Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Bạn đã bao giờ thử đặt ra câu hỏi rằng tại sao tất cả các quốc gia trên thế giới từ những nước phát triển đến những nước đang và kém phát triển đều muốn thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài không? Để trả lời câu hỏi này trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu xem đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )là khoản đầu tư vào tư bản thuộc quyền sở hữu và được điều hành bởi một thực thể nước ngoài. Như vậy nó có lợi ích gì cho nền kinh tế? Có thể trả lời ngay rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là một cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một nước. Mặc dù một phần ích lợi của khoản đầu tư này chảy ra nước ngoài, nhưng nó thực sự làm tăng khối lượng tư bản cho một đất nước, dẫn tới tăng năng suất và tiền lương cao hơn. Ngoài ra, đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là một cách để các nước nghèo học hỏi công nghệ hiện đại của các nước giàu. Vậy bạn cũng bao đã bao giờ thử hỏi rằng tại sao thu hút đầu tư nước ngoài quan trọng thế mà có quốc gia lại chỉ thu hút được một lượng rất nhỏ đầu tư nước ngoài thôi? Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên có 2 câu trả lời thường thấy nhất đó là các quốc gia đó chưa nhận ra tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài một cách đúng mức và câu trả lời thứ hai đó là các quốc gia này đã thấy được tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài để phát tiển kinh tế nhưng do vẫn còn những hạn chế của môi trường đầu tư cũng như chưa có các chương trình xúc tiến đầu tư hiệu quả, để quảng bá hình ảnh của quốc gia đó nói chung và hình ảnh về môi trường đầu tư của quốc gia đó nói riêng. Việt Nam với 20 năm đổi mới từ 1986 đến năm 2006 đã thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài có thể tóm gọn vào một câu là “ chưa xứng với tiềm năng”. Tại sao lại vậy? Việt Nam nằm trong câu trả lời thứ nhất hay thứ hai? Có lẽ tại thời điểm này nó là câu trả lời thứ hai. Những năm gần đây Việt Nam đã đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước cũng như hình ảnh về môi trường đầu tư của Việt Nam tuy nhiên nó vẫn chưa đạt hiểu quả chưa mong muốn. Một phần do vẫn còn những yếu kém về môi trường đầu tư, một phần là do những chương trình xúc tiến đầu tư chưa được thực hiện một cách triệt để và chưa có những kế hoạch và chương trình hành động cụ thể và rõ ràng. Để đạt được mục tiêu là trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 và xa hơn nữa là sánh ngang với các cường quốc năm Châu như lời Bác Hồ dạy, chúng ta phải có những giải pháp và hành động cụ thể nhằm thu hút thật nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây cũng là mục đích của bài viết này. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi xin được sự dụng những lý thuyết cơ bản của Marketing nhằm vận dụng vào việc xây dựng kế hoạch cho các chương trình xúc tiến đầu tư để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu hút một lượng lớn FDI. Trong bài viết này chúng tôi tập trung vào nghiên cứu việc thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp do tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của nó. Các ví dụ thực tiễn chúng tôi sẽ lấy từ các quốc gia ASEAN, Trung Quốc, và Nhật Bản với việc coi các nước ASEAN và Trung Quốc là các đối thủ cạnh tranh thu hút FDI còn Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài mà Việt Nam quan tâm thu hút. Cấu trúc của bài viết gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về việc vận dụng Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Chương 3: Các giải pháp vận dụng Marketing để đưa Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn

doc55 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6853 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan