Y tế nước ta đang phát triển và chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường,
hệ thống chăm sóc sức khỏe đang phát triển đa dạng nhiều thành phần, nhiều loại
hình cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB). Tác động của nền kinh tế thị
trường đã dẫn đến thay đổi mô hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB [7]. Ngành Y
tế nước ta đang phải đối mặt với thách thức: y tế phải đáp ứng nhu cầu Chăm sóc
sức khoẻ (CSSK) ngày càng cao, KCB với kỹ thuật y tế chất lượng cao, song song
là phải quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ người nghèo, người cận nghèo, trẻ em dưới
6 tuổi, các đối tượng chính sách, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa [8], [118],
[113]. Việc đảm bảo công bằng về CSSK cho nhân dân và trong điều kiện nền kinh
tế thị trường là một vấn đề cấp bách, thách thức, vừa là một chính sách lâu dài [47],
[80], [84].
Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống y tế đảm bảo mọi
người dân có thể tiếp cận được dịch vụ KCB thiết yếu [2]. Đảm bảo sử dụng có hiệu
quả cao các nguồn lực y tế và có được một hệ thống y tế ổn định, hòa nhập với quá
trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội của đất nước [11]. Nhằm giải quyết vấn đề
thiệt thòi và công bằng cho các vùng nghèo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
30a/2008/NQCP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 61 (nay là 62) huyện nghèo [25]. Thực hiện Nghị quyết
này, Bộ Y tế cùng với các địa phương tăng cường đầu tư hỗ trợ cho y tế các huyện
nghèo trong đó có huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Y tế huyện, xã nơi cung cấp dịch vụ KCB cơ bản và là nơi người dân có thể
dễ dàng tiếp cận dịch vụ KCB, nhất là đối với người nghèo, các huyện, xã vùng sâu
vùng xa vì vậy đánh giá được thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của
người dân tại y tế huyện, xã và đề xuất các giải pháp can thiệp sẽ có ý nghĩa rất thiết
thực nhất là trong hoạch định chính sách, lập kế hoạch đầu tư nâng cấp y tế cơ sở.
168 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2201 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
TRẦN ĐĂNG KHOA
THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CAN THIỆP TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG DỊCH VỤ
KHÁM, CHỮA BỆNH Y TẾ CÔNG LẬP TẠI HUYỆN
NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA NĂM 2009-2011
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62 72 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hướng dẫn khoa học :
1. PGS.TS. Phạm Trí Dũng
2. PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên
Hà Nội 11-2013
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Y tế nước ta đang phát triển và chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường,
hệ thống chăm sóc sức khỏe đang phát triển đa dạng nhiều thành phần, nhiều loại
hình cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB). Tác động của nền kinh tế thị
trường đã dẫn đến thay đổi mô hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB [7]. Ngành Y
tế nước ta đang phải đối mặt với thách thức: y tế phải đáp ứng nhu cầu Chăm sóc
sức khoẻ (CSSK) ngày càng cao, KCB với kỹ thuật y tế chất lượng cao, song song
là phải quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ người nghèo, người cận nghèo, trẻ em dưới
6 tuổi, các đối tượng chính sách, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa [8], [118],
[113]. Việc đảm bảo công bằng về CSSK cho nhân dân và trong điều kiện nền kinh
tế thị trường là một vấn đề cấp bách, thách thức, vừa là một chính sách lâu dài [47],
[80], [84].
Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống y tế đảm bảo mọi
người dân có thể tiếp cận được dịch vụ KCB thiết yếu [2]. Đảm bảo sử dụng có hiệu
quả cao các nguồn lực y tế và có được một hệ thống y tế ổn định, hòa nhập với quá
trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội của đất nước [11]. Nhằm giải quyết vấn đề
thiệt thòi và công bằng cho các vùng nghèo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
30a/2008/NQCP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 61 (nay là 62) huyện nghèo [25]. Thực hiện Nghị quyết
này, Bộ Y tế cùng với các địa phương tăng cường đầu tư hỗ trợ cho y tế các huyện
nghèo trong đó có huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Y tế huyện, xã nơi cung cấp dịch vụ KCB cơ bản và là nơi người dân có thể
dễ dàng tiếp cận dịch vụ KCB, nhất là đối với người nghèo, các huyện, xã vùng sâu
vùng xa vì vậy đánh giá được thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của
người dân tại y tế huyện, xã và đề xuất các giải pháp can thiệp sẽ có ý nghĩa rất thiết
thực nhất là trong hoạch định chính sách, lập kế hoạch đầu tư nâng cấp y tế cơ sở.
