Lịch sử và phát triển của hệ thống Ngân hàng cho thấy Ngân hàng luôn giữ một
vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế. Trọng trách to lớn, riêng có mà
lịch sử đã đặt lên vai hệ thống Ngân hàng đó là phải làm thật tốt trung tâm tiền tệ -tín dụng và thanh toán cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế, vai trò trung gian thanh toán của Ngân hàng ngày càng tỏ rõ tính ưu
việt và sự linh hoạt của nó.
Ngày nay, khi nói tới thanh toán không dùng tiền mặt là nói đến một mật
nghiệp vụ, hoạt động mạnh mẽ và quan trọng của Ngân hàng.Thanh toán không
dùng tiền mặt có vai trò to lớn góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ
trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển từ đó góp phần ổn
định và tăng trưởng kinh tế.
Với tầm quan trọng như vậy, việc tìm các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là một việc làm cần
thiết đối với không riêng Ngân hàng nào.
Trên cơ sở những luận điểm đã trình bày, qua quá trình thực tế tại Sở giao dịch
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, em lựa chọn đề tài:
"Thực trạng và giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện công tác thanh toán không
dùng tiền mặt tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam " cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
46 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt ở sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Thực trạng và giải pháp nhằm nhằm hoàn
thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt
tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam
Lời mở đầu
Lịch sử và phát triển của hệ thống Ngân hàng cho thấy Ngân hàng luôn giữ một
vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế. Trọng trách to lớn, riêng có mà
lịch sử đã đặt lên vai hệ thống Ngân hàng đó là phải làm thật tốt trung tâm tiền tệ -
tín dụng và thanh toán cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế, vai trò trung gian thanh toán của Ngân hàng ngày càng tỏ rõ tính ưu
việt và sự linh hoạt của nó.
Ngày nay, khi nói tới thanh toán không dùng tiền mặt là nói đến một mật
nghiệp vụ, hoạt động mạnh mẽ và quan trọng của Ngân hàng.Thanh toán không
dùng tiền mặt có vai trò to lớn góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ
trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển từ đó góp phần ổn
định và tăng trưởng kinh tế.
Với tầm quan trọng như vậy, việc tìm các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là một việc làm cần
thiết đối với không riêng Ngân hàng nào.
Trên cơ sở những luận điểm đã trình bày, qua quá trình thực tế tại Sở giao dịch
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, em lựa chọn đề tài:
"Thực trạng và giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện công tác thanh toán không
dùng tiền mặt tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam " cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề được kết cấu như sau :
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt
(TTKDTM)
Chương 2: Thực trạng công tác TTKDTM tại Sở giao dịch NHNo và PTNT
Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác TTKDTM.
nội dung
chương 1: những vấn đề cơ bản về
thanh toán không dùng tiền mặt
1.1 Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt
Như chúng ta đã biết, sự ra đời và phát triển của lưu thông tiền tệ gắn liền với
quá trình ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Sở dĩ như vậy là
do yêu cầu của quá trình trao đổi hàng hoá mà tiền tệ đã ra đời với vai trò làm trung
gian trao đổi các loại hàng hoá được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng góp phần thúc
đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.
Quá trình tái sản xuất xã hội là một quá trình liên hoàn và không ngừng mở
rộng, trong đó tồn tại các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá dịch vụ do đó không
thể không có hoạt động thanh toán.
Khi nền sản xuất còn ở trình độ thấp, thanh toán tiền tệ chỉ bó hẹp trong phạm
vi và khối lượng nhỏ, việc thanh toán được thực hiện bằng việc chi trả tiền mặt, sự
vận động của vật tư hàng hoá gắn liền với sự vận động của một khối lượng tiền mặt
nhất định. Thanh toán bằng tiền mặt lúc này tỏ ra là phương thức thanh toán hữu
hiệu nhất, nó được thực hiện rất linh hoạt tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên mua bán
mà ít gặp trở ngại.
Tuy nhiên, khi sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao hơn, khối lượng sản
phẩm sản xuất nhiều hơn thì trao đổi hàng hoá không chỉ bó hẹp trong phạm vi một
vùng mà mở rộng ra cả nước và quốc tế.
