Từ năm 1921 đến 1923 giá cả hàng hoá ở Đức tăng 1500 tỷ lần so với năm 1914. Con số này liệu có gợi cho bạn một sự liên hệ nào đó không. Điều đó có nghĩa là vào năm 1914 người ta cầm tiền đi mua bánh mì và dùng giỏ để xách bánh mì về. Nhưng đến năm 1923 người ta phải mang hàng giỏ tiền đi để mua chỉ một cái bánh mì. Giá cả đã tăng lên đến mức chóng mặt.
Hơn nửa thế kỷ sau, vào những năm 80 của thế kỷ này chúng ta lại chứng kiến những hậu quả hết sức nặng nề do lạm phát gây ra trên đất nước Việt Nam. Có năm lạm phát đã lên tới 800%. Người ta tháo chạy khỏi đồng tiền như là tránh né một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, người bán hàng đối xử với khách hàng như kẻ thù; hàng hoá khan hiếm, nạn đầu cơ tích trữ hoành hành phá hoại nền kinh tế...
Mọi vấn đề liên quan đến tiền đều thu hút được sự quan tâm của nhiều người không chỉ của các nhà quản lý mà còn cả những người dân lao động bình thường. Bởi vì bất cứ sự bất ổn về tiền nào đều có thể là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, dẫn đến tiêu cực. Lạm phát có nhiều biểu hiện khác nhau, có nhiều nguyên nhân khác nhau trong nhiều trường hợp khác nhau. Chính vì vậy có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về lạm phát từ giai đoạn này đến giai đoạn khác dường như không bao giờ chấm dứt.
Trong khuôn khổ một bài đề án môn học, em không có tham vọng đi sâu phân tích toàn bộ tất cả các vấn đề về lạm phát mà chỉ có ý định phân tích một khía cạnh nhỏ của lạm phát đó là: Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam. Vấn đề tuy không còn mới mẻ nhưng để lại cho chúng ta những bài học quý báu do đó có thể có tác dụng nào đó đối với việc phòng và chống lạm phát trong tương lai.
Bài viết được chia làm ba phần:
Phần một: Tổng quan về lạm phát và tín dụng. Phần này sẽ trình bày tóm tắt những vấn đề chung nhất của lạm phát và tín dụng, từ đó cố gắng đưa ra mối quan hệ giữa lạm phát và tín dụng.
Phần hai: Trình bày thực trạng lạm phát ở Việt Nam thập kỷ 80, chính là lạm phát qua tín dụng. Chính phủ Việt Nam đã chống lạm phát thành công như thế nào?
Phần ba: Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc lạm phát thập kỷ 80 và một số kiến nghị nhỏ nhằm tạo tiền đề kiểm soát lạm phát trong dài hạn.
35 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và chống lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm 1921 đến 1923 giá cả hàng hoá ở Đức tăng 1500 tỷ lần so với năm 1914. Con số này liệu có gợi cho bạn một sự liên hệ nào đó không. Điều đó có nghĩa là vào năm 1914 người ta cầm tiền đi mua bánh mì và dùng giỏ để xách bánh mì về. Nhưng đến năm 1923 người ta phải mang hàng giỏ tiền đi để mua chỉ một cái bánh mì. Giá cả đã tăng lên đến mức chóng mặt.
Hơn nửa thế kỷ sau, vào những năm 80 của thế kỷ này chúng ta lại chứng kiến những hậu quả hết sức nặng nề do lạm phát gây ra trên đất nước Việt Nam. Có năm lạm phát đã lên tới 800%. Người ta tháo chạy khỏi đồng tiền như là tránh né một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, người bán hàng đối xử với khách hàng như kẻ thù; hàng hoá khan hiếm, nạn đầu cơ tích trữ hoành hành phá hoại nền kinh tế...
Mọi vấn đề liên quan đến tiền đều thu hút được sự quan tâm của nhiều người không chỉ của các nhà quản lý mà còn cả những người dân lao động bình thường. Bởi vì bất cứ sự bất ổn về tiền nào đều có thể là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, dẫn đến tiêu cực. Lạm phát có nhiều biểu hiện khác nhau, có nhiều nguyên nhân khác nhau trong nhiều trường hợp khác nhau. Chính vì vậy có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về lạm phát từ giai đoạn này đến giai đoạn khác dường như không bao giờ chấm dứt.