Câu hỏi và lý do nghiên cứu
Như Xuân có hệ thống y tế đến tận thôn, nhưng thực trạng người dân ở nơi
đây tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB ra sao? Giải pháp can thiệp như thế nào để
tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB cho người dân? Nhằm tìm hiểu sự tiếp
2
cận và sử dụng dịch vụ KCB công lập của người dân huyện Như Xuân, cung cấp
thông tin, cơ sở khoa học cho các giải pháp can thiệp phù hợp và hiệu quả, chúng
tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp
tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như
Xuân tỉnh Thanh Hóa năm 2009-2011".
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mô tả thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của
người dân huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá năm 20092010.
2 Xác định một số yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh y tế công lập của người dân huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa.
3 Đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp để tăng khả năng tiếp cận và sử dụng
dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của người dân huyện Như Xuân tỉnh Thanh
Hóa năm 20102011.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế văn hoá xã hội
mạnh mẽ, các loại hình dịch vụ KCB ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, giúp
người dân nhiều quốc gia có nhiều cơ hội lựa chọn loại hình dịch vụ KCB phù hợp
với khả năng chi trả [82]. Sự tiếp cận dịch vụ KCB và quyền của mọi người trong
chăm sóc y tế là một mục tiêu cần đạt được của chính sách y tế quốc gia [48]. Phấn
đấu đạt đến sự công bằng hơn trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB là vấn đề cốt
yếu trong hoạch định các chính sách, các kế hoạch đầu tư trong y tế [108]. Để
nghiên cứu về tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB, phần tổng quan tài liệu tập trung
tìm hiểu các vấn đề chính: một số vấn đề ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử
dụng dịch vụ KCB của người dân; hiện trạng hệ thống y tế và khả năng cung ứng
dịch vụ KCB của hệ thống y tế; công bằng trong chăm sóc sức khỏe và thách thức;
một số chính sách y tế để đảm bảo sự công bằng hơn trong tiếp cận và sử dụng dịch
vụ KCB; một số nghiên cứu liên quan đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB; đầu tư
cho cơ sở y tế; khung lý thuyết về mô hình đầu tư cho y tế hiện nay.
Trước khi đi vào tìm hiểu các nội dung về tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB,
một số thuật ngữ trong nghiên cứu được hiểu như sau:
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ: Các khái niệm và thuật ngữ dưới đây trong
nghiên cứu được hiểu như sau:
- Khám bệnh: là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần
thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và
chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp đã được công nhận [50].
- Chữa bệnh: là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công
nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức
năng cho người bệnh [50].
- Cơ sở khám, chữa bệnh: là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp phép hoạt
động và cung cấp dịch vụ KCB [50].
- Cơ sở y, dược tư nhân: là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh và quản lý, điều hành [77].
5
Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: là số tiền phải trả cho mỗi dịch vụ KCB [50].
Hộ gia đình: là những người ở cùng một nhà và ăn cùng mâm từ 3 tháng trở lên
[31].
Chủ hộ gia đình: là người đại diện cho hộ, được các thành viên trong hộ thừa
nhận [31].
Người ốm: là những người có tình trạng bất thường về sức khoẻ kéo dài từ một
ngày trở lên (ví dụ như ho, sốt, tiêu chảy, đau viêm, chửa đẻ, tai nạn chấn thương,
bệnh mạn tính), tình trạng bất thường này do người được hỏi nhận thức trả lời
hoặc do xác định của nhân viên y tế [31]..
Tiếp cận với dịch vụ KCB y tế công lập: là khả năng mà người sử dụng dịch vụ
KCB khi cần có thể đến sử dụng dịch vụ tại nơi cung cấp dịch vụ KCB y tế công lập
[31].
Sử dụng dịch vụ KCB y tế công lập: là những người khi có tình trạng sức khoẻ
bất thường hoặc khi có nhu cầu đến KCB, mua thuốc hay sử dụng bất cứ hình thức
cung cấp dịch vụ KCB nào do các cơ sở y tế công lập [31].
