Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần thực phẩm Việt Nam

Quá trình học tập trong nhà trường đã trang bị cho em những kiến thức kinh tế - xã hội và kiến thức chuyên ngành rất quan trọng, là cơ sở, nền tảng cho công việc của em sau này. Tuy nhiên đó mới là những kiến thức trên sách vở, từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách rất xa, để có thể hiểu và áp dụng được những kiến thức mình đã học, cần phải mất rất nhiều thời gian và sự cố gắng. Bởi vậy giai đoạn thực tập là giai đoạn rất quan trọng với những sinh viên sắp ra trường như em, đó là cơ hội cho em được thực hành, quan sát thực tế và vận dụng những kiến thức mình đã học vào thực tiễn. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam, em đã có điều kiện tìm hiểu, quan sát và thu được những hiểu biết nhất định về đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như bộ máy quản lý, bộ máy tổ chức kế toán của Công ty, các chính sách tài chính, kế toán mà Công ty đang áp dụng.và đã tập hợp để viết thành Báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Báo cáo thực tập tổng hợp của em ngoài phần Mở đầu và Kết luận, có kết cấu gồm 3 phần chính như sau: Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM Phần 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM Phần 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM

doc42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần thực phẩm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Quá trình học tập trong nhà trường đã trang bị cho em những kiến thức kinh tế - xã hội và kiến thức chuyên ngành rất quan trọng, là cơ sở, nền tảng cho công việc của em sau này. Tuy nhiên đó mới là những kiến thức trên sách vở, từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách rất xa, để có thể hiểu và áp dụng được những kiến thức mình đã học, cần phải mất rất nhiều thời gian và sự cố gắng. Bởi vậy giai đoạn thực tập là giai đoạn rất quan trọng với những sinh viên sắp ra trường như em, đó là cơ hội cho em được thực hành, quan sát thực tế và vận dụng những kiến thức mình đã học vào thực tiễn. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam, em đã có điều kiện tìm hiểu, quan sát và thu được những hiểu biết nhất định về đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như bộ máy quản lý, bộ máy tổ chức kế toán của Công ty, các chính sách tài chính, kế toán mà Công ty đang áp dụng...và đã tập hợp để viết thành Báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Báo cáo thực tập tổng hợp của em ngoài phần Mở đầu và Kết luận, có kết cấu gồm 3 phần chính như sau: Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM Phần 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM Phần 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2007 Đây là giai đoạn Công ty bắt đầu thành lập và đi vào hoạt động. Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 3 năm 1996 dưới hình thức Công ty TNHH theo quyết định số 2347/GP – UB của UBND Thành phố Hà Nội và hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 047202 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Tên Công ty là: Công ty TNHH Việt Thành với số vốn điều lệ là 7 000 000 000 đồng (Bảy tỷ đồng VN). Công ty có trụ sở chính ở Số 30 nhà B1 tập thể Giảng Võ,Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Đáp ứng xu hướng phát triển và nhu cầu thị trường, với mục tiêu trở thành nhà cung cấp thực phẩm hàng đầu Việt Nam, công ty cổ phần Thực phẩm Việt Nam luôn nỗ lực không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống.Và giờ đây Công ty đang từng bước tiến vào thế kỷ 21 với một tầm nhìn rộng lớn cùng với các sản phẩm đa dạng, phong phú giá cả hợp lý, đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường, gần gũi người tiêu dùng. Năm 1996 mặc dù là một công ty mới thành lập nhưng với quyết tâm cao, mong muốn phát triển trong lĩnh vực dịch vụ công ty đã tập trung toàn bộ nguồn lực vào cung cấp các dịch vụ ăn uống, giải khát. Công ty là nhà phân phối của hãng mỹ phẩm LG Household & Healthcare thuộc Hàn Quốc, sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình hãng Beyer – Đức, sản phẩm mứt kẹo Peffetti của Ý. Năm 2001, nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực sản xuất. Công ty đã chuyển hướng sang sản xuất nhưng vẫn kết hợp giũa cung cấp dịch vụ và phân phối. Công ty vừa là nhà phân phối cho hãng kem Wall, phân phối thạch rau câu ABC nhãn hiệu Đài Loan, thạch rau câu nhãn hiệu Poke liên doanh giữa Việt Nam và Đài Loan. Năm 2003 là năm đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử phát triển, khi Công ty đặt bước chân đầu tiên vào ngành sản xuất các sản phẩm thực phẩm bằng việc thành lập nhà máy POKE FOODS. Những sản phẩm đầu tiên ra đời từ nhà máy là sản phẩm Thạch rau câu, bánh quy chấm kem – hiện vẫn đang giữ vị trí là sản phẩm chính của Công ty hiện nay. 1.1.2. