Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên tại đầm phá Tam Giang

Với chiều dài gần 70 km và diện tích xấp xỉ 22 ngàn hecta -chiếm 4,3% tổng diện tích tỉnh Thừa Thiên Huế hay 17,2% diện tích đồng bằng ven biển, hệ đầm phá Tam Giang -Cầu Hai là một lagoon ven bờ có diện tích lớn nhất vùng Đông Nam Á và là một trong những lagoon có bề mặt vực nước lớn nhất thế giới. Xét riêng về giá trị thủysản, hệ đầm phá là nơi gặp gỡ, giao thoa của hai môi trường sống khác biệt nhau tạo nên sự đa dạng về sinh học. Hệ đầm phá Tam Giang -Cầu Hai lưu giữ một nguồn gen khá phong phú gồm hơn 600 loài, trong đó có 43 loài rong có thể dùng cho công nghiệp sản xất agar hoặc làm phân bón, 12 loài tôm, 18 loài cua và nhiều loài thân mềm có giá trị khác. Nhiều loài tôm có giá trị thực phẩm cao như tôm sú, tôm lớt, tôm rằn, tôm rảo, trìa, vẹm xanh, ngao. Hơn 200 loài cá trong đó có đến 23 loài có giá trị thương phẩm cao như cá dầy, cá đối mục, cá dìa, cá mòi cờ chấm, cá sạo chấm, cá đù bạc,. [5]. Hàng năm, trung bình tại đầm phá Thừa Thiên Huế khai thác xấp xỉ được khoảng 2.500 đến 3.000 tấn thủy sản cá, tôm, cuacác loại [6]. Từ số liệu về tiềm năng cũng như sản lượng thực tế của nghề đánh bắt thủysản tại vùng đầm phá có thể cho thấy giá trị kinh tế to lớn từ hoạt động này.

pdf14 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3290 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên tại đầm phá Tam Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT THỦY SẢN TỰ NHIÊN TẠI ĐẦM PHÁ TAM GIANG Nguyễn Ngọc Châu Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế I. Giới thiệu về hệ đầm phá Tam Giang và hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên (ĐBTN) Với chiều dài gần 70 km và diện tích xấp xỉ 22 ngàn hecta - chiếm 4,3% tổng diện tích tỉnh Thừa Thiên Huế hay 17,2% diện tích đồng bằng ven biển, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một lagoon ven bờ có diện tích lớn nhất vùng Đông Nam Á và là một trong những lagoon có bề mặt vực nước lớn nhất thế giới. Xét riêng về giá trị thủy sản, hệ đầm phá là nơi gặp gỡ, giao thoa của hai môi trường sống khác biệt nhau tạo nên sự đa dạng về sinh học. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lưu giữ một nguồn gen khá phong phú gồm hơn 600 loài, trong đó có 43 loài rong có thể dùng cho công nghiệp sản xất agar hoặc làm phân bón, 12 loài tôm, 18 loài cua và nhiều loài thân mềm có giá trị khác. Nhiều loài tôm có giá trị thực phẩm cao như tôm sú, tôm lớt, tôm rằn, tôm rảo, trìa, vẹm xanh, ngao.... Hơn 200 loài cá trong đó có đến 23 loài có giá trị thương phẩm cao như cá dầy, cá đối mục, cá dìa, cá mòi cờ chấm, cá sạo chấm, cá đù bạc,... [5]. Hàng năm, trung bình tại đầm phá Thừa Thiên Huế khai thác xấp xỉ được khoảng 2.500 đến 3.000 tấn thủy sản cá, tôm, cua các loại [6]. Từ số liệu về tiềm năng cũng như sản lượng thực tế của nghề đánh bắt thủy sản tại vùng đầm phá có thể cho thấy giá trị kinh tế to lớn từ hoạt động này. Cũng theo số liệu của Sở Thủy sản, hiện nay đang có khoảng 9.726 người đang tham gia vào hoạt động 13 khai thác này, chiếm tỷ lệ khoảng 26,6% trong tổng số lao động thủy sản và khoảng 7,05% lao động toàn vùng đầm phá. Tuy nhiên, hiện nay đang có hàng loạt vấn đề đặt ra cho các cấp quản lý trong chính quyền, trong đó nghiêm trọng nhất là tình trạng nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng. Thực trạng này đòi hỏi phải có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp cần thiết cho hoạt động đánh bắt tự nhiên. II. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu, hợp phần này là một sự kết hợp giữa nghiên cứu thăm dò (exploratory) và nghiên cứu giải thích (explainatory). Nguồn số liệu của hợp phần bao gồm cả hai nguồn tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp là những bài báo khoa học, các tham luận trong hội thảo quốc gia về đầm phá, các số liệu thống kê của các Sở, Ban, Ngành có liên quan tại tỉnh Thừa Thiên Huế như Cục Thống kê, Sở Khoa học – Công nghệ, Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Thủy sản. Về nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua hai công cụ chủ yếu, đó là: điều tra bằng bảng hỏi với quy mô mẫu là 335 hộ chuyên nghề đánh bắt thủy sản phân bố trên 8 xã, tiến hành các cuộc điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) tại 4 xã trong phạm vi đầm phá Tam Giang, phỏng vấn chuyên sâu đối với các nông dân quan trọng tại cộng đồng. Về phương pháp phân tích, chúng tôi sử dụng kết hợp phương pháp thống kê kinh tế (định lượng) và các phương pháp phân tích định tính trong phát triển nông thôn. III. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng và giá trị từ hoạt động ĐBTN 13 Hoạt động đánh bắt tự nhiên trên đầm phá Tam Giang có rất nhiều sản phẩm, tuy nhiên trong đó có hai loại sản phẩm chính đó là: tôm và cá. Đây là hai loại sản phẩm có số người tham gia khai thác nhiều nhất đồng thời đem lại thu nhập cao và ổn định nhất. Do đó, để mô tả thực trạng hoạt động đánh bắt chúng tôi tập trung vào hai hoạt động này. 3.1.1.Giá trị thủy sản được đánh bắt bình quân hộ/năm Trong phần này, chúng tôi xác định giá trị đánh bắt thủy sản bình quân hộ. Tổng giá trị đánh bắt thủy sản trong năm của hộ, được tính bằng giá trị đánh bắt bình quân ngày nhân với tổng số ngày tham gia đánh bắt trong năm, tính cho từng loại sản phẩm. Bảng 1: Giá trị đánh bắt thủy sản bình quân hộ/năm (1000đ) Chỉ tiêu Giá trị đánh bắt trung bình/ ngày Tổng số ngày đánh Tổng giá trị đánh bắt - Cá (T12 – T8) 25,19 221,4 5.577,06 - Tôm (T2-6) 55,24 116 6.407,84 Giá trị đánh bắt/ngày trong vụ - Cá 12,59 46,5 585,43 - Tôm 20,56 107,1 2.201,97 Giá trị đánh bắt trong cả năm - Cá 6.162,50 - Tôm 8.609,81 Tổng giá trị đánh bắt cả năm/hộ 14.772,32 Nguồn: Điều tra thực tế, 2005 Từ số liệu điều tra cho thấy, vào thời điểm chính vụ sản phẩm tôm có thể cho một giá trị sản lượng (khoảng 55.000 đồng) cao hơn nhiều so với cá (khoảng 13 25.190 đồng). Điều này có thể được giải thích bởi giá bán của tôm khá cao, trong khi đó sản phẩm cá đánh bắt được bao gồm rất nhiều loại trong đó có những loại giá trị kinh tế không cao. Từ số liệu về giá trị đánh bắt này của các loại sản phẩm, giá trị sản lượng cả năm bình quân một hộ khai thác tự nhiên được ước tính là: 6.162.500 đồng cho cá, 8.609.810 đồng cho tôm và tổng giá trị sản lượng là: 14.772.320 đồng/năm. Bảng 2: Chi phí hoạt động đánh bắt thủy sản bình quân hộ/năm (1000đ) Chỉ tiêu Số trung bình Độ lệch chuẩn Tổng chi phí đánh bắt Trong đó: 4725,0 4096,0 - Lao động thuê ngoài 122,3 703,0 - Xăng dầu 2124,1 2322,3 - Sửa chữa, mua sắm ngư cụ 2388,2 2704,8 - Lệ phí 47,6 99,5 - Chi phí khác 42,8 194,2 Nguồn: Điều tra thực tế, 2005 13 Để phục vụ cho việc đánh bắt thủy sản có một số chi phí thường phát sinh như trên (trong báo cáo này, chúng tôi chỉ đề cập đến các loại chi phí bằng