Trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của ngành xây dựng chiếm một vị trí rất quan trọng. Trình độ, quy mô và tốc độ phát triển hợp lý của ngành góp phần quyết định nhịp độ phát triển của nền kinh tế, xác định khả năng cho phép mở rộng tái sản xuất, quyết định quy mô và thời gian giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản như: tốc độ, quy mô công nghiệp hoá; khả năng có thể ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Sự mở rộng, tăng cường hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản một cách có hiệu quả là tiền đề để tăng trưởng kinh tế.
Hòa cùng sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của thị trường xây dựng Việt Nam ngày càng sôi động với rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của đủ mọi thành phần kinh tế đã và đang được thực hiện. Trong bối cảnh đó, đấu thầu là một phương thức lựa chọn nhà thầu cho sự thành công của chủ đầu tư. Đấu thầu trở thành nhu cầu tất yếu trong hoạt động xây dựng, đấu thầu không chỉ tạo ra môi trường cạnh tranh mà còn đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho các nhà thầu.
Muốn tham gia đấu thầu trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà thầu, mỗi nhà thầu không những phải am hiểu và làm tốt các khâu như thu thập thông tin, Marketing, lập Hồ sơ dự thầu, tính toán giá bỏ thầu,. mà còn phải luôn luôn tìm ra những biện pháp nâng cao năng lực của mình.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bắc Việt em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Cổ phần Bắc Việt.
Trong khuôn khổ bài viết, em muốn trình bày và phân tích nội dung quy trình dự thầu của Công ty, thực trạng cũng như kết quả và hạn chế của công tác tham dự thầu, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty. Bài viết được nghiên cứu theo phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với điều tra số liệu thực tế của doanh nghiệp.
91 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Cổ phần Bắc Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của ngành xây dựng chiếm một vị trí rất quan trọng. Trình độ, quy mô và tốc độ phát triển hợp lý của ngành góp phần quyết định nhịp độ phát triển của nền kinh tế, xác định khả năng cho phép mở rộng tái sản xuất, quyết định quy mô và thời gian giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản như: tốc độ, quy mô công nghiệp hoá; khả năng có thể ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Sự mở rộng, tăng cường hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản một cách có hiệu quả là tiền đề để tăng trưởng kinh tế.
Hòa cùng sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của thị trường xây dựng Việt Nam ngày càng sôi động với rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của đủ mọi thành phần kinh tế đã và đang được thực hiện. Trong bối cảnh đó, đấu thầu là một phương thức lựa chọn nhà thầu cho sự thành công của chủ đầu tư. Đấu thầu trở thành nhu cầu tất yếu trong hoạt động xây dựng, đấu thầu không chỉ tạo ra môi trường cạnh tranh mà còn đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho các nhà thầu.
Muốn tham gia đấu thầu trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà thầu, mỗi nhà thầu không những phải am hiểu và làm tốt các khâu như thu thập thông tin, Marketing, lập Hồ sơ dự thầu, tính toán giá bỏ thầu,... mà còn phải luôn luôn tìm ra những biện pháp nâng cao năng lực của mình.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bắc Việt em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Cổ phần Bắc Việt.
Trong khuôn khổ bài viết, em muốn trình bày và phân tích nội dung quy trình dự thầu của Công ty, thực trạng cũng như kết quả và hạn chế của công tác tham dự thầu, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty. Bài viết được nghiên cứu theo phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với điều tra số liệu thực tế của doanh nghiệp.
Bài viết gồm có hai phần:
Chương I: Thực trạng công tác tham dự thầu của Công ty Cổ phần Bắc Việt
Chương II: Một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Cổ phần Bắc Việt
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC VIỆT
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC VIỆT
1. Thông tin chung về Công ty
Tên Công ty: Công ty cổ phần Bắc Việt
Tên giao dịch: BV.,JSC
Trụ sở chính: 4TT3 Khu Đô Thị Bắc Linh Đàm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Điện thoại: (+84.04) 3641.3186
Fax: (+84.04) 3641.3187
Email: bacviet.company@yahoo.com
Số đăng kí kinh doanh 0103002426
Vốn điều lệ: 16 tỷ đồng
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Bắc Việt được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số: 0103002426 ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, ban đầu có 4 cổ đông sáng lập
Sau khi đăng kí thay đổi lần thứ 5, ngày 04 tháng 04 năm 2007 đến nay số vốn điều lệ của Công ty đã lên đến 16 tỷ đồng với 3 cổ đông sáng lập.
