Từ khi tái lập tỉnh Lào Cai (10/1991) đến nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội X và XI của Đảng bộ, tỉnh Lào Cai đã đạt được thành tích quan trọng trên nhiều mặt. Kinh tế từng bước ổn định và phát triển; văn hoá - xã hội có những bước tiến bộ mới, công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều kết quả, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; quốc phong an ninh được tăng cường; hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững chắc, niền tin của nhân dân với Đảng, với chế độ ngày một nâng cao.
Tuy kinh tế xã - hội của tỉnh đã có tỷ lệ phát triển đáng kể, nhưng mới chỉ là bước đầu, khi tỉnh đi lên sản xuất hàng hoá với xuất phát điểm thấp, nhịp độ tăng trưởng GDP chậm , chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao và Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo cao và Lào Cai còn là một trong những tỉnh nghèo nhất so với cả nước. Lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều yếu kém bất cập. Dân trí và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiềt thấp kém, lạc hậu, thường xuyên thiếu đói, thiếu nước sinh hoạt, các dịch bệnh vẫn còn xảy ra ở một số nơi, cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn sản xuất hàng hoá múi nhọn chưa có, năng xuất lao động thấp . Thế trận quốc phòng, an ninh một số nơi, một số khâu chưa được mạnh . Hệ thống cán bộ ở cơ sở còn nhiều hạn chế, năng lực quản lý điều hành yếu, dễ phát sinh, tiềm ẩn những vấn đề phức tạp về dân chủ, đoàn kết và lợi dụng tôn giáo, di dịch cư tự do trong một số bộ phận đồng bào trong tỉnh vẫn còn xảy ra.
Từ những nhìn nhận đánh giá đó, tỉnh đã đưa ra quyết định vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn là một trong những chương trình mục tiêu của tỉnh cũng như của Đảng và Nhà nước. Nhằm đưa tỉnh Lào Cai thoát khỏi là một tỉnh nghèo, trở thành một tỉnh phát triển ở biên giới phía bắc Tổ quốc đóng góp sứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
Theo quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa ( gọi tắt là chương trình 135). Tỉnh Lào Cai đã lập danh sách và trình Chính Phủ, UBDT&MN phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Theo quyết định 1232/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ Tướng hính Phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và biên giới thuộc phạm vi Chương trình 135 và văn bản số 878/UBDT - BTK ngày 30/10/2002 của Ban Dân Tộc về xác định lại danh sách các huyện, xã thuộc chương trình 135, tỉnh Lào Cai có 138 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 131 xã thuộc khu vực III, 7 xã biên giới, được phân bố trên 10 huyện: Huyện Si Ma Cai (13 xã), Huyện Bắc Hà (20 xã), Huyện Bát Xát (21 xã), Huyện Sa Pa (17 xã), Huyện Mường Khương (16 xã), Huyện Văn Bàn (17 xã), Huyện Than Uyên (13 xã), Huyên Bảo Yên(12 xã), Huyện Bảo Thắng (6 xã), Thị xã Lào Cai ( 3 xã).
Những xã đặc biệt khó khăn có vị trí rất quan trọng đặc biệt là an ninh quốc phòng. Do đó, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) của Đảng và Chính Phủ là một quyết đinh rất đúng đắn và kịp thời, mang tầm chiến lược nhằm đưa các xã đặc biệt khó khăn phát triển tương xứng với vị trí và vai trò của nó.
Là một sinh viên đang học tại khoa KTNN&PTNT trường ĐHKTQD- Hà Nội, em suy nghĩ rằng vấn đề phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền múi và vùng sâu, vùng xa là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm góp phần vào vấn đề xoá đói giảm nghèo, chấm dứt cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, xây dựng một nền sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấi nước. Trong Chuyên Đề Thực tập này em mạnh dạn chình bày bài viết “Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.
77 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Từ khi tái lập tỉnh Lào Cai (10/1991) đến nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội X và XI của Đảng bộ, tỉnh Lào Cai đã đạt được thành tích quan trọng trên nhiều mặt. Kinh tế từng bước ổn định và phát triển; văn hoá - xã hội có những bước tiến bộ mới, công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều kết quả, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; quốc phong an ninh được tăng cường; hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững chắc, niền tin của nhân dân với Đảng, với chế độ ngày một nâng cao.