Lúc này, thanh toán bằng tiền mặt đã bộc lộ những hạn chế nhất định như chi
phí tốn kém trong việc in ấn, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm, không đáp ứng các
nhu cầu thanh toán lớn, ở xa và nó trở nên không an toàn. Chính vì vậy, đòi hỏi phải
có một hình thức thanh toán mới để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, thanh
toán không dùng tiền mặt ra đời.
Thanh toán không dùng tiền mặt ( TTKDTM ) là sự vận động của tiền tệ qua
chức năng phương tiện thanh toán nhằm phục vụ các quan hệ thanh toán giữa các tổ
chức kinh tế và cá nhân trong xã hội bằng cách trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản
này sang tài khoản khác, bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của
Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
TTKDTM ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát triển ngày càng cao của
quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, nó nhanh chóng chiếm ưu thế và trở thành
một phần không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. TTKDTM ra đời đã
khắc phục được nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt. Có thể nói, TTKDTM
mang lại hiệu quả cao, thể hiện một nền kinh tế đã và đang phát triển, các mối quan
hệ về kinh tế, tài chính đã mở rộng, hoạt động của hệ thống Ngân hàng ngày càng đa
dạng và phong phú. Việc phát triển các hình thức TTKDTM và hiện đại hoá các
nghiệp vụ ngân hàng là minh chứng hiện thực cho sự tồn tại và phát triển hợp logic
cũng như vai trò, vị trí của hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, có thể nói TTKDTM là phương tiện thanh toán không thể thiếu được,
nó là nấc thang phát triển tất yếu của các quan hệ thanh toán trong nền kinh tế thị
trường và chính nó đã, đang và sẽ đáp ứng tối đa yêu cầu của nền kinh tế hiện đại.
1.1.2 Vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế thị trường
Ngày nay, TTKDTM là một phần không thể tách rời các doanh nghiệp, các cá
nhân và các tổ chức đoàn thể. Trong nền kinh tế thị trường, TTKDTM được thực
hiện trôi trảy sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho tất cả các đối tác tham gia cũng như
cho toàn xã hội.
- TTKDTM góp phần tăng nhanh tốc độ vận động của vật tư, hàng hoá và tiền
vốn, qua đó thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Như chúng ta đã
biết, bất kỳ một chu kỳ sản xuất nào cũng đều bắt đầu và kết thúc bằng khâu thanh
toán- từ việc mua các yếu tố đầu vào đến việc tiêu thụ các yếu tố đầu ra. Việc đẩy
nhanh tốc độ thanh toán qua Ngân hàng giúp khách hàng rút ngắn được thời gian
trong khâu lưu thông do đó rút ngắn thời được thời gian qua một vòng chu chuyển
vốn, tăng nhanh tốc độ của quá trình sản xuất.
- Tăng tỷ trọng TTKDTM sẽ góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu
thông từ đó tiết kiệm được chi phí của xã hội và của Ngân hàng. Cụ thể đó là những
chi phí trong việc in ấn, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm tiền mặt… Nhờ vậy, có
thể sử dụng các nguồn vốn tiết kiệm được để đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng Cơ
sở hạ tầng nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, TTKDTM còn góp phần
hạn chế đến mức thấp nhất các tệ nạn xã hội như tham ô, hối lộ, trộm cắp…, ngăn
chặn hoạt động "rửa tiền", làm tiền giả hay đầu cơ, tích trữ…
-TTKDTM tạo điều kiện để Ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi mở rộng tín
dụng và phát triển dịch vụ Ngân hàng.