tiền). Trong các khoản chi phí dành cho khai thác có hai khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí bằng tiền phát sinh, đó là chi phí cho xăng dầu (chiếm 44,95%) và chi phí cho việc sửa chữa, mua sắm ngư lưới cụ (chiếm 50,44%). Hằng năm vào dịp không chính vụ người dân có một đợt tu sửa nò sáo, vá lưới, thay cọc,… và sau đó, cứ khoảng hai năm các hộ lại có một đợt sửa chữa và thay thế mới phần lớn trộ nghề của mình. Ngoài ra, hầu như các hộ đánh bắt đều có thuyền máy và phải sử dụng hàng ngày nên chi phí cho xăng, dầu, mỡ là khoản chi phí lớn thứ hai. Nhìn chung, tổng chi phí bằng tiền cho việc khai thác thủy sản bình quân một hộ gia đình trong cả năm là 4.725.000 đồng. Bảng 3:Thu nhập từ hoạt động ĐBTN bình quân hộ/năm (1000đ) Chỉ tiêu Số trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị sản lượng đánh bắt/năm 14.772,3 12.340,54 Chi phí hoạt động đánh bắt/năm 4.725,0 4.096,05 Thu nhập từ hoạt động ĐBTN/năm 10.047.3 Nguồn: Điều tra thực tế, 2005 Như vậy, kết hợp số liệu về tổng giá trị sản lượng và tổng chi phí bằng tiền phát sinh, thu nhập bình quân từ hoạt động ĐBTN của một hộ chuyên khai thác thủy sản tại vùng đầm phá Tam Giang là 10.047.300 đồng/năm. Nếu loại trừ 13 các nguồn thu nhập khác và thu nhập từ các sản phẩm thủy sản phụ như cua, hến, rong… từ số liệu về thu nhập trên, thu nhập bình quân một khẩu/tháng của các hộ chuyên khai thác thủy sản tự nhiên đạt khoảng 141.000 đồng/người/tháng (số nhân khẩu bình quân hộ trong nhóm đối tượng nghiên cứu là 5,9 người). Rõ ràng đây là một mức thu nhập rất thấp, thậm chí thấp hơn chuẩn nghèo hiện hành của Việt Nam (TCTK, 2005) một khoảng không nhỏ. Như vậy có thể thấy đây là nhóm đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế. 3.1.2.Những khó khăn đối với hoạt động ĐBTN hiện nay Bảng 4: Những khó khăn đối với hoạt động khai thác thủy sản Lý do Số ý kiến Tỷ lệ (%) Do các ao NTTS gây ô nhiễm 42 13 Các ao NTTS lấn chiếm bãi đẻ 204 61 Số hộ và phương tiện đánh băt gia tăng 132 39 Tình trạng sử dụng ngư cụ có tính hủy diệt nhiều 257 77 Khác (giá ngư cụ tăng, xâm phạm ngư trường, ảnh hưởng đến sức khỏe ..) 31 9 Nguồn: Điều tra thực tế, 2005 13 Trong các điểm khó khăn được đưa ra có ba vấn đề nổi bật, đó là: tình trạng sử dụng các ngư cụ có tính hủy diệt vẫn còn nhiều, hiện tượng các ao nuôi trồng thủy sản đã gia tăng mạnh và lấn chiếm các bãi đẻ của thủy sản tự nhiên và số hộ đánh bắt gia tăng. Một số khó khăn khác đối với hoạt động khai thác thủy sản tự nhiên theo người dân còn là do các ao nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường nước, tình trạng ngư dân xâm phạm ngư trường lẫn nhau, giá ngư cụ tăng,… nhưng những nguyên nhân này không được nhiều ngư dân đồng tình. Những khó khăn đối với hoạt động đánh bắt tự nhiên chính là các yếu tố làm giảm giá trị thủy sản khai thác tự nhiên. Từ các khó khăn trên có thể thấy đây chỉ là một số nguyên nhân cấp I (trực tiếp) ảnh hưởng đến giá trị này. Để có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về các khó khăn của nhóm họ này, chúng tôi đã tiến hành một số cuộc phỏng vấn chuyên sâu đối với các cán bộ có trách nhiệm ở địa phương và một số PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân) để xây dựng cây vấn đề đối với hoạt đông ĐBTN. Từ cây vấn đề trên đây cho thấy các tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tình trạng trữ lượng thủy sản giảm trong thời gian qua chủ yếu là do khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản giảm và những nguyên nhân trực tiếp của khả năng này giảm là ô nhiễm môi trường nước, các bãi đẻ, bãi giống bị mất, số ngư cụ khai thác ngày càng nhiều và số ngư cụ có tính hủy diệt tăng. Tuy nhiên, nguyên nhân gốc rễ của vấn đề lại xuất phát từ các yếu tố chủ yếu nằm trong phần quản lý của nhà nước. Một nguyên nhân gốc quan trọng giải thích tại sao chất lượng môi trường nước giảm đó là cơ chế sở hữu mặt nước chưa rõ ràng và đa số người dân coi đó là một loại hàng hoá công cộng (public good) cho nên sử dụng bừa bãi. Điều này cộng hưởng với việc chúng ta chưa có những nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc về môi trường trong các dự án sản xuất – kinh doanh cũng như phát triển tại vùng đầm phá cho nên có thể gây ra tình trạng thiếu thông tin (trong kinh tế học tình trạng này được gọi là thất bại thị trường – market failure) gây ra các quyết định sai lệch. Một nguyên nhân gốc khác cũng rất quan trọng đó là vai trò của người 13 dân trong việc quản lý các nguồn lực xã hội trong quá khứ đã đôi lúc bị xem nhẹ. Điều này dẫn tới sự thiếu tham gia trong lập quy hoạch các phát triển vùng của các đối tượng có liên quan (stakeholders) và các sự phối hợp chưa tích cực giữa chính quyền và người dân trong việc ngăn chặn tình trạng đánh bắt hủy diệt. Ngoài ra, trong số các nguyên nhân gốc còn một yếu tố quan trọng phản ánh một đặc trưng của nhóm hộ chuyên khai thác thủy sản tự nhiên đó là thiếu các điều kiện cần thiết để lựa chọn một sinh kế khác bởi vì họ thiếu các yếu tố sản xuất cơ bản như vốn, đất đai, kỹ thuật,… Do đó, cùng với quá trình tăng dân số, tách hộ, số hộ đánh bắt và số ngư cụ được sử dụng tăng lên là một điều khó tránh khỏi. Sinh kế của nhóm hộ này trong tương lai vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên. 3.2. Xu thế phát triển của hoạt động khai thác thủy sản tự nhiên Bảng 5: Dự định thay đổi sinh kế của người dân Có Không Sinh kế trong tương lai Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Tiếp tục nghề ĐBTN như cũ 298 88,96 37 11,04 Làm thêm nghề khác với nghề ĐBTN Trong đó: 221 65,97 114 34,03 13 - Nuôi tôm 79 35,75 - Nuôi cá 120 54,30 - Trồng trọt 46 20,81 - Chăn nuôi 60 29,86 - Dịch vụ 50 22,62 Nguồn: Điều tra thực tế, 2005 Hoạt động đánh bắt tự nhiên trong tương lai gần không thay đổi nhiều vì sự lệ thuộc nặng nề của đời sống ngư dân vào nguồn tài nguyên thủy sản và đặc biệt là do khả năng chuyển đổi hạn chế của người dân như đã phân tích ở trên vì sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, vốn, đất đai,… Tuy số người muốn chuyển đổi hẳn sinh kế không nhiều, nhưng số người muốn làm thêm một vài hoạt động kinh tế thì lại có khá nhiều. Điều này có thể được giải thích bởi mức độ thu nhập từ hoạt động sản xuất chính – khai thác thủy sản tự nhiên - là không nhiều và đang có xu hướng giảm rõ rệt. Trong đó, phần lớn người dân (54,30% trong tổng số 221 người muốn có thêm các hoạt động sản xuất) cũng muốn được làm các nghề có liên quan việc sử dụng mặt nước vì diện tích ruộng đất của họ quá ít không đủ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những thông tin về ý định thay đổi sinh kế của người dân thể hiện rõ rệt mong muốn cải thiện tình trạng thu nhập thấp và không ổn định của họ và đây là một nhu cầu xã hội bức thiết, đòi hỏi các cấp chính quyền và các cơ quan hữu trách cần có biện pháp để