Trong khuôn khổ một bài đề án môn học, em không có tham vọng đi sâu phân tích toàn bộ tất cả các vấn đề về lạm phát mà chỉ có ý định phân tích một khía cạnh nhỏ của lạm phát đó là: Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam. Vấn đề tuy không còn mới mẻ nhưng để lại cho chúng ta những bài học quý báu do đó có thể có tác dụng nào đó đối với việc phòng và chống lạm phát trong tương lai.
Bài viết được chia làm ba phần:
Phần một: Tổng quan về lạm phát và tín dụng. Phần này sẽ trình bày tóm tắt những vấn đề chung nhất của lạm phát và tín dụng, từ đó cố gắng đưa ra mối quan hệ giữa lạm phát và tín dụng.
Phần hai: Trình bày thực trạng lạm phát ở Việt Nam thập kỷ 80, chính là lạm phát qua tín dụng. Chính phủ Việt Nam đã chống lạm phát thành công như thế nào?
Phần ba: Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc lạm phát thập kỷ 80 và một số kiến nghị nhỏ nhằm tạo tiền đề kiểm soát lạm phát trong dài hạn.
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ TÍN DỤNG
I-/ LẠM PHÁT
1-/ Khái niệm
Giả sử vào hiện tại bạn đang sở hữu trong tay một số tiền là 30 triệu đồng và bạn dự định mua một cái xe máy để chạy nhưng bạn lại chần chừ chưa quyết định vì bạn nghĩ rằng nếu đem gửi số tiền vào ngân hàng với lãi suất 12%/ năm,sáu tháng sau bạn có thể kiếm một khoản tiền kha khá rồi sau đó mua xe máy cũng chưa muộn.
Sau 6 tháng ngân hàng trả lại bạn cả vốn và lãi là :
30(1+6%) = 31,8 triệu đồng.
Như vậy bạn đã kiếm lãi được 1,8 triệu từ vụ đầu tư này và yên chí cầm tiền đi mua xe máy. Nhưng cửa hàng xe máy đột nhiên thông báo cho bạn rằng giá của xe máy đã tăng lên 32 triệu đồng. Như vậy bạn vẫn chưa đủ tiền mua xe. Tất nhiên không mua được xe thì không sao nhưng rõ ràng bạn đã bị bất ngờ và tiếc nuối. Ở đây chúng ta có thể tạm thời chưa bàn đến vì sao giá xe lại tăng nhưng qua ví dụ nhỏ trên ta có thể hình dung ra một phần thế nào là lạm phát.
Vấn đề lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều lần và cũng có nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát. Trong khuôn khổ bài viết không có ý phân tích ưu nhược điểm của từng quan điểm mà chỉ muốn giới thiệu một vài quan điểm về lạm phát của các nhà kinh tế học và qua đó đi sâu vào quan điểm có ý nghĩa quan trọng đối với bài viết
1.1-Quan điểm của C.Mác về lạm phát
Mác cho rằng lạm phát là do ý chí chủ quan của Nhà nước. Nhà nước tạo ra lạm phát nhằm hai mục đích đó l bù đắp cho bội chi ngân sách và bảo đảm lợi ích của Nhà nước. Bởi vì Mác cho rằng lạm phát là bạn đường của chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản đã bần cùng hóa nhân dân lao động bằng giá trị thặng dư, nay lại chủ động gây ra lạm phát để bóc lột một lần nữa.
1.2-Quan điểm lạm phát giá cả
Theo quan điểm của những nhà kinh tế học thì lạm phát là hiện tượng giá cả chung của các mặt hàng tăng lên. Nếu chỉ có một vài mặt hàng tăng giá ở thời điểm nhất định thì điều đó chưa đủ để gây ra lạm phát. Mà ở đây lạm phát chỉ có thể xẩy ra và chúng ta có thể nhận thấy khi giá cả chung tăng lên và biểu hiện trong một thời gian dài.