Tuy kinh tế xã - hội của tỉnh đã có tỷ lệ phát triển đáng kể, nhưng mới chỉ là bước đầu, khi tỉnh đi lên sản xuất hàng hoá với xuất phát điểm thấp, nhịp độ tăng trưởng GDP chậm , chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao và Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo cao và Lào Cai còn là một trong những tỉnh nghèo nhất so với cả nước. Lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều yếu kém bất cập. Dân trí và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiềt thấp kém, lạc hậu, thường xuyên thiếu đói, thiếu nước sinh hoạt, các dịch bệnh vẫn còn xảy ra ở một số nơi, cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn sản xuất hàng hoá múi nhọn chưa có, năng xuất lao động thấp ... Thế trận quốc phòng, an ninh một số nơi, một số khâu chưa được mạnh . Hệ thống cán bộ ở cơ sở còn nhiều hạn chế, năng lực quản lý điều hành yếu, dễ phát sinh, tiềm ẩn những vấn đề phức tạp về dân chủ, đoàn kết và lợi dụng tôn giáo, di dịch cư tự do trong một số bộ phận đồng bào trong tỉnh vẫn còn xảy ra.
Từ những nhìn nhận đánh giá đó, tỉnh đã đưa ra quyết định vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn là một trong những chương trình mục tiêu của tỉnh cũng như của Đảng và Nhà nước. Nhằm đưa tỉnh Lào Cai thoát khỏi là một tỉnh nghèo, trở thành một tỉnh phát triển ở biên giới phía bắc Tổ quốc đóng góp sứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
Theo quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa ( gọi tắt là chương trình 135). Tỉnh Lào Cai đã lập danh sách và trình Chính Phủ, UBDT&MN phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Theo quyết định 1232/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ Tướng hính Phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và biên giới thuộc phạm vi Chương trình 135 và văn bản số 878/UBDT - BTK ngày 30/10/2002 của Ban Dân Tộc về xác định lại danh sách các huyện, xã thuộc chương trình 135, tỉnh Lào Cai có 138 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 131 xã thuộc khu vực III, 7 xã biên giới, được phân bố trên 10 huyện: Huyện Si Ma Cai (13 xã), Huyện Bắc Hà (20 xã), Huyện Bát Xát (21 xã), Huyện Sa Pa (17 xã), Huyện Mường Khương (16 xã), Huyện Văn Bàn (17 xã), Huyện Than Uyên (13 xã), Huyên Bảo Yên(12 xã), Huyện Bảo Thắng (6 xã), Thị xã Lào Cai ( 3 xã).
Những xã đặc biệt khó khăn có vị trí rất quan trọng đặc biệt là an ninh quốc phòng. Do đó, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) của Đảng và Chính Phủ là một quyết đinh rất đúng đắn và kịp thời, mang tầm chiến lược nhằm đưa các xã đặc biệt khó khăn phát triển tương xứng với vị trí và vai trò của nó.
Là một sinh viên đang học tại khoa KTNN&PTNT trường ĐHKTQD- Hà Nội, em suy nghĩ rằng vấn đề phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền múi và vùng sâu, vùng xa là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm góp phần vào vấn đề xoá đói giảm nghèo, chấm dứt cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, xây dựng một nền sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấi nước. Trong Chuyên Đề Thực tập này em mạnh dạn chình bày bài viết “Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn của Chương trình 135.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng triển khai Chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
+ Đưa ra những phương hướng, mục tiêu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bản tỉnh Lào cai.
3. Phương pháp nghiên cứu :
+ Dùng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét sự vận động của sự của sự vật trong mối quan hệ phổ biến và quan hệ chặt chẽ với nhau, đánh giá sự phát triển của sự vật trong điều kiện phát triển lịch sử cụ thể.
+ Chuyên đề sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phấn tích, mô hình toán, phương pháp phân tích kinh tế... Nhằm xem xét đối tượng nghiên cứu một cách toàn diện và trong trạng thái động.
4. Kết cấu của Chuyên đề :
+ Chương I : Nhưng vấn đề cơ bản của Chương trình 135.
+ Chương II : Thực trạng triển khai Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
+ Chương III : Phương hướng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Nhờ sự giúp đỡ tận tỉnh của thầy giáo: TS. Trần Quốc Khánh và đơn vị thực tập (Phòng kinh tế ngành - Sở KH&ĐT tỉnh Lào Cai) cùng với sự tìm hiểu của bản thân, Chuyên đề đã được hoàn thành. Song với thới gian nghiên cứu chưa được nhiều, Chuyên đề có thể còn nhều hạn chế rất mong được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn tới Phòng kinh tế ngành - Sở KH&ĐT tỉnh Lào Cai và trực tiếp là thầy giáo hướng dẫn: TS. Trần Quốc Khánh giảng viên khoa KTNN&PTNT trường Đại Học KTQD- Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề thực tập này.
chương I
Những vấn đề cơ bản về chương trình 135.