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay Năm 2007 là mốc phát triển quan trọng của Công ty, đây là năm Công ty tiến hành cổ phần hóa, chuyển đổi từ hình thức công ty TNHH sang hình thức công ty Cổ phần. Theo quyết định số 3050/GP – UB của UBND Thành phố Hà Nội ngày 10/12/2006, cho phép công ty TNHH Việt Thành đổi sang mô hình công ty cổ phần từ ngày 10/1/2007 và sử dụng con dấu mang tên Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam. Từ khi chuyển đổi hình thức sở hữu, Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam vẫn không ngừng phát triển lớn mạnh, mở rộng thị trường tiêu thụ. Thông qua các đại lý, chi nhánh và hệ thống đối tác, các nhà phân phối, Công ty đã hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau trong nước và trở thành sự lựa chọn số một của nhiều khách hàng. Thành quả và giá trị lớn nhất của Công ty là uy tín doanh nghiệp và sự tin tưởng nơi khách hàng thể hiện qua việc công ty vinh dự được Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trao tặng cúp vàng danh hiệu "Doanh nghiệp Việt Nam vàng" năm 2008 vì những cống hiến to lớn của Công ty trong việc xây dựng tên tuổi cho ngành thực phẩm Việt Nam. Không những đạt được những thành tích xuất sắc trong công việc, trong các hoạt động xã hội Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam cũng đã thể hiện mình là một trong các đơn vị đi đầu. Như tích cực tham gia đóng góp vào quỹ "Thắp sáng yêu thương" do Hội đồng đội Trung Ương phát động, giúp đỡ các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, trao quà cho các nạn nhân nhiễm chất độc da cam, sinh viên nghèo vượt khó… Với những đóng góp đáng kể cho xã hội và cộng đồng Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam đã được nhà nước và nhiều tổ chức ghi nhận. Nhờ đó, hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của Công ty tăng lên đáng kể, thể hiện qua bảng dưới đây: Qua số liệu của bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007- 2008 ta thấy: Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1.  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16,729,754,898 10,221,745,658 15,987,465,154 2.  Các khoản giảm trừ doanh thu 5,688,945 4,589,761 1,564,874 3.  Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3=1-2) 16,724,065,953 10,217,155,897 15,985,900,280 4.  Giá vốn hàng bán 14,866,101,648 8,882,377,478 12,984,593,156 5.  Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 5=3-4) 1,857,964,305 1,334,778,419 3,001,307,124 6.Chi phí bán hàng 615,275,654 547,594,675 867,594,156 7.  Chi phí quản lý kinh doanh 126,894,876 198,647,514 286,475,314 8.  Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (8=5-6-7) 1,115,793,775 588,536,230 1,847,237,654 9.    Thu nhập khác 355,984,115 456,872,146 654,897,448 10.    Chi phí khác 13,594,864 146,879,246 189,354,783 11.    Lợi nhuận khác (11=9-10) 342,389,251 309,992,900 465,542,665 12.    Tổng lợi nhuận kê toán trước thuế (12=8+11) 1,458,183,026 898,529,130 2,312,780,319 13.    Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 408,291,247 251,588,156 647,578,489 14.    Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (14=12-13) 1,049,891,779 646,940,974 1,665,201,830 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008 tốt hơn so với năm 2007. Tổng doanh thu tăng lên 5.765.720 (nghìn đồng) với tăng tương ứng 156.4%, giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh lên tới 4.120.216 (nghìn đồng) với tỷ lệ tăng tương ứng 146.2%. Tỷ lệ tăng doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng giá vốn. Về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng nhanh, so với năm 2005 thì lợi nhuận sau thuế năm 2008 đã tăng gấp 1.5 lần. Từ sự tăng lên rất mạnh mẽ về lợi nhuận này đã làm hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng lớn mạnh. Giúp doanh nghiệp ngày càng tăng nguồn vốn sở hữu của mình, thu hút được lượng vốn dồi dào từ thị trường đầu tư trong và ngoài nước. Tổng kết lại bản kết quả kinh doanh cho ta thấy Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Khẳng định sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai. 