Ngay sau khi thành lập Công ty đã tiến hành triển khai hoạt động và thi công nhiều công trình dân dụng, công nghiệp như: Nhà máy chế biến thuỷ sản Tân Hưng - Hải Phòng, Bệnh Viện y học Lâm sàng nhiệt đới, Bệnh Viện Bạch Mai - Hà Nội, công trình cải tạo nâng cấp ngõ 53, ngõ 126 tổ 28, ngõ 113 Nguyễn An Ninh, ngách 12/52 Lương Khánh Thiện, đường giao thông từ ngõ 51 Lương Khánh Thiện đi Đền Lừ Quận Hoàng Mai - Hà Nội.
Từ tháng 07 năm 2006 đến 31 tháng 12 năm 2008 Công ty đã tham gia thi công khoan nổ mìn, khai thác, bốc xúc và vận chuyển đá thi công đắp đập chính công trình hồ chứa nước đầu mối thuỷ lợi, thuỷ điện Cửa Đạt, Tỉnh Thanh hoá.
Từ tháng 07 năm 2007 đến tháng 04 năm 2008 Công ty triển khai kinh doanh xuất nhập khẩu ô tô các loại và thiết bị máy móc phục vụ thi công các công trình.
Từ tháng 06 năm 2008 Công ty tập trung hoành thành khối lượng đắp đập đợt cuối công trình hồ chứa nước đầu mối thuỷ lợi, thuỷ điện cửa Đạt Tỉnh Thanh hoá. Ban Giám Đốc, phòng kế hoạch dự án cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty tập trung nghiên cứu và tìm hiểu nguồn thông tin và khai thác sử lý thông tin để phát triển doanh nghiệp và tạo thêm việc làm cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Tháng 11 năm 2008 Công ty liên danh với Công ty TNHH cơ điện luyện kim Hợp Nguyên, Thiểm Tây, Trung Quốc để tham gia đấu thầu gói thầu số I, gói thầu EPC công trình dây chuyền sản xuất hợp kim sắt 10.000 tấn/năm thuộc dự án Nhà máy Hợp kim sắt phú thọ công suất 30.000 tấn/năm. Ngày 15 tháng 12 năm 2008 Liên danh Bắc Việt Hợp Nguyên đã ký Hợp đồng số: 02/2008/HĐ - EPC với Công ty Cổ phần Hợp kim sắt Phú Thọ với tổng giá trị là: 71.666.318.000VNĐ (Bảy mươi mốt tỷ sáu trăm sáu mươi sáu triệu ba trăm mười tám nghìn đồng chẵn).
Ngày 02 tháng 02 năm 2009 Công ty tham gia đấu thầu gói thầu số: 02 mua sắm cầu trục 75/15 và 30/5 tấn với giá trị dự thầu là: 9.726.900.000VNĐ (Chín tỷ bẩy trăm hai mươi sáu triệu chín trăm nghìn đồng chẵn
Với đội ngũ CB, CNV lành nghề, giàu về kinh nghiệm làm việc, giỏi về năng lực chuyên môn, phong cách làm việc chuyên nghiệp kết hợp lực lượng máy móc thiết bị hiện đại, đa dạng về chủng loại, năng lực phục vụ thi công và sản xuất tối ưu, Công ty Cổ phần Bắc Việt đang không ngừng phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh theo hướng khai thác, phát huy thế mạnh và tiềm lực của Công ty
Quan niệm kinh doanh của Công ty là: “Hiền tài và công nghệ tiên tiến là nội lực phát triển của Công ty, Bạn hàng và Đối tác là ngoại lực phát triển của Công ty, kết hợp hài hoà giữa nội lực và ngoại lực để mở ra những con đường đi đến sự thành công”
Ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần Bắc Việt có thế mạnh trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thủy lợi. Tuy nhiên, phương châm của Công ty là đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh để hạn chế rủi ro, tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Công ty cổ phần Bắc Việt kinh doanh các ngành nghề sau:
Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và các công trình khác;
Xây lắp các công trình điện đến 35 KV;
Lắp đặt hệ thống điện, nước cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
Kinh doanh bất động sản, nhà ở, nhà cao ốc và văn phòng cho thuê;
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn (từ 10 phòng trở lên);
Mua bán vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc công nghiệp phục vụ ngành xây dựng;
Sản xuất, mua bán, trang trí nội ngoại thất;
Sản xuất mua bán gỗ và các sản phẩm từ gỗ;
Mua bán, nuôi trồng, khai thác chế biến hàng nông, lâm, thuỷ hải sản;
Thiết kế tổng thể mặt bằng kiến trúc, nội ngoại thất đối với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;
Kinh doanh đại lý bảo hiểm Nhân thọ và Phi nhân thọ;
Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách;
Kinh doanh khai thác đá và khai thác mỏ.