1.3-Quan điểm về lạm phát tiền tệ
Tiền là thước đo giá trị của hàng hóa và tiền cũng là một loại hàng hóa vì nó cũng do sức lao động của con người tạo ra và thỏa mãn nhiều loại nhu cầu khác nhau của con người. Như vậy thì nó cũng phải có giá cả. Giá cả của tiền là số lượng hàng hóa mà đơn vị tiền có thể mua được. Như vậy tiền cũng phát có lạm phát. Tuy vậy ta không nên lầm lẫn giữa lạm phát theo nghĩa đen “lạm dụng phát hành” tức là tạo ra quá nhiều tiền hơn mức cần thiết. Mà ở đây chúng ta cần hiểu lạm phát tiền tệ theo cách khác. Khi giá cả chung của các loại hàng hóa khác tăng lên thì ta thấy rằng với mỗi đơn vị tiền sẽ mua được ít hàng hóa hơn. Như vậy tức là tiền đã bị mất giá. Quan điểm lạm phát tiền tệ chính là ở chỗ đó. Lạm phát tiền tệ chính là tình trạng mất giá của đồng tiền. Đây là quan điểm có ý nghĩa rất quan trọng đối với bài viết mà nguyên nhân của nó sẽ được trình bầy ở phần sau. Để làm rõ quan điểm này chúng ta cần xem xét một ví dụ cụ thể.
Đầu năm 1988 ở Việt Nam, giá của một cái bánh rán là 1 đồng nhưng đến cuối năm giá của nó đã tăng lên 4 đồng. Nếu bạn có 4 đồng vào đầu năm thì bạn có thể ăn được 4 cái và như vậy là đủ no. Nhưng với số tiền như vậy bạn chỉ có thể ăn được 1 cái ở thời điểm cuối năm. Như vậy giá trị của 4 đồng tiền đã giảm hẳn. Giá của một đồng được tính thông qua bánh rán là 1/4 cái bánh rán. Đó chính là một trong những biểu hiện điển hình nhất của lạm phát : giá cả của hàng hóa tăng lên hay sức mua của đồng tiền giảm sút.
2-/ Nguyên nhân của lạm phát
Lạm phát có rất nhiều biểu hiện và trong bất kỳ thời kỳ nào, thời đại nào đều có lạm phát. Chính vì vậy mà nguyên nhân gây ra lạm phát cũng nhiều. Tuy vậy hiện nay các nhà kinh tế học cũng đang nghiêng dần về quan điểm có 3 nguyên nhân chính gây ra lạm phát đó là : cầu kéo, chi phí đẩy và lạm phát do bội chi ngân sách. Sở dĩ có 3 nguyên nhân trên cũng là do người ta đã chiêm nghiệm trên thực tế đã có những đợt lạm phát do chúng gây ra. Tuy vậy nguyên nhân sâu xa gây ra lạm phát thực sự ít nhiều liên quan đến vấn đề tiền tệ.
2.1-Lạm phát do cầu kéo.
Cơ sở của lý thuyết này cho rằng khi mức cung tiền tăng lên sẽ làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên. Thu nhập của người lao động cũng vì thế mà tăng lên. Khi đó họ có nhu cầu mua sắm nhiều hơn, tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần hơn...tất cả những đIều đó làm cho tổng cầu tăng lên nhanh chóng. Và nếu như tổng cung cũng tăng lên với tốc độ như vậy thì không có vấn đề gì thì sẽ không cólạm phát. Nhưng chúng ta đã biết năng lực sản xuất của xã hội cũng có hạn, đến khi nào tất cả các yếu tố sản xuất đã được huy động vào sản xuất một cách tối đa, tốc độ tăng của tổng cung sẽ chậm lại. Khi đó tốc độ tăng của tổng cung sẽ nhỏ hơn tốc độ tăng của nhu cầu. Hàng hóa có hạn, nhu cầu tăng buộc giá cả phải tăng lên. Thực chất đây là vấn đề lạm phát giá cả.
2.2-Lạm phát do chi phí đẩy.
Chi phí sản xuất là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, hãng nào có chi phí thấp thì sẽ tồn tại và phát triển và ngược lại. Khi chi phí sản xuất tăng lên các hãng buộc phải giảm bớt sản lượng của mình vì lợi nhuận giảm. Khi đó sẽ làm cho đường tổng cung bị suy giảm, hàng hóa bị thiếu hụt, giá cả tăng lên gây ra lạm phát. Ai cũng biết cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1972-1973 đã làm rất nhiều hãng bị phá sản, công nhân bị sa thải hàng loạt, lạm phát tăng lên với tốc độ chóng mặt, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nặng nề. Đó là điển hình của lạm phát do chi phí đầy, một cú sốc bất ngờ làm tổng cung suy giảm đột ngột sẽ gây ra lạm phát. Tuy vậy chúng ta hãy bình tĩnh xem xét lại vấn đề. Nếu như tổng cung suy giảm nhanh như vậy thì tổng cầu cũng suy giảm nhanh liệu lạm phát có thể tăng nhanh được không. Nếu như ngân hàng thay vì cung cấp thêm tiền vào lưu thông làm sức mua tăng lên trong lúc tổng cung suy giảm mà thực hiện thắt chặt tiền tệ, giảm mức cung tiền thì lạm phát có xẩy ra không. Câu trả lời là chưa chắc đã xẩy ra. Như vậy mặc dù đúng là có những nguyên nhân khách quan gây ra lạm phát như cú sốc dầu mỏ, tăng lương nhưng nếu như chính sach tiền tệ được sử dụng hợp lý thì sẽ kìm hãm được lạm phát. Như vậy chỉ có tiền tệ mới là nguyên nhân sâu xa của lạm phát.
2.3-Bội chi ngân sách và vấn đề lưu thông tiền tệ.
Ngân sách Nhà nước có thu và có chi. Khoản thu chính của ngân sách Nhà nước là thuế được áp dụng đối với tất các các ngành kinh tế trong cả nước. Nhà nước sẽ sử dụng các khoản thu ngân sách này để thực hiện đầu tư, viện trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng... gọi là chi ngân sách. Nếu như các khoản chi vượt quá thu thì ngân sách Nhà nước sẽ bị bội chi. Như vậy thì Nhà nước lấy đâu ra tiền để bù đắp vào số bội chi đó. Có rất nhiều cách để thực hiện như vay nợ nước ngoài, vay trong nước, tăng thuế, hoạt động thị trường mở và cả in thêm tiền.
Vay nợ nước ngoài và vay trong nước rồi cũng phải trả, không thể bù đắp cho thâm hụt mãi được. Nếu tăng thuế sẽ dẫn tới tình trạng trốn thuế, lậu thuế, kìm hãm sản xuất, không những không tăng thu mà có thể còn có tác dụng ngược. Cách tốt nhất là hoạt động trên thị trường mở, bán trái phiếu cho công chúng, tăng mức cung tiền mà lại không gây ra lạm phát vì trái phiếu luôn được đảm bảo trả nợ bởi Nhà nước. Thực chất Nhà nước không phải trả nợ mà chỉ việc phát hành thêm trái phiếu với số lượng lần sau lớn hơn lần trước để trả nợ mà thôi. Đây là con đường tốt nhất để bù đắp bội chi.
Hãy xem xét lại việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách. Chúng ta đã biết nguyên tắc phát hành tiền phải tương ứng với khối lượng hàng hóa được sản xuất ra. Như vậy giá trị đơn vị tiền tệ sẽ được bảo đảm vì nó được định lượng bởi một lượng hàng hóa nhất định. Nhưng khi có nhiều đồng tiền được phát hành vào lưu thông mà không căn cứ vào khối lượng hàng hóa được sản xuất ra thì sẽ có vấn đề. Nhiều tiền hơn nhưng khối lượnghàng hóa không đổi thì giá trị đồng tiền sẽ bị giảm xuống, giá cả sẽ tăng lên gây ra lạm phát. Nếu tình hình này kéo dài trong nhiều năm thì lạm phát sẽ càng trầm trọng. Khi đồng tiền bị mất giá thì sẽ không ai muốn giữ tiền nữa, họ chỉ muốn đẩy thứ tài sản nguy hiểm đó đi nhật nhanh và mua hàng hóa trích trữ càng nhiều càng tốt làm cho giá cả càng tăng, tốc độ lưu thông tiền tệ càng cao. Quy luật lưu thông tiền tệ đã chỉ ra rằng tốc độ lưu thông tiền tệ tỉ lệ thuận với lạm phát. Tốc độ lưu thông tiền tệ càng cao, mức cung tiền càng lớn và lạm phát càng lớn hơn nữa.