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường hàng hoá tiêu thụ 1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh Quy mô và chất lượng sản phẩm của Công ty được quyết định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Căn cứ vào bản báo cáo nghiên cứu thị trường và số lượng đơn đặt hàng từ các đối tác, Giám đốc công ty sẽ có những quyết định về số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hoá, lập kế hoạch về tiêu thụ, sau đó truyền xuống cho các phòng ban để thực hiện. Các phòng ban nhận quyết định từ Giám đốc Công ty, thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ. 1.2.2.Đặc điểm hàng hoá và thị trường tiêu thụ Về hàng hoá và dịch vụ, Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ và hàng hoá sau: Thứ nhất, Thạch sữa chua ABC được sản xuất trên dây truyền thiết bị hiện đại, với công nghệ hàng đầu hiện nay, tạo nên những sản phẩm mang đặc trưng của các loại trái cây vùng nhiệt đới như soài, dâu, dưa, dứa, vải…khác với các sản phẩm thạch sữa chua khác hiện nay trên thị trường, sản phẩm thạch sữa ABC là sự kết hợp tinh tuý từ sữa và trái cây tự nhiên cho sản phẩm có một hương vị  ngọt ngào, và cảm giác thơm ngậy đặc trưng của sữa chua và thạch rau câu. Bột rong biển sẽ cung cấp cho cơ thể rất nhiều những khoáng chất cần thiết, đó là các loại vitamin A,B1,B2,C,D,E…và các Axit amin, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể ,tránh được các bệnh về xương, khớp, nội tiết và hệ thần kinh. Thứ hai, Công ty Cổ Phần Thực phẩm Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm thạch rau câu phong phú về chủng loại, đa dạng về khối lượng như túi lưới 500g, 800g, 1kg, thạch bút chì 24 cây, 5 cây…,thạch Joy được biết đến với mẫu mã đẹp nhất trên thị trường, thạch Hugo vừa ngộ nghĩnh lại dễ thưởng thức, thạch bút chì dành cho bé yêu với hàm lượng khoáng chất cao giúp bé dễ dàng hấp thụ và phát triển trí thông minh. Thứ ba, Nổi tiếng với sản phẩm bánh kem, Công ty Cổ Phần Thực phẩm Việt Nam đang cung cấp ra thị trường rất nhiều sản phẩm bánh kem với hương vị khác nhau như dâu tây, sôcôla đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác hàng. Về thị trường tiêu thụ: Với những đặc điểm và tính năng của sản phẩm và dịch vụ ở trên, Công ty có mạng lưới tiêu thụ hết sức rộng lớn, thông qua các đại lý, chi nhánh và hệ thống đối tác, các nhà phân phối ở khắp các tỉnh thành trong cả nước đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam là nhà chế biến và sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam và có uy tín trên thị trường quốc tế. Hiện nay, Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam có 3 xưởng sản xuất chính đặt tại: Tổ 17, Sài Đồng, Long Biên, thành phố Hà Nội đó là: Phân xưởng chuyên sản xuất các loại thạch rau câu nhãn hiệu POKE. phân xưởng chuyên sản xuất các loại thạch rau câu nhãn hiệu NEWJOY, phân xưởng chuyên sản xuất các loại bánh chấm kem nhãn hiệu ROMROP. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là quy trình sản xuất giản đơn, kép kín, và bán tự động, được tiến hành trực tiếp tại phân xưởng. Khâu quan trọng nhất đó là khâu pha chế, chiết rót và đóng gói được tiến hành tự động hóa. Nguyên vật liệu được bỏ một lần, toàn bộ ngay từ đầu quy trình công nghệ. Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam được biết đến với dây chuyền công nghệ sản xuất thạch hiện đại nhất Việt Nam. Điểm nổi bật về sản phẩm thạch của Vietfoods là chế biến chất lượng cao, với công nghệ tiên tiến hiện đại, sản phẩm phong phú đa dạng, kiểu dáng mẫu mã đẹp đáp ứng đủ tiêu chuẩn của bất kỳ thị trường nào và dưới đây là quy trình chế biến thạch tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam. Sơ đồ 1.1: Đặc điểm quy trình chế biến thạch Nhập kho TP Đóng gói In nhãn Hấp sấy Thanh trùng Tẩy rửa Bao bì Chiết rót Nấu Pha chế NVL 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam là một công ty cổ phần nên quyết định cao nhất là Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông mỗi năm họp một lần để quyết định các vấn đề lớn của công ty và bầu ra hội đồng quản trị trực tiếp quản lý công ty. Về phương thức tổ chức bộ máy quản lý, Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua. Vì vậy, Công ty là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được quyền mở tài khoản ngân hàng. Công ty có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ đó. Bộ máy của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Trong đó, các phòng, ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc mà đứng đầu là Giám đốc điều hành. Mỗi phòng ban đều đặt dưới sự quản lý của trưởng phòng, được phân công nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo hoat động kinh doanh được thông suốt. Cụ thể, chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc công ty và các phòng ban như sau: Giám đốc công ty: là người đứng đầu Công ty, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo điều hành hoạt động trong Công ty, quyết định phương hướng, kế hoạch chung, các phương án kinh doanh, đầu tư, chuyển nhượng, mua bán, nhân sự và các chủ trương lớn của Công ty, các vấn đề về tổ chức bộ máy để đảm bảo hiệu quả quản lý cao nhất. Giám đốc Công ty cũng là người quyết định về việc thành lập mới, sát nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc nguồn vốn đầu tư của Công ty, có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các trưởng, phó phòng, kế toán trưởng và các chức danh lãnh đạo khác, tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm Điều lệ công ty. Giúp việc cho Giám đốc là các phòng ban chức năng, đứng đầu là các trưởng phòng gồm có năm phòng chính là: Phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán, phòng kế hoạch vật tư, phòng chất lượng kĩ thuật, và phòng kinh doanh. Thứ nhất, phòng hành chính, nhân sự là phòng có vai trò dự thảo các văn bản về lao động, tổ chức nhân sự, tuyển dụng, tuyển chọn nhân sự. Quản lý các thiết bị hành chính, thảo, lưu, chuyển công văn giấy tờ. Quản lý trực tiếp công tác tổ chức, quản trị hành chính văn phòng trong toàn công ty. Triển khai, thực hiện các chế độ chính sách. Phụ trách công tác đào tạo, tuyển dụng và đề bạt cán bộ công nhân viên theo yêu cầu công việc của từng bộ phận. Xây dựng mức tiền lương chung của công ty; theo dõi quản lý, thực hiện các nghiệp vụ về chính sách cho người lao động. Thứ hai, phòng kế toán có nhiệm vụ xây dựng giá bán buôn, bán lẻ cho các sản phẩm của Công ty; phân tích và báo cáo kết quả kinh doanh của các đơn vị, theo dõi tình hình kết quả kinh doanh đạt được so với kế hoạch đề ra; đồng thời lập kế hoạch sản xuất theo yêu cầu của các đơn vị, bộ phận; kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, phương hướng, biện pháp và kết quả thực hiện kế hoạch của các bộ phận; cập nhật thông tin về sản phẩm cũng như giá cả các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, tham gia thực hiện các thủ tục với cơ quan hải quan để lấy hàng, lưu trữ và quản lý các loại hợp đồng: Hợp đồng mua bán, thuê kho nhà xưởng, nhập khẩu hàng hóa, quản lý hàng hóa về mặt số lượng và chất lượng tại các kho hàng của Công ty, tiến hành xắp xếp kho hàng khoa học để đảm bảo việc luân chuyển hàng hóa được thuận lợi. Thứ ba, phòng kế hoạch vật tư chức năng lập kế hoạch sản xuất, khai thác các nguồn thu mua vật tư cho sản xuất, chủ động tìm hiểu phân tích thị trường cung ứng, xây dựng kế hoạch sản xuất hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, đảm bảo nguồn cung ứng đúng đủ nguyên vật liệu đầu vào, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ của thị trường. Đồng thời phụ trách lên kế hoạch kí kết các hợp đồng với các nhà cung ứng. Thứ tư, phòng chất lượng kĩ thuật là một trong những phòng rất quan trọng của Công ty, có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất theo định hướng của Công ty, quản lý về mặt kĩ thuật, chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, cũng như chất lượng của sản phẩm đầu ra của công ty. Mặt khác phòng cũng kiểm tra, giám sát và quản lý quy trình sản xuất sản phẩm, máy móc, thiết bị, định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa lớn dây chuyền công nghệ, các dụng cụ bảo hộ lao động, an toàn trong sản xuất của