Như chúng ta đã biết, nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ thanh toán luôn có mối
quan hệ ràng buộc hữu cơ với nhau, chỉ khi thực hiện tốt mối quan hệ này thì Ngân
hàng mới có điều kiện phát triển được. TTKDTM đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng và số dư trên tài khoản tiền gửi phải đảm bảo khả
năng thanh toán khi cần thiết. Các tổ chức kinh tế và cá nhân mở tài khoản tiền gửi
thanh toán ở Ngân hàng có quyền sử dụng toàn bộ số tiền đó vào bất cứ lúc nào và
Ngân hàng phải có trách nhiệm thoả mãn nhu cầu đó. Tuy nhiên, có sự không ăn
khớp giữa những người có nhu cầu rút tiền và gửi tiền vào, do đó hình thành một số
dư tương đối lớn và ổn định về nguồn vốn ngắn hạn cho Ngân hàng. Mặt khác,
Ngân hàng hoàn toàn có kế hoạch một cách tương đối chính xác nhu cầu rút tiền
mặt của khách hàng trong từng thời kỳ. Như vậy, ngoài phần dự trữ tiền mặt để đảm
bảo khả năng chi trả, thanh toán kịp thời cho khách hàng, số còn lại, Ngân hàng có
thể sử dụng để đầu tư, mở rộng tín dụng của mình. Thực tế, khối lượng tiền gửi
thanh toán chiếm tỷ trọng khá cao trong toàn bộ nguồn vốn của Ngân hàng, tạo
thuận lợi cho Ngân hàng trong việc giảm lãi suất cho vay. Bản chất của nguồn vốn
này không phải gửi vào Ngân hàng để lấy lãi mà để sử dụng một cách chủ động, kịp
thời trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ giữa các đơn vị và cá nhân . Làm tốt
công tác thanh toán qua Ngân hàng, thu hút nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân
hàng để thanh toán là điều kiện tốt để mở rộng khối lượng tín dụng với lãi suất thấp.
- Thông qua TTKDTM, tạo điều kiện để NHTW xây dựng và điều hành CSTT
một cách thuận lợi. Sở dĩ như vậy là do yêu cầu bắt buộc chủ thể tham gia
TTKDTM phải có tài khoản tại NH, vì thế thông qua tình hình biến động số dư trên
tài khoản của các khách hàng, Ngân hàng sẽ thu thập những thông tin cần thiết về
tình hình tài chính, tình hình thanh toán của khách hàng cũng như những thông tin
về dòng lưu chuyển tiền tệ… Từ đó, Ngân hàng có thể thực hiện việc quản lý và
điều hành CSTT một cách thuận lợi bằng việc đưa ra những chính sách phù hợp
trong từng thời kỳ.
Như vậy, TTKDTM là rất cần thiết trong nền kinh tế thị trường khi mà Ngân hàng
Thương mại và các doanh nghiệp thực sự kinh doanh tự chủ bởi khi đó tính năng
động, sáng tạo và yếu tố hiệu qủa luôn đặt đúng vị trí của nó.
1.2 một số quy định mang tính nguyên tắc trong TTKDTM
Muốn tổ chức và và thực hiện công tác TTKDTM trong nền kinh tế, ngoài tổ
chức Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán cần phải nghiên cứu
sâu sắc lý luận xã hội, chế độ thể lệ thanh toán khoa học, thực tiễn đảm bảo công tác
thanh toán được thực hiện thuận tiện, an toàn, chính xác và nhanh chóng. Hiện nay,
TTKDTM được thực hiện trên cơ sở: Nghị định số 30/CP ngày 09.05.1996 của
Chính phủ ban hành về quy chế phát hành và sử dụng séc; Thông tư số 07/TT- NH1
ngày 27.12.1996 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 30/CP; Quyết định số 371/2002/QĐ- NHNN1 ngày 19.10.2002 của Thống đốc
NHNN Việt nam về việc ban hành, sử dụng và thanh toán thẻ Ngân hàng và Nghị
định số 64/2004/NĐ-CP ngày 20.09.2004 của Chính phủ về hoạt động thanh toán
qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Nội dung của văn bản pháp quy được
tóm tắt thành những quy định có tính nguyên tắc sau:
- Mở và sử dụng tài khoản thanh toán.
- Đảm bảo khả năng thanh toán.
- Thực hiện lệnh thanh toán.
- Phí dịch vụ thanh toán.
- Chứng từ thanh toán.
- Trách nhiệm của ngân hàng.