Mua bán sắt thép các loại, sắt thép phế liệu;
Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá;
Uỷ thác xuất nhập khẩu;
Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh
Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
4.1. Cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được sắp xếp như sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần Bắc Việt
Gi¸m ®èc
Phßng kÕ to¸n
Phßng kü thuËt
Phßng tæ chøc hµnh chÝnh
Trî lý
gi¸m ®èc
Phßng kinh tÕ x©y dùng, vËt t
Héi ®ång qu¶n trÞ
§éi
C¬ giíi söa ch÷a
§éi
X©y l¾p vµ néi thÊt
§éi
L¾p cèt pha thép
§éi C¬ khÝ kÕt cÊu thép
Ban chØ huy c«ng tr×nh
( Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty cổ phần Bắc Việt)
Hội đồng quản trị: Có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty
Giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật
về tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh theo chế độ thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức quản lý theo nguyên tắc tinh giảm gọn nhẹ, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
+ Trợ lý Giám đốc: Giúp việc cho giám đốc và được giám đốc uỷ nhiệm quản lý quá trình sản xuất và kỹ thuật.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ giúp ban lãnh đạo Công ty quản lý
hoạt động kinh doanh và chịu sự quản lý trực tiếp của ban Giám đốc Công ty
4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
4.2.1. Phòng Kỹ Thuật :
- Bao gồm các chuyên gia có trình độ kỹ thuật cao, có nhiều kinh nghiệm thi công. Bộ phận này có trách nhiệm tham mưu, hỗ trợ Giám đốc trong việc kiểm soát quản lý kỹ thuật, chất lượng, khối lượng, vệ sinh an toàn lao động, kiểm tra thường xuyên và định kỳ khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công của các hạng mục theo đúng các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế và các tiêu chuẩn xây dựng, công nghiệp hiện hành. Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng tại hiện trường có quyền tạm đình chỉ thi công và kiến nghị với Ban lãnh đạo để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
- Tham gia, ký các hồ sơ nghiệm thu nội bộ
- Hướng dẫn, phối hợp với Bộ phận quản lý kỹ thuật thi công, Bộ phận giám sát kỹ thuật thi công của công trường trong các công tác lập các hồ sơ nghiệm thu thanh quyết toán, hoàn công công trình khi cần thiết.
- Thống kê các kế hoạch thông tin hàng ngày báo cáo Công ty.
- Đề xuất phương án tài chính, phương án tiến độ.
- Kiểm tra khối lượng thanh toán cho các nhà cung cấp vất tư thiết bị.
- Phối hợp với các phòng ban khác lập Hồ sơ dự thầu và quản lý công tác đấu thầu
4.2.2. Phòng Kế toán:
- Chuẩn bị, giải quyết vấn đề về tài chính phục vụ công tác thi công.
- Kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu đúng với quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài chính.
- Phối hợp với Ban chỉ huy công trường hoàn tất các chứng từ phục vụ công tác hạch toán của công trình.
- Hỗ trợ phòng Kĩ thuật lên phương án tài chính trong quá trình lập Hồ sơ dự thầu
4.2.3. Phòng Tổ chức hành chính
- Chuẩn bị kế hoạch về nhân sự tham gia thi công trên công trường.
- Kiểm tra, hoàn tất các hợp đồng lao động đối với các lao động tham gia thi công trên công trường.
- Lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị bảo hộ lao động phục vụ thi công.
- Làm các thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng với địa phương.
- Liên hệ với chính quyền sở tại để hoàn tất các thủ tục về trật tự an ninh khu vực, phòng cháy nổ...
- Mua các bảo hiểm về công trình, máy móc thiết bị thi công, nhân lực trên công trường.
- Làm các hợp đồng lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc trên công trường.
4.2.4. Phòng kinh tế xây dựng, vật tư.
- Tham mưu, hỗ trợ cho Chủ nhiệm công trình trong việc chuẩn bị, giải quyết vấn đề về tài chính phục vụ công tác thi công.
- Lập sổ sách theo dõi, kiểm soát việc chi tiêu đúng với quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài chính.
- Làm công tác thống kê, theo dõi việc xuất nhập các loại vật tư,thiết bị phương tiện thi công tại công trình.
