Thực trạng thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam

Nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia có điều kiện tự nhiên khác nhau. Từ một quốc gia hải đảo nghèo tài nguyên thiên nhiên, con đường phát triển phải dựa vào bên ngoài nhưng Nhật Bản đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. không chỉ có nền kinh tế lớn, Nhật Bản còn là một quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, một trung tâm công nghiệp và thế giới, có nguồn dự trữ khổng lồ. Việt Nam một quốc gia nhỏ bé nằm trong khu vực Đông Nam á. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân dân siêng năng cần cù, trải qua nhièu cuộc chiến tranh giữ nước, hiện nay đang trên đà đổi mới và phát triển. Để thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, sự giúp đỡ của nhật bản đối với Việt Nam để giảm bơt những khó khăn và hạn chế trong việc đổi mới và tiến hành nhanh hơn và đúng hơn là rất cần thiết đặc biệt là về vốn và kỹ thuật, để thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập quốc dân đầu nguời từ nay đến 2001, Việt nam cần khoảng 50 tỷ USD vốn đầu tư. trong khi đó vốn trong nước chỉ đáp ứng 50% nhu cầu vì vậy chỉ có thể trông chờ vào đầu tư nước ngoài. việc thu hút vốn đầu tư của các nước phát triển - các cường quốc như Nhật Bản là việc hết sức quan trọng. Trong bài viết này em muốn nhấn mạnh đến đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn 1996 đến nay. Đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới và bước đầu đã có những kết quả khá quan.

doc42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2571 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Nằm trong khu vực châu á - Thái Bình Dương, Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia có điều kiện tự nhiên khác nhau. Từ một quốc gia hải đảo nghèo tài nguyên thiên nhiên, con đường phát triển phải dựa vào bên ngoài nhưng Nhật Bản đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. không chỉ có nền kinh tế lớn, Nhật Bản còn là một quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, một trung tâm công nghiệp và thế giới, có nguồn dự trữ khổng lồ. Việt Nam một quốc gia nhỏ bé nằm trong khu vực Đông Nam á. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân dân siêng năng cần cù, trải qua nhièu cuộc chiến tranh giữ nước, hiện nay đang trên đà đổi mới và phát triển. Để thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, sự giúp đỡ của nhật bản đối với Việt Nam để giảm bơt những khó khăn và hạn chế trong việc đổi mới và tiến hành nhanh hơn và đúng hơn là rất cần thiết đặc biệt là về vốn và kỹ thuật, để thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập quốc dân đầu nguời từ nay đến 2001, Việt nam cần khoảng 50 tỷ USD vốn đầu tư. trong khi đó vốn trong nước chỉ đáp ứng 50% nhu cầu vì vậy chỉ có thể trông chờ vào đầu tư nước ngoài. việc thu hút vốn đầu tư của các nước phát triển - các cường quốc như Nhật Bản là việc hết sức quan trọng. Trong bài viết này em muốn nhấn mạnh đến đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn 1996 đến nay. Đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới và bước đầu đã có những kết quả khá quan. Chương I : Một số lý luận cơ bản về FDI Khái niệm. Đặc điểm của FDI Khái niệm chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngay từ thời tiều Tư bản và cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về đầu tư nước ngoài đã đưa ra. nhìn trung có một chấp nhận được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận, đó là "Đầu tư nước ngoài là việc các nhà đầu tư ( cá nhân hoặc pháp nhân ) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào việc tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ mhằm thu lợi nhuận và đạt được các hiệu quả xã hội ". Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) là hình thức đầu tư nước ngoài trong đó người chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành sử dụng vốn đầu tư. Hình thức FDI gắn liền với sự rư đời của các công ty xuyên quốc gia. Số lượng các công ty xuyên quốc gia và các chi nhánh của chúng đã tăng lên một cách nhanh chóng đặc biệt là sau chiến tranh thế giớ lần thứ II. Theo thống kê của liên hiệp quốc, hiện nay trên tế giới có khoảng 37000 công ty với 170000 chủ nhánh. Con số này đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của FDI trong thời gian qua. FDI đã trở thành một xu thế tất yếu trong diều kiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thông. Có thể nói trong thời đại không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù phát triển theo con đường TBCN hay định hướnh XHCN lại không cần đến FDI . Dưới tác động của cuộc cách mạng KHKT và CMKH công nghệ, ngay cả những nước có tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật mạnh như Mỹ, các nước Tây Âu và Nhật Bản cũng không tự mình giải quyết những vấn đề đã, đang và tiếp tục đặt ra tên lĩnh vực khoa học công nghệ và vốn. Do đó, con đường hợp tác có hiệu quả. mọi quốc gia đều coi đó là một nguồn lực quốc tế cần khai thác để từng bước hội nhập quốc tế. 2. Đặc điểm của FDI FDI có những đặc điểm sau : Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của các nhà đầu tư họ tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả cao. Chủ đầu tư nước ngoài điều hành mọi hoạt động đầu tư nếu là Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp hoạt động tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý là các mục tiêu mà các hình thức khác không giải quyết được . Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của Chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như đầu tư từ lợi nhuận thu được. Các hình thức FDI Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức được áp dụng là: 1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh Theo qui định điều 7 nghị điịnh 12/ CP. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kỳ kết của 2 bên hay nhiều bên qui định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập pháp nhân. Hình thức này có đặc điểm: Không ra đời một pháp nhân mới. Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hợp đồng nội dung chính phản ánh trách nhiệm quyền lợi giữa các bên với nhau ( không cần đề cập đến việc góp vốn ). Thời hạn cần thiết của hợp đồng cho các bên thoả thuận phù hợp với tính chất, mục tiêu kinh doanh và được các cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn y. Hợp đồng phải do đại diện có thẩm quyền của các bên ký. trong quá trình hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình. 2. Doanh nghiệp liên doanh Theo 2 điều khoản 2 luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam qui định: "Doanh nghiệp liên doanh là do hai bên hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng kinh doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Hình thức này có đặc điểm: Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hoạch toán độc lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Các bên chịu trách nhiệm về phần vốn của mình. Phần góp vốn của bên hoặc các bên nước ngoài không hạn chế mức tối đa nhưng tối thiểu không được dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt động không giảm vốn pháp định. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là Hội đồng quản trị mà thành viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng ít nhất phải là 2 người. Hội đồng quản trị có quyền quyết định những vấn đề quan trọng hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí. Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và phân chia rủi ro theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên tronh vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữa các bên. Thời gian hoạt động không quá 50 năm trong thời gian đặc biệt được kéo dài không quá 20 năm. 3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Theo điều 26 nghị định 12/ CP quy định: " Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh ". Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật của Việt Nam. Thời hạn không quá 50 năm kẻ từ ngày được cấp giấy phép. Ngoài 3 hình thức còn có các hình thức sau: Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao ( BOT ) Theo điều 12 khoản 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: " Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuỷen giao là văn bản kỳ giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong tời hạn nhất định, thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam ". Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - Kinh doanh (BOT ) là văn bản kỳ kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư Kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn và lợi nhuận hợp lý. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao ( BT ) Theo khoản 13 điều 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: " Hợp đồng xây dựng chuyển giao là hợp đồng ký kết giữ cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hợp lý ". Vai trò và nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. Vai trò của FDI Hơn 10 năm kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận không thể thiếu được có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các hoạt động kinh tế đối ngọai của nước ta đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là một nhân tố góp phần vào thành công của công việc đổi mới kinh tế. Hoạt động FDI mang phạm vi quốc tế. Nó mang lại lợi ích cho cả 2 bên và đồng vốn bỏ ra rất hiệu quả. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển nó giải quyết được các vấn đề: FDI tăng cường vốn đầu tư bù đắp sự thiếu hụt về ngoại tệ góp phần tăng khả năng cạnh tranh và tăng xuất khẩu, bù đắp cán cân thanh toán. FDI góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tạo điều kiện tích luỹ trong nước. FDI sẽ chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến cho nước nhận đầu tư. Xét về lâu dài điều này sẽ tăng năng xuất của các yếu tố sản xuất, thúc đẩy các nghành nghề mới đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao như điện tử tin học...Chính vì vậy nó có tác dụng lớn đối với công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng trưởng nhanh của các nước đầu tư. Từ sự chuyển giao này cũng giúp cho các nước chủ nhà có được kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm trong quản lý, đội ngũ cán bộ được bôi dưỡng đào tạo nhiều mặt. FDI giúp các nước nhận đầu tư trực tiếp tiếp cận được với thị trường thế giới, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong xu hướng khu vực hoá toàn cầu hoá. 2. Những nhân tố tác động đến FDI 2.1 Đối với quốc gia đi đầu tư Thứ nhất, để mở rộng thị trường tiêu thụ, ngay tại nước chủ đầu tư, Nhà đầu tư có thể dữ một vị thế nhất định trên thị trường. Cũng có thể có loại hàng hoá hặc dịch vụ mà nhà đầu tư đó cung cấp đang bị cạnh tranh gay gắt tại thị trường trong nước. Việc tìm kiếm những thị trường ngoài nước với những nhu cầu lớn về loại hàng hoá hoặc dịch vụ của nhà đầu tư sẽ đáp ứng được việc mở rộng sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Ngoài ra, các chủ đầu tư có lợi thế độc quyền nhờ sở hữu một nguồn lực hay kỹ thuật mà các đối thủ cạnh tranh của họ không có được ở thị trường ở tại. Điều này sẽ mang lại cho nhà đầu tư nhiều lợi nhuận hơn. Thứ hai, là xâm nhập thị trường có tỷ xuất cao hơn. Theo lý thuyết về tỷ xuất lợi nhuận giảm dần, nếu cứ tiếp tục đầu tư vào một dự án nào đó ở một quốc gia nào đó, tỷ xuất lợi nhuận chỉ tăng đến một mức nhất đỉnh rồi sẽ giảm dần. Vì vậy. Các nhà đầu tư luôn chú trọng tìm kiếm những thị trường đầu tư mới mẻ đều đạt được tỷ xuất lợi nhuận cao hơn. Động thời, ở các nước công nghiệp phát triển thường có hiện tượng thừa " tương đối " vốn nên việc đầu tư ra nước ngoài giúp các nhà tư bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thứ ba, sử dụng các yếu tố sản xuất ở nước nhận đầu tư. Do sự phát triển không đều về trình độ của lực lượng sản xuất, ở các quốc gia khác nhau chi phí sản xuất là không giống nhau. Giữa các quốc gia có sự chânh lệch về giá cả hàng hoá, sưc lao động, tài nguyên, khoa học kỹ thuật, vị trí địa lý... các nhà đầu tư thường lợi dụng sự chênh lệch này để thiết lập hoạt động sản xuất ở nơi có chi phí sản xuất thấp nhằm hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư ra nước ngoài có thể giúp các nhà đầu tư hạ thấp chi phí sản xuất do khai thác được nguồn lao động dồi dào với mức giá giẻ ở nước sở tại. Đồng thời khi đầu tư sản xuất ở nước sở tại, nhà đầu tư có thể sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất của mình ở chính nước này. Việc này giảm bớt được chi phí vận tải cho việc nhập nguyên nhiên liệu, nhất là khi các nhà đầu tư muốn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng ở nước ngoài. Đối với việc thiết lập nhà máy sản xuất ở các nước tư bản phát triển các