1.3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu và áp dụng nhiều hình thức TTKDTM rất
đa dạng và phong phú. Nhưng ở mỗi nước tuỳ theo mô hình kinh tế, trình độ quản
lý, tuỳ theo mức độ hoàn thiện và hiệu năng của hệ thống Ngân hàng người ta lựa
chọn một số hình thức và cụ thể hoá cho phù hợp với điều kiện, đặc thù của mỗi
nước.
Ơ nước ta hiện nay, nền kinh tế cơ bản đã chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Vị trí, vai trò và chức năng của doanh nghiệp, của Ngân hàng thương mại, của Ngân
hàng Nhà nước đã thay đổi theo mô hình kinh tế thị trường. Chính vì vậy, chế độ
TTKDTM cũng được hoàn thiện hơn để phù hợp với thực tiễn.
TTKDTM được quy định trong Nghị định số 64/ 2004/ NĐ - CP ngày
20.9.2004 của Chính phủ bao gồm những hình thức sau :
1. Hình thức thanh toán bằng séc
2. Hình thức thanh toán bằng UNC - chuyển tiền
3. Hình thức thanh toán bằng UNT
4. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng
5. Hình thức thanh toán bằng thẻ thanh toán
Chương 2
Thực trạng công tác TTKDTM tại
sở giao dịch NHNo & PTNT Việt nam
2.1 Khái quát chung về hoạt động của Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt nam
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt
nam
Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt nam ( trước đây được gọi là Sở kinh doanh
Hối đoái) thành lập ngày 28.9.1994 theo quyết định số 129/QĐ- NHNo của Tổng
giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Đến 13.5.2002, Sở kinh doanh Hối đoái được
đổi tên thành Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt nam theo quyết định số
232/QĐ/HĐQT-02 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt nam.
Sở giao dịch là thành viên thực hiện chức năng trực tiếp kinh doanh đa năng và
chức năng Sở đầu mối trong toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt nam.
Sở giao dịch thực hiện các nghiệp vụ chủ yêú là: Điều hoà vốn nội, ngoại tệ
trong hệ thống NHNo ; đầu mối thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ cho các đơn vị
thành viên trong toàn hệ thống NHNo và các doanh nghiệp là khách hàng của Sở
giao dịch; Kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên Ngân hàng, thị trường mở, tham
gia thị trường chứng khoán; Nhận tiền gửi bằng đồng Việt nam và ngoại tệ với
nhiều hình thức; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ;
Thực hiện cơ chế ưa đãi lãi suất và dịch vụ Ngân hàng đối với khách hàng.
Sở giao dịch thực hiện các dịch vụ Ngân hàng như: thanh toán quốc tế; Chuyển
tiền nhanh trong nước và nước ngoài qua mạng SWIFT và mạng máy tính trong hệ
thống NHNo; Nhận chuyển tiền kiều hối; Mua bán ngoại tệ tiền mặt, bảo lãnh, uỷ
thác, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ; Máy rút tiền tự động (ATM), thanh toán
thẻ; thực hiện quan hệ đại lý thanh toán và dịch vụ Ngân hàng đối với các Ngân
hàng nước ngoài, đầu tư hùn vốn liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư
khác….
Trụ sở của Sở giao dịch được đặt tại số 2 Láng hạ, Quận Ba Đình, Hà nội.
- Mô hình tổ chức của Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt nam :
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
kinh
doanh
Phòng
nguồn
vốn và
KKTH
Phòng
KDNT
&
TTQT
Phòng
KTKT
nội
bộ
Phòng
thẩm
định
Phòng
kế toán
ngân
quỹ
Phòng
hành
chính
nhân sự
Phòng
giao
dịch
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Ban giám đốc và sự phối
hợp nhịp nhàng, có hiệu quả của các phòng nghiệp vụ, Sở giao dịch đã khẳng định
vị trí, vai trò của mình trong hệ thống. Đứng vững và phát triển trong cơ chế mới,
chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch. Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, dịch
vụ tiền tệ Ngân hàng, thường xuyên tăng cường vật chất kỹ thuật, từng bước đổi
mới công nghệ, hiện đại hoá Ngân hàng.