- Lưu trữ các loại hồ sơ giấy tờ của công trình.
- Phối hợp với Phòng kế toán Công ty hoàn tất các chứng từ phục vụ công tác hạch toán của công trình
- Phối hợp với phòng kĩ thuật theo dõi trong công tác quản lí đấu thầu, công tác tiếp thị, lập Hồ sơ dự thầu các dự án dân dụng, công nghiệp
Ngoài ra trong từng dự án cụ thể, Công ty lập ra ban chỉ huy công trình và bộ phận kĩ thuật công trường để trực tiếp điều hành công việc thi công
4.2.5. Ban Chỉ huy công trình
Được Giám đốc Công ty giao nhiệm vụ đại diện cho Công ty tại hiện trường xây dựng, trực tiếp điều hành công việc thi công, điều phối các hoạt động quản lý các đơn vị thi công, chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng và kỹ thuật công trình. Chủ nhiệm công trình là người được Giám đốc Công ty uỷ quyền trực tiếp làm việc với Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thi công.
Chủ nhiệm công trình có các trách nhiệm và quyền hạn như sau:
* Trách nhiệm của Chủ nhiệm công trình
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt động của công trình.
- Đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình theo hợp đồng đã ký giữa Công ty với Chủ đầu tư.
- Giải quyết những yêu cầu của Chủ đầu tư trong quá trình thi công.
- Tổ chức điều phối nguồn lực được giao thực hiện các chức năng nhiệm vụ chỉ huy công trường.
- Tổ chức công trường khoa học từ việc ra vào, trang phục và ăn ở nền nếp, vệ sinh công trường, tổ chức thi công công trình.
- Quan hệ trực tiếp với các cơ quan chức năng địa phương nơi thi công để giải quyết mọi thủ tục trước khi thi công như: hợp đồng mua bán điện nước, thông tin liên lạc, đảm bảo an ninh trật tự trong công trường nhằm đảm bảo tiến độ chất lượng công trình.
- Quyết định mọi giải pháp do thực tế thi công phát sinh trong công tác tổ chức điều hành.
- Điều chỉnh các nội dung công việc trong hạng mục công trình và thời gian khởi công các hạng mục công trình cho phù hợp với thực tiễn trên cơ sở vẫn đảm bảo tiến độ thi công tổng thể.
- Phối hợp tốt các lực lượng thi công cơ giới và thủ công để công việc tiến triển tốt không chồng chéo. Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây lắp.
*Quyền hạn của Chủ nhiệm công trình:
- Đề xuất yêu cầu đảm bảo nguồn lực cho hoạt động của công trường.
- Phê duyệt các tài liệu, hồ sơ trong phạm vi được phân công của công trình.
- Quyết định tổ chức nhân sự của công trường sau khi được Giám đốc Công ty phê duyệt.
- Đề xuất giá trị thanh toán cho thầu phụ (nếu có ) gửi về Công ty nhằm đảm bảo mục tiêu tiến độ và hiệu quả thi công.
- Quyết định vấn đề tài chính phù hợp với ngân sách được duyệt cho công trình.
- Xem xét và đề xuất với Công ty các vấn đề phát sinh về đơn giá, khối lượng trong các hợp đồng thuộc dự án.
Phó Chủ nhiệm công trình :
+ Phụ trách về tài chính và nhân sự, chịu trách nhiệm cân đối tài chính phục vụ cho thi công.
+ Phụ trách về kỹ thuật, chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật trên công trường.
Bộ phận kỹ thuật công trường.
* Bộ phận quản lý kỹ thuật thi công và an toàn lao động công trình
- Bố trí một Tổ trưởng của các tổ kỹ thuật cùng với các thành viên tập trung nghiên cứu thiết kế, để dưa ra biên pháp thi công đảm bảo chất lượng và tiến độ và phát hiện những bất cập của thiết kế kỹ thuật (nếu có ), lập tiến độ thi công cụ thể cho từng tháng, tuần, ngày, bao gồm cả công tác chuẩn bị vật tư, nhân lực, máy móc thiết bị, những sản phẩm cần gia công trước và những yêu cầu về bậc thợ, dụng cụ cầm tay, thiết bị kiểm tra, đặc biệt với vật tư phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế và thẩm định. Đây là bộ phận then chốt giúp Chủ nhiệm công trình trong việc đảm bảo chất lượng, tiến độ của công trình.