MV = PQ
Mức cung tiền tăng, V tăng, Q không đổi như vậy Delta(P) = Delta(MV): lạm phát tăng tới cấp số nhân, cấp số mũ.
Bội chi ngân sách mà được bù đắp bằng máy in sẽ là rất nguy hiểm. Mức cung tiền tăng vọt là con đường ngắn nhất gây ra lạm phát. Nguyên nhân sâu xa của lạm phát không phải là do bội chi ngân sách mà là do cách người ta bù đắp bội chi ngân sách, là do vấn đề tiền tệ, do mức cung tiền gây ra.
Như vậy lạm phát qua ba nguyên nhân trên ít nhiều có dính dáng đến vấn đề tiền tệ, đến mức cung tiền dù trực tiếp hay gián tiếp. Vấn đề bội chi ngân sách và mức cung tiền sẽ được đề cập thường xuyên, xuyên suốt bài viết vì nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nội dung của bài.
3-/ Hậu quả của lạm phát.
Phần trên chúng ta đã nghiên cứu một cách hết sức tổng quát về lạm phát và nguyên nhân gây ra lạm phát. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì lạm phát thực sự chỉ là vấn đề quá bình thường. Người ta nghiên cứu lạm phát ở đây không phải nó chỉ đơn thuần là vấn đề tăng giá mà là ở chỗ trên thực tế tại sao người ta phải nghiên cứu nó. Lạm phát đã gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với nền kinh tế xã hội như thế nào. Không phải ngẫu nhiên mà cựu Thủ tướng Anh bà M.Thatcher đã từng tuyên bố lạm phát là kẻ thù chung của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Nghiên cứu lạm phát để chúng ta thấy được tác hại mà nó gây ra đối với xã hội là như thế nào để từ đó có biện pháp phòng chống.
3.1-Lạm phát kìm hãm phá hoại nền sản xuất xã hội.
Giá trị sản lượng của một xã hội tạo ra được đo bằng tổng sản lượng của nền kinh tế nhân với giá cả chung. Như vậy có 2 yếu tố làm tăng tổng giá trị sản lượng là Q và P. Sẽ là rất tốt nếu như tổng sản lượng tăng làm tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế. Điều này cho thấy nền kinh tế đang ở trong giai đoạn phát triển tốt.
Tuy vậy chính lạm phát đã làm cho người ta đôi khi lầm tưởng về một sự gia tăng tích cực của tổng giá trị hàng hóa. Sản lượng không thay đổi mà chỉ có sự tăng lên trong giá cả chung.
Chúng ta đã biết lạm phát có mối quan hệ trực tiếp với lãi suất theo công thức:
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỉ lệ lạm phát.
Lãi suất danh nghĩa do các Ngân hàng quản lý và điều chỉnh. Vấn đề mà người gửi tiền quan tâm là số tiền thực tế mà họ nhận được khi đêm gửi tiền vào Ngân hàng. Họ không thể chấp nhận và không thể gửi tiền và nếu như phần lợi nhuận của họ bị giảm đi. Vì vậy khi lạm phát tăng lên, để lãi suất thực không đổi buộc các Ngân hàng phải tăng lãi suất danh nghĩa.
Lãi suất danh nghĩa tăng lên sẽ đẩy lãi suất cho vay tăng lên vì nguyên tắc của Ngân hàng là bao giờ lãi suất cho vay cũng cao hơn lãi suất huy động vốn. Lãi suất cho vay có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đầu từ làm nhu cầu đầu tư giảm. Từ đó làm cho sản lượng của nền kinh tế giảm sút.