Công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB: Sự đối xử, sự đáp ứng theo
yêu cầu của mỗi người hay mỗi nhóm người khi có nhu cầu KCB thì được sử dụng
dịch vụ KCB theo hướng mọi người có bệnh như nhau sẽ được chăm sóc y tế như
nhau, không phụ thuộc vào khả năng chi trả [37].
Mức thu nhập của các hộ gia đình: phân loại kinh tế hộ gia đình (HGĐ), chia
tổng số HGĐ ra thành 5 nhóm, mỗi nhóm bằng 20% hộ, sắp xếp theo mức thu nhập
bình quân đầu người/năm từ thấp nhất đến cao nhất Quintile 1 đến Quintile 5 (ký
hiệu từ Q1 đến Q5) [66], cụ thể trong nghiên cứu này: Q1 gọi là nghèo, Q2 gọi là
cận nghèo, Q3 gọi là trung bình, Q4 gọi là khá, Q5 gọi là giàu.
Chi phí khám, chữa bệnh: trong nghiên cứu này chi phí khám chữa bệnh được
hiểu bao gồm mọi chi phí cho việc KCB bao gồm tiền công khám bệnh, xét nghiệm,
tiền thuốc, tiền giường, tiền phẫu thuật, thủ thuật, chi phí đi lại, ăn ở... liên quan đến
đợt khám chữa bệnh của người ốm.
6
1.2. Tổng quan về hệ thống y tế và cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh.
1.2.1. Tổng quan về hệ thống y tế các nước
Có nhiều cách phân loại hệ thống y tế nhưng cách thường được dùng đó là dựa
trên tiếp cận kinh tế học. Ở góc độ này thì một hệ thống y tế thường được xem xét
dựa trên việc trả lời 2 câu hỏi cơ bản: “Ai cung cấp dịch vụ?” và “Ai chi?”. Người
cung cấp dịch vụ có thể là Nhà nước hoặc tư nhân hoặc hỗn hợp. Nếu nhà nước và
tư nhân cùng cung cấp thì hệ thống này gọi là hệ thống CSSK hai thành phần và tùy
theo mỗi nước thì mức độ cung cấp dịch vụ của mỗi thành phần có khác nhau. Nếu
chỉ có thành phần nhà nước cung cấp hoặc chiếm phần chủ yếu (như Canada) thì
gọi là hệ thống CSSK một thành phần.
Về cơ cấu hệ thống cung cấp dịch vụ CSSK đặc biệt là dịch vụ KCB thì mỗi
nước có một cơ cấu khác nhau. Ở nhiều nước, ngoài các bệnh viện, dưỡng đường,
trung tâm chuyên khoa thì có mạng lưới các bác sĩ đa khoa chịu trách nhiệm KCB
ban đầu cho những người dân đăng ký. Các cơ sở y tế này có thể là công hoàn toàn,
tư nhân hoàn toàn hoặc hỗn hợp.
Việc mô tả hệ thống cung cấp dịch vụ CSSK là không đơn giản tuy nhiên việc
trả lời cho câu hỏi “Ai chi?” còn phức tạp hơn nhiều. Thông thường người ta đề cập
đến 3 nguồn chi: Nhà nước, tập thể và cá nhân. Dựa vào đây người ta chia làm 3
nhóm: Nhóm Nhà nước bao cấp toàn bộ: Nhà nước chịu toàn bộ chi phí. Đây là mô
hình hệ thống y tế của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và hiện nay ở một số
nước như Anh, Canada. Nhóm Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý và điều hòa thị
trường CSSK. Nhóm trung gian với nhiều mức độ chi trả khác nhau của nhà nước
và đây là mô hình phổ biến của các nước hiện nay. Ở Mỹ, Nhà nước chỉ chi trả khi
cần thiết: chi cho người già, người tàn tật, người nghèo không có khả năng chi trả.
Về nguồn chi từ cá nhân người dân có thể ở 2 hình thức trực tiếp hoặc gián
tiếp hoặc phối hợp cả hai. Với hình thức trực tiếp: người dân chi trả cho người cung
cấp dịch vụ sức khỏe bằng viện phí theo dịch vụ y tế sử dụng. Trong hình thức gián
tiếp người dân chi trả thông qua việc đóng phí thường niên cho công ty bảo hiểm và
công ty bảo hiểm sẽ thay mặt người bệnh để chi trả, có thể chi 100% kinh phí hoặc
với những hình thức đồng chi trả khác nhau.