- Bộ phận này thường xuyên kiểm tra các quá trình thi công ngoài hiện trường. Kiểm tra các chỉ tiêu, quy phạm, yêu cầu kỹ thuật... Ngoài việc kiểm tra ngoài hiện trường, các vật tư thiết bị đưa vào Công trình cũng phải được kiểm tra chặt chẽ về mặt chất lượng trước khi đưa vào công trường.
- Lập, quản lý hồ sơ thi công và nghiệm thu công trình. Mỗi phần việc xây dựng ,lăp giáp thiết bị đều phải nghiệm thu chất lượng ,luôn kiểm tra giám sát đảm bảo an toàn lao động trong mọi quá trình thi công.
* Bộ phận giám sát kỹ thuật thi công hiện trường
- Bao gồm các kỹ sư thường xuyên có mặt trong thời gian công nhân làm việc. Được giao nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn và giám sát công nhân thực hiện công việc theo yêu cầu thiết kế, an toàn cho người và thiết bị.
- Các cán bộ kỹ thuật phải nắm được và báo cáo cụ thể từng nội dung công việc trên hiện trường báo cáo thường xuyên cho Chủ nhiệm công trình để Chủ nhiệm công trình kịp thời điều chỉnh những vấn đề lớn phát sinh hoặc Chủ nhiệm công trình xin ý kiến Giám đốc Công ty quyết định nếu ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình.
- Trong bộ phận giám sát hiện trường có bộ phận trắc đạc: bộ phận này có nhiệm vụ xác định chính xác tim cốt và các kích thước hình học. Lập và bảo vệ mạng lưới mốc khống chế trong suốt quá trình xây lắp và lăp đặt thiêt bị của nhà máy. Mạng lưới mốc khống chế này là xương sống của công tác trắc đạc.
II. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA.
1. Hình thức và phương thức dự thầu mà Công ty đã tham gia.
1.1. Hình thức dự thầu.
Theo Luật đấu thầu ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hiện nay ở Việt Nam có các hình thức đấu thầu sau:
Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu hạn chế
Chỉ định thầu
Chào hàng cạnh tranh
Mua sắm trực tiếp và tự thực hiện
Mua sắm đặc biệt
Công ty cổ phần Bắc Việt có tham gia hai hình thức đấu thầu chủ yếu là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế.
Đấu thầu rộng rãi : là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu
tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trên tờ thông tin về đấu thầu và trang web về đấu thầu của Nhà Nước và của Bộ, Ngành, địa phương trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật Bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn những nhà thầu có đủ tư cách, năng lực tham gia đấu thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức áp dụng chủ yếu trong đấu thầu. Công ty tham gia hình thức này chủ yếu dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, ti vi, mạng internet …
Đấu thầu hạn chế : là hình thức đấu thầu mà Bên mời thầu mời một số nhà
thầu ( Tối thiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự. Trong trường hợp thực tế có ít hơn 5, Bên mời thầu phải báo cáo chủ dự án trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chủ dự án quyết định danh sách nhà thầu tham dự trên cơ sở đánh giá của Bên mời thầu về kinh nghiệm và năng lực của các nhà thầu, song phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và đúng đối tượng. Hình thức này chỉ được xem xét và áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu. - Do nguồn vốn sử dụng phải yêu cầu tiến hành đấu thầu hạn chế. - Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. Công ty tham gia hình thức này thông qua thư mời thầu của BMT
Bảng 1: Số lượng các gói thầu phân theo hình thức dự thầu
2005
2006
2007
2008
Đấu thầu rộng rãi
17
16
17
19
Đấu thầu hạn chế
2
4
5
6
Tổng số công trình tham dự thầu
19
20
22
25
( Nguồn: Phòng kinh tế xây dựng, vật tư Công ty cổ phần Bắc Việt)
Như vậy, đấu thầu rộng rãi là hình thức phổ biến nhất mà Công ty tham dự. Các gói thầu tham gia hình thức này chiếm tỉ trọng cao trên tổng số các gói thầu tham dự, năm 2005 là 89.47%, năm 2006 là 80%, năm 2007 là 77.27% và năm 2008 là 76%. Tuy nhiên, khi năng lực của Công ty được khẳng định thì Công ty đã nhận được nhiều thư mời thầu tham gia đấu thầu hạn chế hơn.
1.2. Phương thức dự thầu
Có 4 phương thức thực hiện đấu thầu, đó là phương thức một túi hồ sơ một giai đoạn, phương thức hai túi hồ sơ một giai đoạn, phương thức một túi hồ sơ hai giai đoạn và phương thức hai túi hồ sơ hai giai đoạn
Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.
Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đ