Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, thì đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hội nhập. Gia nhập vào WTO chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế từ kinh tế nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương. Trong điều kiện đó thì xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thế giới.
Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dân cư sinh sống ở nông thôn và trên 75% lực lượng lao động xã hội làm việc trong khu vực này. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy, khi gia nhập WTO nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Thuỷ sản cũng là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Và có thể nói ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta.
Có một đặc điểm là nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái sinh. Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt. Trên thực tế hiện nay khi sản lượng thuỷ sản mà con người khai thác ngày càng bị suy giảm. Nếu như con người không tiến hành giải pháp khác thì nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu có thể nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện nay.
Quảng Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, là một trong những địa phương của nước ta đựơc thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Nếu than đá được coi là huyết mạch của nền kinh tế Quảng Ninh, thì việc khai thác, phát triển nguồn lợi hải sản tựa như khí trời, tiếp thêm nguồn sinh lực mới cho một vùng kinh tế đang khởi sắc. Cùng với ngành công nghiệp khai mỏ, ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhất là nuôi thuỷ sản nước lợ và nuôi thuỷ sản biển. Với chiều dài bờ biển trên 250 km, diện tích vùng nội thủy rộng trên 6000 km2, có nhiều đảo lớn như Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Cái Chiên, Cái Bầu. Có vịnh Bãi Tử Long, vịnh Hạ Long - là di sản thiên nhiên thế giới. Biển Quảng Ninh có các yếu tố môi trường đặc trưng, biển lặng ít bị ảnh hưởng của gió bão, môi trường sạch, nước có độ muối cao, ổn định, độ trong lớn, nhiệt độ không xuống thấp thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của hầu hết các sinh vật. Chính vì lý do trên mà Đảng và chính phủ có chính sách phát triển kinh tế biển đảo, được Bộ Thuỷ sản, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh quan tâm chỉ đạo nhằm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là nuôi biển.
82 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4657 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, thì đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hội nhập. Gia nhập vào WTO chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế từ kinh tế nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương. Trong điều kiện đó thì xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thế giới.
Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dân cư sinh sống ở nông thôn và trên 75% lực lượng lao động xã hội làm việc trong khu vực này. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy, khi gia nhập WTO nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Thuỷ sản cũng là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Và có thể nói ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta.
Có một đặc điểm là nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái sinh. Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt. Trên thực tế hiện nay khi sản lượng thuỷ sản mà con người khai thác ngày càng bị suy giảm. Nếu như con người không tiến hành giải pháp khác thì nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu có thể nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện nay.
Quảng Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, là một trong những địa phương của nước ta đựơc thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Nếu than đá được coi là huyết mạch của nền kinh tế Quảng Ninh, thì việc khai thác, phát triển nguồn lợi hải sản tựa như khí trời, tiếp thêm nguồn sinh lực mới cho một vùng kinh tế đang khởi sắc. Cùng với ngành công nghiệp khai mỏ, ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhất là nuôi thuỷ sản nước lợ và nuôi thuỷ sản biển. Với chiều dài bờ biển trên 250 km, diện tích vùng nội thủy rộng trên 6000 km2, có nhiều đảo lớn như Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Cái Chiên, Cái Bầu. Có vịnh Bãi Tử Long, vịnh Hạ Long - là di sản thiên nhiên thế giới. Biển Quảng Ninh có các yếu tố môi trường đặc trưng, biển lặng ít bị ảnh hưởng của gió bão, môi trường sạch, nước có độ muối cao, ổn định, độ trong lớn, nhiệt độ không xuống thấp thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của hầu hết các sinh vật. Chính vì lý do trên mà Đảng và chính phủ có chính sách phát triển kinh tế biển đảo, được Bộ Thuỷ sản, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh quan tâm chỉ đạo nhằm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là nuôi biển.