2.1.2 Tình hình kinh doanh của Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt nam
Tiền thân là Sở kinh doanh Hối đoái, Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt nam ra
đời và đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2002. Chỉ với một khoảng thời gian ngắn
như vậy nhưng Sở giao dịch đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên địa
bàn và ngày càng lớn mạnh cả về quy mô, số lượng và chất lượng các dịch vụ Ngân
hàng, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Sở giao dịch đã đảm nhận tốt vai trò đầu mối thanh toán quốc tế, đảm bảo
thanh toán an toàn, kịp thời, gây được lòng tin của khách hàng và sự tín nhiệm của
các Ngân hàng nước ngoài. Quản lý các tài khoản về vốn của NHNo & PTNT Việt
nam , đảm bảo khả năng thanh toán của toàn hệ thống. Thực hiện kinh doanh vốn
thông qua thị trường liên Ngân hàng góp phần tăng cường năng lực tài chính, năng
lực cạnh tranh của NHNo & PTNT Việt nam. Năm 2004, Sở giao dịch quản lý 4 tài
khoản VND, 14 tài khoản ngoại tệ trong nước và 31 tài khoản NOSTRO (trong đó
có 11 tài khoản USD) của NHNo & PTNT Việt nam. Năm 2002, Sở giao dịch đã có
quan hệ với 702 Ngân hàng ở 89 nước trên thế giới. Cài đặt và thiết lập mạng
SWIFT nội bộ, đến nay có 53 chi nhánh NHNo & PTNT Việt nam đã tham gia
mạng SWIFT và thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp qua mạng SWIFT. Sở giao
dịch cũng đã có nhiều cố gắng trong việc làm đầu mối mua bán ngoại tệ nên đã cơ
bản đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán Nhập khẩu các mặt hàng chiến lược:
Xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu… Thực hiện có kết quả việc mua bán ngoại tệ
với các chi nhánh trong hệ thống theo quy định của NHNo.
Hoạt động kinh doanh đã đạt được những kết quả tích cực, thể hiện ở tốc độ
tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ, nợ quá hạn giảm; hoạt động thanh toán quốc tế,
kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ đạt kết quả khả quan. Tài chính tăng trưởng vượt kế
hoạch được giao.
Bên cạnh đó, Sở giao dịch đã có nhiều biện pháp tích cực cải tiến quy trình
nghiệp vụ, đảm bảo an toàn, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách
hàng. Thái độ giao dịch với khách hàng, với chi nhánh đã được cải tiến góp phần
đưa hoạt động của Sở giao dịch thông suốt, phục vụ tốt khách hàng, chi nhánh. Sở
giao dịch cũng đã tích cực ứng dụng tin học vào hoạt động Ngân hàng, từng bước
xây dựng Sở giao dịch theo hướng hiện đại như tham gia thanh toán điện tử, đưa hệ
thống máy ATM vào hoạt động cải tiến báo cáo qua SWIFT, sử dụng mạng
REUTERS để kinh doanh tiền gửi, mua bán ngoại tệ trên thị trường trong nước và
quốc tế…
Với sự nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo cũng như tập thể nhân viên mà tình
hình hoạt động kinh doanh của Sở ngày càng khởi sắc. Để có cái nhìn cụ thể từng
bước phát triển của Sở, ta có thể đi sâu nghiên cứu các hoạt động sau:
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2004 đạt 6.380 tỷ đồng, tăng 2.570 tỷ đồng (tăng
67,4%) so với 31/12/2003. Trong đó, nguồn vốn huy động của Sở giao dịch (Không
tính nguồn vốn huy động hộ Trung ương) đạt 6.022 tỷ đồng, bằng 140,5% chỉ tiêu
kế hoạch huy động vốn năm 2004 được giao.
- Về cơ cấu vốn theo thời gian.
+ Nguồn vốn không kỳ hạn đạt 2.231 tỷ đồng, tăng 1.048 tỷ đồng (tăng 88,5%)
so với 31/12/2003; chiếm tỷ trọng 35% tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn có kỳ hạn đạt 4.149 tỷ đồng, tăng 1.522 tỷ đồng (tăng 58%) so
với 31/12/2003; chiếm tỷ trọng 65% tổng nguồn vốn. Riêng nguồn vốn có kỳ hạn từ
12 tháng trở lên đạt 2.828 tỷ đồng.