Mặt khác đối với các doanh nghiệp trong đIều kiện nền kinh tế có lạm phát cao, đầu tư vào nền kinh tế là rất rủi ro bởi vì sau khi bán được sản phẩm, số tiền họ thu về trừ đi tỉ lệ lạm phát có thể còn ít hơn số vốn họ đã bỏ ra đầu tư ban đầu. Vì vậy các doanh nghiệp sẽ tự cắt giảm sản lượng làm cho sản lượng của nền kinh tế bị giảm sút. Thay vào đó các doanh nghiệp sẽ đầu cơ nguyên vật liệu, ít thay đổi giá trị, dễ kiếm lời hơn làm cho hàng hóa ngày càng trở nên khan hiếm, càng lên giá và đẩy tỉ lệ lạm phát lên cao hơn.
Như vậy lạm phát đã phá hoại nền sản xuất xã hội làm cho đầu tư giảm sút, sản lượng liên tục giảm. Đây là điều rất không mong muốn của bất cứ chính phủ nào.
3.2-Lạm phát và phân phối thu nhập.
Hãy thử xem xét một ví dụ để xem lạm phát ảnh hưởng tới thu nhập như thế nào. Giả sử bạn có một khoản thu nhập hàng tháng đều đặn là 1 triệu đồng. Với khoản thu nhập đó bạn phải chi tiêu để phục vụ cuộc sống. Giá của một kg gạo là 4000 đồng. Nếu chúng ta giả sử tất cả các nhu cầu hàng ngày đều được “qui ra thóc” thì một tháng bạn có thể mua được :
1.000.000 : 4.000 = 250 kg gạo
Nhưng đến tháng sau giá trị của 1 kg gạo đột nhiên tăng lên 5000 đồng. Như vậy cũng với thu nhập 1 triệu đồng bạn chỉ có thể mua :
1.000.000 : 5.000 = 200 kg gạo
Trong một khoảng thời gian ngắn hạn, thu nhập của bạn khó có thể thay đổi do hợp đồng lao động đã được kí với một mức lương nhất định. Như vậy mức sống của bạn đã bị giảm sút do lạm phát gây ra. Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, những người làm công ăn lương sẽ bị thiệt do thu nhật doanh nghĩa là cố định. Họ vừa phải chịu thuế thu nhập, vừa phải chịu thêm một thứ thuế vô hình nữa đó là lạm phát - một thứ thuế dã man nhất trong các loại thuế.
Tình trạng cũng tương tự như đối với người gửi tiền và người vay tiền. Nếu bạn gửi tiền vào ngân hàng với một số tiền là 3 triệu đồng. Ngân hàng thỏa thuận với bạn sau 1 năm hoàn trả cả vốn lẫn lãi với lãi suất danh nghĩa là 20%.
Sau một năm số tiền bạn nhận được là :
3.000.000 (1+20%) = 3.600.000
Bạn dự tính mức lạm phát cuối năm chỉ là 10% thì giá hàng hóa chỉ tăng từ 3 triệu lên 3,3 triệu. Như vậy bạn để ra được 300.000 đồng.
Nhưng lạm phát cuối năm lại là 30% tức là giá của hàng hóa lúc này là 3,3 triệu nữa mà là :
3.000.000 (1+30%) = 3.900.000
Như vậy bạn thiệt 300.000 đồng.
Còn về phía Ngân hàng thì sao. Nếu như họ đem 3 triệu đồng của bạn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó để cuối năm thu được 3,9 triệu. Họ trả lại bạn 3,6 triệu và để ra 300.000. Như vậy khoản 300.000 đáng lẽ ra là của bạn thì lại chảy vào túi ngân hàng.
Lạm phát tăng gây thiệt hạI cho những người giữ tiền và đem lại thuận lợi cho những người đi vay tiền. Đó là một sự bất công.
Có thể nói lạm phát đã phân phối và phân phối lại thu nhập trong nền kinh tế một cách bất hợp lý giữa các nhóm và các tầng lớp dân cư.
3.3-Lạm phát làm phát sinh nhiều tiêu cực xã hội.
Lạm phát làm nảy sinh nhiều tiêu cực của xã hội đặc biệt làm nạn đầu cơ tích trữ .Sự thừa tiền trong lưu thông đã đẩy giá hàng hóa lên cao. Lúc này giá trị của đồng tiền giảm sút rất nhiều, hàng hóa trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm thuận lợi để bọn đầu cơ tích trữ mua vào thật nhiều hàng hóa để tạo ra sự khan hiếm hơn nữa, đẩy giá lên cao. Đến thời điểm thuận lợi chúng tung ra bán với giá chênh lệch để kiếm lời.
