Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - Huyện Thanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ

Ở nước ta, chè là một cây công nghiệp lâu năm, cho sản phẩm trên một năm từ 8 - 9 lứa, có tính ổn định, mang lại thu nhập khá ổn định cho người trồng chè, nó thích ứng với các vùng miền núi và trung du phía Bắc, cây chè giúp chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi. Vì vậy, việc phát triển cây chè ở nhiều vùng sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất, tạo ra vùng chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Nhận thấy được tầm quan trọng của cây chè nên Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách xác định vị trí vững chắc của cây chè trong nền nông nghiệp nước ta, bao gồm cả nhu cầu dự trữ và xuất khẩu. Do vậy, cây chè được coi là một sản phẩm có giá trị cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hiện nay nhiều nước trên thế giới, chè được coi là thức uống rất cần thiết, được nhân dân các nước trên thế giới ưa chuộng, thị trường chè ngày càng được mở rộng và ổn định, cho đến nay trên thế giới có 58 nước nhập giống chè và phát triển sản xuất chè ở các quy mô khác nhau như: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ Đặc biệt là chè xanh còn có giá trị về dược liệu, chất Tanin trong chè còn có khả năng chữa trị nhiều bệnh như: Tả, lị, thương hàn, sỏi thận, sỏi bàng quang, chảy máu dạ dày, có tác dụng lợi tiểu , Trong chè có chất Catechin có tác dụng làm vững chắc mao mạch trong cơ thể, có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, chất Tanin trong chè còn có tác dụng chống chất phóng xạ. Chính bởi những lý do trên mà ngày nay chè là một loại nước uống rất được ưa chuộng cả ở trong nước và trên thế giới làm cho cây chè trở thành một cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Theo các chuyên gia về chè thì Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển, đặc biệt là các tỉnh trung du, miền núi như Phú Thọ, Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái

doc74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - Huyện Thanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận Đề Tài: Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên, nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực tiễn, so sánh kiểm nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm những kiến thức kinh nghiệm được rút ra qua thực tiễn sản xuất để nâng cao được chuyên môn từ đó giúp sinh viên khi ra trường trở thành một cử nhân nắm trắc được về lý thuyết giỏi về thực hành và biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế. Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ”. Đến nay bản khoá luận đã hoàn thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là cô giáo Tống Thị Thuỳ Dung và thầy giáo Dương Văn Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND xã Yên Sơn, Công ty TNHH chè Yên Sơn cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập không nhiều vì vậy bản khoá luận này không tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bản khoá luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Quảng Bình MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải KN : Khuyến nông PTNT : Phát triển nông thôn NN : Nông nghiệp FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc KTCB : Kiến thiết cơ bản KD : Kinh doanh UBND : Uỷ ban nhân dân BVTV : Bảo vệ thực vật BQ : Bình quân PRA : Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân) NXB : Nhà xuất bản TNHH : Trách nhiệm hữu hạn IPM : Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp) DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới năm 2011 15 Bảng 4.1: Tình hình khí hậu, thời tiết năm 2011 của xã Yên Sơn 23 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Sơn qua 2 năm 2010 - 2011 26 Bảng 4.3: Hiện trạng dân số, lao động xã Yên Sơn năm 2011 27 Bảng 4.4: Cơ cấu giống chè ở xã Yên Sơn qua 3 năm 2009 - 2011 31 Bảng 4.5: Số hộ trồng chè của xã Yên sơn qua 3 năm 2009 - 2011 32 Bảng 4.6: Diện tích trồng chè của xã Yên Sơn qua 3 năm 2009-2011 33 Bảng 4.7: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh của xã Yên Sơn trong 3 năm 2009 - 2011 34 Bảng 4.8: Sự biến động của giá chè