nhà đầu tư có thể học tập công nghệ tiên tiến của các nước đó và những công nghệ này có thể sẽ được áp dụng ở nhiều nhà máy hay chi nhánh của các công ty nước khác. những công nghệ hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất để đưa đến mục dích cuối cùng của nhà đầu tư là lợi nhuận cao. Cuối cùng đó là tránh được các hàng rào thương mại. Xu thế bảo hộ mậu dịch trên thế giới ngày càng gia tăng , đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển. Đầu tư ra nước ngoài là biện pháp hữu hựu để xâm nhập chiếm lĩnh thị trường và tránh được các hàng rào bảo hộ mậu dịch giúp các chủ đầu tư giảm bớt chi phí sản xuất nhằm tránh được các trường ngại cho việc tiêu thụ hàng hoá hay dịch vụ của mình như tránh được thuế nhập khẩu, hạn nghạch. 2.2 Đối với quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài không những đáp ứng được nhu cầu và lợi íchcủa nước chủ đầu tư mà còn giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. FDI cung cấp cho nước chủ nhà một nguồn vốn lớn để bù đắp sự thiếu hụt vốn trong nước. Hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển đều có nhu cầu vốn để thực hiện công hoá và nâng cao tốc độ phát triển kinh tế. Nhiều nước đã thu hút được một lưopựng vốn nước ngoìa lớn từ đầu tư trực tiếp để giải quyết khó khăn về vốn và do đó đã thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá đất nước. Cùng với việc cung cấp vốn là kỹ thuật. Qua thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, các chủ đầu tư đã chuyển giao công nghệ từ các chi nhánh, nhà máy của họ ở các nước khác sang nước chủ nhà. Mặc dù sự chuyển giao này có nhiều hạn chế do những chủ quan và khách quan chi phối sang điều không thể phủ nhận chính là nhờ có sự chuyển giao đó mà các nước đang phát triển có điều kiện tốt hơn để khai thác các thế mạnh sẵn có về tài nguyên thiên nhiên tăng sản xuất, sản lượng và khả năng cạnh tranh với các nước khác trên thị trường thế giới nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với việc thiết lập các cơ sở sản xuất ở các nước sở tại , chủ đầu tư cần sử dụng lao động ở chính nơi ấy.Sự xuất hiện hàng loạt các nhà máy mới, Nông trại mới đã thu hút nhiều lao động vào làm việc. Hơn thế nữa, các nhà đầu tư nước ngoài còn phải đào tạo những người lao động thành những công nhân lành nghề cho doanh nghiệp của mình điều này góp phần tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao chất lượng lao động cho nhân dân nước sở tại, do đó giảm tỉ lệ thất nghiệp ở những nước này. Do tác động của vốn và khoa học công nghệ đầu tư trực tiếp sẽ tác động mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu nghành, cơ cấu kỹ thuật, cơ cấu sản phẩm và lao động. Bên cạnh đó, thông qua trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà sẽ có thêm điều kiện để mở rộng các mối quan hệ kinh tế. Các nước nhận đầu tư sẽ có thêm sản phẩm để không những phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà cón để xuất khẩu sang các nước khác và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Ngoài ra, việc đầu tư nước ngoài vào nước sở tại sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh về đầu tư của các nước ở ngay nước sở tại làm cho môi trường đầu tư ngày càng phát triển. Hạn chế của FDI đối với nươc nhận đầu tư. FDI không khi nào và bất cứ đâu cũng phát huy vai trò tích cực đối với đời sống kinh tế xã hội của nước chủ nhà. Nó chỉ phát huy tốt trong môi trường kinh tế, xã hội ổn định và đặc biệt khi nhà nước biết sử dụng và phát huy vai trò quản lý của mình. FDI bao hàm trong nó những hạn chế đối với nước nhận đầu tư như. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp do chủ đầu tư quản lý trực tiếp và sử dụng theo mục đích của mình. Những công nghệ chuyển giao sang nước đang phát triển thường không phải là công nghệ tiên tiến nhất mà là những công nghệ không còn được sử dụng ở các nước tư bản phát triển vì đã qua thời hạn sử dụng và không còn đáp ứng được nhu cầu mới về chất lượng và gây ô nhiễm môi trường. Trên thực tế đã diễn ra nhiều hiện tượng chuyển giao công nghệ nhỏ giọt, từng phần và mất rất nhiều thời gian. Trong nhiều trường hợp, FDI còn gây sự rối ren mất ổn định cho nền kinh tế nước chủ nhà. nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở trong