7
Ngoài Nhà nước và người dân còn có nguồn chi từ tập thể chẳng hạn như các
chủ xí nghiệp chi trả chi phí CSSK của công nhân, các quỹ từ thiện chi trả cho
người nghèo [101] v.v... Thực tế cơ chế cung cấp tài chính cho các dịch vụ sức khỏe
ở các nước có thể rất khác nhau và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế, văn
hóa, xã hội [81].
BHYT tự nguyện không phải ở nước nào, nơi nào cũng được hưởng ứng. Có
nước người dân đã quen với hưởng bao cấp toàn bộ như Anh, các nước Bắc Âu, có
nước thì người dân lại quen không bao cấp toàn bộ như ở Mỹ [82]
Hiện nay có một vấn đề nổi cộm của hệ thống y tế các nước đó là chi phí cho
hoạt động KCB ngày càng tăng cao một cách đáng ngại. Nếu như ở Mỹ vào năm
1986 chi phí y tế cho một đầu người chỉ có 1.872 USD thì đến năm 2000 chi phí
này đã tăng đến 5.039 USD và ước tính đến năm 2010 có thể lên đến 8.228 USD
[106].
Tìm hiểu thực tế tại Đức [12] : Đến năm 2007 được đánh dấu là năm nước
Đức hoàn thành mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân. Khi đó thì toàn bộ người dân của
Đức (82 triệu người) có thẻ bảo hiểm y tế. Mặc dù vậy, vẫn còn một bộ phận dân cư
không thể tiếp cận được với Bảo hiểm y tế, họ là những người nhập cư trái phép
(ước tính có khoảng 300.000 đến 1 triệu người). Đối với những người không có thẻ
bảo hiểm y tế thì khi vào bệnh viện, họ vẫn nhận được các dịch vụ y tế mà không
trả được tiền, tuy nhiên bệnh viện sẽ báo lên cơ quan bảo hiểm xã hội, và cơ quan
bảo hiểm xã hội sẽ báo lên cơ quan công an để giải quyết. Vì lý do đó mà người
nhập cư trái phép không muốn đến bệnh viện ngay cả khi họ cần đến các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, ở Đức đã thành lập những Quỹ (Trust Fund) do tư nhân
đóng góp để hỗ trợ cho nhóm đối tượng này.
Tại Thụy Sĩ [12], tiền đầu tư ngân sách của địa phương cho các bệnh viện
chiếm tỷ trọng lớn, các địa phương hỗ trợ nhiều cho bệnh viện trên địa bàn. Có
khoảng 200 bệnh viện để điều trị bệnh. Mỗi vùng có một bệnh viện. Trước đây, nếu
bệnh viện thiếu kinh phí thì chính quyền sẽ bổ sung ngân sách. Ngày nay, khi có sự
áp dụng phương thức chi trả theo trường hợp bệnh (viết tắt là DRGs), mỗi bệnh viện
có thể được tính chi phí, so sánh các bệnh viện với nhau về chi phí và chất lượng
8
dịch vụ. Các bệnh viện trước đây đã được đầu tư tương đối tốt. Để đầu tư cho hệ
thống này rất tốn kém. Nhưng người dân không muốn ngày càng phải trả nhiều tiền
cho y tế. Vì vậy Quốc hội đã quyết định áp dụng thí điểm DRGs từ 7 năm trước
đây. Hệ thống DRGs sẽ áp dụng cho toàn quốc vào 01/ 01/ 2012, hiện nay mới chỉ
áp dụng được khoảng một nửa các bệnh viện ở Thụy Sĩ. Có 36% bệnh viện của
Thụy Sỹ là tư nhân. Người dân có thể chọn bệnh viện công hoặc tư để điều trị bệnh.
1.2.2. Tổng quan về hệ thống y tế Việt Nam
Thực tế hiện nay Việt Nam, mạng lưới KCB nhìn nhận theo cấp độ quản lý
hành chính nhà nước gồm có 4 cấp:
Tuyến trung ương, gồm có các bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa;
Tuyến tỉnh, gồm có các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh;
Tuyến huyện, gồm có bệnh viện đa khoa huyện (trước đây mô hình là trung
tâm y tế huyện).