I. Nghèo đói và những vấn đề đặt ra :
Có thể nói khi vẽ bức tranh toàn cảnh về sự hào hoa, hiện đại của nền kinh tế thế giới không một “hoạ sĩ kinh tế” nào lại không trăn trở băn khoăn hoặc bỏ qua tình cảnh kinh tế xã hội của một số nước đang phát triển ở Châu á, châu Phi… họ phải thể hiện chúng như thế nào trên một bức tranh đầy những điểm vàng, nét son lấp lánh. Khi mà đời sống kinh tế của nhân dân ở khu vực này đang phải trải qua rất nhiều khó khăn, trẻ em không được đến trường, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em còn quá cao. Nhiều nhà “hoạ sĩ kinh tế” gọi đây là một phần khuyết, một vết sơn nhoè lạc lõng trên một bức tranh hào hoa tráng lệ của nền kinh tế thế giới thế kỷ 21.
Việt Nam cũng nằm trong những nước đang phát triển đi lên sản xuất hàng hoá với một xuất phát điểm rất thấp. Với một nước mà 80% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, 3/4 diện tích đất tự nhiên làm nông nghiệp, hơn một nghìn năm sống trong cảnh phong kiến đô hộ, gần một trăm năm chiến tranh tàn khốc. Nên đời sống của đồng bào miền núi, nhất là đồng bào các dân tộc sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh là rất khó khăn, nghèo nàn lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người quá thấp. Đồng bào đã sa vào vòng “luẩn quẩn” của đói nghèo: trình độ dân trí thấp, không biết trồng cây gì, nuôi con gì để có thể xoá đói giảm nghèo, họ chỉ biết khai thác tự nhiên để sống qua ngày mà khai thác nhiều thì tài nguyên phải cạn kiệt, đời sống của đồng bào lại càng rơi vào hoàn cảnh nghèo đói hơn.
Vấn đề đặt ra đối với Đảng và Nhà nước là làm thế nào để có thể xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc vùng cao. Góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để có thể tô đẹp thêm cho bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ mới và trở thành một trong những con rồng của Châu á. Đó là chúng ta phải tập chung nguồn lực của cả nước vào việc phát triển kinh tế xã hội các xã đăc biệt khó khăn vùng sâu vùng xa.
II. Một số vấn đề về các xã đặc biệt khó khăn của Chương trình 135 :
1. Tiêu chí đánh giá các xã đặc biệt khó khăn.
Các xã đặc biệt khó khăn là thuật ngữ được sử dụng trong Chương trình 135 theo quyết định số 42/UBDTMN- QĐ ngày 23/05/1997 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi đã quy định tiêu chí và phân định từng khu vực theo trình độ phát triển ở vung dân tộc miền núi để có cơ sở đầu tư phát triển và vận dụng thực hiện các chủ trương chính sách sát hợp với từng khu vực từng đối tượng có hiệu quả ở vùng dân tộc - miền núi. Do đồng bào dân tộc sống xen ghép ở miền núi, sau nhiều năm đầu tư phát triển hình thành các khu vực theo trình độ phát triển.
Khu vực I: Khu vực bước đầu phát triển.
Khu vực II: Khu vực tam ổn định.
Khu vực III: Khu vực khó khăn.
Xét về các điều kiện kinh tế xã hội, ở khu vực III là khu vực tập trung chủ yếu các xã đặc biệt khó khăn. Vì vậy tiêu chí các xã đặc chí các xã đặc biệt khó khăn trùng với tiêu chí khu vực III. Như vậy tiêu chí các xã đặc biệt khó khăn đánh giá phụ thuộc vào năm tiêu chí sau:
+ Địa bàn cư chú: Các xã đăc biệt khó khăn là các xã nằm ở vùng xa, vùng cao hẻo lánh, vùng biên giới, hải đảo và nằm trên khu vực núi cao địa hình địa chất phức tạp. Độ cao trung bình cao hơn so với mặt nước biển, nằm trên vùng địa chất có tuổi thọ cao. Khoảng cách của các xã đến trung tân kinh tế, văn hoá khá xã vào khoảng 20 km cho nên việc đi lại, giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong khu vực và với khu vực khác gặp rất nhiều khó khăn, nhưng lại có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng.