giải quyết nhu cầu xã hội này. 13 3.3. Các định hướng giải pháp nhằm bảo vệ giá trị nguồn lợi thủy sản Những định hướng giải pháp hướng tới việc bảo vệ giá trị nguồn lợi thủy sản được đề ra ở đây chủ yếu dựa trên cây vấn đề mà trong phần phân tích các khó khăn đối với hoạt động khai thác tự nhiên đã đề cập. Rõ ràng để giải quyết tận gốc các khó khăn này thì các nguyên nhân gốc cần phải được giải quyết. Mặt khác, vấn đề suy giảm nguồn lợi thủy sản gây ra bởi một tập hợp các nguyên nhân khác nhau do đó cần có cách tiếp cận quản lý tổng hợp để giải quyết đồng thời từ nhiều hướng khác nhau. Trong phạm vi báo cáo này, nhóm làm đề tài chúng tôi xin đề xuất một số định hướng giải pháp như sau: - Quyền sở hữu mặt nước cần giao cho các đối tượng cụ thể. Hiện nay, theo mặt nước vẫn được sử dụng chung cho nên không có người chịu trách nhiệm thực sự để khai thác mặt nước một cách hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, mặt nước đầm phá không thể giao cho từng hộ quản lý như đất nông nghiệp, nhung nó cần được quản lý bởi một tổ chức thực sự của cộng đồng và đủ quyền lực để đại diện cho cộng đồng đó. - Hoàn thiện các cơ chế quản lý đối với tài nguyên đầm phá. Để tổ chức cộng đồng thực sự quản lý tài nguyên đầm phá hiệu quả, tránh đi vào hình thức thì tổ chức này cần được giao quyền và xây dựng năng lực một cách mạnh mẽ hơn nữa. Ví dụ, hiện nay chi hội nghề cá - một hình thức quản lý dựa vào cộng đồng - hoạt động chưa hiệu quả vì không có năng lực để giải quyết các hiện tượng xâm phạm tài nguyên như đánh bắt hủy diệt. - Nâng cao sự tham gia của người dân để đạt sự đồng thuận trong quản lý. Cũng nhằm mục đích phát huy quyền tự làm chủ của người dân và để tổ chức cộng đồng quản lý tài nguyên tốt hơn thì sự tham gia của người dân vào các quá trình quản lý nguồn lực xã hội cần được nâng cao hơn nữa. Trước khi thực hiện các hoạt động liên quan đến sử dụng nguồn lực của xã hội, đặc biệt là tác động 13 đến môi trường sống (trong đó có nhiều hoạt động cần làm ngay như quy hoạch lại các ao NTTS, sắp xếp lại nò sáo,…) thì sự tham gia ý kiến của các bên liên quan (stakeholders) là điều rất cần thiết. - Hoàn thiện các công cụ quản lý đối với tài nguyên đầm phá, đặc biệt là các công cụ về kiểm soát chất lượng môi trường và thuế tài nguyên. Bên cạnh những yếu tố cơ bản về xác định quyền sở hữu và phát huy tính tự chủ trong quản lý của cộng đồng, nhà nước cần tích cực hỗ trợ cho các quá trình đó thông qua các can thiệp của mình. Việc quản lý tài nguyên sẽ dễ dàng rơi vào thất bại nếu người sử dụng không có đủ kiến thức và nhận thức về ảnh hưởng ngoại lai (externalities) mà mình gây ra. Để khắc phục thất bại thị trường này, nhà nước nghiên cứu triển khai nhiều hơn nữa các công cụ quản lý hiệu quả. Đặc biệt là áp dụng công nghệ GIS (Geographical Information System) để quản lý tổng thể, tính toán và giám sát các chỉ tiêu về môi truờng, quy định các khoản phí sử dụng môi trường thích đáng đối với các hoạt động xâm phạm môi trường. Đối với việc quy định phí sử dụng môi trường thì việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, các hoạt động đầu tư là điều hết sức cần thiết nhưng đó cũng chính là điểm yếu trong quản lý môi truờng hiện nay. - Tạo điều kiện để một bộ phận ngư dân chuyển đổi sinh kế nhằm giảm áp lực với khả năng tái tạo của nguồn lợi thủy sản. Về lâu dài, nếu số hộ ngư dân cứ tiếp tục tăng lên mà không thể tìm kiếm những sinh kế khác, họ sẽ lại tiếp tục nghề đánh bắt truyền thống và đe doạ đến khả năng tái tạo của nguồn lợi thủy sản. Do đó, các cấp chính quyền cần có những biện pháp để chuyển một bộ phân ngư dân sang các nghề khác, đặc biệt là các nghề phi nông nghiệp. Bởi vì nhóm hộ này có diện tích đất bình quân quá thấp không đủ để tham gia sản xuất nông nghiệp. 