Các giải pháp mà tỉnh đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong Tỉnh. Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư và hơn nữa là sự phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn Tỉnh. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: Việc chỉ đạo, triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng còn chậm và chưa hoàn toàn được quan tâm đúng mức; việc xây dựng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương còn chậm. Nhiều địa phương khi đã có quy hoạch song việc giám sát thực hiện quy hoạch còn hạn chế, tình trạng cơ sở nuôi đào đắp ao, đầm chưa theo quy hoạch, không có thiết kế kỹ thuật vẫn diễn ra phổ biến. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh còn thấp so với tổng diện tích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưa cao; Chưa tạo được tính chủ động trong việc sản xuất giống cá biển và nhuyễn thể, hầu như chỉ dựa vào khai thác tự nhiên, nhập từ tỉnh ngoài, nước ngoài.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm cả chủ quan và khách quan. Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích phát triển kinh tế thuỷ sản của nhà nước còn hạn chế: Công tác xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản ở địa phương còn chậm..v.v. Nguyên nhân khách quan như: Thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách phát triển kinh tế thuỷ sản, cơ sở dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất; nguồn nhân lực chưa được quan tâm đào tạo, trình độ kỹ thuật của ngư dân còn thấp…
Chính vì những lý do trên nên em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
2.1. Mục đích.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là :
+ Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành thuỷ sản và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong Tỉnh để tìm ra vấn đề cần giải quyết.
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Nhiệm vụ.
+ Lựa chọn những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+Phân tích và đánh giá tình hình nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong Tỉnh.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba lọai hình: nước ngọt, nước mặn, lợ, trong đó chú trọng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2003 - 2007.
Đánh giá hoạt động nuôi trồng thuỷ sản từ đó rút ra vấn đề và đưa ra biện pháp giải quyết nhằm phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh.
4. Cấu trúc của luận văn.
Cấu trúc của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Lý luận chung về ngành thủy sản và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm mục đích phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Để hoàn thành khoá luận này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác các bác, các chú, các anh, chị đang làm việc tại Sở thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh và sự hướng dẫn nhiệt tình của thày Hoàng Văn Định. Em xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có sự cố gắng hết sức mình nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh được những thiếu sót, em mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của mọi người.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN.
I. Khái niệm, vị trí, đặc điểm của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế.
1. Khái niệm ngành thuỷ sản.
Ngành thuỷ sản là một bộ phận nhỏ của ngành nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Ngành thuỷ sản được coi là ngành sản xuất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu không ngừng tăng lên của con người. Hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản, dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
2. Vị trí và vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân.
Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Ngành thuỷ sản đóng một vai rò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta.Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi nên nước ta có một tiềm năng lớn trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Việt Nam có một bờ biển dài hơn 3260 km với nhiều sông, ngòi, lạch, đầm phá thuận lợi cho cả nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước mặn, lợ. Chính vì điều này mà qua nhiều năm phát triển ngành kinh tế thuỷ sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng bao gồm nhiều phân ngành: khai thác, nuôi trồng, chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp đóng sửa tàu thuyền, cơ khí, dệt lưới, bao bì, kho tàng, vận chuyển.... Phát triển ngành thuỷ sản sẽ góp phần quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp và toàn nền kinh tế nói chung.
Có thể nói rằng, các sản phẩm thuỷ sản là những sản phẩm bổ dưỡng, giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi, không chứa chất béo nên rất tốt cho cơ thể. Trong xã hội hiện đại, với cuộc sống tấp nập, xô bồ, người ta thường có thói quen ăn những đồ ăn nhanh. Những đồ ăn này không hề có lợi cho cơ thể. Vì vậy, một bữa ăn giàu đạm với cá, tôm và các loại hải sản khác bên cạnh gia đình và người thân thật sự là có ý nghĩa biết bao. Càng những nước có nền kinh tế phát triển, mức sống và thu nhập của người dân cao thì người ta thường hướng vào loại thực phẩm bổ dưỡng này.
Hơn thế nữa ngành thuỷ sản ngày càng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết tại chỗ nhu cầu về thực phẩm của nhân dân với chất lượng cao, thu hút hàng vạn lao động dư thừa, nông nhàn ở nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nông dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Ngành thuỷ sản có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bởi vì, ngành thuỷ sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm của nó là các sinh vật sống trong môi trường nước, đó là một trong những loại thực phẩm làm thức ăn phục vụ cho đời sống nhân dân. Do đó phát triển ngành thuỷ sản không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thu được ngoại tệ cho đất nước.
Ngành thuỷ sản của nước ta đi lên từ nghề cá nhân dân, với những hình thức sơ khai buổi đầu là đánh bắt thuỷ sản nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân ngư dân. Và ngày nay khi đất nước ta đã hoà mình vào nền kinh tế quốc tế thì ngành thuỷ sản cũng có nhiều cơ hội mới để phát triển, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản. Ngành thuỷ sản phát triển thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của đất nước. Bởi vì xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường các nước trên thế giới, không những giúp ta thu được ngoại tệ cho đất nước mà hơn thế nữa nó sẽ mở ra một cơ hội cho đất nước hoà mình cùng nhịp điệu sôi động của thế giới, mở ra mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể thấy rằng sự mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và trên thế giới.