+ Cở sở hạ tầng: Cơ cấu hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn thấp kém chưa đap ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giao thông ở nhiều xã còn chưa có đường ô tô vào trung tâm xã, các tuyến đường vào đến xã chủ yếu là đường bộ và phương tiện chủ yếu là ngựa thồ, xe thồ, đến mùa mưa còn nhiều đoàn đường bị sạt lở và ngập lụt. Nhiều xã chưa có điện lưới quốc gia, thậm chí không có cả thuỷ điện nhỏ gia đình. Vấn đề nước sạch ở các xã này gặp rất nhiều khó khăn, khoảng cách từ xã tới nguồn nước rất xa nên rất khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày, gây ra nhiều bệnh tật. Cở sở hạ tầng và trang thiết bị của trưởng học, bệnh xá rất thấp kém, các lớp học chủ yếu là bà con tự làm băng tre nứa không đảm bảo khi mùa mưa bão, các trạm xá không đủ dụng cụ và thuốc men tối cần thiết. Các dịch vụ khác hầu như không có.
+ Các yếu tố xã hội: Trình độ văn hoá thấp, tỷ lệ mù chữ và thất học trên 60%, tập tục lạc hậu, thông tin hầu như không đến được với đồng bào cho nên việc vận dụng các chủ trương, chính sách, tiến bộ khoa học công nghệ, phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình còn rất hạn chế.
+ Điều kiện sản xuất: Khó khăn, thiếu thốn, sản xuất giản đơn, tự cấp tự túc là chủ yếu. Nhiều vùng sản xuất còn mang tính tự nhiên, chủ yếu phá rừng làm nương rẫy, sống du canh du cư.
+ Về đời sống: Số hộ đói nghèo chiến trên 60% tổng số hộ của xã. Đời sống rất khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra. Mức thu nhập bình quân đầu người quá thấp, thấp nhất so với cả nước, mức thu nhập được quy ra gạo với mức là dưới 13 Kg gạo/người/tháng.
2. Đặc trưng của các xã đặc biệt khó khăn.
2.1. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng phát triển nông lâm nghiệp là chủ yếu :
Kinh tế các xã đặc biệt khó khăn vẫn còn mang đậm tính chất thuần nông. Xét về cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, cơ cấu công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ bé. Tính thuần nông do lực lượng sản xuất ở nông thôn chưa phát triển, chưa có sự phân công lao động rõ nét. Chính vì thế sản xuất mang đậm tính tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, hiệu quả sử dụng đất đai, năng xuất lao động, thu nhập và đời sống nhân dân còn rất thấp.
2.2. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng có nguồn lao động chất lượng thấp :
Các xã đặc biệt khó khăn là vùng sinh sống và làm việc tập chung chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp mang tính tự nhiên, chủ yếu là phá rừng làm nương rẫy, các hoạt động sản xuất và phi sản xuất khác phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp và cho cộng đồng nông thôn. Nên các xã đặc biệt khó khăn là vùng có thu nhập và đời sống, trình độ văn hoá, khoa học công nghệ thấp hơn rất nhiều so với đô thị.
Các xã đặc biệt khó khăn có nguồn lao động chất lượng rất thấp, hệ thống tổ chức sản xuất rất lạc hậu, hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển, nhưng tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở đây thì lại rất cao.
2.3. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng đang gặp nhiều khó khăn về sản xuất và đời sống :
Cơ cấu hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, cấp nước, cấp điện, trường học, trạm y tế…) còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giao thông đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn, gây trở ngại cho tổ chức và lưu thông hàng hoá. Mạng lưới điện thiếu quy hoạch, thiếu an toàn, tổn thất điện lớn nên giá điện cao. Mạng lưới thuỷ lợi không đồng bộ nên hiệu quả sử dụng thấp. Cơ sở chế biến và bảo quản nông sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Rừng bị tàn phá, đất đai bị sói mòn, diện tích đồi núi trọc tăng lên, hiện có khoảng 10 triệu ha đất hoang trọc, gây khó khăn cho bảo vệ môi trường và giải quyết úng, hạn cục bộ ở nhiều vụng.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khá cao gây nên rất nhiều khó khăn về diện tích đất canh tác, nhà ở, việc làm , thời gian nông nhàn rất cao.
Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao, đời sống văn hoá cộng đồng chậm được cải thiện, thông tin liên lạc, truyền thành truyền hình hầu như chưa có.