Tuyến xã có TYTX.
Tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh theo tuyến chuyên môn kỹ thuật [54]
của Việt Nam hiện nay được chia làm 3 tuyến:
Tuyến 1: các bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là bệnh viện huyện) và TYTX, phường, thị trấn (gọi chung là TYTX);
Tuyến 2: gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố; bệnh
viện đa khoa khu vực (gọi chung là bệnh viện tỉnh);
Tuyến 3: gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế và
một số bệnh viện thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Y tế quy định.
Hệ thống KCB ở nước ta được tổ chức theo 4 cấp hành chính, với Bộ Y tế là cơ
quan chịu trách nhiệm chung ở tuyến trung ương. Bộ Y tế cũng quản lý trực tiếp các
viện, trường đại học/cao đẳng y dược, các bệnh viện tuyến trung ương và các viện
nghiên cứu... Ở tuyến tỉnh, Sở Y tế chịu trách nhiệm chung về các hoạt động y tế trên địa
bàn tỉnh. Dưới Sở Y tế là các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh và trung tâm y
tế dự phòng tuyến tỉnh. Xuống đến tuyến huyện, mỗi huyện có Phòng Y tế, bệnh viện
9
huyện và trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện. Cấp hành chính cuối cùng là phường /xã.
Mỗi xã có một TYTX, chịu trách nhiệm về CSSK ban đầu, cung cấp các dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình, bao gồm cả y tế dự phòng, giáo dục sức khỏe ... Ngoài ra, còn có các
cơ sở y tế, bệnh viện tư nhân tham gia vào việc KCB và cung cấp các dịch vụ KCB cho
người dân [54].
Chất lượng các dịch vụ KCB của cơ sở y tế phục thuộc vào các yếu tố:
Nhân lực y tế
Nhân lực y tế có vai trò quyết định và quan trọng trong cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân [53]. Nguồn nhân lực y tế được coi là một trong
những thành phần cơ bản và quan trọng nhất của hệ thống y tế, có mối liên hệ rất
chặt chẽ và không thể thiếu đối với các thành phần khác của hệ thống y tế như tài
chính y tế, thông tin y tế, dịch vụ y tế, thuốc và trang thiết bị y tế. Ở Việt Nam,
Nghị quyết số 46/NQTW, ngày 23/02/2005, của Bộ Chính trị đã nêu rõ nguyên tắc
chỉ đạo nguồn nhân lực y tế, cụ thể là “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển
chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” [3].
Năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực y tế cho
vùng khó khăn nhằm tạo nguồn nhân lực cho y tế [59]. Hiện nay số nhân lực y tế
trên vạn dân của Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao (> 5 bác sĩ
trên 10.000 dân). Số lượng cán bộ y tế (CBYT) trên vạn dân tăng từ 29,2 năm 2001
lên 34,4 năm 2008 [11]. Số lượng nhân lực y tế đã tăng lên nhiều qua các năm qua,
đặc biệt là số bác sĩ, dược sĩ đại học, điều dưỡng và kỹ thuật viên y học. Việt Nam
đã có 5,7 y sĩ/10.000 dân phục vụ chủ yếu ở tuyến xã; 100% số xã và 90% số thôn
bản đã có cán bộ y tế (CBYT) hoạt động, 69% số xã có bác sĩ hoạt động và đến hết
năm 2009 đã có 65% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã [9], [107]. Nhìn chung,
những năm gần đây tỷ lệ nhân lực y tế có trình độ sơ học và trung học giảm dần, tỷ
lệ nhân lực y tế có trình độ đại học và trên đại học tăng (chiếm khoảng 29%). Nhiều
loại hình nhân lực y tế mới được hình thành, như cử nhân điều dưỡng, cử nhân y tế
công cộng và cử nhân kỹ thuật y tế. Nhiều nhân viên y tế đã được đào tạo nâng cao
trình độ ở bậc sau đại học như bác sĩ nội trú, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, thạc sỹ
và tiến sỹ. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật được tăng cường, thực hiện được
nhiều kỹ thuật hiện đại... Tuy nhiên, sự phân bố nguồn nhân lực rất chênh lệch, nơi
10
thành phố, thành thị tập trung đông cán cán bộ y tế có trình độ cao, nơi vùng sâu,
vùng xa, vùng nghèo thì rất thiếu cả về số lượng và chất lượng trình độ cán bộ y tế
thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người
dân.