khô trong 3 năm 2009 - 2011 39 Bảng 4.9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè của công ty chè Yên Sơn qua 3 năm 2009 - 2011 41 Bảng 4.10: Tình hình nhân lực sản xuất chè các hộ điều tra năm 2011 44 Bảng 4.11: Diện tích đất trồng chè của các hộ điều tra năm 2011 44 Bảng 4.12: Tình hình trang bị công cụ chế biến chè của hộ trồng chè 45 Bảng 4.13: Chi phí tính bình quân cho 1 ha chè KTCB và Kinh Doanh của các hộ điều tra 46 Bảng 4.14: Chỉ tiêu đánh giá khó khăn trong sản xuất chè của người dân xã Yên Sơn 48 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta, chè là một cây công nghiệp lâu năm, cho sản phẩm trên một năm từ 8 - 9 lứa, có tính ổn định, mang lại thu nhập khá ổn định cho người trồng chè, nó thích ứng với các vùng miền núi và trung du phía Bắc, cây chè giúp chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi. Vì vậy, việc phát triển cây chè ở nhiều vùng sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất, tạo ra vùng chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Nhận thấy được tầm quan trọng của cây chè nên Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách xác định vị trí vững chắc của cây chè trong nền nông nghiệp nước ta, bao gồm cả nhu cầu dự trữ và xuất khẩu. Do vậy, cây chè được coi là một sản phẩm có giá trị cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hiện nay nhiều nước trên thế giới, chè được coi là thức uống rất cần thiết, được nhân dân các nước trên thế giới ưa chuộng, thị trường chè ngày càng được mở rộng và ổn định, cho đến nay trên thế giới có 58 nước nhập giống chè và phát triển sản xuất chè ở các quy mô khác nhau như: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ… Đặc biệt là chè xanh còn có giá trị về dược liệu, chất Tanin trong chè còn có khả năng chữa trị nhiều bệnh như: Tả, lị, thương hàn, sỏi thận, sỏi bàng quang, chảy máu dạ dày, có tác dụng lợi tiểu…, Trong chè có chất Catechin có tác dụng làm vững chắc mao mạch trong cơ thể, có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, chất Tanin trong chè còn có tác dụng chống chất phóng xạ. Chính bởi những lý do trên mà ngày nay chè là một loại nước uống rất được ưa chuộng cả ở trong nước và trên thế giới làm cho cây chè trở thành một cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Theo các chuyên gia về chè thì Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển, đặc biệt là các tỉnh trung du, miền núi như Phú Thọ, Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái… Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh nên nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng đặc biệt là phát triển cây chè và cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống người dân. Yên Sơn là một xã thuộc huyện miền núi đặc biệt khó khăn, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và cây công nghiệp, trong đó cây chè giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế của người dân. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân cả về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cả về chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển, cây chè vẫn chưa thực sự trở thành một cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh nói chung và của xã Yên Sơn nói riêng đúng với tiềm năng sẵn có của nó. Ngoài ra do người sản xuất còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu, chậm thích ứng với xu thế kinh tế thị trường, chưa có sự đầu tư thoả đáng cho cây chè, đến nay hầu hết các diện tích chè của xã được trồng bằng giống từ nhiều chục năm trước đây nên chất lượng, sản lượng thấp, một số nơi chưa được quan tâm chăm sóc đúng kỹ thuật vì thế nên giá trị kinh tế còn thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém nhất là thị trường nước ngoài. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, để có những cơ sở đánh giá đúng thực trạng và thấy rõ được tồn tại trong việc phát triển cây chè từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở xã Yên Sơn nhằm tạo ra bước phát triển nhanh vững chắc cho cây chè trong thời kỳ tới là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài:"Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ". 