13 - Nâng cao khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản hiện tại thông qua: khắc phục chất lượng môi trường nước, quy hoạch lại vùng nuôi trồng thủy sản, xử lý rác thải sản xuất và sinh hoạt, ngăn chặn đánh bắt hủy diệt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quang Vinh Bình. Quản lý nguồn lợi thủy sản Hệ đầm phá Tam Giang, NXB Thuận Hóa, Huế (1996) 2. Nguyễn Lương Hiền, Nguyễn Quang Vinh Bình. Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng tại đầm phá Tam Giang (2004) 3. Nguyễn Văn Hợp. Chất lượng nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Báo cáo hội thảo quốc gia về đầm phá, Sở KHCN (2005) 4. Đỗ Nam. Báo cáo hội thảo quốc gia về đầm phá, Sở KHCN (2005) 5. Phân viện Hải dương học Hải Phòng. Đánh giá tiềm năng và Đề xuất lựa chọn khu bảo vệ đất ngập nước hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Đề tài cấp tỉnh Thừa Thiên Huế (1997). 6. Sở Thủy sản, Quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, (2003). 7. Sở Thủy sản. Chiến lược quản lý hệ thống đầm phá Thừa Thiên - Huế dưới góc độ thủy sản, Báo cáo hội thảo quốc gia về đầm phá, Sở KHCN (2005). 8. TS. Nguyễn Việt Thắng, Chủ trương và những thách thức đối với phát triển bền vững ngành thủy sản, Tạp chí Thủy sản, 2005. 13 9. Trương Văn Tuyển. Mở rộng ứng dụng quy hoạch theo phương pháp tham gia trong hệ thống đầm phá Tam Giang, Báo cáo hội thảo quốc gia về đầm phá, Sở KHCN (2005) AQUATIC PRODUCT CATCHING IN TAM GIANG LAGOON, THUA THIEN - HUE PROVINCE - SITUATION AND SOME SOLUTION Nguyen Ngoc Chau College of Economics, Hue University SUMMARY The Tam Giang lagoon of Thua Thien - Hue province is well endowed with biological resources. Aquatic product catching is the main livelihood of thousands of local households. However, income gained from this activity has been seriously declined for several years. By now, the average monthly income from aquatic product catching is only 141,000 VND per capita. It reveals the very low living standard of fish catching households in Tam Giang lagoon. Several reasons explaining for decline in aquaculture resources have presented the reciprocal relationships, ranging into six-level problem tree. These reasons embed typical and complicated social issues which need involvement of many stakeholders (state agencies, local residents, local management bodies…) to deal with. Based on the problem analysis and expectation of local residents on their future livelihood, some policy implications were pointed out as below: 1. Re-allocating water surface ownership to specific agents 2. Improving management mechanism of the lagoon natural resources, especially the roles of local management bodies 13 3. Strengthening participation of local households in the lagoon natural resource use and management 4. Improving management tools, especially environment quality control and environment taxation 5. Improving livelihood of fishermen households by off-farm activities 6. Enhancing renewal capacity of current aquatic resources.
Luận văn liên quan