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế (TTBYT) là loại sản phẩm đặc biệt, ứng dụng các thành
tựu mới nhất của các ngành khoa học công nghệ cao và có yêu cầu khắt khe về độ
an toàn, tính ổn định và độ chính xác. TTBYT cũng thường được sử dụng làm
thước đo mức độ hiện đại của một đơn vị cơ sở y tế, đồng thời cũng đóng góp vào
chất lượng dịch vụ y tế do đơn vị y tế đó cung cấp. Cùng với nhu cầu ngày càng cao
về chăm sóc sức khỏe của nhân dân, hệ thống TTBYT đã được đầu tư với quy mô
lớn, đổi mới và hiện đại hóa hơn nhiều so với thời gian trước đây. Nhằm định
hướng cho các cơ sở y tế trong đầu tư, mua sắm trang thiết bị bằng nguồn vốn trái
phiếu Chính phủ một cách hiệu quả theo hướng phù hợp với nhu cầu CSSK cũng
như năng lực chuyên môn, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 3333/2008/QĐBYT về việc
ban hành Danh mục TTBYT thiết yếu [10] và Quyết định 431/2009/QĐBYT về
việc ban hành Danh mục TTBYT Phòng khám đa khoa khu vực tuyến huyện. Thực
tế hiện nay các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh có đầy đủ các TTBYT hiện
đại, ngược lại tuyến xã, tuyến huyện, ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa thì thiếu
nhiều và TTBYT lạc hậu, cũ, làm ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ KCB của người
dân, người dân muốn lên tuyến trên được KCB có đầy đủ TTBYT hơn, chất lượng
tốt hơn.
Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh
Cung cấp dịch vụ KCB được coi là chức năng chủ yếu của hệ thống y tế, có
vai trò chi phối kết quả hoạt động của cả hệ thống y tế.
Mạng lưới KCB hiện nay gồm có: Y tế cơ sở gồm y tế tuyến huyện, tuyến xã
và thôn bản được xác định là ưu tiên vì tuyến này gần dân, dễ tiếp cận về tài chính
và địa lý. Hầu hết các huyện đều có bệnh viện đa khoa huyện và một số nơi có
phòng khám đa khoa khu vực hoặc nhà hộ sinh khu vực. Tất cả các tỉnh đều có bệnh
viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh. Một chỉ số cơ bản để đánh giá sự sẵn có dịch
vụ KCB là số giường bệnh nội trú bình quân 10.000 dân (không tính giường lưu
11
TYTX/phường). Từ năm 2002, số giường bệnh trên 10.000 dân đã có xu hướng
tăng lên. Số giường bệnh viện, năm 2010 đạt 20,5 giường /10.000 dân, so với Thái
Lan thấp hơn một chút (22 giường/10.000 dân) [112].
Khả năng cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng được củng cố
thể hiện qua chỉ số tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã [13]. Năm 2006, 38,5%
TYTX đạt chuẩn. Tỷ lệ này tăng lên gần 80% vào năm 2010 [15]. Các cơ sở y tế tổ
chức cung cấp được nhiều dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng và kỹ thuật cao sẽ
thu hút được người dân đến KCB.
Tài chính y tế
Là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo một nền y tế mang
tính chất công bằng, góp phần an sinh xã hội [8]. Cơ chế tài chính có một vai trò hết
sức quan trọng trong cho nền y tế trong cơ chế thị trường và xác định cơ chế tài
chính là một bộ phận rất quan trọng cho việc hoạch định chiến lược y tế trong nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa [14]. Chức
năng nhiệm vụ của tài chính y tế trong cơ chế thị trường có nhiệm vụ huy động các
nguồn tài chính cho y tế, ngoài ngân sách nhà nước phải tạo ra các nguồn thu như
BHYT, phí trả trực tiếp của người bệnh, phí đồng chi trả của người bệnh, các quỹ từ
thiện, các tài trợ nước ngoài [34]. Như vậy tài chính y tế có ch