1.2 Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng sản xuất chè ở xã Yên Sơn qua các năm, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho sự phát triển chè trong những năm tới đưa chè thực sự trở thành cây trồng có thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Yên Sơn. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng trồng, chế biến và tiêu thụ chè tại xã Yên Sơn. - Đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động của việc phát triển chè đến các vấn đề xã hội. - Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây chè tại địa phương. - Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển diện tích cây chè trong những năm tiếp theo. 1.4 Ý nghĩa của đề tài + Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học: - Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm hiệu quả thu được từ trồng chè ở xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. + Ý nghĩa thực tiễn: - Rút ra được những thông tin cần thiết để thực hiện kế hoạch phát triển những năm tiếp theo đối với cây chè. + Ý nghĩa đối với sinh viên: - Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học. Đồng thời có cơ hội vận dụng chúng vào sản xuất thực tế. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học 2.1.1 Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Nó là một loại cây trồng có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế và văn hoá con người, sản xuất chè tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu giải khát của đông đảo nhân dân ở nhiều quốc gia. Chè có nhiều Vitamin giúp thanh lọc cơ thể, giải khát, có tác dụng giảm thiểu một số bệnh thường gặp về máu, do đó chè đã trở thành đồ uống phổ thông trên thế giới [2]. Tại một số nước thói quen uống nước chè đã tạo thành một nền văn hóa truyền thống, một tập quán. Hiện nay khoa học tiến bộ đã đi sâu vào nghiên cứu tìm ra được một số hoạt chất quý có trong cây chè như: Cafein, Vitamin A, B1... Đặc biệt trong cây chè còn chứa Vitamin C là loại Vitamin dùng để điều chế thuốc tân dược vì thế chè không những là loại cây giải khát mà chè còn có tên trong danh sách cây y dược [12]. Đối với nước ta, sản phẩm chè không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước, mà còn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn, giúp nước ta có thêm một nguồn ngân sách để đầu tư vào phát triển kinh tế của đất nước, cải thiện nâng cao mức sống của người dân. Xét ở tầm vĩ mô thì xuất khẩu chè cũng như xuất khẩu các mặt hàng khác nó là cơ sở để đẩy mạnh lưu thông buôn bán giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần tạo sự cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng thể nền kinh tế, đồng thời nó tạo nên mối quan hệ bình đẳng, thân thiện, cùng có lợi giữa các nước xuất khẩu, nhập khẩu trên thế giới [14]. Trực tiếp đối với các hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm chè thì cây chè mang lại thu nhập ổn định, cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác, bởi cây chè có tuổi thọ cao có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm có giá trị cao và đều đặn trong khoảng 50 - 60 năm, do vậy nó sẽ tạo ra một nguồn thu đều đặn lâu dài và có giá trị kinh tế cao, giúp các hộ cải thiện đời sống, nâng cao mức sống của người dân. Mặt khác, cây chè là loại cây trồng thích hợp với các vùng đất miền núi và trung du, những vùng đất cao, khô thoáng. Hơn thế nữa nó còn gắn bó keo sơn ngay cả với những vùng đất đồi dốc khô cằn sỏi đá. Chính vì vậy trồng chè không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà nó còn góp phần bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo ra cảnh quan đẹp. Kết hợp trồng chè với trồng rừng sẽ tạo nên những vành đai chống xói mòn, rửa trôi, giữ lại lớp màu mỡ cho đất, cải tạo đất tăng độ phì cho đất bạc màu, góp phần bảo vệ môi trường phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Ngoài ra trồng chè và sản xuất chè còn cần một lực lượng lao động lớn, cho nên nó sẽ tạo ta công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tạo điều kiện cho việc thu hút và sử dụng lao động, điều hoà lao động được hợp lý hơn. Đồng thời nó còn tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống của khu vực nông thôn, tạo sự thay đổi lớn cho bộ mặt các vùng nông thôn, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc phát triển sản xuất chè góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của khu vực nông thôn, nâng cao mức sống của các vùng nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. 