sự cần thiết áp dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi trong tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ..................................... 44 Bảng 2.3. Thời điểm tổ chức bồi dưỡng giáo viên mầm non về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ...................................................................... 45 Bảng 2.4. Biện pháp kiểm tra đánh giá việc sử dụng các Chuẩn phát triển thể chất trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại đơn vị ......................................................................................... 46 Bảng 2.5. Hình thức tuyên truyển nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi đến phụ huynh ................................................................................ 47 Bảng 2.6. Những điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng các Chuẩn phát triển thể chất tại trường mầm non. ....................................................... 49 Bảng 2.7. Những khó khăn trong việc áp dụng các Chuẩn phát triển thể chất tại trường mầm non. .............................................................................. 51 Bảng 2.8. Cách giáo viên tiếp cận với Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ........ 52 Bảng 2.9. Thời điểm đánh giá trong ngày ............................................................. 56 Bảng 2.10. Thời điểm đánh giá trong năm học ........................................................ 57 Bảng 2.11. Hình thức theo dõi đánh giá trẻ ............................................................. 57 Bảng 2.12. Các chỉ số thuộc chuẩn phát triển thể chất khó rèn luyện, theo dõi và đánh giá trẻ ....................................................................................... 58 Bảng 2.13. Nguồn sử dụng bộ công cụ theo dõi, đánh giá trẻ ................................. 63 Bảng 2.14. Các hình thức tổ chức phối kết hợp với phụ huynh trong theo dõi, đánh giá trẻ. ........................................................................................... 64 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kiến thức, kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho mỗi quốc gia. Rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã khẳng định “Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận động, tâm lý xã hội... đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não bộ trong những năm đầu tiên của cuộc đời, những nghiên cứu về ảnh hưởng và ích lợi của các dịch vụ GDMN có chất lượng đã khiến các Chính phủ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam ngày càng quan tâm phát triển GDMN”. Tuy nhiên, trong đó yếu tố sức khỏe được xác định là yếu tố quan trọng đối với tất cả con người và đặc biệt đối với trẻ, điều đó chứng tỏ việc phát triển thể chất là điều kiện tiên quyết nên nội dung này được đề cập đến đầu tiên trong chương trình Chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non. Vì phát triển thể chất không chỉ có mối quan hệ mật thiết với phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ mà còn là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển toàn diện các mặt còn lại, góp phần quan trọng trong việc chuẩn bị tâm thế cho bước vào những cấp học cao hơn và học tập suốt đời. Nắm bắt được vấn đề đó, để hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1, ngày 22/07/2010 Bộ Giáo dục và Đào Tạo ban hành thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT “Quy định về Bộ chuẩn 2 phát triển trẻ em năm tuổi” (Bộ CPTTENT). Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1, là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi; là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi. Ngoài ra Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đặc biệt, chúng ta đang trong thời kì thực hiện chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi nhằm củng cố, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Do đó ở vị trí vai trò là nhà giáo dục chúng ta cần quan tâm và tạo điều kiện cho trẻ được phát triển toàn diện các mặt theo cách tốt nhất, bắt đầu từ việc phát triển thể chất cho trẻ. Từ các lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Thực trạng sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, trên cơ sở đó đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài như: Chuẩn, Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi; Chuẩn phát triển thể chất trong Bộ CPTTENT, sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi trong tổ chức hoạt động phát triển thể 3 chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, biện pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. 3.2. Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. 3.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Sử dụng Chuẩn phát triển thể chất thuộc “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. 5. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng hợp lý, linh hoạt, đúng mục đích các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thế chất trong “Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi”; nếu có một số biện pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi phù hợp với đặc điểm phát triển thể chất của trẻ 5 tuổi, phù hợp với thực tế của địa phương, trường, lớp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp Một. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng sử dụng các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển thế chất (thuộc “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi”) trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức hoạt động phát triển thể chất, theo dõi, đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ. - Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. 4 6.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trên cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh và trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu, tài liệu chuyên ngành về cơ sở lý luận liên quan, từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát việc tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên mầm non và các hoạt động thể chất của trẻ nhằm thu thập thông thông tin về việc GVMN sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi (cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động phát triển thể chất phù hợp với trẻ). 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Sử dụng phiếu điều tra ý kiến cán bộ quản lý, phụ huynh và giáo viên trực tiếp dạy trẻ 5-6 tuổi để tìm hiểu nhận thức về việc sử dụng các Chuẩn phát triển thể chất, tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, thực trạng việc sử dụng công cụ để theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ. 7.2.3. Phương pháp phân tích hồ sơ giáo viên, phân tích hoạt động của trẻ Nghiên cứu thực trạng sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất của trẻ 5-6 tuổi thông qua phân tích hồ sơ, kế hoạch thực hiện chương trình của giáo viên; phân tích kết quả thực hiện một số kỹ năng vận động, hoạt động của trẻ. 7.2.4. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn Mục đích để hỗ trợ để kiểm chứng, chính xác hóa thông tin thu thập được từ các phương pháp khác. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Xử lý các số liệu thu được bằng thống kê toán học. 5 8. Đóng góp mới của đề tài Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG “BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI” TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu về việc sử dụng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” trong tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước Nhiều nhà khoa học và tâm lý học của các nước trên thế giới đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chuẩn phát triển trẻ em ở các độ tuổi, và chính sự quan tâm này đã mang lại sự đa chiều về cái nhìn trong vấn đề này.  Bộ chuẩn học tập và phát triển trẻ em của Mỹ. [44] Bộ chuẩn học tập và phát triển trẻ em của Mỹ được được xem xét và ban hành vào năm 2005. Những chuẩn này thể hiện các mục tiêu cho sự phát triển của trẻ mà phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá và được đề nghị thực hiện của phần lớn người dân, tổ chức và cộng đồng trong tiểu bang Washington. Bộ chuẩn nhấn mạnh rằng việc học của trẻ nhỏ là đa chiều; đó là bởi vì trẻ lớn lên về cả về thể lực, tình cảm, kĩ năng xã hội, ngôn ngữ, nhận thức cùng một lúc, tất cả các mặt của việc học rất quan trọng. Tuy nhiên bộ chuẩn này không thể chứa đựng hết những hy vọng và mong đợi của tất cả các gia đình, cộng đồng, địa phương, chúng bao gồm tất cả những điều cơ bản cho việc học và phát triển của trẻ. Và bộ chuẩn này được sử dụng như một công cụ cho việc thảo luận, đối thoại và chia sẻ giữa các gia đình, chuyên gia giáo dục và cộng đồng. Nội dung của bộ chuẩn được chia thành năm lĩnh vực: - Phát triển thể lực, sức khỏe và vận động: Lĩnh vực này đề cấp đến sức khỏe thể lực và khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày của trẻ. 7 - Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: Lĩnh vực này chú ý đến khả năng xúc cảm và khả năng hình thành thái độ trong các mỗi quan hệ có ý nghĩa cho trẻ trải nghiệm ở nhà, trường học, và cộng đồng rộng lớn. - Phương pháp tiếp cận việc học: Lĩnh vực này chú ý đến năng lực tổ chức cuả đứa trẻ hơn là các kĩ năng, để phù hợp cho việc tham gia việc học và đạt được kiến thức. - Nhận thức và kiến thức chung: Bao gồm khả năng hiểu biết và suy nghĩ về thế giới tự nhiên và xã hội của trẻ. Đặc biệt lĩnh vực này nhấn mạnh kiến thức của trẻ về các sự vật trong thế giới xung quanh trẻ, khả năng tư duy logich và kiến thức toán học của trẻ, các kiến thức phù hợp với chuẩn mực xã hội như số lượng, màu sắc, sự hiểu biết và khả năng cảm nhận nghệ thuật trong cuộc sống của chúng. - Ngôn ngữ, khả năng đọc viết và giao tiếp: Lĩnh vực này chú ý đến khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng đọc và viết những cái mới, khả năng giao tiếp hiệu quả. Trong đó yếu tố về thể lực, sức khỏe và vận động phát triển được xem là yếu tố quyết định toàn bộ hoạt động học tập của trẻ và là nền tảng cho hoạt động sống và sức sống của con người. Vì thể chất và vận động là yếu tố quan trọng chi phối việc phát triển trí tuệ của trẻ. Sức khỏe tốt cho đứa trẻ năng lượng, khả năng chịu đựng tốt, tính dẻo dai để tham gia hoạt động, trải nghiệm quá trình học tập. Kỹ năng vận động có sự liên kết chặt chẽ với sự phát triển n
Luận văn liên quan