Nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia
trên thế giới. Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào tuy nhiên chủ yếu là lao
động thủ công, trình độ tay nghề và khoa học kĩ thuật còn kém so với nhiều nước trên thế
giới. Vì vậy vấn đề sử dụng nguồn lao động như thế nào cho hợp lí và đạt hiệu quả kinh tế
cao là hết sức cấp bách để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Để làm được
điều này cần phải có sự nghiên cứu đánh giá và sử dụng nguồn lao động một cách khoa học,
đối với mỗi tỉnh thành khác nhau thì cần có những giải pháp phù hợp với đặc điểm nguồn
lao động của tỉnh để sử dụng nguồn lao động một cách hợp lí nhất. Đặc biệt đối với những
tỉnh nghèo thì việc nghiên cứu đánh giá nguồn lao động, giải quyết việc làm để nâng cao đời
sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội
đất nước có một ý nghĩa rất lớn.
121 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------------
TỐNG THỊ THU VÂN
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG Ở TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------------
TỐNG THỊ THU VÂN
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG Ở TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Địa Lý Học
Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự hỗ trợ của các bạn bè,
đồng nghiệp và sự động viên của gia đình. Sau ba năm học tập và nghiên cứu đến nay tác
giả đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình.
Để có được thành công này, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đến cô TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương – Người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa học – Công Nghệ
Sau đại học và Khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, trang bị kiến thức để hoàn thành
luận văn.
Đồng thời, xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre, trường
THPT Nguyễn Đình Chiểu, các thầy cô cùng các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tác giả thực hiện công việc học tập và nghiên cứu của mình.
Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng chân thành cảm ơn tới các Cơ Quan, Ban Ngành
như: Sở Lao động thương binh và Xã hội Bến Tre, Cục Thống kê Bến Tre, UBND tỉnh Bến
Tre, đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các tư liệu, số liệu tham khảo quý báu, hữu ích để tác
giả hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người thân đã động viên, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Tống Thị Thu Vân
MỤC LỤC
0TLỜI CẢM ƠN0T ............................................................................................................ 3
0TMỤC LỤC0T ................................................................................................................. 4
0TDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT0T ................................................................................. 6
0TMỞ ĐẦU0T .................................................................................................................... 7
0T1. Lí do chọn đề tài0T........................................................................................................... 7
0T2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài 0T ................................................... 7
0T3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề0T ........................................................................................... 8
0T4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu0T .............................................................. 10
0T5. Cấu trúc của luận văn0T ............................................................................................... 13
0TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG0T ...................................................................................................................... 14
0T1.1. Nguồn lao động0T ....................................................................................................... 14
0T1.1.1. Các khái niệm0T..................................................................................................... 14
0T1.1.2. Vai trò của lao động0T ........................................................................................... 19
0T1.1.3. Cơ cấu lao động và xu hướng thay đổi cơ cấu lao động0T ...................................... 19
0T1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phát triển và phân bố nguồn lao động0T ..... 22
0T1.2. Sử dụng lao động0T .................................................................................................... 28
0T1.2.1. Các loại hình sử dụng lao động0T........................................................................... 28
0T1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động0T ............................................. 33
0T1.3. Mối quan hệ giữa lao động và phát triển kinh tế xã hội0T........................................ 41
0T1.4. Một vài nét về lao động và sử dụng lực lượng lao động ở Việt Nam0T .................... 42
0T1.4.1. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh0T ............................................................... 42
0T1.4.2. Chất lượng nguồn lao động0T ................................................................................ 43
0T1.4.3. Sử dụng lao động đã qua đào tạo còn bất hợp lí0T .................................................. 44
0TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở BẾN
TRE0T .......................................................................................................................... 46
0T2.1. Khái quát về tỉnh Bến Tre0T ...................................................................................... 46