2.1.2 Các đặc điểm của quá trình phát triển cây chè Đặc điểm nổi bật nhất của cây chè là cây công nghiệp dài ngày, có chu kỳ kinh tế tương đối dài khoảng 50 - 60 năm. Sản phẩm chính của cây chè là búp non làm nguyên liệu chế biến chè thành phẩm, ngoài yếu tố giống và địa hình thì mọi biện pháp kỹ thuật trồng trọt được áp dụng trong quá trình sản xuất chè đều tác động lớn đến khả năng cho sản xuất búp cao, với chất lượng tốt ở mỗi vụ có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh doanh của cây chè ngắn hay dài hơn. Trong sản xuất ta cũng cần đặc biệt chú ý một vấn đề nữa là nếu đã coi chè là đối tượng kinh doanh thì cần phải tôn trọng các đặc điểm sinh vật học cây chè, qua đó có các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm giúp cho cây chè đạt được năng suất cao nhất. 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển chè * Điều kiện tự nhiên + Đất đai Đất đai quyết định đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm chè. Chè là một cây không yêu cầu khắt khe và đất so với một số cây công nghiệp dài ngày khác. Tuy nhiên để cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, nương chè có nhiệm kỳ kinh tế dài, khả năng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng chè ngon thì cây chè cũng phải được trồng ở nơi có đất tốt, phù hợp với đặc điểm sinh vật học của nó. Qua nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy đất trồng chè tốt phải đạt yêu cầu sau: độ pH từ 4,5 - 5,5; hàm lượng mùn 2% - 4%; độ sâu ít nhất 0,6 - 1m; mực nước ngầm phải dưới 1m; kết cấu của đất tơi xốp sẽ giữ được nhiều nước, thấm nước nhanh, thoát nước tốt, có địa hình dốc từ 10 - 200 [6]. + Thời tiết khí hậu Độ ẩm, nhiệt độ và lượng mưa là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cây chè. Để cây chè phát triển tốt thì nhiệt độ bình quân là 22 - 280C, lượng mưa trung bình là 1500 - 2000mm/năm nhưng phải phân đều cho các tháng, ẩm độ không khí từ 80 - 85%, ẩm độ đất từ 70 - 80%, cây chè là cây ưa sáng tán xạ, thời gian chiếu sáng trung bình 9 giờ/ngày [2]. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè. Cây chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ không khí dưới 100C hay trên 400C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân bắt đầu phát triển trở lại. Thời vụ thu hoạch chè dài, ngắn, sớm, muộn tuỳ thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên các giống chè khác nhau có mức độ chống chịu khác nhau. Cây chè vốn là cây thích nghi sinh thái vùng cận nhiệt đới bóng râm, ẩm ướt. Lúc nhỏ cây cần ít ánh sáng, một đặc điểm cũng cần lưu ý là các giống chè lá nhỏ ưu sáng hơn các giống chè lá to. * Yếu tố thuộc về kỹ thuật + Ảnh hưởng của giống chè Giống chè ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mỗi một điều kiện sinh thái, mỗi vùng lại thích hợp cho một giống chè hay một số giống nhất định. Vì vậy để có nguyên liệu phục vụ chế biến, tạo ra chè thành phẩm có chất lượng cao và để góp phần đa dạng hoá sản phẩm ngành chè, tận dụng lợi thế so sánh của các vùng sinh thái đòi hỏi phải có nguồn giống thích hợp. Ở trong nước ta đã chọn tạo được nhiều giống chè tốt bằng phương pháp chọn lọc cá thể như: PH1, TRI777, 1A, TH3. Đây là một số giống chè khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè cằn cỗi. Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp được áp dụng chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng giâm cành. Đặc biệt phương pháp trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rộng rãi và dần dần trở thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. + Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật - Nước tưới: Trong búp chè có hàm lượng nước lớn vì vậy phải cung cấp đủ nước sẽ làm tăng năng suất và sản lượng chè, cho nên phải chủ động tưới nước cho chè vào vụ đông. - Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng búp chè, nhưng biện pháp này cũng có những tác dụng ngược bởi nếu bón phân không hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên được, thậm chí còn bị giảm xuống. Nếu bón đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phân theo tỷ lệ không hợp lý sẽ làm giảm chất Tanin hoà tan của chè, làm tăng hợp chất Nitơ dẫn tới giảm chất lượng chè [1]. Vì vậy bón phân cần phải bón đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng và cần cân đối các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu như: Đạm, lân, kali sao cho phù hợp. - Che nắng: Theo các chuyên gia về chè, nếu thời tiết khô hạn kéo dài thì cây bóng mát được trồng 170 - 230 cây/ha che phủ được 20 - 30% diện tích thì độ ẩm sẽ cao [1]. Qua nghiên cứu về sự tác động của ánh sáng tới cây chè và quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Vì vậy mà các nước như Ấn Độ, Nhật Bản thường áp dụng trồng cây che bóng mát cho cây chè, nên năng suất và sản lượng chè thường cao. - Mật độ gieo trồng: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè, mật độ trồng chè phụ thuộc vào các giống, độ dốc, điều kiện cơ giới hoá. Nhìn chung tuỳ điều kiện giống, đất đai, cơ giới hoá, khả năng đầu tư mà có khoảng cách mật độ khác nhau. Nhưng xu thế hiện nay là khai thác sản lượng theo không gian do đó có thể tăng cường mật độ một cách hợp lý cho sản lượng sớm, cao, nhanh khép tán, chống xói mòn và cỏ dại trong nương chè, qua thực tế cho thấy nếu mật độ vườn đảm bảo từ 18000 đến 20000 cây/ha thì sẽ cho năng suất và chất lượng tốt, chi phí phải đầu tư tính cho một sản phẩm là đạt mức thấp nhất. - Đốn chè: Đốn chè cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng chè, đốn chè là cắt đi đỉnh ngọn của các cành chè, ức chế ưu thế sinh trưởng đỉnh và kích thích các trồi ngủ, trồi nách mọc thành lá, cành non mới tạo ra một bộ khung tán khoẻ mạnh, làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng hạn chế sự ra hoa, kết quả có lợi cho việc ra lá, kích thích sinh trưởng búp non, tăng mật độ búp và trọng lượng búp, tạo bộ khung tán to có nhiều búp, vừa tầm hái tăng hiệu suất lao động, cắt bỏ những cành già tăm hương, bị sâu bệnh thay bằng những cành non mới sung sức hơn giữ cho cây chè có bộ lá thích hợp để quang hợp [2]. + Các dạng đốn chè: - Đốn phớt: Hai năm sau khi đốn tạo hình, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5cm sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3-4cm, khi đốn vết đốn cuối cùng cao 70cm thì hàng năm đốn thêm 1-2cm. Sự thay đổi cách đốn sẽ làm tăng sản lượng và chất lượng chè [6]. - Đốn đau: Những cây chè đã được đốn nhiều năm, cây chè phát triển kém, năng suất thấp, giảm rõ rệt thì đốn cách mặt đất 40 - 50cm bón phân hữu cơ và lân theo quy trình một năm trước khi đốn đau. Sau khi đốn đau cần tiến hành hái chè theo phương pháp nuôi tán, chỉ hái búp chè cao hơn 65cm còn chừa lại nuôi tán [6]. Theo như nghiên cứu ở Inđônêxia cho thấy rằng: Hàm lượng Caphêin của nguyên liệu chè thu hoạch ở cây chè đốn đau cao hơn ở nguyên liệu chè chưa đốn, như vậy chè đốn đau và chè đốn liên tục sẽ cho sản lượng và chất lượng tăng, đốn chè có tác dụng tạo khung tán cho chè để có mật độ búp cao, tạo chiều cao hợp lý thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch [11]. + Ảnh hưởng của công nghệ thu hoạch và chế biến chè - Hái chè: Thời điểm, thời gian và phương thức thu hái có ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu chè, hái chè gồm 1 tôm 2 lá đó là nguyên liệu tốt nhất cho chè chế biến chè vì trong đó có hàm lượng polyphenol và cafein cao. Nếu hái chè quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng tới sinh trưởng và sự phát triển của cây chè. Thường vào tháng 6,7,8 nguyên liệu chè thu hái có hàm lượng tanin cao nhất. Khoảng cách thu hái mỗi lần là khoảng 1 tháng [3]. - Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu Nguyên liệu chè sau khi thu hái có thể được đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian mới đưa vào chế biến, khi thu hoạch không để dập nát búp chè, dụng cụ đựng phải thông thoáng và kích thước vừa phải, sau khi hái không để quá 10 tiếng. - Công nghệ chế biến Tuỳ thuộc vào mục đích của phương án sản phẩm mà ta có các quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, nhìn ch
Luận văn liên quan