3. Đặc điểm của ngành thuỷ sản.
Ngành thuỷ sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp nên vừa có những đặc điểm chung của ngành nông nghiệp lại vừa mang những đặc điểm riêng biệt.
3.1. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập.
Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập bởi những lý do sau:
+ Đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản là những sinh vật sống dưới nước. Nó khác hẳn với đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là những cây, những con mà con người có thể chủ động trong việc nắm bắt được số lượng. Chính vì vậy mà đã gây khó khăn trong việc xác định trữ lượng thuỷ sản có trong một ao hồ hay một ngư trường.
+ Ngành nuôi trồng thuỷ sản có lực lượng chuyên môn hoá thể hiện đó là một nghề nhất định. Bởi vì do đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản quyết định đến tính chuyên môn hoá của lực lượng sản xuất. Nếu như trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phải cần những lao động có đủ trình độ kỹ thuật để chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh… Còn trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản lại cần những lao động được đào tạo một cách bài bản để có thể nắm bắt được công nghệ chế biến.
+ Các loài sinh vật sống trong môi trường nước bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, độ mặn…tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng.
+ Nếu đất đai là tư liệu sản xuất của ngành trồng trọt thì thuỷ vực là tư liệu sản xuất của ngành thuỷ sản. Nó cũng là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế được vì nếu không có thuỷ vực thì các sinh vật thuỷ sinh không thể tồn tại được. Thuỷ vực trong ngành thuỷ sản bao gồm: sông, ngòi, ao, hồ, mặt nước ruộng, cửa sông, biển… Tính chất của thuỷ vực cũng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện địa lý của từng vùng, miền
3.2. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao.
Ngành thuỷ sản mang tính chất sản xuất hỗn hợp bởi cũng giống như ngành sản xuất nông nghiệp, đối tượng của ngành là các sinh vật sống trong môi trường nước có khả năng tái sinh tự nhiên. Chúng có chu kỳ tăng trưởng, chu kỳ sinh sản có môi trường sống riêng theo từng loài, đồng thời cũng có những hoạt động di trú theo mùa, theo thời tiết rất đa dạng và phong phú. Chính vì vậy đi đôi với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên thì cần phải nghiên cứu và thực hiện bảo vệ, duy trì tái tạo nguồn lợi.
Ngành thuỷ sản mang tính chất sản xuất vật chất phức tạp do đối tượng sau khi khai thác có tính chất mau hỏng, chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm sau khi đưa ra khỏi môi trường nước nhanh chóng bị giảm sút và biến đổi. Do vậy để tránh gây lãng phí trong sản xuất thì cần có một sự kết hợp chặt chẽ, liên hoàn từ khâu khai thác đến nuôi trồng, chế biến, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và đầu tư tái tạo nguồn lợi.
II. Vai trò,đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
1. Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản.
Nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận của ngành thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản ra đời cũng bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống khi mà sản lượng khai thác thuỷ sản ngày càng có nguy cơ cạn kiệt. Nước ta có một tiềm năng to lớn để phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
Nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận sản xuất có tính nông nhiệp nhằm duy trì, bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản nhằm mục đích cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho hoạt đông chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
2. Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản.
2.1. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu của con người đó là lương thực, thực phẩm, đó là loại sản phẩm có vai trò đầu tiên quyết định mọi hoạt động của con người. Nếu không có sản phẩm này thì con người không thể tồn tại và phát triển được. Nuôi trồng thuỷ sản cũng là ngành sản xuất vật chất và cung cấp sản phẩm cho con người như cá, tôm, cua, ghẹ…những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cho con người giúp con người có thể tạo ra các hoạt động trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao, thì nhu cầu của con người cũng ngày càng cao, người ta hướng đến những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng và thuỷ sản là một trong những sản phẩm như thế.