luật pháp nước sở tại để trốn thuế, xâm phạm lợi ích của nước chủ nhà. Mặc dù vậy, những hạn chế FDI không thể phủ nhận được vai trò tích cực của nó đối với cả nước chủ nhà và nước đầu tư. Vấn đề là ở chỗ các nước tiếp nhận đầu tư phải kiểm soát đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hữu hiện để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. Chương II: Thực trạng thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam Vài nét về quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản Ngày 21/ 9/ 1973. Việt Nam và Nhật Bản chính thực thiết lập quan hệ ngoại giao đánh dấu sự tiếp nối các quan hệ giao lưu vốn có đầu tư lâu đời của hai nước. Từ những thế kỷ trước, nhiều thương gia Nhật Bản đã đến buôn bán và kinh doanh ở Việt Nam. Phố Hiến ( Miền Bắc), Hội An ( Miền Trung ) là những địa danh nghi đậm dấu ấn của các mối quan hệ giao lưu đó. Sau khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất, mối quan hệ giữa hai nước có cơ hội phát triển toàn diện cả về ngoại giao, chính trị, kinh tế và các lĩnh vực kinh tế khác. tronh giai đoạn này mối quan hệ kinh tế chủ yếu là trao đổi thương mại và viện trợ. Về thương mại, Năm 1976 Nhật là bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam sau Liên Xô, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật khối lượng hàng hoá trị giá 44,5 triệu USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực 2. Việt Nam nhập khẩu một lượng bằng 184,5 triệu, 127 triệu và 268 triệu USD. Thời kỳ 1979 - 1982, do vấn đề campuchia và bầu không khí chiến tranh không thuận lợi ở đông nam á, thương mại giữa hai nước giảm từ 267,5 triệu USD năm 1978 còn 128 triệu USD năm 1982. Trong thời kỳ này, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản lớn hơn xuất khẩu trở lại. Các mặt hàng nhập khẩu lương thực, nhiên liệu, khoánh sản, sản phẩm công nghiệp nhẹ, sản phẩm hoá học và kim loại. Việt Nam xuất sang Nhật lương thực, thực phẩm, nguyên liệu ( gỗ xẻ, cao xu ), nhiên liệu khoáng sản, hàng hoá đã chế biến ( vải ). Đến 1986, thương mại giữa Việt nam và Nhật Bản phát triển trở lại và tăng lên 272100 triệu USD. Đặc biệt là khi liên xô tan rã, Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Năm 1990 tổng kim ngạch buôn bán hai chiều trị giá 809 triệu USD, các năm liên tục 1991 - 871 triệu, năm 1992 ( - 1321 triệu), năm 1993 ( - 1707 triệu ), năm 1994 ( - gần 2 tỷ ), năm 1995 ( - đạt 2,6 tỷ tăng 355 và năm 1996 đã tăng 38,5% so với năm 1995. Thời gian này, hàng hoá Việt Nam xuất nguyên vật liệu thô, lương thực, thực phẩm, khoáng sản và dầu thô là mặt hàng Nhật Bản mua chủ yếu. Phía Nhật xuất sang Việt Nam phân bón, ô tô, xe máy, máy dệt và nguyên liệu dệt, máy xây dựng. Từ 1986 trở lại đây, Việt Nam là nước xuất siêu sang Nhật với mức thặng dư khá cao đã đóng góp tích cực vào quá trình cân đối cán cân thương mại nói chung của Việt Nam và thế giới. Đây cũng là điều khẳng định vai trò quan trọng của thị trường Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam và ngược lại. Về viện trợ, mối quan hệ này đã có trước năm 1975. Trong thời gian đó, Nhật Bản đã chính thức viện trợ theo chương trình cho Việt Nam. Sau khi Việt Nam thống nhất, tổng số viện tự của Nhật Bản trong 2 năm 1975 - 1976 là 15 triệu USD. Dể tăng cường thúc đẩy buôn bán trong hai năm tiếp theo, Nhật Bản đã quyết định cho Việt Nam vay tiền với lãi suất thấp thông qua các cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản hứa cho Việt Nam một khoản viện trợ không hoàn lại là 16 tỷ yên trong 4 năm và các khoản cho vay khoảng 20 tỷ yên. Việc Nhật Bản quyết định từ hoãn kế hoạch tài trợ 14 tỷ yên ( trong đó có 4 tỷ yên viện trợ không hoàn lại và cho vay 10 tỷ yên ) vào cuối năm 1978 báo hiệu cho một thời kỳ xấu đi trong quan hệ giữa hai nước. Thời kỳ 1972 - 1992 và thời kỳ Nhật Bản thực hiện chủ trương " đông cừng " tài trợ kinh tế nhưng không đình chỉ các cuộc tiếp xúc ngọi giao và viện trợ nhân đạo được thể hiện. Nhật Bản tiếp tục viện trợ cho Việt Nam một khoản trị giá 130000 USD dưới hình thức viện trợ nhân đạo sử dụng mua hàng của Nhật Bản như xe tải, ô tô điện, máy ủi và các loại hàng hoá khác cần thiết cho việc xây dựng lại nền kinh tế Việt Nam và cho phép một cách không chính thứ
Luận văn liên quan