Trình độ quản lý của cán bộ cơ sở xã còn rất nhiều hạn chế, đa số mới chỉ học tới trình độ cấp I, cấp II một số cán bộ thôn, bản chưa nói được tiếng phổ thông cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
2.4. Các xã đặc biệt khó khăn là vùng còn có nhiều tiềm năng quý hiếm chưa được khai thác :
Các xã đặc biệt khó khăn có nhiều giá trị truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc. Chính điều này đã làm cho vùng có tiềm năng to lớn về du lịch: Như chợ tình Sa Pa, chợ phiên Bắc Hà, lễ hội Đền Thượng…
Ngoài ra các xã đặc biệt khó khăn còn có nhiều nguồn tài nguyên qúy hiếm như: đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển của đất nước. Hầu hết các nguồn lực quý hiếm này chưa được khai thác và đưa vào sử dụng. Nếu nguồn lực này được khai thác phục vụ tại chỗ thì công nghiệp chế biến sẽ phát triển và kích thích nông nghiệp nông thôn phát triển.
III. Mục tiêu và nhiêm vụ của Chương trình 135 :
1. Mục tiêu tổng quát :
Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tỉnh trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể :
2.1. Giai đoạn từ năm 1998 đến 2000 :
+ Về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năn giảm được từ 4 - 5% hộ nghèo.
+ Bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát được một số loại dịch bệnh hiểm nghèo; có đường giao thông dân sinh kinh tế đến các trung tân cụm xã; phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hoá, thộng tin.
2.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 :
+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005.
+ Bảo đảm cung cấp cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hoá, xã hội, chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã; thục đẩy phát triển thị trương nông thôn.
3. Nhiệm vụ của Chương trình 135 :
+ Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum, soóc ở những nơi có điều kiện, nhất là những xã vùng biên giới và hải đảo, tạo điều kiện để đời sống đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống.
+ Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hóa.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống đường giao thông; nước sinh hoạt; hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thuỷ điện nhỏ.
+ Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình.
+ Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, soóc, giúp các cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
*Nhận xét: Mục tiêu và nhiêm vụ của Chương trình 135 mà Chính Phủ đưa ra đã tương đối phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới. Măc dù những mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình 135 đã phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc vùng sâu vùng xa, biến giới, hải đảo. Nhưng vấn đề tuyên truyền và quán triệt mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình 135 là rất khó khăn do tầm hiểu biết của đồng bào dân tộc còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ địa phương và cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiêm vụ đặt ra của Chương trình. Như vậy, các địa phương cần phải cần phải tăng cường việc đào tạo cán bộ phục vụ trực tiếp cho Chương trình 135, để Chương trình mang lại hiệu quả thiết thực cho đồng bào các dân tộc. Để góp phần thiết thực phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các xã đăc biệt khó khăn của địa phương.
IV. Cơ chế hoạt động của Chương trình 135 :
1. Ban chỉ đạo Chương trình 135 :
Căn cứ vào quyết định số 13/1998/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình135
+ Trưởng Ban : Phó Thủ tướng: Nguyễn Công Tạn
+ Phó trưởng Ban thường trực : Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ Ban Dân tộc và Miền núi Hoàng Đức Nghi.
+ Các thành viên :
Thứ trưởng Bộ Tài chính : Tào Hữu Phùng.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT : Nguyễn Xuân Thảo.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT : Nguyễn Văn Đảng.
Thứ trưởng Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội : Nguyễn Lương Trào.
Phó chủ nhiêm UBDT&MN : Trần Hữu Hải.
1.1. Ban chỉ đạo Chương trình 135 có trách nhiệm :
+ Phối hợp với các bộ, ngành, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân thực hiệ các nhiêm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạc tổng thể, kế hoạch theo từng giai đoạn và hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình.
- Thực hiện lồng ghép Chương trình 135 với các Chương trình dự án khác đang đầu tư trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.
+ Phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện Chương trình; phối hợp cới các địa phương để trực tiếp chỉ đạo xây dựng một số mô hình điểm ở các vùng dân tộc đặc trưng, tổng kết kinh nghiệm cho việc nhân rộng mô hình.
+ Định kỳ ban chỉ đạo Chương trình 135 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thự hiện Chương trình.
Ban chỉ đạo là đầu mối phối hợp hoạt động các Bộ ngành địa phương về lĩnh vực: Huy động nguồn lực, bố trí và sử dụng các nguồn vốn, lồng ghép các Chương trình dự án, thực hiện giải pháp chính sách, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Chương trình.
1.2. Phân công trách nhiệm :
+ Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ tiến độ, kết quả hoạt động của Chương trình, phân công thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
+ Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT&MN- Phó Trưởng ban chỉ đạo Thường trực giúp Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, trực tiếp điều hành bộ má