2.2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nuôi trồng thuỷ sản đóng góp một phần quan trọng trong tăng tưởng chung của ngành thuỷ sản và toàn ngành kinh tế nói chung. Đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến chúng tạo thành những sản phẩm có giá trị dinh dưõng và giá trị kinh tế cao. Việc tiêu thụ những sản phẩm này trong nội địa hay xuất khẩu sang thế giới đều giúp cho nhà nước ta thu được lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của toàn ngành kinh tế nói chung. Ngành thuỷ sản phát triển mở ra một cơ hội mới cho nền kinh tế của đất nước.
2.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong xu thế đất nước đang chuyển mình hoà nhịp vào nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng có sự phát triển trông thấy, tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2007 đạt 8,5%. Ngay trong bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch là tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm. Ngành thuỷ sản phát triển cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, và đóng góp vào sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung. Xu hướng chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang việc sử dụng hiệu quả hơn bằng cách phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và quan trọng hơn cả là sự tham gia của các hộ gia đình nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển cũng kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ và công nghiệp như các cơ sở sản xuất thức ăn, các công ty chế biến thuỷ sản.
2.4. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Nuôi trồng thuỷ sản góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư, giúp họ tạo thêm được thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, một khi bản thân các tế bào có phát triển thì xã hội mới tốt đẹp được. Do vậy, chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, ở đó mọi người đều được bình đẳng như nhau. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển cũng góp phần giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị.
Ngày nay khi nền kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống của của người dân cũng ngày càng được nâng cao hơn. Điều đó được thể hiện ở chỗ người ta chuyển từ nhu cầu hàng hoá cấp thấp sang hành hoá cấp cao như thịt, trứng, sữa, thuỷ sản… Và các sản phẩm thuỷ sản cũng đáp ứng một cách đa dạng nhu cầu của nhân dân từ những sản phẩm bình dân như cá, tôm đến những mặt hàng sa sỉ như ghẹ, cua biển, tôm hùm… Nó sẽ làm thoả mãn nhu cầu đa dạng trong tầng lớp dân cư.
2.5. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản.
Các sản phẩm thuỷ sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân cư, thì một phần lớn được cung cấp cho các nhà máy chế biến làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Có một đặc điểm dễ dàng nhận thấy là thông qua hoạt động chế biến thì giá trị của các sản phẩm thuỷ sản được nâng tầm giá trị. Việc chế biến các sản phẩm thuỷ sản dùng công nghệ bao gói chủ yếu nhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường thế giới. Để các sản phẩm này thực sự làm hài lòng người tiêu dùng ngoại quốc thì chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Do đó, vấn đề đặt ra là phải đảm bảo chất lượng thuỷ sản từ khâu nuôi trồng, chúng ta chỉ có đầu ra khi có sản phẩm sạch.
3. Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
3.1. Thuỷ vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là các sinh vật gắn với môi trường nước, nếu tách chúng ra khỏi môi trường này thì chúng không thể tồn tại được. Từ đặc điểm này cho ta thấy được nuôi trồng thuỷ sản là một ngành tương đối phức tạp so với các ngành khác. Cứ ở đâu có nước thì ở đó có khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Do vậy nuôi trồng thuỷ sản có khả năng phát triển ở mọi nơi, mọi vùng địa lý. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại thuỷ vực mà có đối tượng nuôi trồng phù hợp như nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ.
Thuỷ vực còn là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi vì nó khác với các tư liệu sản xuất khác, nếu biết sử dụng cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng thì thuỷ vực không những không bị hao mòn, chất lượng không giảm đi qua quá trình sử dụng mà còn tốt lên.
3.2. Đối tượng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản là các sinh vật thuỷ sinh.
Cũng giống như sản xuất nông nghiệp, đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là các cơ thể sống. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển, diệt vong). Các cơ thể sống này rất nhạy cảm với những điều kiện ngoại cảnh, chỉ một sự biến động nhỏ của môi trường sống cũng dễ gây ảnh hưởng đến bản thân các vật nuôi này. Các ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như: gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán… đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
3.3. Nuôi trồng thuỷ sản mang tính thời vụ.
Dựa trên quy luật sinh trưởng và phát triển và phát triển của động vật thuỷ sinh mà con người tác động đến chúng thông qua quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ mục đích cuộc sống. Tuy nhiên, nuôi trồng thuỷ sản cũng phụ thuộc rất nhiều vào tác động của tự nhiên do đó mà thời gian lao động và thời gian sản xuất không trùng