0T2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới lao động và sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre0T ...... 47
0T2.2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ0T .......................................................................... 47
0T2.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên0T ................................................... 47
0T2.2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội0T .................................................................................. 54
0T2.3. Nguồn lao động ở Bến Tre0T ...................................................................................... 61
0T2.3.1. Qui mô nguồn lao động0T ...................................................................................... 61
0T2.3.1. Sự phân bố lao động0T ........................................................................................... 63
0T2.3.3. Cơ cấu lao động0T.................................................................................................. 65
0T2.4. Thực trạng sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh0T ..................................................... 68
0T2.4.1. Thực trạng việc làm0T ............................................................................................ 68
0T2.4.2. Sử dụng lao động theo đơn vị hành chính0T ........................................................... 69
0T2.4.3. Sử dụng lao động theo thành phần kinh tế0T .......................................................... 70
0T2.4.4.Sử dụng lao động trong khu vực kinh tế0T .............................................................. 71
0T2.5. Nhận xét về thực trạng sử dụng lao động Bến Tre0T ................................................ 81
0T2.5.1. Lao động – việc làm0T ........................................................................................... 81
0T2.5.2. Tỉ lệ thất nghiệp0T ................................................................................................ 82
0T2.5.3. Sự di cư lao động tìm việc làm0T ........................................................................... 83
0T2.5.4. Mối quan hệ giữa lao động và phát triển kinh tế xã hội Bến Tre0T ......................... 84
0TCHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG,
SỬ DỤNG HỢP LÍ LAO ĐỘNG Ở BẾN TRE0T ...................................................... 86
0T3.1. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 20200T ........ 86
0T3.1.1.Quan điểm phát triển0T ........................................................................................... 86
0T3.1.2. Mục tiêu chiến lược0T ............................................................................................ 88
0T3.2. Quan điểm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng sử dụng lao
động ở tỉnh Bến Tre0T ....................................................................................................... 90
0T3.2.1. Quan điểm chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh0T ..................................... 90
0T3.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ở Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn
đến năm 20200T ............................................................................................................... 92
0T3.3. Dự báo nguồn lao động và định hướng giải quyết lao động – việc làm tỉnh Bến
Tre0T .................................................................................................................................. 96
0T3.3.1. Dự báo số lượng nguồn lao động tỉnh Bến Tre0T ................................................... 96
0T3.3.2. Định hướng giải quyết vấn đề lao động việc làm tỉnh Bến Tre0T ............................ 98
0T3.4. Các giải pháp điều chỉnh số lượng, nâng cao chất lượng và sử dụng hợp lí lao
động ở Bến Tre.0T ........................................................................................................... 101
0T3.4.1. Các giải pháp trực tiếp chất lượng và số lượng lao động. 0T .................................. 101
0T3.4.2. Các giải pháp phát triển kinh tế xã hội và tăng khả năng sử dụng lao động0T ....... 105
0T3.4.3. Các giải pháp điều chỉnh thị trường sức lao động0T ............................................. 108
0TKẾT LUẬN0T ............................................................................................................ 111
0TDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO0T .............................................................. 113
0TPHỤ LỤC0T .............................................................................................................. 115
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ: cao đẳng
CNKT: công nhân kĩ thuật
ĐH: đại học
LĐ: lao động
PTCS: phổ thông cơ sở
PTTH: phổ thông trung học
SX: sản xuất
TTLL: thông tin liên lạc
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia
trên thế giới. Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào tuy nhiên chủ yếu là lao
động thủ công, trình độ tay nghề và khoa học kĩ thuật còn kém so với nhiều nước trên thế
giới. Vì vậy vấn đề sử dụng nguồn lao động như thế nào cho hợp lí và đạt hiệu quả kinh tế
cao là hết sức cấp bách để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Để làm được
điều này cần phải có sự nghiên cứu đánh giá và sử dụng nguồn lao động một cách khoa học,
đối với mỗi tỉnh thành khác nhau thì cần có những giải pháp phù hợp với đặc điểm nguồn
lao động của tỉnh để sử dụng nguồn lao động một cách hợp lí nhất. Đặc biệt đối với những
tỉnh nghèo thì việc nghiên cứu đánh giá nguồn lao động, giải quyết việc làm để nâng cao đời
sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội
đất nước có một ý nghĩa rất lớn.