Mặc dù lượng tiền mặt trong lưu thông là rất lớn nhưng Nhà nước lại luôn luôn thiếu tiền mặt để bù đắp bội chi ngân sách và tín dụng. Mặt khác phải chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên, do đó lại phải in thêm tiền. Do đó đã làm cho lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên. Bên cạnh đó sự mất giá của đồng nội tệ làm tình trạng dùng vàng và đô la làm phương tiện lưu thông có xu hướng ngày càng mở rộng. Ngoài buôn bán hàng hóa chênh lệch giá, người ta còn buôn bán cả séc và tiền ngoại tệ, đẩy tỉ giá trên thị trường chợ đen lên cao, không có lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Có thể nói lạm phát đã ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến mọi mặt của xã hội. Vấn đề này nó liên quan đến tiền, đến kinh tế, đến mức sống nên nó là sự quan tân rất lớn của các chính phủ của các nước. Không thể có một nền kinh tế phát triển ổn định nếu như không kiểm soát được lạm phát.
II-/ TÍN DỤNG
1-/ Bản chất và chức năng của tín dụng.
Ngày nay thuật ngữ tín dụng được sử dụng ngày càng nhiều trong kinh tế và trong cả sinh hoạt hàng ngày như quỹ tín dụng, vốn tín dụng...Một câu hỏi đặt ra là tín dụng là gì ? Tín dụng thực chất đó là quan hệ vay mượn, tạm thời sử dụng vối của lẫn nhau theo nguyên tắc hoàn trả và tin tưởng. Tín dụng có thể nói ra đời từ rất lâu vì quan hệ vay mượn được phát sinh từ rất sớm do nhu cầu của cuộc sống. Trong cuộc sống đời thường ở xã hội Việt Nam, sự vay mượn là rất thường gặp nhưng có một điều lạ là những người bạn bè quen biết vay mượn tiền của nhau nhưng không có lãi suất. Tự dưng đem tiền của mình cho người khác dùng và lại “mua” thêm một nỗi lo sợ không đòi được tiền, đến khi đòi được tiền thì rất mừng mặc dù rõ ràng đó là tiền của mình bỏ ra. Đó là điều khó hiểu. Cho vay mượn là phải có lãi suất, tất nhiên nó khác với vay nặng lãi là lãi suất thấp và có thể thay đổi tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên. Mặt khác trong quan hệ tín dụng, có vay phải có trả, phải trả đúng hạn. Có như vậy mới duy trì được quan hệ tín dụng và tình cảm giữa hai bên.
Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Vì vậy để hiểu bản chất của tín dụng cần phải xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp đều có một chu kỳ sản xuất kinh doanh của mình. Đầu tiên là mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công, tài sản cố định...đầu tư để sản xuất ra hàng hóa, sau đó đem hàng hóa ra bán và thu lãi. Các doanh nghiệp sản xuất ra các loạI hàng hóa khác nhau, thời gian tiêu thụ khác nhau nên quá trình luân chuyến vốn cũng khác nhau. Do sự không trùng khớp về thời gian nên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đủ vốn để đầu tư sản xuất, trả lương...Tất yếu có những doanh nghiệp do chưa tiêu thụ được hàng hóa nên chưa thu được tiền nhưng đã đến kỳ trả lương, nộp thuế và các khoản chi phí khác...Các khoản chi này lớn hơn số vốn hiện có tại doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đi vay vốn để chi trả các nhu cầu này. Như vậy đã có nhu cầu về vốn.
Mặt khác cũng có những doanh nghiệp tiêu thụ hàng rất nhanh, thu được nhiều tiền sớm trước khi kết thúc chu kì sản xuất kinh doanh, chưa phải trả tiền nhân công, chưa pảhi nộp thuế, họ có một số tiền tạm thời nhàn rỗi. Vì vậy có nhu cầu cho vay vốn để kiếm lời. Như vậy đã có cung v