- Về cơ cấu theo thành phần kinh tế.
+ Nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư đạt 1.573 tỷ đồng, tăng 342 tỷ đồng
(tăng 27,8%) so với 31/12/2003; chiếm 24,6% tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn của các tổ chức kinh tế đạt 4.316 tỷ đồng, tăng 1.746 tỷ đồng
(tăng 68%) so với 31/12/2003; chiếm 67,6% tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng 491 tỷ đồng, tăng 481 tỷ đồng so với
31/12/2003; chiếm 7,7% tổng nguồn vốn.
- Về cơ cấu vốn theo đồng tiền huy động.
+ Nguồn vốn nội tệ đạt 5.151 tỷ đồng, tăng 2.337 tỷ đồng (tăng 83%) so với
31/12/2003; chiếm 80,7% tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn ngoại tệ đạt 74,33 triệu USD và 2,62 triệu URE (tương đương
1.230 tỷ VNĐ) tăng 13,1 triệu USD và 1,25 URE và 1,25 triệu URE (tăng 23,4%)
so với 31/12/2003; chiếm 19,3% tổng nguồn vốn.
2.1.2.2 Hoạt động cho vay vốn
- Tổng dư nợ đến 31/12/2004 đạt 1.508 tỷ đồng (trong đó: dư nợ của công ty
chứng khoán: 144 tỷ đồng, Công ty vàng bạc: 32 tỷ đồng), tăng 579 tỷ đồng (tăng
62,3%) so với 31/12; đạt 153 % kế hoạch năm 2004 được giao.
* Dư nợ phân theo thời gian
+ Dư nợ ngắn hạn: 380 tỷ đồng, tăng 62 tỷ đồng so với 31/12/2003; chiếm
25,2% tổng dư nợ.
+ Dư nợ trung, dài hạn: 1.128 tỷ đồng, tăng 337 tỷ đồng so với 31/12/2003;
chiếm 74,8% tổng dư nợ.
* Dư nợ phân theo loại tiền
+ Dư nợ nội tệ đạt 611 tỷ đồng, tăng 228 tỷ đồng (tăng 59,5%) so với
31/12/2003; chiếm 40,5% tổng dư nợ.
+ Dư nợ ngoại tệ đạt 56,84triệu USD (tương đương 897 tỷ VNĐ), tăng 22,14
triệu USD (tăng 63,8%) so với 31/12/2003; chiếm 59,5% tổng dư nợ.
- Nợ quá hạn đến 31/12/2003 là: 16 tỷ đồng; chiếm tỷ lệ 1,06% tổng dư nợ.
Trong đó: Nợ quá hạn Công ty LICOLA 6,85 tỷ đồng; Công ty quan hệ quốc tế đầu
tư 8,2 tỷ đồng, của cá nhân 867 triệu đồng.
2.1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
- Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 180 triệu USD; tăng 51,5 triệu
USD (tăng 40%) so với năm 2003; đạt 114% chỉ tiêu kế hoạch năm 2004.
- Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 11,4 triệu USD, tăng 6,1 triệu USD
(tăng 112,7%) so với năm 2003; đạt 114% chỉ tiêu kế hoạch năm 2004
- Doanh số bán ngoại tệ đạt 80,2 triệu USD
- Chênh lệch mua bán ngoại tệ: 1,1 tỷ đồng
- Thu dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 3 tỷ đồng, chiếm 63% tổng thu dịch vụ.
2.1.2.4 Kết quả kinh doanh, tài chính
- Tổng thu 946 A: 380 tỷ đồng
- Tổng chi 946A: 275 tỷ đồng
- Chênh lệch thu chi: 105 tỷ đồng
- Quỹ tiền lương xác lập: 7,78 tỷ đồng
- Hệ số tiền lương làm ra 4,8 lần
- Chênh lệch lãi suất đạt 0,324% /tháng
2.1.2.5. Công tác kế toán, thanh toán và ngân quỹ
- Năm 2004, thực hiện "Văn minh giao dịch" Sở giao dịch triển khai hệ thống
xếp hàng tự động và thực hiện giao dịch một cửa, nâng hạn mức giao dịch cho thanh
toán viên phù hợp với