Bến Tre là tỉnh nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn lao động khá lớn, số
dân trong độ tuổi lao động tăng theo từng năm, qui mô kinh tế của tỉnh nhỏ bé, chủ yếu là
nông nghiệp. Công nghiệp và dịch vụ phát triển hạn chế. Đó cũng là một trong những lí do
mà Bến Tre có số lượng lao động xuất cư rất nhiều, và gặp rất nhiều khó khăn trong giải
quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Cần có một chiến lược lâu dài để
phát triển nguồn nhân lực Bến Tre trong điều kiện hội nhập kinh tế Bến Tre vào kinh tế cả
nước, khu vực và thế giới, tạo điều kiện và cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động đòi
hỏi sự quan tâm của toàn thể nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là các cấp lãnh đạo quản lí, các
nhà xã hội học, các nhà kinh tế và các nhà địa lí học,
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng và
định hướng sử dụng lao động ở tinh Bến Tre” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Đúc kết những cơ sở lí luận và thực tiễn để nghiên cứu thực trạng lao động và sử
dụng lao động ở tỉnh Bến Tre. Từ đó tìm ra những giải pháp sử dụng hợp lí, hiệu quả lao
động, giải quyết việc làm, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân
trong tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lao động và sử
dụng lao động.
- Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến qui mô, chất lượng nguồn và việc sử
dụng lao động của tỉnh Bến Tre dưới góc độ Địa lí kinh tế - xã hội.
- Nghiên cứu thực trạng nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động trên địa bàn.
- Đề xuất những giải pháp ổn định số lượng, nâng cao chất lượng lao động và sử
dụng hợp lý lao động cho địa phương.
2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nội dung nghiên cứu
- Làm rõ một số khái niệm có liên quan: nguồn lao động, lực lượng lao động, cơ cấu
lực lượng lao động, tình trạng việc làm, thất nghiệp
- Qui mô, cơ cấu, phân bố lao động và sử dụng lao động ở Bến Tre (chủ yếu sử dụng
lao động theo khu vực kinh tế, không đi sâu về sử dụng lao động theo thành phần kinh tế và
theo lãnh thổ).
- Tổng quan dự báo về lao động và sử dụng lực lượng lao động. Đề xuất một số ý
kiến góp phần tổ chức, sử dụng lực lượng lao động, thực hiện phân công lao động trên địa
bàn tỉnh.
Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu: Toàn tỉnh theo đơn vị hành chính hiện nay và lãnh
thổ nghiên cứu xuống đến cấp huyện, thị xã.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước sự đổi mới của đất nước, những năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu về
lao động, việc làm của các cơ quan chức năng như: Trung tâm Nghiên cứu lao động của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân cư lao động của Viện Chiến lược Phát triển,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với một số cơ quan thuộc Trung tâm Khoa học - Xã hội và
Nhân văn quốc gia, v.v
Vấn đề lao động và sử dụng lực lượng lao động đã được đề cập đến trong các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học: GS.TS Đặng Thu, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh,
GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS Nguyễn Thị Minh Đức
Trong hội thảo “ Dân số và phát triển nguồn nhân lực” của Trung tâm Nghiên cứu
dân số và nguồn lao động của Bộ Lao Động – Thương binh và xã hội vào tháng 9 năm
1990, các tác giả đều bàn luận xoay quanh vấn đề dân số, lao động, việc làm và một vài khía
cạnh quan hệ của chúng trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế.
Trong thông tin chuyên đề của Trung tâm thông tin thuộc Ủy ban kế hoạch nhà nước,
hai tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Đinh Văn Bình đã đề cập đến một vài khía cạnh lao động-
việc làm qua bài viết: “ Thị trường lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam”; tác
giả Trần Thị Tuyết Mai có bài : “ Một số phương hướng giải quyết việc làm và sử dụng hợp
lí nguồn lao động xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1991-2005”; tác
giả Thế Ba có bài “ Lao động và việc làm ở nông thôn thời kỳ 1991- 1995”; tác giả Lê
Quang với bài “ Lao động và việc làm cho thanh niên”Các bài viết này mới chỉ đề cập
đến một khía cạnh cụ thể của quan hệ dân số- lao động- việc làm.
Nhiều tác giả đã phân tích khá sâu sắc lao động, việc làm và mối quan hệ giữa dân số
với lao động và việc làm , như bài viết của Lê Trung “ Lao động và việc làm: điều băn
khoăn chưa lời giải”. Nhiều tác giả còn đi sâu và nghiên cứu nguồn lao động ở nhiều khía
cạnh khác nhau như: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề tạo việc làm, phát triển
nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội, như: TS. Trần Thị Tuyết Mai với bài viết “
Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược và quy hoạch phát triển kinh
tế- xã hội Việt Nam đến năm 2010”; Sở Lao Động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ
Chí Minh: “ Báo cáo vai trò khu vực kinh tế phi chính thức trong tạo việc làm, thu nhập,
các vấn đề xã hội”.
Ngoài ra, cũng phải kể đến một số đề tài được đề cập chuyên sâu về nguồn lao động
và sử dụng lao động: “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam” của tác
giả Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, “Dân cư, nguồn lao động trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế Vùng duyên hải Nam Trung Bộ” của tác giả Hoàng Văn Chức, “Nguồn
lao động và sử dụng lao động ở TPHCM” của tác giả Đàm Nguyễn Thùy Dương
Những đề tài nghiên cứu của các tác giả trên sẽ là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu
cho tôi thực hiện đề tài này. Tuy nhiên đa số các đề tài nghiên cứu có qui mô lớn, tổng hợp,
cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về lao động ở tỉnh Bến Tre dưới góc độ địa
lí kinh tế - xã hội. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Thực trạng và định hướng sử dụng lao
động ở tỉnh Bến Tre”.
4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Hệ quan điểm
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Các đối tượng, hiện tượng địa lí đều có sự tác động qua lại với nhau trong một hệ
thống nhất định, khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thay đổi phát triển thì
nó gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống, đồng thời kéo theo các
thành phần khác của hệ thống thay đổi, cuối cùng làm cho hệ thống đó thay đổi.
Hệ thống đó lại nằm trong hệ thống cấp cao hơn và những thay đổi của nó lại kéo
theo sự thay đổi của hệ thống cấp cao hơn.
Bến Tre là một hệ thống kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là một bộ phận của hệ thống
kinh tế Việt Nam. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các hợp phần như: vị
trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, đường lối phát triển kinh tế- xã hội có
sự tác động qua lại với nhau và phát triển theo qui luật nhất định. Vì vậy khi nghiên cứu vấn
đề lao động việc làm ở Bến Tre ta cần phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với các hợp
phần khác.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Tất cả các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội không hoạt động tách rời nhau mà có
mối quan hệ hữu cơ với nhau thúc đẩy hoặc ức chế sự phát triển của nhau.
Ví dụ: Ở thị xã Bến Tre là nơi thuận lợi để phát triển các xí nghiệp công nghiệp,
ngành du lịch và thương mại. Nơi đây tập trung lao động đông hơn so với các huyện. Tuy
nhiên điều này cũng gây sức ép đối với y tế, giáo dục và gây tác động xấu cho môi trường
nếu không được qui hoạch hợp lí.
4.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Dân cư và nguồn lao động không chỉ phân hóa theo không gian mà còn phát triển
theo thời gian. Nguồn lao động có sự thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Vì vậy
để lí giải nguồn lao động trong hiện tại và xác định kế hoạch phát triển, sử dụng lao động
trong tương lai, chúng ta cần quán triệt quan điểm lịch sử viễn cảnh.
4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
“Hệ sinh thái là một hệ thống động lực tự nhiên, một tổng thể tự nhiên trong phạm vi
một lãnh thổ xác định, lãnh thổ đó bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên (yếu tố vô sinh và
hữu sinh) mà trong đó tất cả các yếu tố tự nhiên đều có một sự đồng nhất tương đối và gắn
kết với nhau bằng các mối quan hệ bên trong, các mối quan hệ đó không chỉ chi phối, quy
định lẫn nhau mà còn phù hợp vói nhau”[2]
“Hệ sinh thái là một tổ chức sống cao nhất của sinh vật, bao gồm quần xã sinh vật
và sinh cảnh của nó”[2]
Hệ sinh thái càng nhỏ thì mức độ đồng nhất của các thành phần, yếu tố càng lớn và
ngược lại.
Còn có thể hiểu hệ sinh thái là tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vật lí mà
nó tồn tại, ở đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để phát triển ổn định theo
thời gian thông qua hoạt động của các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng.
Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không
phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển
kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự
đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người,
động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng
thêm và nội hàm của nó k