công ty không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của công ty thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín. Để làm được điều đó, Phòng thường xuyên đào tạo đội ngũ nhân viên với phương châm: “ Kịp thời – Sáng tạo – Đạt hiệu quả cao”. Thứ năm, phòng kinh doanh là bộ phận chủ chốt của Công ty, phòng có những chức năng nhiệm vụ sau: Đánh giá các cơ hội và thách thức của sản phẩm trong ngắn hạn và dài hạn từ đó xây dựng các chính sách bán hàng, quảng cáo, marketing, khuyễn mại phù hợp với từng thời kì, từng mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển của công ty. Đồng thời, tổ chức mạng lưới kênh phân phối, tập trung khai thái thị trường khách hàng, tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, khai thác khách hàng để hoàn thành doanh số công ty giao, đàm phán ký kết các hợp đồng cung cấp sản phẩm, thực hiện quy trình phân phối của khối kinh doanh. Mô hình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán Phòng kế hoạch vật tư Phòng chất lượng kĩ thuật Phòng kinh doanh 1.3.2. Đặc điểm phân cấp quản lý tài chính Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng với một cấp quản lý duy nhất, độc lập về doanh thu, chi phí. Các phòng, ban đều có những chức năng, quyền hạn riêng trong phạm vi của mình, đồng thời có nhiệm vụ tham mưu cho nhà quản lý về lĩnh vực liên quan. PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam Công tác kế toán của Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, tức là toàn bộ công tác kế toán trong Công ty được tiến hành tập trung tại phòng kế toán. Ở các bộ phận khác như phân xưởng, kho chính và các kho lẻ...bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách hạch toán nghiệp vụ cho nhu cầu quản lý của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán công ty để xử lý và tiến hành công tác kế toán. Tại các kho ( kho NVL, kho thành phẩm) tuân thủ theo chế độ ghi chép, từ các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và thẻ kho, cuối tháng lên báo cáo Nhập – Xuất – Tồn và hàng tháng chuyển lên phòng kế toán. Còn tại các phân xưởng, nhân viên thống kê theo dõi từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi giao thành phẩm, đồng thời lập bảng chấm công để làm căn cứ tính lương. Cuối tháng các bảng chấm công, thanh toán tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp được chuyển về phòng kế toán để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí quản lý, và lập bảng phân bổ. Theo mô hình này, Công ty chỉ có một phòng kế toán tập trung bao gồm: Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, Kế toán tiêu thụ thành phẩm, kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán thanh toán và tài sản cố định, cuối cùng là thủ quỹ. Chức năng nhiệm vụ của từng người như sau: Kế toán trưởng: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và cấp trên về công tác kế toán của công ty. Hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra công tác kế toán, chỉ đạo, phân công, bố trí công việc cho các nhân viên kế toán thực hiện. Đồng thời có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính của Công ty, kiểm tra công việc của các kế toán phần hành, theo dõi việc thực hiện quy trình, quy định tài chính của các kế toán tại các bộ phận, báo cáo tình hình thu, chi của Công ty lên Giám đốc, phân tích báo cáo tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Kế toán tổng hợp: Chức năng chính là tổng hợp các thông tin từ nhân viên kế toán, tính giá thành và rà soát số liệu kế toán của các phần hành kế toán chi tết để lên bảng cân đối kế toán và lập báo cáo kết quả kinh doanh. Kế toán tổng hợp còn phụ trách việc kê khai thuế hàng tháng cũng như quyết toán thuế cuối năm, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong năm tài chính. Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi, hạch toán việc nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Lựa chọn phương pháp tính giá xuất nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ và hình thức ghi sổ phù hợp. Thường xuyên đối chiếu số liệu với các bộ phận liên quan. Từ đó theo dõi quá trình sản xuất, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo quy định hạch toán của công ty đồng thời phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Kế to
Luận văn liên quan